BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2007/QĐ-BNN |
Hà Nội, ngày 09 tháng 04 năm 2007 |
|
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24 tháng 3 năm 2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Quyết định số 13/2005/QĐ-BNN ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục giống cây lâm nghiệp chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp; Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ,
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Danh mục bổ sung giống cây lâm nghiệp chính”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chánh văn phòng, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
BỔ SUNG GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BNN ngày 09 tháng 4 năm 2007 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Giống mới được công nhận năm 2006:
- Keo lai tự nhiên: dòng BV33 (trồng trên diện rộng); các dòng BV71, BV73 và BV75 (áp dụng cho vùng Ba Vì - Hà Tây, Yên Thành - Nghệ An và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự); các dòng TB1, TB7 và TB11 (áp dụng cho vùng Bầu Bàng - Bình Dương và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự).
- Keo lai nhân tạo: các dòng MA1 và MA2 (áp dụng cho vùng Ba Vì - Hà Tây, Vạn Xuân - Phú Thọ và những nơi sinh thái tương tự).
- Keo lá tràm: các dòng BVlt25, BVlt83 và BVlt84 (áp dụng cho vùng Đông Hà - Quảng Trị, Ba Vì - Hà Tây và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự); dòng Vlt85 (áp dụng cho vùng Đông Hà - Quảng Trị và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự).
- Bạch đàn urophylla: dòng PN3d (trồng trên diện rộng); các dòng PN21, PN24 và PN108 (áp dụng cho vùng Phù Ninh - Phú Thọ và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự).
2. Giống các loài (tổng số 23 loài):
1) Dầu rái (Dipterocarpus alatus);
2) Sao đen (Hopea odorata);
3) Chiêu liêu (Terrmina alata);
4) Giổi xanh (Michelia mediocris);
5) Lát hoa (Chukrasia tabularis);
6) Re gừng (Cinamomum obtusifolium);
7) Sồi phảng (Pasania cerebrina);
8) Huỷnh (Terretia javanica);
9) Vạng trứng (Endosperrmum chinense);
10) Tếch (Tectona grandis);
11) Bạch đàn cloziana (Eucalyptus cloziana);
12) Bạch đàn pellita (Eucalyptus pellita);
13) Phi lao (Casuarina equisetifolia);
14) Keo chịu hạn (Acacia difficilis);
15) Xoan chịu hạn (Azadirachta indica);
16) Đước (Rhizopphora apiculata);
17) Vẹt tách (Bruguiera parviflora);
18) Tràm lá dài (Meleleuca leucadendra);
19) Tràm cừ (Meleleuca cajuputi);
20) Trám trắng (Canarium album);
21) Trám đen (Canarium tramdenum);
22) Quế (Cinamomum cassia);
23) Mây nếp (Calamus tetradactylus).
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.