ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2384/QĐ-UBND |
An Giang, ngày 07 tháng 8 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 18-01-2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về "Đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020";
Căn cứ Chương trình hành động số 59/Ctr-UBND ngày 13/02/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển hạ tầng du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 1360/TTr-SVHTTDL ngày 14/7/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động Ủy ban nhân dân tỉnh về quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025.
Điều 2. Căn cứ vào mục tiêu, chỉ tiêu và các giải pháp của Kế hoạch, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban ngành tỉnh và doanh nghiệp có liên quan, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm xây dựng các đề án, dự án cụ thể để thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch đã đề ra.
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và định kỳ hàng quý báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Kế hoạch này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban ngành tỉnh và doanh nghiệp có liên quan, Chủ tịch UBND huyện, thị xã và thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH |
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH VỀ QUẢNG BÁ, XÚC TIẾN DU LỊCH TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2016-2020,
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số 2384/QĐ-UBND ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban
nhân dân tỉnh An Giang)
Căn cứ Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 18-01-2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về "Đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020";
Căn cứ Chương trình hành động số 59/Ctr-UBND ngày 13/02/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển hạ tầng du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động Ủy ban nhân dân tỉnh về quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 như sau:
1. Đánh giá:
Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch chỉ được quan tâm từ những năm gần đây, ngành du lịch từng bước phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh, hoạt động thông tin và xúc tiến du lịch đang dần được quan tâm và đạt một số kết quả nhất định, nhưng vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả việc cung cấp thông tin du lịch, thu hút đầu tư khai thác tiềm năng du lịch, hình thành sản phẩm thu hút khách du lịch.
Công tác quảng bá và xúc tiến du lịch chưa được thực hiện một cách bài bản, còn nhiều hạn chế nên chưa thực sự phát huy hết được vai trò của công tác xúc tiến du lịch. Việc cung cấp thông tin chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư, các công ty lữ hành và đặc biệt là khách du lịch, hoạt động thông tin, xúc tiến du lịch còn đơn điệu, tuyên truyền quảng bá còn ở phạm vi hẹp chưa có tính chuyên nghiệp cao.
Nguồn nhân lực làm công tác thông tin xúc tiến du lịch còn yếu và thiếu, chưa được đào tạo bài bản về các kiến thức chung như kỹ năng xúc tiến, tiếp thị hay công tác truyền thông.
2. Kết quả:
Mặc dù còn nhiều hạn chế, song trong những năm qua công tác quảng bá, xúc tiến du lịch cũng đạt được một số kết quả góp phần quan trọng trong việc đưa hình ảnh du lịch An Giang đến với khách du lịch trong nước và quốc tế:
2.1. Nâng cao nhận thức xã hội và cộng đồng:
Thông qua hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch để giới thiệu tới khách du lịch về vùng đất, văn hóa và con người An Giang. Hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng chương trình xúc tiến du lịch trên cơ sở xác định du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân trong và ngoài tỉnh, thu hút khách du lịch đến An Giang, tạo nguồn thu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Với mục đích tạo ra những hình ảnh, những ấn tượng tốt đẹp của tỉnh nói chung, du lịch nói riêng với người dân trong tỉnh và khách du lịch khi đến An Giang, đồng thời nâng cao nhận thức, hiểu biết và giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tự hào với truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời của dân tộc.
Hỗ trợ cho một số đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh xây dựng thương hiệu, nhằm định hướng kinh doanh cho các đơn vị trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập với nhiều cạnh tranh gay gắt của thị trường. Để từ đó hướng tới việc xây dựng thương hiệu ngành du lịch tỉnh An Giang.
2.2. Thị trường khách du lịch chính của An Giang:
Thị trường khách du lịch nội địa: Tập trung thị trường khách du lịch đến từ thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam Bộ, các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và các tỉnh phía Bắc là những thị trường rất có tiềm năng; trong đó, chú trọng thu hút khách du lịch tâm linh, du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng.
Thị trường khách du lịch quốc tế: Tiếp tục thu hút du khách đến từ các nước như Mỹ, Pháp, Úc, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia… Trong tương lai sẽ thu hút nhiều hơn khách du lịch đến từ các quốc gia như Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và các nước có nhu cầu nghỉ đông dài ngày như Anh, Hà Lan, Nga... trên cơ sở đẩy mạnh sự liên kết, xúc tiến du lịch vào các thị trường này.
2.3. Đào tạo, bồi dưỡng:
Hàng năm Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đều chủ trì, phối hợp với Trường đào tạo du lịch chuyên nghiệp tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch nhằm nâng cao chất lượng lao động trong ngành du lịch.
1. Mục tiêu chung:
- Đến năm 2020, phấn đấu đưa du lịch An Giang trở thành nền kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
- Xây dựng hình ảnh An Giang trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn theo hướng bền vững, chuyên nghiệp, hiện đại.
- Thông tin và tạo sự lan tỏa về sự hấp dẫn và tiềm năng du lịch An Giang để thu hút nhà đầu tư.
- Xây dựng điểm đến thân thiện, làm hài lòng du khách, đưa An Giang trở thành trung tâm du lịch hấp dẫn của ĐBSCL và cả nước.
- Nâng cao sức cạnh tranh, uy tín và hướng đến việc xây dựng thương hiệu cho ngành du lịch An Giang.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2020: Phấn đấu đón hơn 10 triệu lượt khách đến các khu, điểm du lịch, trong đó tỉ trọng khách lưu trú chiếm 20%, số ngày lưu trú bình quân là 2,5 ngày, tỷ trọng đóng góp trực tiếp của ngành du lịch trong GRDP của tỉnh là 8,8%.
- Đến năm 2025: Đón trên 12 triệu lượt khách, tăng tỷ trọng khách lưu trú lên 30% tổng lượt khách, với số ngày lưu trú bình quân là 03 ngày, tăng tỷ trọng đóng góp trực tiếp của ngành du lịch trong GRDP của tỉnh là 15,3%.
- Phấn đấu các khu du lịch lớn của tỉnh đạt chuẩn, các khu vui chơi giải trí, khu mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
Để thực hiện được mục tiêu đề ra, ngoài nhiệm vụ đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư các khu điểm du lịch đạt chuẩn, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch, thì công tác quảng bá, xúc tiến góp phần quan trọng trong việc giới thiệu hình ảnh, văn hóa, con người An Giang, cũng như sự hấp dẫn và tiềm năng của ngành du lịch An Giang. Để đạt được những mục tiêu nêu trên, cần phải thực hiện những nội dung sau đây:
A. Nhóm giải pháp xúc tiến du lịch:
- Tập trung quảng bá các sản phẩm hiện có: Chú trọng quảng bá mạnh nhằm nâng cao tính cạnh tranh cho các sản phẩm du lịch của An Giang để thu hút khách đến tìm hiểu, tham quan, mua sắm. Đặc biệt chú trọng tuyên truyền quảng bá cho các điểm đến quan trọng của địa phương như: Thành phố Long Xuyên - Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng ở xã Mỹ Hòa Hưng với vệ tinh là huyện Chợ Mới - Cù Lao Giêng và huyện Châu Thành; thành phố Châu Đốc - Khu Di tích văn hóa - lịch sử và du lịch Núi Sam với vệ tinh là huyện An Phú, thị xã Tân Châu, huyện Phú Tân và huyện Châu Phú; huyện Tri Tôn - Đồi Tức Dụp, huyện Tịnh Biên - Khu du lịch Núi Cấm - rừng tràm Trà Sư; huyện Thoại Sơn - Khu du lịch Hồ Ông Thoại - Khu Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo - Ba Thê.
- Quảng bá các sản phẩm du lịch đặc thù: Trên cơ sở các sản phẩm du lịch hiện có, từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp hóa trong tổ chức, xây dựng và phát triển các loại hình sản phẩm du lịch đặc thù để tuyên truyền quảng bá và thu hút du khách. Tập trung triển khai đề án phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh, để từ đó có kế hoạch củng cố các sản phẩm hiện có phục vụ khách du lịch. Đồng thời, có kế hoạch đầu tư phát triển thêm các loại hình sản phẩm du lịch mới để thu hút khách du lịch trong thời gian tới.
- Tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị: Thường xuyên tham gia các hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo, các hoạt động xúc tiến du lịch như liên hoan ẩm thực, các ngày hội... do Tổng cục Du lịch phát động và các sự kiện lớn ở một số địa phương, để các doanh nghiệp cùng tham gia quảng bá sản phẩm du lịch, xúc tiến đầu tư và học hỏi kinh nghiệm trong tham gia, quản lý, điều hành hoạt động du lịch.
- Xây dựng và xác định tiêu chí cho chương trình “Các địa chỉ du lịch tiêu biểu và đạt chuẩn của An Giang” theo các lĩnh vực: Lưu trú, ẩm thực, lữ hành, vận chuyển, mua sắm, vui chơi giải trí và dịch vụ (thư giãn, làm đẹp...) gửi đến các đơn vị trên địa bàn tỉnh và mời tham gia chương trình. Các đơn vị sau khi đạt các tiêu chí của Ban Tổ chức chương trình đề ra sẽ được tuyên truyền quảng bá miễn phí và rộng rãi trên tất cả các ấn phẩm xúc tiến du lịch, panô đặt tại các điểm có nhiều du khách.
- Phối hợp chặt chẽ cùng Hiệp hội du lịch tỉnh An Giang để đẩy mạnh hoạt động của Hiệp hội nhằm hỗ trợ các đơn vị kinh doanh du lịch.
- Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, trong đó chú trọng các lĩnh vực liên quan đến quảng bá, xúc tiến du lịch. Đẩy mạnh việc nghiên cứu, đầu tư phát triển và ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực tuyên truyền, xúc tiến du lịch. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế để học tập kinh nghiệm quản lý và áp dụng các mô hình, hình thức xúc tiến du lịch có hiệu quả trên thế giới.
- Hàng năm tổ chức một số hoạt động tuyên truyền, giới thiệu hình ảnh vùng đất con người An Giang tại các liên hoan, sự kiện du lịch do các tỉnh, thành phố trong nước tổ chức. Cung cấp ấn phẩm phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá thu hút khách du lịch đến An Giang.
- Tổ chức, đón tiếp và làm việc với các đoàn khảo sát, các doanh nghiệp lữ hành (đoàn Famtrip), các cơ quan báo chí (đoàn Presstrip).
- Tổ chức hội thi thiết kế mẫu hàng lưu niệm và quà tặng du lịch An Giang, lực chọn được mẫu hàng lưu niệm và quà tặng đặc sắc để sản xuất hàng loạt phục vụ làm quà tặng của các đoàn công tác và nhu cầu mua sắm của khách du lịch, đồng thời, góp phần phát triển làng nghề truyền thống địa phương.
- Hàng năm, phối hợp với Tổng Cục Du lịch tổ chức hội nghị, hội thảo, diễn đàn chuyên đề về xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch và danh mục dự án trọng điểm của tỉnh cần thu hút đầu tư tại các thị trường du lịch có tiềm năng trong nước và nước ngoài để huy động các nguồn lực xã hội cho công tác đầu tư hạ tầng du lịch, đồng thời quảng bá du lịch.
- Tăng cường liên kết với các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp để phát triển du lịch; tập trung liên kết với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL để thu hút khách đến An Giang.
- Tổ chức các chương trình Roadshows giới thiệu, quảng bá hình ảnh, các khu điểm, tour tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh nhằm thu hút ngày càng nhiều khách trong nước và quốc tế.
- Tổ chức các đoàn khảo sát, xúc tiến tại các thị trường quốc tế như: Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Đức, Malaysia,... nhằm thu hút và đẩy mạnh sự liên kết, phát triển du lịch tại các thị trường này.
B. Nhóm giải pháp tuyên truyền quảng bá:
- Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu du lịch An Giang. Trong đó, trước hết cần thiết phải tổ chức cuộc thi thiết kế biểu trưng (logo) và khẩu hiệu hay thông điệp (slogan), từ đó chọn ra tác phẩm xuất sắc nhất cho ngành du lịch An Giang để phục vụ công tác quảng bá, xúc tiến du lịch.
- Xây dựng kế hoạch thu thập, xử lý, thiết kế, in, xuất bản ấn phẩm, vật phẩm phục vụ cho công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch. Cung cấp các loại ấn phẩm miễn phí cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, du khách, cũng như các đối tác trong và ngoài nước. Ngoài ra, các ấn phẩm cũng sẽ được cung cấp tại các khu vực khác như: Các khách sạn lớn, trung tâm thương mại, văn phòng ban quản lý các khu công nghiệp, trụ sở các sở, ban, ngành trong tỉnh... để góp phần tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch được trực quan và sinh động hơn đến du khách.
- Tổ chức quảng bá hình ảnh du lịch An Giang trên các phương tiện thông tin đại chúng, để từng bước in đậm hình ảnh du lịch An Giang ngày càng đi sâu vào lòng khách du lịch.
- Xây dựng phim ngắn quảng bá tổng quan về du lịch An Giang để sử dụng trong các hoạt động xúc tiến.
- Thường xuyên cập nhật thông tin, duy trì và vận hành hiệu quả trang website www.angiangtourism.vn, bảo đảm chất lượng ngày một nâng lên và trở thành địa chỉ tin cậy, là công cụ hiệu quả để cung cấp, hỗ trợ thông tin du lịch, tuyên truyền quảng bá, tiếp thị sản phẩm dịch vụ và xúc tiến du lịch nhanh chóng, kịp thời; nhất là đăng tải các bài viết, hình ảnh, thông tin cập nhật về các hoạt động của ngành du lịch tỉnh An Giang, phản ánh các sự kiện du lịch, các sản phẩm dịch vụ mới, các địa điểm du lịch, mua sắm, chương trình khuyến mại... của các đơn vị kinh doanh trên địa bàn tỉnh, thông tin về các hoạt động du lịch trong nước và tin tức du lịch quốc tế.
- Liên kết các website của Tổng cục Du lịch và các địa phương khác để đặt logo hoặc banner để chia sẻ thông tin là phương pháp cung cấp thông tin khá hữu ích, nhằm tối ưu hóa việc chuyển tải thông tin đến du khách.
- Tuyên truyền quảng bá trên báo, tạp chí: Thường xuyên phối hợp với các báo, tạp chí chuyên ngành du lịch để đăng các bài viết, hình ảnh (theo chuyên trang, chuyên đề) về những điểm vui chơi giải trí, mua sắm, ăn uống, những hoạt động mới của ngành du lịch An Giang để thông tin về du lịch của tỉnh đến được với người tiêu dùng du lịch trên cả nước.
- Xây dựng các panô lớn: Thiết kế, xây dựng các panô quảng bá cho ngành du lịch với những điểm tham quan hấp dẫn du khách nhằm cung cấp thông tin, hình ảnh đến khách du lịch.
- Xây dựng hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn đến các khu, điểm du lịch theo những tuyến giao thông chính để thu hút, tạo sự thuận tiện cho du khách khi đến An Giang.
- Đối với từng thị trường khách du lịch trọng điểm cần xây dựng kế hoạch tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch cụ thể để phù hợp.
- Tăng cường khai thác mạng internet để phục vụ cho công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch địa phương nhằm giảm chi phí, mở rộng phạm vi thực hiện. Triển khai và mở rộng các điểm truy cập wifi miễn phí, tạo điều kiện cho khách du lịch dễ dàng tiếp cận thông tin du lịch.
Tiếp tục khảo sát, xác định thị trường trọng điểm để đẩy mạnh công tác quảng bá xúc tiến với mục tiêu thu hút nguồn khách có khả năng chi tiêu cao; tiến tới các hoạt động xúc tiến thị trường nước ngoài.
Tiếp tục duy trì hình ảnh du lịch An Giang trên các phương tiện truyền thông; khai thác hiệu quả website du lịch An Giang, từng bước trở thành kênh cung cấp, hỗ trợ thông tin du lịch; đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến điện tử, vận dụng tối ưu các mạng xã hội; hợp tác trong tuyên truyền quảng bá, xúc tiến để tạo sức mạnh lan tỏa và dần thay thế cho những ấn phẩm truyền thống.
Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu hiện đại để hỗ trợ du khách, nhà đầu tư; tăng cường chức năng tư vấn, hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện đúng quy trình thủ tục, đơn giản, hiệu quả.
Tăng cường và mở rộng mối quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế để đẩy nhanh sự phát triển và hội nhập của du lịch An Giang thông qua hình ảnh du lịch Việt Nam. Tiến tới ký kết thỏa thuận hợp tác với các đối tác nước ngoài.
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền, tổ chức sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch nhằm tuyên truyền quảng bá, xúc tiến có hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa phương. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc triển khai thực hiện các nội dung của kế hoạch.
- Hàng năm, xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến các tiềm năng và sản phẩm du lịch của tỉnh nhằm thực hiện tốt các mục tiêu của kế hoạch. Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc phối hợp thực hiện có hiệu quả các hoạt động thông tin, tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch.
- Hàng năm, Sở Văn Hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch căn cứ theo chế độ, tiêu chuẩn định mức do Nhà nước ban hành xây dựng dự toán kinh phí gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính thẩm định, tham mưu UBND tỉnh theo khả năng cân đối của ngân sách hàng năm, bố trí kinh phí trên cơ sở lồng ghép các nhiệm vụ chi và nguồn kinh phí để thực hiện.
- Làm đầu mối cung cấp thông tin du lịch nhanh chóng, chính xác và kịp thời đến các tổ chức và cá nhân khi có yêu cầu.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh để thực hiện các chương trình xúc tiến quảng bá du lịch trong và ngoài nước.
- Chịu trách nhiệm phê duyệt các bài viết quảng bá cho doanh nghiệp đăng trên website: www.angiangtourism.vn do Trung tâm Xúc tiến Du lịch quản lý; xúc tiến việc hỗ trợ công tác tuyên truyền quảng bá đến từng doanh nghiệp trên địa bàn.
- Hỗ trợ các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh thực hiện công tác quy hoạch về khu, điểm du lịch và hồ sơ công nhận các khu, điểm du lịch.
2. Sở Thông tin và Truyền thông:
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thường xuyên kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong công tác tuyên truyền quảng bá, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm giúp các đơn vị kinh doanh du lịch thực hiện đúng pháp luật trong công tác tuyên truyền, quảng bá, quảng cáo du lịch.
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch kết hợp với công tác chuyên môn của Sở; tích cực tuyên truyền trên các kênh sẵn có như website của tỉnh, hội nghị, hội thảo, v.v...
Phối hợp và hỗ trợ Trung tâm Xúc tiến Du lịch về mặt kỹ thuật trong công tác vận hành website: www.angiangtourism.vn.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp với Sở tài chính tham mưu UBND tỉnh trong việc cân đối bố trí vốn đầu tư cho việc triển khai thực hiện kế hoạch có hiệu quả. Làm đầu mối huy động các nguồn lực ngoài xã hội hỗ trợ cho hoạt động tuyên truyền, xúc tiến, đầu tư du lịch của tỉnh, thu hút đầu tư phát triển du lịch tỉnh.
4. Sở Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch bố trí ngân sách cho các nội dung hoạt động của kế hoạch trên cơ sở lồng ghép với các nhiệm vụ chi của các Sở ngành và đơn vị có liên quan và theo khả năng cân đối ngân sách, khả năng huy động các nguồn lực hợp pháp khác cho phù hợp với tình hình điều kiện thực tế của tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí đúng mục đích và có hiệu quả.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Cân đối bố trí ngân sách trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn đã được phân cấp quản lý để hình thành các sản phẩm du lịch thu hút khách du lịch.
- Chú trọng công tác tuyên truyền quảng bá các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hóa, các điểm đến du lịch trên địa bàn. Hàng năm, bố trí nguồn vốn ngân sách cho công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách du lịch và thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch.
- Chỉ đạo các phòng chức năng, cơ quan chuyên môn của huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh trong công tác triển khai các nhiệm vụ của kế hoạch.
- Đầu tư, quản lý, sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị phục vụ công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch. Phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch tại địa phương.
6. Báo An Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang:
- Tăng cường việc quảng bá, giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch của tỉnh để thu hút các nhà đầu tư hình thành sản phẩm du lịch.
- Phối hợp với cơ quan chuyên môn xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, đẩy mạnh việc viết và đăng các tin, bài tuyên truyền về chủ trương phát triển du lịch của tỉnh, các hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến các điểm đến du lịch của địa phương.
- Chú trọng giới thiệu các điểm đến tiêu biểu, các sự kiện du lịch của tỉnh để tăng cường thu hút khách du lịch đến An Giang.
7. Đối với Hiệp hội Du lịch An Giang và các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh:
- Huy động các thành viên của Hiệp hội tham gia vào công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch. Đóng góp một phần kinh phí để thực hiện công tác xúc tiến hình ảnh du lịch của đơn vị nói riêng và hình ảnh du lịch An Giang nói chung.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch; tích cực tham gia và tạo điều kiện thuận lợi để giới thiệu hình ảnh doanh nghiệp, hình ảnh du lịch của tỉnh đến khách du lịch trong và ngoài nước.
- Chủ động xây dựng thương hiệu, phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh quảng bá, giới thiệu các dịch vụ đến các thị trường khách.
VI. KINH PHÍ: (Đính kèm Phụ lục 1)
ĐVT: triệu đồng
|
Năm 2017 |
Năm 2018 |
Năm 2019 |
Năm 2020 |
Tổng |
Tổng vốn đầu tư |
5.450 |
5.870 |
5.720 |
6.050 |
23.090 |
Ngân sách Nhà nước |
5.130 |
5.450 |
5.220 |
5.450 |
21.250 |
Xã hội hóa |
320 |
420 |
500 |
600 |
1.840 |
Trên đây là kế hoạch quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, các cơ quan, đơn vị báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch) để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.