ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2017/QĐ-UBND |
Bắc Ninh, ngày 18 tháng 8 năm 2017 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2015/QH13 ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 15/2010/TT-BXD ngày 27/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT, ngày 28/10/2011 của Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp & PTNT và Bộ Tài nguyên Môi trường quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại tờ trình số 1005/TTr-SXD ngày 07/8/2017.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định phân công, phân cấp quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2017 và thay thế Quyết định số 34a/2015/QĐ-UBND ngày 31/8/2015 của UBND tỉnh ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; các Sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã; các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
TM.ỦY BAN
NHÂN DÂN |
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2017/QĐ-UBND Ngày 18 tháng 8 năm 2017 của
UBND tỉnh Bắc Ninh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định thẩm quyền, trách nhiệm của các cấp, cơ quan chuyên môn, chủ đầu tư trong việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch; quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng (bao gồm: Giấy phép quy hoạch; công bố, cắm mốc, thông tin và kế hoạch thực hiện quy hoạch; quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị) đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện thực tế ở tỉnh Bắc Ninh.
2. Đối tượng áp dụng: Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Điều 2. Quy định viết tắt, giải thích từ ngữ
1. Quy hoạch xây dựng viết tắt là QHXD.
2. Quy hoạch xây dựng vùng gọi tắt là quy hoạch vùng, viết tắt là QHV.
3. Quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật gọi tắt là quy hoạch chuyên ngành hạ tầng, viết tắt là QH.CNHT.
4. Quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng gọi chung là quy hoạch chung, viết tắt là QHC.
5. Quy hoạch phân khu đô thị, quy hoạch phân khu xây dựng gọi chung là quy hoạch phân khu, viết tắt là QHPK.
6. Quy hoạch chi tiết đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng gọi chung là quy hoạch chi tiết, viết tắt là QHCT.
7. Quy hoạch xây dựng nông thôn viết tắt là QHXD.NT, bao gồm: Quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.
8. Thiết kế đô thị viết tắt là TKĐT.
9. Đầu tư xây dựng viết tắt là ĐTXD.
10. Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị gọi tắt là quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc, viết tắt là Quy chế QL.QHKT.
11. Giấy phép quy hoạch viết tắt là GPQH; Giấy phép xây dựng viết tắt là GPXD.
12. Ủy ban nhân dân viết tắt là UBND, Hội đồng nhân dân viết tắt là HĐND.
13. Các phòng Kinh tế và hạ tầng, phòng Quản lý đô thị gọi chung là phòng quản lý xây dựng cấp huyện, viết tắt là phòng QLXD cấp huyện.
14. UBND huyện, thị xã, thành phố gọi chung là UBND cấp huyện.
15. UBND xã, phường, thị trấn gọi chung là UBND cấp xã.
16. Quản lý trật tự xây dựng là việc các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ QHXD, GPQH, TKĐT, GPXD, hồ sơ thiết kế được duyệt đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng theo quy định.
17. Khu vực có ý nghĩa quan trọng: Là các khu vực có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, lịch sử của tỉnh và quốc gia; các khu vực có vai trò là điểm nhấn về không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, cụ thể như sau:
a) Các khu vực trung tâm hành chính - chính trị cấp huyện trở lên;
b) Các khu vực có vai trò là điểm nhấn về không gian, kiến trúc, cảnh quan được xác định trong các đồ án quy hoạch chung đô thị được phê duyệt;
c) Khu vực có cảnh quan đặc biệt, cảnh quan gắn với các khu di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh trở lên; khu vực bảo tồn được cơ quan có thẩm quyền công nhận;
d) Các khu đô thị mới và khu nhà ở mới có diện tích từ 15 ha trở lên, điểm dân cư nông thôn nằm trong quy hoạch chung đô thị có quy mô từ 20 ha trở lên, các khu nhà ở cao tầng tập trung có quy mô từ 5 ha trở lên;
e) Các khu chức năng về thương mại - dịch vụ, văn hóa, thể dục - thể thao, du lịch, công viên quy mô từ 20 ha trở lên.
Điều 3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về QHXD
1. Trách nhiệm của các cấp
a) UBND tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về QHXD trong phạm vi địa giới hành chính tỉnh theo phân cấp của Chính phủ.
b) Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về QHXD.
c) Phòng QLXD cấp huyện là cơ quan chuyên môn giúp UBND cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về QHXD, trật tự xây dựng trong địa giới hành chính do mình quản lý.
2. Trách nhiệm phối hợp giữa các cấp, ngành và cơ quan liên quan
a) Công tác quản lý QHXD phải được phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, có hệ thống, đảm bảo hiệu quả giữa UBND các cấp, giữa cơ quan chuyên môn cấp dưới với cơ quan chuyên môn cấp trên, giữa các cơ quan chuyên môn cùng cấp.
b) Sở Xây dựng và các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thống nhất, phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về các dự án đầu tư xây dựng công trình đảm bảo phù hợp với QHXD, quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt.
LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG
Mục 1. QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG
Điều 4. Cơ quan tổ chức lập QHV
UBND tỉnh tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án QHV tỉnh, QHV liên huyện, QHV huyện.
Điều 5. Cơ quan thẩm định, phê duyệt QHV
1. Quy hoạch vùng tỉnh
UBND tỉnh trình Bộ Xây dựng thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Quy hoạch vùng liên huyện, vùng huyện
a) Cơ quan thẩm định: Sở Xây dựng
b) Cơ quan phê duyệt: UBND tỉnh.
Điều 6. Cơ quan lập quy hoạch đô thị
1. UBND tỉnh tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án QHC đô thị mới, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật thành phố trực thuộc trung ương (kể cả khu vực được quy hoạch là đô thị loại I); QHPK và QHCT các khu vực có phạm vi địa giới hành chính thuộc 2 huyện trở lên, khu vực trong đô thị mới và khu vực có ý nghĩa quan trọng; trừ QHC đô thị mới có quy mô dân số dự báo tương đương với đô thị loại III trở lên, nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.
Điều 7. Cơ quan thẩm định quy hoạch đô thị
1. Sở Xây dựng thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh, trừ nhiệm vụ QHCT các khu vực thuộc dự án ĐTXD được cấp GPQH.
2. Phòng QLXD cấp huyện thẩm định nhiệm vụ và đồ án thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện trừ nhiệm vụ QHCT các khu vực thuộc dự án ĐTXD được cấp GPQH.
Điều 8. Cơ quan phê duyệt quy hoạch đô thị
1. UBND tỉnh phê duyệt các nhiệm vụ và đồ án quy hoạch sau:
a) QHC đô thị (trừ QHC đô thị từ loại I trở lên, QHC đô thị mới có quy mô dân số dự báo tương đương với đô thị loại III trở lên và đô thị mới có phạm vi quy hoạch liên quan đến địa giới hành chính của hai tỉnh trở lên); đối với đồ án QHC đô thị loại II, III, IV và đô thị mới, trước khi phê duyệt phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng;
b) QH.CNHT đô thị làm cơ sở để tỉnh trở thành thành phố trực thuộc trung ương, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng;
c) QHPK thuộc đô thị loại I trở lên (kể cả khu vực đô thị được quy hoạch là đô thị loại I); QHPK và QHCT các khu vực trong đô thị có phạm vi địa giới hành chính thuộc 2 quận, huyện trở lên, khu vực có ý nghĩa quan trọng, khu vực trong đô thị mới (trừ khu vực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, lịch sử của quốc gia theo quy định của Chính phủ và nhiệm vụ quy hoạch chi tiết quy định tại khoản 4 Điều này).
2. UBND thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án QHPK, QHCT trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý (trừ các quy hoạch đô thị quy định tại khoản 1 và nhiệm vụ quy hoạch đô thị quy định tại khoản 4 Điều này) sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Xây dựng.
3. UBND huyện phê duyệt nhiệm vụ và đồ án QHCT tại thị trấn, trừ các quy hoạch đô thị quy định tại khoản 1 và nhiệm vụ quy hoạch đô thị quy định tại khoản 4 Điều này, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Xây dựng.
4. Chủ đầu tư dự án ĐTXD phê duyệt nhiệm vụ QHCT khu vực đã được cấp GPQH.
Mục 3. QUY HOẠCH KHU CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
Điều 9. Cơ quan lập quy hoạch khu chức năng đặc thù
1. UBND tỉnh tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án QHC và QHPK xây dựng khu chức năng đặc thù trên địa bàn tỉnh (trừ khu chức năng đặc thù cấp quốc gia).
2. UBND cấp huyện tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án QHCT khu chức năng đặc thù được được giao quản lý hoặc đầu tư.
3. Chủ đầu tư dự án ĐTXD tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án QHCT khu chức năng đặc thù được giao làm chủ đầu tư.
Điều 10. Cơ quan thẩm định quy hoạch khu chức năng đặc thù
1. Sở Xây dựng thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch khu chức năng đặc thù thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh.
2. Phòng QLXD cấp huyện thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch khu chức năng đặc thù thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện.
Điều 11. Cơ quan phê duyệt quy hoạch khu chức năng đặc thù.
1. UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án:
a) QHC xây dựng khu chức năng đặc thù, trừ khu chức năng đặc thù cấp quốc gia;
b) QHPK xây dựng khu chức năng đặc thù.
c) QHCT khu chức năng đặc thù trong phạm vi liên quan đến địa giới hành chính của hai huyện, thị xã, thành phố trở lên và QHCT trong các khu công nghiệp có diện tích từ 20 ha trở lên.
2. UBND cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ và đồ án QHCT khu chức năng đặc thù còn lại trong phạm vi địa giới hành chính sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Xây dựng.
1. UBND cấp xã tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án QHXD.NT.
2. Chủ đầu tư dự án ĐTXD tổ chức lập QHCT điểm dân cư nông thôn được giao đầu tư.
Điều 13. Cơ quan thẩm định QHXD.NT
Phòng QLXD cấp huyện thẩm định nhiệm vụ và đồ án QHXD.NT.
Điều 14. Cơ quan phê duyệt QHXD.NT
UBND cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ và đồ án QHXD.NT sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Xây dựng và cơ quan quản lý quy hoạch chuyên ngành.
Mục 5. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG
Điều 15. Lấy ý kiến trong quá trình tổ chức lập QHXD
Trách nhiệm lấy ý kiến về QHXD theo quy định tại Điều 16, Luật Xây dựng và Điều 20 Luật Quy hoạch đô thị và Quy định về việc lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch chất thải rắn, quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được ban hành kèm theo Quyết định số 292/2014/QĐ-UBND ngày 27/6/2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh.
Điều 16. Trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh QHXD
Thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án điều chỉnh QHXD được áp dụng như đối với nhiệm vụ và đồ án QHXD lập mới.
QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG
Điều 17. Kế hoạch thực hiện ĐTXD theo QHXD
UBND các cấp có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức lập kế hoạch phát triển đô thị, kế hoạch ĐTXD các công trình hạ tầng theo quy hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện. Kế hoạch ĐTXD do cơ quan chuyên môn về kế hoạch đầu tư thẩm định, UBND cùng cấp quyết định sau khi có ý kiến của cơ quan thẩm định QHXD.
Điều 18. Trách nhiệm quản lý kinh phí cho công tác QHXD
1. Cơ quan, tổ chức lập QHXD (trừ chủ đầu tư dự án ĐTXD) có trách nhiệm xây dựng danh mục các đồ án QHXD và đề cương dự toán kinh phí cho công tác lập, công bố, công khai và cắm mốc giới QHXD, báo cáo Sở Tài chính (hoặc Phòng Tài chính cấp huyện) xem xét, trình UBND tỉnh (hoặc UBND cấp huyện) phê duyệt kế hoạch vốn ngân sách nhà nước hàng năm.
2. Cơ quan thẩm định, phê duyệt QHXD là cơ quan duyệt, thẩm định, phê duyệt dự toán kinh phí tổ chức lập, thẩm định, phê bố, công công khai, cắm mốc QHXD.
Cơ quan tài chính cấp tỉnh, cấp huyện là cơ quan thẩm định quyết toán trình Chủ tịch UBND cùng cấp phê duyệt.
1. Thẩm quyền cấp GPQH dự án ĐTXD trong đô thị
a) UBND tỉnh cấp GPQH:
- Dự án ĐTXD công trình tập trung tại khu vực trong đô thị chưa có quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết có quy mô trên 50 ha trong phạm vi toàn tỉnh và dự án đầu tư xây dựng tại khu vực có ý nghĩa quan trọng;
- Dự án ĐTXD công trình riêng lẻ tại khu vực trong đô thị tỉnh lỵ chưa có quy hoạch chi tiết hoặc thiết kế đô thị, trừ nhà ở;
- Dự án ĐTXD công trình tập trung hoặc riêng lẻ tại đô thị tỉnh lỵ trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết được duyệt, trong trường hợp cần phải điều chỉnh ranh giới hoặc một số chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị đối với một lô đất.
b) UBND cấp huyện cấp GPQH cho các trường hợp không thuộc quy định tại điểm a khoản này, trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
2. Thẩm quyền cấp GPQH dự án ĐTXD trong khu chức năng đặc thù:
a) UBND tỉnh cấp GPQH cho dự án ĐTXD trong khu chức năng đặc thù cấp quốc gia trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
b) UBND cấp huyện cấp GPQH cho các trường hợp không thuộc quy định tại điểm a khoản này, trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
Điều 20. Cung cấp thông tin về QHXD
a) Cơ quan giải quyết:
- Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối cung cấp thông tin QHXD cho các tổ chức, cá nhân trừ các đối tượng thuộc thẩm quyền của phòng QLXD cấp huyện.
- Phòng QLXD cấp huyện cung cấp thông tin QHXD cho tổ chức, cá nhân tại nơi đã có quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị, quy chế QL.QHKT được duyệt. Khi cung cấp thông tin QHXD, nếu có nội dung chưa rõ thì lấy ý kiến của Sở Xây dựng.
b) Đối tượng: Khi các tổ chức, cá nhân có nhu cầu cung cấp thông tin quy hoạch.
Điều 21. Giới thiệu địa điểm xây dựng đối với tổ chức, cá nhân có nhu cầu
1. Sở Xây dựng giới thiệu địa điểm, Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định đối với các khu vực:
- Chưa có quy hoạch phân khu, hoặc có QHPK nhưng chưa rõ chức năng sử dụng đất;
- Đã có quy hoạch xây dựng được duyệt nhưng cần điều chỉnh;
- Các vị trí có yêu cầu đặc biệt do UBND tỉnh yêu cầu;
- Dự án do nhà đầu tư đề nghị giới thiệu địa điểm.
2. Trong quá trình giới thiệu địa điểm, Sở Xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan có liên quan. Các cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời Sở Xây dựng bằng văn bản trong vòng 05 ngày làm việc.
Thực hiện theo quy định tại các Điều 40, 41 Luật Xây dựng và Điều 53, 54 Luật Quy hoạch đô thị.
Điều 23. Cắm mốc giới, quản lý mốc giới theo QHXD
Thực hiện theo định tại các Điều 44 Luật Xây dựng và Điều 57 Luật Quy hoạch đô thị.
Điều 24. Trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt, ban hành, công bố Quy chế QL.QHKT
1. UBND thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn tổ chức lập Quy chế QL.QHKT cho thành phố và thị xã thuộc quyền quản lý, trình Sở Xây dựng thẩm định, UBND tỉnh phê duyệt.
2. UBND huyện tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Quy chế QL.QHKT cho các thị trấn thuộc quyền quản lý, trước khi phê duyệt phải lấy ý kiến thống nhất của Sở Xây dựng bằng văn bản.
Điều 25. Điều chỉnh Quy chế QL.QHKT
1. Trong trường hợp đồ án QHXD chưa đến kỳ điều chỉnh mà các nội dung của quy chế QL.QHKT không còn đáp ứng được các yêu cầu của công tác quản lý thì quy chế QL.QHKT được lập điều chỉnh.
2. Cơ quan có thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt quy chế QL.QHKT thì có thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh quy chế QL.QHKT.
Điều 26. Trách nhiệm quản lý QHXD và trật tự xây dựng
1. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
a) Giúp UBND tỉnh quản lý QHXD trên địa bàn tỉnh; tổ chức phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý QHXD.
b) Xem xét, quyết định theo thẩm quyền về các nội dung liên quan đến quản lý QHXD. Thực hiện thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của UBND cấp huyện trong công tác quản lý QHXD và quản lý trật tự xây dựng.
2. Trách nhiệm của Ban Quản lý các KCN tỉnh
Tổ chức quản lý việc thực hiện QHXD, GPQH và trực tiếp quản lý trật tự xây dựng trong các KCN tập trung.
3. Trách nhiệm của UBND cấp huyện
a) Tổ chức việc thực hiện QHXD, Quy chế QL.QHKT và các quy định khác về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trên địa bàn; thông báo cho chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng tình trạng xuống cấp, hư hỏng của cảnh quan, kiến trúc đô thị.
b) Trực tiếp kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm QHXD, GPQH, Quy chế QL.QHKT, GPXD theo quy định pháp luật.
4. UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm trực tiếp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.
1. Các đồ án QHXD đã phê duyệt, đã tổ chức thẩm định: định nhưng chưa phê duyệt, các đồ án QHXD đang tổ chức lập, thẩm thực Tổ chức hiện các bước tiếp theo theo quy định này.
2. Đối với QHXD trước đây được Sở Xây dựng phê duyệt, việc điều chỉnh quy hoạch thực hiện theo quy định này.
Điều 28. Chế độ thông tin báo cáo
1. UBND cấp xã có trách nhiệm báo cáo UBND cấp huyện về công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng theo định kỳ 06 tháng, 01 năm.
2. Ban Quản lý các KCN tỉnh, UBND cấp huyện có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh, Sở Xây dựng về công tác lập, thẩm định, phê duyệt QHXD, công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc, quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn theo định kỳ 06 tháng, 01 năm.
3. Sở Xây dựng có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Bộ Xây dựng, UBND tỉnh về công tác lập, thẩm định, phê duyệt QHXD, công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc, quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh theo định kỳ 06 tháng, 01 năm.
Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy định này.
Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Xây dựng để tổng hợp trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.