ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2374/QĐ-UBND |
Quảng Bình, ngày 09 tháng 8 năm 2016 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 9/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu;
Xét Tờ trình số 1088/TT-SNN ngày 30/ 6/2016 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Quy hoạch chi tiết thủy lợi vùng Nam sông Gianh và phụ cận đến năm 2025, tầm nhìn 2030, kèm theo Báo cáo kết quả thẩm định số 1327/KHĐT-KT ngày 21/6/2016 của Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập quy hoạch chi tiết thủy lợi vùng Nam sông Gianh và phụ cận đến năm 2025, tầm nhìn 2030, với nội dung chủ yếu sau:
1. Tên dự án quy hoạch: Quy hoạch chi tiết thủy lợi vùng Nam sông Gianh và phụ cận đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
2. Cơ quan lập quy hoạch: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Mục tiêu, yêu cầu của quy hoạch:
a. Mục tiêu của quy hoạch:
- Mục tiêu chung: Nghiên cứu tổng hợp nhằm đưa ra đầy đủ và chi tiết các giải pháp thích hợp để bảo vệ, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nước cũng như phòng chống thiên tai do nguồn nước gây ra (cấp nước, chống lũ, thoát nước và chống xâm nhập mặn, bảo vệ môi trường, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng) đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu quy hoạch trên cơ sở quy hoạch thủy lợi Bắc Quảng Bình.
- Mục tiêu lập quy hoạch chi tiết:
+ Quy hoạch chi tiết sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Gianh và vùng phụ cận làm cơ sở cho việc quản lý khai thác lưu vực theo Luật Tài nguyên nước;
+ Đề xuất các giải pháp công trình phục vụ cấp nước, tiêu úng, chống lũ, đáp ứng yêu cầu của các ngành kinh tế, giảm thiểu các thiệt hại và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng;
+ Xác định bước đi của quy hoạch, lựa chọn công trình ưu tiên trong giai đoạn 2016 ¸ 2020 và giai đoạn 2021 ¸ 2030.
b. Yêu cầu của quy hoạch:
- Phát triển tổng hợp, phục vụ đa mục tiêu, đáp ứng được nhu cầu nước để thực hiện được các mục tiêu phát triển của các ngành kinh tế - xã hội; phù hợp với định hướng, chiến lược hoặc quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Ba Đồn và các địa phương lân cận, quy hoạch các khu kinh tế, quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã trong vùng nghiên cứu;
- Bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước và môi trường sinh thái;
- Các giải pháp đề xuất phù hợp yêu cầu hạn chế tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu;
- Có hiệu quả đầu tư cao;
- Lập quy hoạch trên cơ sở các quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi đã có; tận dụng tối đa các hồ sơ, tài liệu quy hoạch, dự án đã triển khai trong khu vực (Quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi, dự án quản lý lũ lụt tổng hợp tỉnh, các dự án an toàn hồ chứa, cấp nước…) trong quá trình nghiên cứu lập quy hoạch để đảm bảo tính đồng bộ và tiết kiệm kinh phí.
4. Phạm vi, thời kỳ lập quy hoạch:
4.1. Phạm vi lập quy hoạch: Toàn bộ bờ Nam hạ du lưu vực sông Gianh và các xã vùng phụ cận thuộc các tiểu vùng số 8 và một phần hạ du sông Son thuộc tiểu vùng 9 trong quy hoạch Thủy lợi Bắc Quảng Bình. Diện tích vùng nghiên cứu 35.503 ha, trong đó có trên 14.530 ha đất nông nghiệp.
TT |
Tên vùng thủy lợi |
Ftự
nhiên |
Fn.
nghiệp |
Địa bàn
hành chính |
8 |
Vùng trung và hạ du lưu vực sông Rào Nan |
25.831 |
12.374,59 |
- H. Tuyên Hóa: Cao Quảng. - H. Bố Trạch: Lâm trạch. - TX Ba Đồn: 9 xã: Quảng Sơn, Q.Minh, Q. Tiên, Q.Lộc, Q.Tân, Q.Hoá, Q.Trung, Q.Văn, Q.Thuỷ. |
9 |
Hạ du Lưu vực sông Son (phần hạ du của tiểu vùng 9) |
9.672 |
2.154,01 |
H. Bố Trạch: 5 xã: Liên Trạch, Mỹ Trạch, Hạ Trạch, Bắc Trạch, Thanh Trạch. |
|
Tổng cộng |
35.503 |
14.528,60 |
|
4.2. Thời kỳ lập quy hoạch: Quy hoạch chi tiết thủy lợi vùng Nam sông Gianh và phụ cận đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
5. Thành phần, nội dung quy hoạch
Thành phần, nội dung quy hoạch chi tiết thủy lợi thực hiện theo quy định tại Điều 7, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8302:2009 về Quy hoạch phát triển thủy lợi - Quy định chủ yếu về thiết kế, gồm các nội dung chính sau:
a. Phân tích các yếu tố và nguồn lực phát triển: Điều tra, khảo sát, đánh giá quá trình phát triển; Phân tích, dự báo xu thế phát triển, cơ hội và thách thức trong tương lai; Xây dựng kịch bản
b. Xác định mục tiêu và nhiệm vụ phát triển thủy lợi:
- Quy hoạch cấp nước cho nông nghiệp, dân sinh, công nghiệp.
- Quy hoạch tiêu nước cho nông nghiệp; các khu vực dân cư, đô thị, khu công nghiệp và các đối tượng khác có yêu cầu tiêu thoát nước.
- Quy hoạch phòng chống lũ và giảm nhẹ thiên tai do bão lũ.
c. Xây dựng phương án quy hoạch cấp nước:
- Đánh giá năng lực cấp nước thực tế của công trình; khả năng nguồn nước của khu vực nghiên cứu dự án; Phân vùng thủy lợi, tính toán xác định nhu cầu nước hiện tại và tương lai theo các kịch bản, tính toán cân bằng nước.
- Đề xuất các giải pháp cấp nước cho nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy hải sản), công nghiệp, dân sinh, du lịch - dịch vụ,... trên các mặt:
+ Tiêu chuẩn thiết kế theo các nhu cầu dùng nước;
+ Giải pháp kỹ thuật: Cấp trực tiếp hay cấp tạo nguồn;
+ Giải pháp công trình: Các công trình cần sửa chữa nâng cấp và các công trình xây dựng mới; Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu của các hệ thống công trình cấp nước: Vị trí dự kiến xây dựng, nhiệm vụ, quy mô và giải pháp kỹ thuật chủ yếu để luận chứng được tính khả thi của quy hoạch.
+ Vốn đầu tư (ước tính), nguồn vốn đầu tư dự kiến và phân kỳ đầu tư.
d. Xây dựng phương án quy hoạch tiêu - thoát nước:
- Đánh giá năng lực tiêu thoát nước thực tế của công trình; khả năng gây ngập lụt trong khu vực nghiên cứu dự án;
- Đề xuất các giải pháp tiêu thoát nước cho nông nghiệp, khu công nghiệp, khu vực dân sinh ở nông thôn và đô thị trên các mặt:
+ Tiêu chuẩn thiết kế theo các đối tượng nghiên cứu quy hoạch;
+ Giải pháp kỹ thuật: Tiêu trọng lực hay động lực;
+ Giải pháp công trình: Các công trình cần sửa chữa nâng cấp và các công trình xây dựng mới; Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu của các hệ thống công trình tiêu nước: Vị trí dự kiến xây dựng, nhiệm vụ, quy mô và giải pháp kỹ thuật chủ yếu để luận chứng được tính khả thi của quy hoạch.
+ Vốn đầu tư (ước tính), nguồn vốn đầu tư dự kiến và phân kỳ đầu tư.
e. Xây dựng phương án quy hoạch phòng chống lũ, chống mặn và giảm nhẹ thiên tai do mưa bão, lũ lớn:
- Đánh giá mức độ ngập lụt đã xảy ra; khả năng gây ngập lụt trong khu vực nghiên cứu dự án trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng;
- Đề xuất các giải pháp phòng chống lũ cho nông nghiệp, khu công nghiệp, khu vực dân sinh ở nông thôn và đô thị trên các mặt:
+ Tiêu chuẩn phòng chống lũ theo các đối tượng nghiên cứu quy hoạch;
+ Giải pháp kỹ thuật phòng chống lũ: Giải pháp công trình, phi công trình;
+ Giải pháp công trình: Các công trình cần sửa chữa nâng cấp và các công trình xây dựng mới; Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu của các hệ thống công trình phòng chống lũ: Vị trí dự kiến xây dựng, nhiệm vụ, quy mô và giải pháp kỹ thuật chủ yếu để luận chứng được tính khả thi của quy hoạch;
+ Giải pháp phi công trình; Đề xuất giải pháp, biện pháp thực hiện,...
+ Vốn đầu tư (ước tính), nguồn vốn đầu tư dự kiến và phân kỳ đầu tư.
f. Tổng hợp các công trình trên dòng chính: Đánh giá môi trường chiến lược và Phân tích tổng hợp hiệu ích đầu tư thực hiện quy hoạch.
g. Đề xuất các giải pháp thực hiện mục tiêu: Nghiên cứu, đề xuất tổ chức quản lý nguồn nước, quản lý hệ thống thủy lợi; trình tự thực hiện quy hoạch và các công trình ưu tiên; Kết luận và kiến nghị, sản phẩm quy hoạch chi tiết.
TT |
Hạng mục |
Số lượng |
Yêu cầu |
I |
BẢN ĐỒ |
05 |
|
1 |
Bản đồ tỷ lệ 1:50.0000 |
|
|
|
Bản đồ hiện trạng thủy lợi khu vực nghiên cứu |
|
Bản đồ số - Mapinfo |
|
Bản đồ quy hoạch thủy lợi khu vực nghiên cứu |
|
Bản đồ số - Mapinfo |
2 |
Bản đồ Át-lát đóng thành tập phụ lục, khổ A3 |
|
|
II |
BÁO CÁO |
09 |
|
1 |
Báo cáo chính |
|
|
|
- Báo cáo tổng hợp |
|
|
|
- Báo cáo tóm tắt |
|
|
2 |
Các báo cáo chuyên đề |
|
|
|
- Báo cáo hiện trạng phát triển thủy lợi |
|
|
|
- Báo cáo khí tượng - thủy văn |
|
|
|
- Báo cáo tính toán quy hoạch cấp nước |
|
|
|
- Báo cáo tính toán quy hoạch tiêu-thoát nước |
|
|
|
- Báo cáo quy hoạch phòng, chống lũ |
|
|
|
- Báo cáo thủy công, kinh tế |
|
|
|
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường |
|
|
III |
ĐĨA CD LƯU HỒ SƠ GỒM CÁC BÁO CÁO VÀ BẢN ĐỒ |
05 |
|
7. Dự toán kinh phí thực hiện: 1.808.000.000 đồng.
(Một tỷ tám trăm linh tám triệu đồng chẵn)
Trong đó:
- Chi phí thực hiện dự án quy hoạch: - Chi phí lập nhiệm vụ quy hoạch: - Chi phí công bố đồ án quy hoạch: - Chi phí quản lý dự án quy hoạch - Chi phí bảo hiểm nghề nghiệp: - Chi phí dự phòng: |
1.535.383.000 đồng. 57.577.000 đồng. 53.738.000 đồng. 53.738.000 đồng. 30.708.000 đồng. 76.856.000 đồng. |
(Chi tiết có các phụ lục 2, 3, 4 kèm theo)
8. Tiến độ thực hiện: 12 tháng (Hoàn thành năm 2017). Trong đó:
- Thời gian khảo sát, thu thập số liệu: 03 tháng.
- Thời gian lập quy hoạch chi tiết: 09 tháng.
(Có phụ lục Đề cương nhiệm vụ kèm theo)
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện: Bố Trạch, Tuyên Hóa và Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
ĐỀ CƯƠNG NHIỆM VỤ QUY HOẠCH CHI TIẾT THỦY LỢI VÙNG NAM
SÔNG GIANH VÀ PHỤ CẬN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030
(Kèm
theo Quyết định số 2374/QĐ-UBND ngày 09/8/2016 của UBND tỉnh)
I/ MỞ ĐẦU: Sự cần thiết phải lập quy hoạch, những căn cứ để lập quy hoạch.
II/ PHẦN THỨ NHẤT: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG THỦY LỢI HẠ DU VÙNG NAM SÔNG GIANH VÀ PHỤ CẬN TRONG THỜI GIAN QUA
1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
1.1. Vị trí địa lý:
1.2. Đặc điểm, địa hình, địa mạo
1.3. Đặc điểm Địa chất, thổ nhưỡng gồm: Đặc điểm địa chất (Địa tầng, Khoáng sản), tiềm năng đất đai thổ nhưỡng:
1.4. Đặc điểm, khí hậu gồm: Chế độ nhiệt, Nắng, Bốc hơi, Độ ẩm, Gió bão, Mưa.
1.5. Đặc điểm, nguồn nước (Nước mặt, nước ngầm) gồm: Mạng lưới sông ngòi, Mạng lưới trạm thủy văn và tình hình tài liệu, Các đặc trưng thủy văn dòng chảy, Nguồn nước mặt ở các vùng thủy lợi, Phân vùng thủy lợi, Nguồn nước cung cấp cho các vùng, Nguồn nước dưới đất ở vùng nghiên cứu:
1.6. Các nguồn tài nguyên:
2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ -XÃ HỘI:
2.1. Quá trình phát triển kinh tế xã hội vùng lập quy hoạch gồm: Phát triển Nền kinh tế chung, Cơ cấu phát triển kinh tế, Kết quả phát triển kinh tế.
2.2. Quá trình phát triển các ngành kinh tế chủ yếu trên lưu vực có liên qua đến nguồn nước trong những năm gần đây gồm: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy-Hải sản, Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, Năng lượng, Giao thông, Các ngành khác có liên quan đến nguồn nước, Cấp nước sinh hoạt; Nhận xét về hiện trạng phát triển kinh tế.
2.3. Tình hình dân cư, lao động, việc làm gồm: Dân số, Lao động:
2.4. Nhận xét về nguồn lực dân cư, lao động tác động đến quy hoạch:
3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THỦY LỢI TRONG THỜI GIAN QUA:
3.1. Quá trình phát triển và hiện trạng thủy lợi vùng nghiên cứu:
3.2. Hiện trạng cấp nước:
3.3. Hiện trạng các công trình tiêu úng, thoát lũ và các thiên tai khác gồm: Hiện trạng tiêu úng, Hiện trạng phòng chống lũ, bão trong vùng (Công tác dự báo- cảnh báo, biện pháp phòng chống lũ mang tính chiến lược, công trình đê- kè chống lũ, công trình điều tiết thượng nguồn các sông suối), Tình trạng thiên tai (Thiên tai do hạn hán, thiếu nguồn nước, thiệt hại do lũ bão gây ra, các hình thức thiên tai khác).
3.4. Tình hình triển khai các dự án thủy lợi trong lưu vực:
3.5. Những tồn tại và các vấn đền cần giải quyết: Đánh giá hiện trạng công trình thủy lợi, những thành công và hạn chế, những vấn đề trọng tâm cần giải quyết: Về tưới và cấp nước, Về tiêu úng và chống lũ.
III/ PHẦN THỨ HAI: QUY HOẠCH CHI TIẾT THỦY LỢI HẠ DU VÙNG NAM SÔNG GIANH VÀ PHỤ CẬN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030
1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030:
1.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn giai đoạn 2016 ÷ 2025, tầm nhìn 2030 của các ngành.
1.2. Xu hướng phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh lân cận và vùng nghiên cứu ảnh hưởng đến quy hoạch thủy lợi:
1.3. Các cơ hội và thách thức đối với công tác phát triển thủy lợi:
2. QUY HOẠCH CẤP NƯỚC:
2.1. Các kịch bản phát triển thủy lợi đến năm 2025 và 2030.
2.2. Các tiêu chuẩn về cấp nước:
2.3. Quy hoạch cấp nước: Vùng thủy lợi cấp nước, Cân bằng nước, Tính toán thủy lực cấp nước, Tổng hợp quy hoạch tưới, cấp nước.
2.3.5. Khối lượng và kinh phí đầu tư cấp nước cho vùng nghiên cứu
3. QUY HOẠCH TIÊU ÚNG:
3.1. Đặc điểm mưa tiêu:
3.2. Tình trạng úng ngập và hiện trạng tiêu thoát nước:
3.3. Phân vùng tiêu và hệ số tiêu:
3.4. Yêu cầu, tiêu chuẩn tính toán tiêu nước:
3.5. Giải pháp tiêu- thoát:
3.6. Khối lương và vốn đầu tư thực hiện quy hoạch tiêu:
3.7. Dự tính khả năng và hiệu quả tiêu thoát theo quy hoạch:
4. QUY HOẠCH CHỐNG LŨ:
4.1. Tình trạng mưa lũ:
4.2. Phân vùng bảo vệ:
4.3. Hiện trạng ngập lụt và công trình phòng chống lũ hiện có:
4.4. Yêu cầu, tiêu chuẩn phòng chống lũ:
4.5. Giải pháp phòng chống lũ:
4.6. Vốn đầu tư và tác dụng phòng chống lũ:
5. DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY HOẠCH:
5.1. Hiện trạng môi trường sinh thái:
5.2. Dự báo tác động đối với môi trường khi thực hiện quy hoạch thủy lợi:
5.3. Giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề môi trường trong thực hiện quy hoạch:
6. DANH MỤC, QUY MÔ CÁC CÔNG TRÌNH VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ:
6.1. Tổng hợp Quy mô, nhiệm vụ các công trình bố trí theo QH:
6.2. Tổng hợp vốn đầu tư:
7. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI:
7.1. Hiệu ích định tính:
7.2. Hiệu ích định lượng: Tổng nhu cầu vốn cho thực hiện quy hoạch, Hiệu ích đầu tư, Hiệu quả xã hội:
7.3. Hiệu quả về môi trường:
IV/ PHẦN THỨ BA: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH CHI TIẾT THỦY LỢI HẠ DU VÙNG NAM SÔNG GIANH VÀ PHỤ CẬN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030
1. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:
1.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách:
1.2. Giải pháp về nguồn vốn:
1.3. Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý:
2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
V/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
VI/ DỰ TOÁN CHI PHÍ LẬP QUY HOẠCH
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.