ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2021/QĐ-UBND |
Bắc Giang, ngày 01 tháng 07 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA, XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐÊ ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 14/2018/QĐ-UBND NGÀY 15/6/2018 CỦA UBND TỈNH BẮC GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đê điều;
Căn cứ Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành;
Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều;
Căn cứ Nghị định số 65/2019/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều;
Căn cứ Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 90/TTr-SNN ngày 11/6/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế phối hợp trong công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ban hành kèm theo Quyết định số 14/2018/QĐ -UBND ngày 15/6/2018 của UBND tỉnh Bắc Giang
1. Sửa đổi điểm c, điểm đ khoản 1 Điều 6 như sau:
“c) Chủ trì phối hợp kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều đối với các tuyến đê cấp II, cấp III; lập biên bản vi phạm hành chính, buộc chấm dứt hành vi vi phạm và chuyển ngay đến người có thẩm quyền để tiến hành xử phạt; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong công tác quản lý bảo vệ đối với c ác tuyến đê cấp IV, cấp V;
đ) Chỉ đạo Chi cục Thủy lợi, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, xác minh, phân loại các trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều, thiết lập hồ sơ, văn bản kiến nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; xử phạt các hành vi vi phạm hành chính về đê điều đúng thẩm quyền quy định tại Nghị định số 104/2017/NĐ -CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạ m hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều và Nghị định số 65/2019/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 104/2017/NĐ - CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều.”.
2. Sửa đổi điểm a, điểm c khoản 2 Điều 6 như sau:
“a) Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lồng ghép các nội dung quy định, hướng dẫn về giao thông trên đê trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật ngành giao thông; xác định tải trọng cho phép các phương tiện được lưu thông trên các đoạn đê trùng với đường giao thông và vị trí ra, vào bến bãi vật liệu có đường giao thông đấu nối, giao cắt với đê để cắm hệ thống biển báo theo tiêu chuẩn;
c) Chỉ đạo thanh tra giao thông chủ trì phối hợp với Cảnh sát giao thông tuần tra, ngăn chặn, xác minh và xử lý xe có tải trọng vượt quá tải trọng được phép đi trên các đoạn đê trùng với đường giao thông và các vị trí ra, vào bến bãi vật liệu có đường giao thông đấu nối, giao cắt với đê theo quy định.”.
3. Sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 6 như sau:
“b) Chủ trì kiểm tra, xử lý vi phạm trong công tác quy hoạch các bến, bãi kinh doanh cát, sỏi, vật liệu xây dựng theo thẩm quyền; tham mưu điều chỉnh bổ sung, loại bỏ quy hoạch bãi ven sông chứa cát sỏi, vật liệu xây dựng theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Uỷ ban nhân dân cấp huyện; cung cấp thông tin về giấy phép khai thác cát lòng sông cho chính quyền các địa phương và các đơn vị chức năng phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về khai thác cát lòng sông.”.
4. Sửa đổi điểm b, điểm c khoản 4 Điều 6 như sau:
“b) Phối hợp với ngành chức năng và chính quyền địa phương, chỉ đạo lực lượng Công an cơ sở kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn, xử lý các xe có tải trọng vượt quá tải trọng được phép đi trên đoạn đê trùng với đường giao thông, các vị trí ra vào bến bãi vật liệu có đường giao thông đấu nối, cắt giao với đê, không đảm bảo vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến an toàn đê điều;
c) Xử phạt các hành vi vi phạm hành chính về đê điều theo thẩm quyền quy định tại Nghị định số 104/2017/NĐ -CP và Nghị định số 65/2019/NĐ-CP .”.
5. Sửa đổi khoản 4, khoản 5 Điều 7 như sau:
“4. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã khi tiếp nhận thông tin hành vi vi phạm pháp luật về đê điều có trách nhiệm kiểm tra, kịp thời xử lý theo quy định;
Thực hiện xử phạt hành vi vi phạm theo Nghị định số 104/2017/NĐ- CP và Nghị định số 65/2019/NĐ-CP ; đôn đốc việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Trường hợp vượt quá thẩm quyền, thiết lập hồ sơ báo cáo kịp thời Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền.”.
5. Khi nhận được hồ sơ vụ việc vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành kịp thời trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, các lực lượng chức năng thuộc thẩm quyền ngăn chặn, xử lý dứt điểm ngay hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.”.
6. Bổ sung điểm c vào khoản 2 Điều 8 như sau:
“c) Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điều 22 Nghị định 19/2020/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2020 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định.”.
Điều 2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Các Sở, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã có đê; các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến đê điều căn cứ Quyết định thi hành.
Điều 3. Điều khoản thi hành
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2021./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.