ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2366/QĐ-UBND |
Vĩnh Long, ngày 06 tháng 9 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13, ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ, ngày 13/11/2008;
Căn cứ Luật Đất đai, ngày 29/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP , ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 100/2013/NĐ-CP , ngày 03/9/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010;
Căn cứ Nghị định số 64/2016/NĐ-CP , ngày 01/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP , ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT , ngày 23/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT , ngày 09/10/2017 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT , ngày 23/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Căn cứ Quyết định số 2060/QĐ-TTg ngày 12/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Quyết định số 608/QĐ-UBND ngày 18/3/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ giai đoan 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ đối với các tuyến đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Vinh Long giai đoạn 2021-2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh, Giám đốc sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Để thực hiện hiệu quả Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm trât tự an toàn giao thông đường bộ, giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ đối với các tuyến đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:
- Duy trì kết quả đã thực hiện được trong giai đoạn từ năm 2015 đến nay của Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2014 và Kế hoạch số 1965/KH-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời, tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm thực hiện việc lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ đối với hệ thống đường tỉnh trên địa bàn tỉnh đảm bảo hiệu quả, phù hợp với thực tế và các quy định của pháp luật hiện hành.
- Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về tầm quan trọng của hành lang, quản lý hành lang an toàn đường bộ và lập lại trật tự, kỷ cương theo quy định của pháp luật trong việc quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ trên các tuyến đường tỉnh.
- Tổ chức cưỡng chế, giải tỏa các công trình xây dựng trái phép trong hành lang an toàn đường bộ và các đường nhánh đấu nối trái phép vào các tuyến đường tỉnh.
- Tăng cường công tác quản lý hành lang an toàn đường bộ trên các tuyến đường tỉnh hạn chế thấp nhất việc phát sinh mới các trường hợp vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ.
- Kiên quyết xử lý (tuyên truyền, vận động tháo dỡ, cưỡng chế) đối với các trường hợp vi phạm trật tự hành lang an toàn đường bộ trên các tuyến đường tỉnh từ năm 2015 đến nay đối với phần đất đã được thu hồi, bồi hoàn.
- Thực hiện hoàn thành việc cắm mốc lộ giới bổ sung các tuyến đường tỉnh trên địa bàn tỉnh và bàn giao cho các đơn vị, địa phương liên quan phục vụ công tác quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ và làm cơ sở xử lý đối với các trường hợp vi phạm.
1.1. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ, để mọi người tự giác chấp hành; yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, các cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện thường xuyên, kiên trì và liên tục.
1.2. Rà soát các văn bản pháp luật về bảo vệ hành lang an toàn đường bộ; tham mưu đề xuất các nội dung cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu về quản lý, lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ.
1.3. Xây dựng tài liệu, tờ rơi, in ấn, phối hợp với UBND các cấp, phát tới từng người dân, để nhân dân biết và thực hiện đúng các quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; vận động người dân không thành lập các điểm trông giữ xe trái phép, bán hàng, họp chợ trên lòng, lề đường; xây dựng lều quán, mái che, xây bục bệ, đắp vuốt làm lối đi lên vỉa hè, vào nhà; lắp đặt biển quảng cáo, biển hiệu trong phạm vi bảo vệ công trình, hành lang an toàn đường bộ; phá hoại công trình giao thông đường bộ; đấu nối trái phép vào các tuyến đường tỉnh.
2.1. Xác định phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ theo quy định Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, rà soát hệ thống cọc mốc giải phóng mặt bằng và cắm bổ sung (nếu chưa có).
2.2. Xác định giới hạn hành lang an toàn đường bộ để cắm mốc giới bảo vệ hành lang an toàn đường bộ (mốc lộ giới) theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 và Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010.
2.3. Đối với các tuyến đường bộ chưa cắm mốc lộ giới: Xây dựng phương án cụ thể cắm mốc lộ giới trình UBND tỉnh phê duyệt. Sau khi được UBND tỉnh phê duyệt trong thời hạn không quá 30 ngày, Sở Giao thông vận tải phối hợp với UBND cấp huyện công bố công khai mốc lộ giới và cắm mốc lộ giới trên thực địa, bàn giao cho UBND cấp xã nơi có công trình để quản lý.
2.4. Đối với các tuyến đường đã cắm mốc lộ giới: Rà soát lại hệ thống cọc mốc lộ giới hiện có, tiến hành cắm các cọc mốc lộ giới bị mất hoặc thiếu và bàn giao cho UBND cấp xã nơi có công trình để quản lý.
3. Rà soát, phân loại và thống kê các công trình nằm trong phạm vi đất dành cho đường bộ
3.1. Đối với phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ
- Đối với các tuyến đường đã thu hồi đủ phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ: Rà soát các công trình, cây cối, tài sản, vật kiến trúc xây dựng, lấn chiếm nằm trong phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ để thực hiện cưỡng chế, giải tỏa.
- Đối với các tuyến đường chưa thu hồi: Rà soát, thống kê và phân loại các loại đất, các công trình, cây cối, tài sản, vật kiến trúc nằm trên phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ để xây dựng kế hoạch thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ theo các quy định của pháp luật về đất đai.
3.2. Đối với phần đất hành lang an toàn đường bộ
- Rà soát, thống kê và phân loại các loại đất, các công trình, cây cối, tài sản, vật kiến trúc nằm trong hành lang an toàn đường bộ.
- Xác định các trường hợp đất ở, đất trụ sở cơ quan, đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp..., đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước đây nhưng hiện nay nằm trong hành lang an toàn đường bộ khi xây dựng công trình mới sẽ ảnh hưởng đến an toàn giao thông, để xây dựng phương án bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất (chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất nông nghiệp).
4. Cưỡng chế, giải tỏa thu hồi và quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ
4.1. Thực hiện cưỡng chế giải tỏa các công trình đã được bồi thường, công trình tái lấn chiếm mà không tự tháo dỡ và các công trình xây dựng trái phép trong hành lang an toàn đường bộ, xóa bỏ đường đấu nối trái phép vào đường bộ; quản lý, bảo vệ phần đất hành lang an toàn đường bộ đã giải tỏa, bảo vệ mốc lộ giới.
4.2. Phần đất hành lang an toàn đường bộ sau khi thu hồi theo mốc lộ giới, giao cho UBND cấp xã có trách nhiệm quản lý phần đất sau khi cưỡng chế, thu hồi.
Được bố trí từ ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành và các nguồn vốn hợp pháp khác (nguồn vốn sự nghiệp, nguồn thu sử dụng quỹ đất của các địa phương, nguồn vốn an toàn giao thông, nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn kinh phí khác).
2. Nội dung chi từ ngân sách nhà nước
2.1. Chi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt và hành lang an toàn đường bộ: Bố trí từ nguồn vốn an toàn giao thông.
2.2. Chi cắm mốc xác định giới hạn phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ; phần đất hành lang an toàn đường bộ: Bố trí từ nguồn vốn sự nghiệp.
2.3. Chi thống kê, phân loại các điểm đấu nối vào đường tỉnh, các vi phạm trong hành lang an toàn đường bộ, diện tích đất đã bồi thường, hỗ trợ giải tỏa, diện tích đất cần được bồi thường, hỗ trợ giải tỏa; Cưỡng chế, giải tỏa vi phạm hành lang an toàn đường bộ và duy trì, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ: Bố trí từ nguồn vốn sự nghiệp.
2.4. Bồi thường, hỗ trợ giải tỏa phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ; bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất hành lang an toàn đường bộ: Bố trí từ nguồn vốn sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển.
3.1. Chi phí tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đường bộ và hành lang an toàn đường bộ: Công an tỉnh, UBND các huyện, thành phố và Ban an toàn giao thông tỉnh lập dự toán theo quy định với mức chi tối đa 200 triệu đồng/năm cho toàn tỉnh.
3.2. Chi cắm mốc xác định giới hạn phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ, phần đất đã GPMB và phần đất hành lang an toàn đường bộ: 10 tỷ đồng.
3.3. Chi thống kê, phân loại các điểm đấu nối vào đường tỉnh, các vi phạm trong hành lang an toàn đường bộ, diện tích đất đã bồi thường, hỗ trợ giải tỏa, diện tích đất cần được bồi thường, hỗ trợ giải tỏa; Chi cưỡng chế, giải tỏa vi phạm hành lang an toàn đường bộ và duy trì, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ: UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chiều dài các tuyến đường tỉnh qua địa bàn để lập dự toán chi cho từng địa phương theo quy định với hạn mức chi tối đa 10 triệu đồng/1km (tổng số: 295km đường tỉnh).
3.4. Bồi thường, hỗ trợ giải tỏa phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ; bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất hành lang an toàn đường bộ: UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và thứ tự ưu tiên lập phương án bồi thường, giải tỏa tại các nút giao đồng mức khuất tầm nhìn, các điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông với hạn mức chi tối đa 20 tỷ đồng/năm cho toàn tỉnh.
3.5. Chi phí rà soát, cập nhật biến động quyền sử dụng đất cho các hộ dân dọc 2 bên các tuyến đường tỉnh với hạn mức chi tối đa 01 tỷ đồng/năm cho toàn tỉnh.
Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch: 123,00 tỷ đồng
(Kinh phí hằng năm trên cơ sở dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt).
a. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, đơn vị quản lý đường bộ để triển khai thực hiện kế hoạch này.
b. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát các văn bản pháp luật về bảo vệ hành lang an toàn đường bộ đề nghị các nội dung cần sửa đổi, bổ sung báo cáo UBND tỉnh đề xuất Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý có hiệu quả trong lĩnh vực này.
c. Khi triển khai các dự án xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo: Tiến hành thu hồi hết phần đất của đường bộ; đồng thời, bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất tại các đoạn tuyến có công trình và tài sản khác nằm trong hành lang an toàn đường bộ có ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ.
d. Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố trong công tác tuyên truyền vận động tự tháo dỡ các công trình lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ; Rà soát, cập nhật biến động quyền sử dụng đất cho các hộ dân dọc 2 bên đường tỉnh; Rà soát, thống kê và phân loại các loại đất, các công trình, cây cối, tài sản, vật kiến trúc nằm trên phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ để xây dựng kế hoạch thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ theo các quy định của pháp luật về đất đai đối với các tuyến đường tỉnh chưa thu hồi; xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch cưỡng chế các trường hợp vi phạm.
e. Chỉ đạo lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm trong việc quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ theo quy định; bố trí đủ lực lượng tham gia tổ công tác cưỡng chế, giải tỏa, lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ của UBND các huyện, thị xã, thành phố.
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát việc lập và thực hiện quy hoạch các khu công nghiệp, khu dân cư dọc các tuyến đường tỉnh trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
a. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải kiểm tra việc thực thi các quy định của pháp luật về đất đai liên quan đến quản lý, sử dụng và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ.
b. Phối hợp với các Sở, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ giải tỏa hành lang an toàn đường bộ.
a. Bố trí đủ lực lượng Công an tỉnh tham gia công tác cưỡng chế, giải tỏa công trình vi phạm hành lang an toàn đường bộ theo đề nghị của UBND các huyện, thị xã, thành phố.
b. Chỉ đạo Công an cấp huyện, xã bố trí đủ lực lượng, tích cực tham gia Tổ công tác cưỡng chế, giải tỏa của UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc thực hiện cưỡng chế, giải tỏa các công trình vi phạm hành lang an toàn đường bộ.
5. Ban An toàn giao thông tỉnh
Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng các nội dung và biện pháp tuyên truyền đẩy mạnh phong trào bảo vệ hành lang an toàn đường bộ; xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến để động viên khuyến khích phong trào này phát triển ở tất cả các địa phương.
Phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Giao thông vận tải, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị quản lý đường bộ trên địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ; xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến để động viên khuyến khích phong trào này phát triển mạnh hơn trên địa bàn tỉnh; dành thời lượng hợp lý để tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân ý thức chấp hành pháp luật hành lang an toàn đường bộ. Đồng thời tập trung tuyên truyền, phổ biến về vai trò, tác dụng của hành lang an toàn đường bộ cho các tổ chức, cá nhân và chính quyền cơ sở biết, thực hiện nghiêm túc pháp luật về hành lang an toàn đường bộ.
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải bố trí đủ kinh phí để thực hiện Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ các tuyến đường tỉnh theo đúng tiến độ của Kế hoạch này.
Phối hợp với Sở Tài chính bố trí đủ kinh phí cho công tác bồi thường, hỗ trợ giải tỏa hành lang an toàn giao thông các tuyến đường tỉnh theo Kế hoạch này.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ hành lang an toàn đường bộ cho các tổ chức cá nhân và nhân dân trong địa phương biết, chấp hành.
b. Chủ trì phối hợp với các đơn vị quản lý đường bộ rà soát, thống kê, phân loại đầy đủ, chính xác các công trình vi phạm, các công trình cần giải tỏa trong hành lang an toàn đường bộ; lập dự toán bồi thường, hỗ trợ giải tỏa các công trình trong hành lang an toàn đường bộ, công trình cần giải tỏa gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt.
c. Tổ chức thực hiện cưỡng chế, giải tỏa các công trình đã được bồi thường, công trình tái lấn chiếm mà không tự tháo dỡ và các công trình xây dựng trái phép trong hành lang an toàn đường bộ. Tổ cưỡng chế gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (Tổ trưởng), Trưởng Công an cấp huyện, đại diện cơ quan quản lý trực tiếp đường bộ, Thanh tra chuyên ngành.
d. Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương triển khai xây dựng hệ thống đường gom, hệ thống đường nội bộ, khu dân cư, lập quy hoạch tổng thể các điểm đấu nối vào các tuyến đường tỉnh đề nghị Sở Giao thông vận tải xem xét trình UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện.
e. Tổ chức tiếp nhận và phối hợp với các cơ quan quản lý đường bộ cắm mốc xác định giới hạn phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ, mốc chỉ giới hành lang an toàn đường bộ, quản lý hành lang an toàn đường bộ đã giải tỏa, bảo vệ mốc lộ giới và xử lý các hành vi vi phạm. Công bố công khai mốc giới hành lang an toàn giao thông đường bộ cho các tổ chức, cá nhân trong địa bàn biết, chấp hành.
g. Bố trí đất tái định cư cho các hộ dân vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ thuộc diện giải tỏa trắng, theo đúng quy định hiện hành.
h. Có hình thức xử lý nghiêm, triệt để đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng lấn chiếm hoặc tái lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn.
i. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trong phạm vi trách nhiệm nếu để xảy ra vi phạm lấn chiếm, tái lấn chiếm, xây dựng công trình trái phép đất hành lang an toàn giao thông đường bộ phải chịu trách nhiệm kỷ luật trước Chủ tịch UBND tỉnh, trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
10. Các đơn vị quản lý đường bộ trên địa bàn tỉnh
a. Phối hợp với chính quyền địa phương rà soát, thống kê, phân loại đầy đủ chính xác các công trình vi phạm trong hành lang an toàn đường bộ, các công trình ảnh hưởng đến an toàn giao thông cần giải tỏa để lập dự toán bồi thường, hỗ trợ giải tỏa các công trình trong hành lang an toàn đường bộ, các công trình ảnh hưởng đến an toàn giao thông cần giải tỏa.
b. Phối hợp với Tổ công tác cưỡng chế, giải tỏa của UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện cưỡng chế giải tỏa các công trình trong hành lang an toàn giao thông đường bộ, các công trình ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
c. Tổ chức cắm mốc xác định giới hạn phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ, phần đất đã GPMB và phần đất hành lang an toàn đường bộ, bàn giao cho các xã, phường, thị trấn để cùng phối hợp quản lý.
d. Phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, phường, thị trấn, Thanh tra Sở Giao thông vận tải, kịp thời ngăn chặn, xử lý tình trạng lấn chiếm, tái lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn giao thông đường bộ.
a. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các Sở, ban, ngành liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ ngày 25 hàng tháng, các đơn vị, địa phương tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Giao thông vận tải.
b. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, nếu có có vấn đề vướng mắc, chưa phù hợp đề nghị các đơn vị liên quan có ý kiến bằng văn bản gửi về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định.
c. Giao Sở Giao thông vận tải kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, địa phương liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này theo đúng tiến độ đề ra; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện của các đơn vị, địa phương về Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 30 hàng tháng để theo dõi, chỉ đạo./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.