BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2366 QĐ/BNN-LN |
Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 2006 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÂM SẢN NGOÀI GỖ GIAI ĐOẠN 2006-2020
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số
23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển
rừng;
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn;
Theo đề nghị của Ông Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Vụ trưởng
Vụ Khoa học công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “ Đề án bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2006 - 2020”, với những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Mục tiêu dài hạn:
- Đến năm 2020, lâm sản ngoài gỗ trở thành một phân ngành sản xuất trong lâm nghiệp, đạt được một số chỉ tiêu: giá trị sản xuất lâm sản ngoài gỗ chiếm trên 20% trong giá trị sản xuất lâm nghiệp; giá trị xuất khẩu tăng bình quân 10-15%, đến năm 2020 đạt 700-800 triệu USD/năm (bằng 30-40% giá trị xuất khẩu gỗ); thu hút 1,5 triệu lao động nông thôn miền núi vào việc thu hái, sản xuất, kinh doanh lâm sản ngoài gỗ; thu nhập từ lâm sản ngoài gỗ chiếm 15-20% trong kinh tế hộ gia đình nông thôn miền núi.
- Bảo tồn các loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế và khoa học, hạn chế suy thoái tài nguyên.
- Nâng cao năng lực, nhận thức của người dân và cộng đồng về bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ.
b) Mục tiêu trung hạn (2006 -2010):
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất từ lâm sản ngoài gỗ đạt bình quân 10%/năm; giá trị xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ bình quân tăng 10-15%/năm (đến năm 2010 đạt khoảng 300- 400 triệu USD); thu hút khoảng 1 triệu lao động, gắn với tăng tỷ lệ thu nhập từ lâm sản ngoài gỗ đạt 10-15% trong kinh tế hộ gia đình miền núi, góp phần xoá đói giảm nghèo ở vùng sâu vùng xa.
- Bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ tại một số vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; hạn chế khai thác, buôn bán bất hợp pháp lâm sản ngoài gỗ.
2. Định hướng bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ
a) Tăng cường các biện pháp bảo vệ nội vi (insitu) để bảo vệ các quần thể và các loài lâm sản ngoài gỗ trong các khu rừng đặc dụng; đẩy mạnh biện pháp bảo vệ ngoại vi (exsitu) các loài lâm sản ngoài gỗ đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong các vườn thực vật, vườn thú, các trung tâm cứu hộ. Khai thác hợp lý và bền vững các loài lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên dựa trên áp dụng nghiêm ngặt các hướng dẫn, quy trình, quy phạm khai thác lâm sản ngoài gỗ.
b) Hình thành các vùng nguyên liệu lâm sản ngoài gỗ với quy mô hợp lý gắn với cơ sở chế biến lâm sản, tạo những sản phẩm đặc trưng cho từng vùng và phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đến năm 2020, diện tích gây trồng, tái tạo cây lâm sản ngoài gỗ ít nhất gấp 2 lần so với năm 2004 (tương đương 3 triệu ha- bình quân mỗi năm tăng 10% diện tích), diện tích rừng tự nhiên có khả năng khai thác, thu hái lâm sản ngoài gỗ đạt 2,2-2,5 triệu ha, rừng trồng lâm sản ngoài gỗ đạt 700-800 ngàn ha.
c) Tập trung ưu tiên phát triển nhóm sản phẩm từ song mây, tre trúc; chiết xuất tinh dầu và hoá chất có nguồn gốc tự nhiên, dầu nhựa, dược liệu; thực phẩm.
d) Khuyến khích các hoạt động tái tạo lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên; trồng cây lâm sản ngoài gỗ trong cơ cấu cây trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất, kể cả việc trồng thuần hoá lâm sản ngoài gỗ trên diện tích đất nông nghiệp. Khuyến khích phát triển các cơ sở gây nuôi sinh sản hoặc trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật rừng được phép kinh doanh và có nhu cầu tiêu thụ trên thị trường quốc tế.
đ) Về chế biến và thị trường: chú trọng cơ sở chế biến lâm sản ngoài gỗ vừa và nhỏ, làng nghề thủ công truyền thống có sử dụng nguyên liệu lâm sản ngoài gỗ; mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, đẩy mạnh xúc tiến thương mại để xác định mặt hàng chủ lực làm cơ sở định hướng phát triển vùng nguyên liệu lâm sản ngoài gỗ.
e) Có cơ chế, chính sách đồng bộ, thông thoáng, huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước và quốc tế. Nâng cao năng lực và cơ sở vật chất kỹ thuật cho các đơn vị nghiên cứu, đào tạo và phổ cập về lâm sản ngoài gỗ.
f) Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về lâm sản ngoài gỗ.
3. Các tiểu chương trình thực hiện Đề án: gồm 6 tiểu chương trình
a) Tiểu chương trình về bảo tồn lâm sản ngoài gỗ
b) Tiểu chương trình về sản xuất lâm sản ngoài gỗ
c) Tiểu chương trình về chế biến, kinh doanh và thị trường LSNG
d) Tiểu chương trình về chính sách, thể chế về lâm sản ngoài gỗ
e) Tiểu chương trình đào tạo và khuyến lâm về lâm sản ngoài gỗ
f) Tiểu chương trình nghiên cứu về bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ
a) Giải pháp về quy hoạch:
- Tiến hành điều tra khảo sát, đánh giá hiện trạng sản xuất lâm sản ngoài gỗ về diện tích và sản lượng gây trồng hoặc tái tạo, loài cây chủ lực có ưu thế cạnh tranh của từng vùng kinh tế sinh thái, vùng trọng điểm về lâm sản ngoài gỗ
- Tập trung bảo tồn lâm sản ngoài gỗ ở các khu rừng đặc dụng (vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên) bằng việc xác định các loài cần bảo tồn, xây dựng các vườn thực vật, động vật và các vườn sưu tập cây thuốc.
- Tập trung phát triển lâm sản ngoài gỗ ở những khu rừng sản xuất là rừng tự nhiên và một phần khu rừng tự nhiên phòng hộ bằng gây trồng lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng, xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung cây lâm sản ngoài gỗ; nuôi trồng cây lâm sản ngoài gỗ ở ngoài môi trường rừng.
- Hình thành các vùng nguyên liệu lâm sản ngoài gỗ mang tính sản xuất hàng hoá gắn liền với cơ sở chế biến lâm sản ngoài gỗ, trên cơ sở xác định cây lâm sản ngoài gỗ chủ lực có lợi thế trên thị trường cho các vùng sinh thái lâm nghiệp.
- Quy hoạch phát triển các cơ sở gây nuôi sinh sản và trồng cấy nhân tạo các loài động, thực vật hoang dã gắn với bảo tồn các loài động vật đang có nguy cơ đe doạ.
b) Về huy động nguồn vốn
- Vốn ngân sách:
Dành một phần từ các chương trình 661, chương trình bảo tồn, chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình định canh định cư... để đầu tư trồng bổ sung hoặc tái tạo lâm sản ngoài gỗ từ rừng tự nhiên hoặc trồng mới rừng phòng hộ có xen cây lâm sản ngoài gỗ. Dành một phần kinh phí từ khuyến lâm hàng năm cho xây dựng mô hình, đào tạo, chuyển giao kiến thức gây trồng và chế biến tới hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng. Một phần kinh phí nghiên cứu khoa học hàng năm dành cho chọn tạo giống, chuyển giao kỹ thuật gây trồng và chế biến lâm sản ngoài gỗ.
- Vốn tự có của các doanh nghiệp, đóng góp của hộ gia đình, cá nhân để
gây trồng, chế biến, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân.
- Vốn các doanh nghiệp chế biến ứng trước để đầu tư liên doanh liên kết với nông dân ở vùng trồng cây nguyên liệu lâm sản ngoài gỗ.
- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
c) Về khoa học công nghệ và khuyến lâm
- Xác định được tập đoàn cây trồng phù hợp với điều kiện lập địa và đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và thị trường tiêu dùng.
- Chọn lọc, lai tạo giống mới, cải thiện giống để nâng cao năng suất, giá trị kinh tế của lâm sản ngoài gỗ.
- Đầu tư nghiên cứu công nghệ chế biến, hiện đại hoá công nghệ chế biến để tạo sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế và khu vực. Tập trung đối với các sản phẩm mây tre đan, tinh dầu, dược liệu, chiết xuất, công nghệ sau thu hoạch.
- Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn lực phục vụ cho đào tạo và khuyến lâm lâm sản ngoài gỗ ở các cấp, các ngành, các tổ chức liên quan.
d) Về thị trường
- Đánh giá khả năng cung cấp về mặt tài nguyên, phân tích khả năng cạnh tranh để đề xuất nhóm sản phẩm chủ lực và thị trường tiêu thụ.
- Xây dựng chiến lược quảng bá, tiếp thị sản phẩm, hệ thống thông tin, đăng ký thương hiệu lâm sản ngoài gỗ. Tổ chức bộ phận nghiên cứu, dự báo thị trường đặt tại Trung tâm tin học và thống kê, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam.
- Mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước
đ) Giải pháp tổ chức, thể chế:
- Hình thành bộ phận quản lý nhà nước về lâm sản ngoài gỗ ở cấp trung ương ( Cục Lâm nghiệp), cấp tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT):
+ Cục lâm nghiệp phối hợp với các hiệp hội, cơ quan có liên quan để hình thành tạp chí, tờ tin hay trang Web về lâm sản ngoài gỗ.
+ Hỗ trợ thành lập các hiệp hội chuyên ngành trọng điểm như mây tre đan, cây thuốc, cây chiết xuất.
- Hình thành mạng lưới thực hiện từ bảo tồn, gây nuôi, trồng, chế biến, bảo quản sau thu hoạch, tiêu thụ lâm sản ngoài gỗ được xác định rõ:
+ Các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên xác định loài, đối tượng cần bảo tồn; xây dựng các vườn thực vật, động vật và các vườn sưu tập cây thuốc; hướng dẫn quy trình, quy phạm tổ chức gây nuôi một số loài động vật hoang dã có giá trị kinh tế.
+ Sản xuất cây, con giống do các trang trại, các chủ rừng, các viện nghiên cứu khoa học đảm nhận.
+ Việc gây trồng cây lâm sản ngoài gỗ do các trang trại, các chủ rừng đảm nhận.
+ Thu gom hàng hoá lâm sản ngoài gỗ do các doanh nghiệp, tư thương thực hiện
+ Chế biến, bảo quản sản phẩm lâm sản ngoài gỗ: Đối với sản phẩm chế biến tinh chủ yếu là các doanh nghiệp, còn chế biến, bảo quản thô chủ yếu là hộ gia đình, cá nhân, các chủ trang trại và doanh nghiệp nhỏ.
+ Tiêu thụ sản phẩm lâm sản ngoài gỗ; các doanh nghiệp và các hiệp hội từng mặt hàng sẽ là đầu mối.
- Củng cố và mở rộng các làng nghề truyền thống sử dụng nguyên liệu, gây trồng, các cơ sở sản xuất kinh doanh, xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ.
- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, thống kê về lâm sản ngoài gỗ:
+ Phối hợp với Bộ Y tế trong việc điều tra tài nguyên cây thuốc và chính sách quản lý, kỹ thuật gây trồng và khai thác bền vững cây thuốc.
+ Phối hợp với Bộ Thương mại về nghiên cứu và khai thác thị trường xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ.
+ Phối hợp với Bộ Tài nguyên Môi trường trong việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, trong đó có diện tích đất dành cho phát triển lâm sản ngoài gỗ.
+ Phối hợp với Tổng Cục Thống kê để thu thập, cập nhật thông tin về sản xuất, chế biến và thương mại lâm sản ngoài gỗ.
- Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức lâm sản ngoài gỗ cho người làm nghề rừng.
- Xây dựng quy chế về gây nuôi sinh sản và trồng câý nhân tạo động, thực vật hoang dã.
- Áp dụng hệ thống thông tin, tin học trong quản lý lâm sản ngoài gỗ.
- Hình thành mạng lưới nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ: Hệ thống nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ giao nhiệm vụ cho Viện khoa học lâm nghiệp, Trường đại học lâm nghiệp và các cơ quan tổ chức khác cùng tham gia nghiên cứu. Xây dựng được cơ chế hợp tác, phối hợp trong nghiên cứu.
- Ưu tiên nghiên cứu về các lĩnh vực bảo tồn nguồn gen quý hiếm, các loài có nguy cơ bị đe doạ, tuyệt chủng; sử dụng phát triển bền vững; các khía cạnh xã hội trong chiến lược bảo tồn, phát triển lâm sản ngoài gỗ.
- Nghiên cứu bổ sung hoàn thiện chính sách về lưu thông, tiêu thụ sản phẩm lâm sản ngoài gỗ; Sửa đổi bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lâm sản ngoài gỗ.
- Dự tính tổng nhu cầu vốn đầu tư cho cả giai đoạn 2006-2020: 4.500 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 300 tỷ đồng
- Huy động vốn từ các nguồn:
+ Từ ngân sách: 500 tỷ đồng
+ Tín dụng: 2.000 tỷ đồng
+ Vốn tự có của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, từ đặt hàng các địa phương: 1.700 tỷ đồng
+ Từ các tổ chức quốc tế: 300 tỷ đồng
- Ngân sách nhà nước đầu tư cho trồng bổ sung hoặc tái tạo lâm sản ngoài gỗ từ rừng tự nhiên hoặc trồng mới rừng phòng hộ có xen cây lâm sản ngoài gỗ; cho đào tạo nâng cao năng lực, chuyển giao kiến thức gây trồng, chế biến lâm sản ngoài gỗ tới hộ gia đình, các nhân và cộng đồng; nghiên cứu chọn lọc giống, xây dựng mô hình gây trồng lâm sản ngoài gỗ.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Giao Cục Lâm nghiệp chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ, Viện liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án:
a) Xây dựng Kế hoạch hành động về bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2006-2010 theo 6 tiểu chương trình trong Đề án để trình Bộ xem xét phê duyệt.
b) Hình thành tổ công tác, phân công người theo dõi về lâm sản ngoài gỗ
c) Hướng dẫn các Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục lâm nghiệp) xây dựng kế hoạch hành động về bảo tồn và phát triển Lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2006-2010, xây dựng dự án về phát triển cây lâm sản ngoài gỗ trong phạm vi của tỉnh.
d) Lồng ghép Đề án bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ vào Chiến lược Lâm nghiệp.
đ) Làm đầu mối phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc các Bộ ngành có liên quan trong quá trình tổ chức thực thi Đề án.
e) Chủ trì phối hợp với Vụ Kế hoạch, Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối xây dựng một số dự án về phát triển cây lâm sản ngoài gỗ và ngành hàng chủ lực cho tiêu dùng và xuất khẩu.
f) Hình thành mạng lưới lâm sản ngoài gỗ và các Hiệp hội lâm sản ngoài gỗ.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Xây dựng kế hoạch hành động về bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ
giai đoạn 2006-2010 của tỉnh
b) Hình thành bộ phận hoặc phân công cán bộ theo dõi về lâm sản ngoài gỗ để thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện kế hoạch hành động về lâm sản ngoài gỗ.
c) Lồng ghép kế hoạch hành động về lâm sản ngoài gỗ vào lập kế hoạch lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010 của tỉnh.
d) Làm đầu mối phối hợp với các cơ quan chức năng trực thuộc Bộ, ngành liên quan ở tỉnh trong tổ chức thực thi kế hoạch.
3. Ngoài trách nhiệm trên, các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT, trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình có nhiệm vụ:
a) Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của lâm sản ngoài gỗ cho mọi đối tượng.
b) Tăng cường nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ.
c) Thực hiện giám sát đánh giá: Tuỳ theo yêu cầu của từng chương trình, dự án để có phương pháp, nội dung, kế hoạch, chỉ tiêu giám sát, đánh giá giúp cho việc kịp thời điều chỉnh, bổ sung, có những quyết định đúng đắn để đạt được mục tiêu của Đề án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Ông Chánh văn phòng, Vụ trưởng các Vụ Kế hoạch, Tài chính, Khoa học công nghệ, Hợp tác quốc tế, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm, Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
BỘ
TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.