ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2022/QĐ-UBND |
Bình Dương, ngày 29 tháng 8 năm 2022 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ BÃI BỎ MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 04/2019/QĐ-UBND NGÀY 11 THÁNG 3 NĂM 2019 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 06 năm 2012;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 17/2021/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 229/TTr-STNMT ngày 30 tháng 6 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Quyết định số 04/2019/QĐ-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, cụ thể như sau:
“Điều 5. Điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước
1. Trách nhiệm điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước:
a) Các Sở: Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Xây dựng; Giao thông Vận tải; Văn hóa Thể thao và Du lịch và các sở, ban, ngành có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện điều tra, lập báo cáo tình hình sử dụng nước của ngành, lĩnh vực gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp;
b) Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các nguồn nước nội tỉnh, nguồn nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương; tổng hợp kết quả điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên các lưu vực sông nội tỉnh, trên địa bàn tỉnh để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
2. Nội dung, biểu mẫu điều tra, nội dung báo cáo và trình tự thực hiện điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.”
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:
“Điều 6. Quan trắc tài nguyên nước
1. Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, duy trì, nâng cấp hệ thống mạng lưới quan trắc tài nguyên nước của địa phương. Đồng thời có trách nhiệm tổ chức quản lý, giám sát, hướng dẫn việc kết nối, truyền dữ liệu vào hệ thống giám sát ở địa phương đối với các cơ sở khai thác, sử dụng tài nguyên nước do Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường cấp phép theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 17/2021/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước (sau đây viết tắt là Thông tư số 17/2021/TT-BTNMT).
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có công trình khai thác tài nguyên nước thuộc diện phải xin phép có trách nhiệm đầu tư, lắp đặt, quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng và duy trì hoạt động của thiết bị đo đạc, quan trắc tại công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước; Kết nối, truyền trực tiếp, cập nhật số liệu thường xuyên, liên tục và định kỳ vào hệ thống giám sát theo quy định; Lưu trữ, cung cấp thông tin, dữ liệu khai thác, sử dụng tài nguyên nước của mình để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 17/2021/TT-BTNMT .
3. Yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống giám sát thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Thông tư số 17/2021/TT-BTNMT .
4. Việc thực hiện giám sát các hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên nước thực hiện theo quy định tại Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 Thông tư 17/2021/TT-BTNMT.”
“Điều 16. Trường hợp thành lập hội đồng thẩm định, lấy ý kiến chuyên gia đối với hồ sơ đề nghị cấp phép tài nguyên nước
1. Các trường hợp phải thành lập hội đồng thẩm định trước khi cấp giấy phép:
a) Thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 1.000 m3/ngày đêm đến lưu lượng nhỏ hơn 3.000 m3/ngày đêm;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt với lưu lượng từ 20.000 m3/ngày đêm đến lưu lượng nhỏ hơn 50.000 m3/ngày đêm;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 1.000 kw đến công suất lắp máy nhỏ hơn 2.000 kw;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 01 m3/giây đến lưu lượng nhỏ hơn 02 m3/giây;
2. Trường hợp phải lấy ý kiến chuyên gia trước khi cấp giấy phép:
Khai thác, sử dụng nước mặt với lưu lượng từ 10.000 m3/ngày đêm đến lưu lượng nhỏ hơn 20.000 m3/ngày đêm;
3. Hội đồng thẩm định do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành lập với ít nhất bảy (07) thành viên.
Cơ cấu hội đồng thẩm định gồm: Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, một (01) Phó Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo phòng chuyên môn, một (01) Ủy viên thư ký, hai (02) Ủy viên phản biện và một số Ủy viên, trong đó có ít nhất ba mươi phần trăm (30%) số thành viên hội đồng có từ năm (05) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài nguyên nước, môi trường.
4. Việc lấy ý kiến chuyên gia phải có ít nhất hai (02) chuyên gia có từ năm (05) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài nguyên nước.
5. Trường hợp công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước đã được cấp giấy phép trước đây có quy mô như quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, nhưng tại thời điểm nộp hồ sơ giấy phép không đủ điều kiện để được gia hạn thì phải lập thủ tục cấp giấy phép mới và quy mô không tăng so với quy định của giấy phép đã được cấp thì không phải lập hội đồng thẩm định hoặc lấy ý kiến chuyên gia."
5. Sửa đổi, bổ sung Điểm a, Điểm b Khoản 16 Điều 33 như sau:
“a) Các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 43 của Luật Tài nguyên nước năm 2012.
b) Các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có trách nhiệm giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 17/2021/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước.”
6. Bãi bỏ Điều 10; Khoản 2 Điều 12; Điểm đ, e Khoản 1 Điều 15; Điểm đ Khoản 2 Điều 15; Điều 21.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 9 năm 2022.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.