ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2365/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 11 tháng 9 năm 2020 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TỈNH THÙA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2020-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15 năm 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 649/QĐ-TTg ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch phòng chống thiên tai quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 03/2020/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2020 của Thủ tuớng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai;
Căn cứ Kế hoạch số 159/KH-TU ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về việc thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 64/2016/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 tháng 2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Quy chế phối hợp hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 01/2018/QĐ-UBND ngày 08 tháng 01 năm 2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Quy hoạch thủy lợi tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035;
Theo đề nghị của Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tại Tờ trình số 165/TTr-PCTT ngày 26 tháng 8 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này kế hoạch Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020-2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2385/QĐ-UBND ngày 23/10/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt kế hoạch Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018-2020.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND và Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã và thành phố Huế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÒNG,
CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2020-2025
(Kèm
theo Quyết định số 2365/QĐ-UBND ngày 11 tháng
9 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Trong những năm qua, công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển đáng kể, chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa. Các địa phương trong tỉnh ngày càng chủ động hơn trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững; trong đó, công tác lập Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hàng năm giữ vai trò rất quan trọng và luôn được chính quyền các cấp và các ngành ở địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện.
Kể từ khi Luật Phòng, chống thiên tai được ban hành, các loại hình thiên tai được đề cập toàn diện hơn, các nguyên tắc, cơ chế chính sách, nguồn lực và trách nhiệm của các tổ chức, các nhân cũng được quy định rõ ràng, chặt chẽ. Kế hoạch phòng, chống thiên tai giúp chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm tới.
Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013.
Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai.
Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác Phòng, chống thiên tai.
Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai.
Quyết định số 649/QĐ-TTg ngày 30/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch phòng chống thiên tai quốc gia đến năm 2020.
Quyết định số 1606/QĐ-TTg ngày 13/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy trình vận hành liên hồ chứa trên sông Hương.
Quyết định số 03/2020/QĐ-TTg ngày 13/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai.
Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 13/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng tránh lũ quét và sạt lở đất.
Quyết định số 1857/QĐ-BTNMT ngày 29/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt và công bố kết quả phân vùng bão và xác định nguy cơ bão, nước dâng do bão cho khu vực ven biển Việt Nam.
Quyết định số 2901/QĐ-BTNMT ngày 16/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả cập nhật phân vùng bão, xác định nguy cơ bão, nước dâng do bão và phân vùng gió cho các vùng ở sâu trong đất liền khi bão mạnh, siêu bão đổ bộ.
Công văn số 1145/BXD-KHCN ngày 28/5/2015 của Bộ Xây dụng về hướng dẫn nhà an toàn theo các cấp bão.
Công văn số 26/TWPCTT ngày 19/3/2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai về việc rà soát Kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh.
Quyết định số 02/QĐ-TWPCTT ngày 18/2/2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai về việc ban hành sổ tay hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai.
Kế hoạch số 159/KH-TU ngày 19/6/2020 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về việc thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Kế hoạch số 164-KH/TU ngày 17/8/2020 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về tuyên truyền triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai
Quyết định số 1893/QĐ-UBND ngày 22/9/2014 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ huy và Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh;
Quyết định số 1601/QĐ-UBND ngày 05/7/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh về điều chỉnh, bổ sung một số thành viên và nhiệm vụ của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh;
Quyết định số 1955/QĐ-UBND ngày 22/8/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch ứng phó sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.
Quyết định số 1933/QĐ-UBND ngày 18/8/2016 của UBND tỉnh về phê duyệt rà soát, bổ sung Kế hoạch quản lý lũ lụt tổng hợp lưu vực sông Hương đến năm 2020 định hướng đến năm 2030.
Quyết định số 64/2016/QĐ-UBND ngày 21/9/2016 của UBND tỉnh về việc ban quy chế phối hợp hoạt động ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quyết định số 2260/QĐ-UBND ngày 28/9/2016 của UBND tỉnh ban hành Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai.
Quyết định số 01/2018/QĐ-UBND ngày 08/01/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch thủy lợi tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035.
Quyết định số 1962/QĐ-UBND ngày 06/9/2018 của UBND tỉnh về việc thành lập Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Thừa Thiên Huế.
Kế hoạch số 174/KH-UBND tỉnh ngày 19/7/2019 của UBND tỉnh về mua sắm trang thiết bị Phòng chống thiên tai.
1. Mục đính
a) Huy động mọi nguồn lực để chủ động ứng phó có hiệu quả trước mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, di sản văn hóa, cơ sở hạ tầng và các công trình trọng yếu do thiên tai gây ra; góp phần quan trọng phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh.
b) Các cấp, ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh trên cơ sở kế hoạch tổng thể của tỉnh, chủ động xây dựng, rà soát kế hoạch của địa phương mình sát với tình hình thực tế của địa phương nhằm ứng phó kịp thời, đạt hiệu quả với từng tình huống mà thiên tai gây ra.
c) Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu ứng phó, khắc phục hậu quả khi có thiên tai xảy ra.
d) Kế hoạch là cơ sở cho các cơ quan, đơn vị đề xuất kinh phí đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm phương tiện, trang thiết bị phát triển nguồn nhân lực, đào tạo kỹ thuật để phục vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; triển khai công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân chủ động ứng phó có hiệu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại khi có thiên tai xảy ra.
2. Yêu cầu
a) Cơ quan chỉ huy thống nhất điều hành là Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thừa Thiên Huế.
b) Phát huy mọi nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật theo phương châm “Bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện; hậu cần tại chỗ).
c) Tích cực, chủ động phòng ngừa, thông báo, báo động sớm; thu thập và xử lý thông tin nhanh, chính xác; chỉ huy điều hành thống nhất theo phương án linh hoạt, sáng tạo và quyết đoán.
d) Trong mọi trường hợp sự cố thiên tai, thảm họa xảy ra thì người chỉ huy cao nhất hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại hiện trường (là Trưởng ban, Phó Trưởng ban hoặc thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp) được ủy quyền điều động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị của các đơn vị, cá nhân hiện có trên địa bàn tham gia ứng cứu.
đ) Trong trường hợp vượt quá khả năng của tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh báo cáo UBND tỉnh đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Quân khu 4, Trung tâm phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực 2 hỗ trợ trong công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
e) Phát huy sức mạnh tổng hợp của các ban ngành, các cấp trên cơ sở chủ động tại chỗ từ cơ sở, kết hợp ứng cứu nhanh, huy động vật tư, phương tiện, lực lượng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để cứu người, sơ tán nhân dân, cứu tài sản. Phương tiện, trang thiết bị được huy động trưng dụng của các đơn vị, cá nhân vào hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ bị thiệt hại sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật.
g) Tranh thủ sự chi viện, giúp đỡ của tỉnh, thành phố lân cận, cơ quan Trung ương, các ngành, các tổ chức theo từng tình huống xảy ra.
TÌNH HÌNH THIÊN TAI VÀ CÁC THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
I. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
Tỉnh Thừa Thiên Huế có tọa độ địa lý như sau:
- Điểm cực Bắc: 16°44'30" vĩ Bắc và 107°23'48" kinh Đông tại thôn Giáp Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền.
- Điểm cực Nam: 15°59'30" vĩ Bắc và 107o4T52" kinh Đông ở đỉnh núi cực nam, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông.
- Điểm cực Tây: 16°22'45" vĩ Bắc và 107°00'56" kinh Đông tại bản Paré, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới.
- Điểm cực Đông: 16°13’18" vĩ Bắc và 108°12'57" kinh Đông tại bờ phía Đông đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.
Tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích 503.320,5 ha, kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nơi dài nhất 128 km (dọc bờ biển), nơi ngắn nhất 44 km (phần phía Tây); mở rộng chiều ngang theo hướng Đông Bắc - Tây Nam với nơi rộng nhất dọc tuyến cắt từ xã Quảng Công (Quảng Điền), phường Tứ Hạ (thị xã Hương Trà) đến xã Sơn Thủy (huyện A Lưới) 65km và nơi hẹp nhất là khối đất cực Nam chỉ khoảng 2-3 km.
Địa hình Thừa Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rõ rệt. Địa hình núi chiếm khoảng 1/4 diện tích, từ biên giới Việt - Lào và kéo dài đến thành phố Đà Nẵng.
Địa hình trung du chiếm khoảng 1/2 diện tích, độ Cao phần lớn dưới 500 m, có đặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoải và phần lớn là đồi bát úp, với chiều rộng vài trăm mét.
Đồng bằng Thừa Thiên Huế điển hình cho kiểu đồng bằng mài mòn, tích tụ, có cồn cát, đầm phá. Diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 1.400 km2.
Hình 1. Bản đồ địa hình tỉnh Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết diễn ra theo chu kỳ 4 mùa, mùa xuân mát mẽ, ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu dịu và mùa đông gió rét. Nhiệt độ trung bình cả năm 25°C. số giờ nắng cả năm là 2000 giờ.
Thừa Thiên Huế là một tỉnh có khí hậu khắc nghiệt, mùa khô có gió Tây nam nóng từ tháng 3 đến tháng 8. Với lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.700 đến 3.800mm.
Tổng chiều dài sông suối và sông đào đạt tới 1.055 km, tổng diện tích lưu vực tới 4.195km2. Mật độ sông suối dao động trong khoảng 0,3-1km/km2, có nơi tới 1,5-2,5 km/km2.
Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế từ Bắc vào Nam gặp các sông chính sau: Sông Ô Lâu; Hệ thống Sông Hương; Sông Nong; Sông Truồi; Sông Cầu Hai; Sông Bù Lu.
Trong đó sông Hương là con sông lớn nhất, có hai nguồn chính và đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn. Dòng chính của Tả Trạch dài khoảng 67 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông, ven khu vực vườn quốc gia Bạch Mã chảy theo hướng Tây Bắc, qua thị trấn Nam Đông rồi sau đó hợp lưu với dòng Hữu Trạch tại ngã ba Bằng Lãng (khoảng 3 km về phía bắc khu vực lăng Minh Mạng). Hữu Trạch dài khoảng 60 km là nhánh phụ, chảy theo hướng bắc và vượt qua phà Tuần để tới ngã ba Bằng Lãng, nơi hai dòng này gặp nhau và tạo nên sông Hương. Từ Bằng Lăng đến cửa sồng Thuận An, sông Hương dài 33 km và chảy rất chậm (bởi vì mực nước sông không cao hơn mấy so với mực nước biển).
Ngoài các sông thiên nhiên, xung quanh thành phố Huế còn gặp nhiều sông đào như: Sông An Cựu; Sông Đông Ba; Sông Kẻ Vạn....
Trên đồng bằng duyên hải còn có hói Bảy xã, hói Hàng Tổng nối sông Hương với sông Bồ, hói Phát Lát, hói Như Ý, hói Chợ Mai.
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trải dài 68 km thuộc địa phận các huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và thị xã Hương Trà với diện tích 22.000 ha.
a) Dân số: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 toàn tỉnh có 305.905 hộ; 1.128.620 nhân khẩu; dân số nam 558.488 người (chiếm 49,5%,); dân số nữ 570.132 người (chiếm 50,5%); dân số khu vực thành thị 558.531 người (chiếm 49,5%); khu vực nông thôn 570.089 người (chiếm 50,5%/ Mật độ dân số 224 người/km2, bằng 77,2% so với mật độ dân số bình quân cả nước.
b) Lao động: Tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên là 636.500 người.
c) Tổng số hộ nghèo: 17.242 hộ/53.536 người chiếm 6,42% so với số hộ toàn tỉnh. Trong đó số hộ nghèo dân tộc thiểu số 1.982 hộ/8.407 người, chiếm 11,5% trong tổng số hộ nghèo; số hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách là 561 hộ, chiếm 3,25% trong tổng số hộ nghèo; Hộ nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội là 6.994 hộ, chiếm 40,56% trong tổng số hộ nghèo.
d) Số người khuyết tật: Toàn tỉnh có 26.470 người khuyết tật, trong đó A Lưới 3.068 người, Nam Đông 1.008 người, Phong Điền 3.574 người, Quảng Điền 2.420 người, Phú Vang 2.862 người, Phú Lộc 2.653 người, Hương Thủy 1.856 người, Hương Trà 2.356 người và thành phố Huế 5.774 người; các cơ sở bảo trợ xã hội 899 người.
a) Y tế
Tổng số cơ sở y tế trên toàn tỉnh: 181, trong đó: 26 bệnh viện; 08 phòng khám đa khoa khu vực; 145 trạm y tế xã phường; 01 nhà hộ sinh; 01 Trạm y tế của cơ quan, xí nghiệp.
Tổng số giường bệnh: 7.343, trong đó: Bệnh viện: 6.442 giường; Phòng khám đa khoa khu vực: 121 giường; Trạm y tế xã phường: 780 giường.
Tổng số cán bộ ngành y: 4.679 người, trong đó: Bác sỹ: 1.487; Y sỹ: 1.029; Y tá: 1.509; Nữ hộ sinh: 654.
Cán bộ ngành dược: 395 người, trong đó: Dược sỹ cao cấp: 120; Dược sỹ trung cấp: 274; Dược tá: 1.
b) Giáo dục và đào tạo
Đại học: Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 09 trường Đại học và 01 học viện, trong đó: Đại học Huế với 08 trường đại học thành viên (Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Khoa học, Trường Đại học Y Dược, Trường Đại học Nông Lâm, Trường Đại học Nghệ thuật, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Ngoại ngữ, Trường Đại học Luật) và 02 khoa trực thuộc (Khoa Giáo dục Thể chất, Khoa Du lịch) cùng 01 phân hiệu tại tỉnh Quảng Trị; Trường Đại học Phú Xuân; Học viện Âm nhạc Huế. số giảng viên: 2.120; số sinh viên: 53.711.
Cao đẳng: 05 trường; số giảng viên: 671. Số sinh viên: 11.026.
Trung cấp chuyện nghiệp, số trường: 01; số giáo viên: 45; số học sinh: 153.
Trường phổ thông, số trường: 383 (tiểu học: 216, trung học cơ sở: 119, trung học phổ thông: 38, phổ thông cơ sở: 12 ; phổ thông Trung học: 03).
Số giáo viên: 11.516 (tiểu học: 5.014, trung học cơ sở: 4.086, trung học phổ thông: 2.416).
Số học sinh: 192.575(tiểu học: 90.479, trung học cơ sở: 66.144, trung học phổ thông: 35.952).
Số lớp học: 6.135 (tiểu học: 3.128, trung học cơ sở: 1.993, trung học phổ thông: 1.014).
Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có trường tiểu học: 100%.
Giáo dục mẫu giáo
- Số trường: 205 (công lập 188, ngoài công lập: 17).
- Số giáo viên: 4.391; số học sinh: 60.970.
c) Du lịch
Tổng số cơ sở lưu trú: 313 (khách sạn: 177, nhà nghỉ: 136).
Tổng số phòng nghỉ: 7.284 (khách sạn: 6.085, nhà nghỉ: 1.199).
Tổng số giường: 13.246 (khách sạn: 11.317, nhà nghỉ: 1.929).
d) Nông nghiệp
Tính đến năm 2018, diện tích các loại cây trồng: 69.586 ha, trong đó: Cây hàng năm: 42.749ha; Cây lâu năm: 26.837 ha. Trong đó, diện tích lúa 32.271 ha, diện tích cây hàng năm khác: 10.478ha.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm: Đàn trâu có 20.847 con; Đàn bò có 34.339 con; Đàn lợn 178.811 con; Đàn gia cầm 2.968.400 con.
Diện tích rừng: Diện tích rừng hiện có: 334.532 ha; trong đó: rừng sản xuất 143.688 ha, rừng phòng hộ 99.848ha; rừng đặc dụng 90.995ha;
Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản: 7.375ha, trong đó: diện tích nuôi tôm 3.283 ha; diện tích nuôi cá 3.162 ha; diện tích nuôi thủy sản khác 930 ha.
đ) Giao thông
Đường bộ: toàn tỉnh có hơn 2.500 km đường bộ, Quốc lộ 1A chạy xuyên qua tỉnh từ Bắc xuống Nam cùng với các tuyến tỉnh lộ chạy song song và cắt ngang như tỉnh lộ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8A, 8B, 10A, 10B, 10C, 11A, 11B, 15 và các tỉnh lộ khác.
Tuyến Quốc lộ 49 chạy ngang từ Tây sang Đông nối tiếp vùng núi với biển. Khu vực ven biển, đầm phá có Quốc lộ 49B và một số tuyến ven biển khác. Khu vực gò đồi trung du và vùng núi rộng lớn phía Tây thuộc các huyện A Lưới, Nam Đông có Quốc lộ 14, Tỉnh lộ 14B, 14C, Quốc lộ 49 đi qua Lào.
Đến nay toàn tỉnh đã nhựa hóa được 80% đường tỉnh, bê tông hóa 70% đường giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã), 100% xã có đường ô tô đến trung tâm.
Đường biển và đường thủy: Tổng chiều dài 563km sông, đầm phá. Tỉnh có cảng biển là cảng nước sâu Chân Mây và cảng Thuận An. Cảng Thuận An nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 13 km về phía đông bắc. Trong nhiều năm tỉnh đã tập trung đầu tư cho cảng Thuận An 5 cầu tầu dài 150m, có khả năng tiếp nhận tầu 1.000 tấn, được nhà nước công nhận là cảng biển quốc gia. Cảng nước sâu Chân Mây cách thành phố Huế 49 km về phía Nam đang được triển khai xây dựng một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật đầu tiên nhằm khai thác lợi thế trục giao thông Bắc - Nam và tuyến hành lang Đông - Tây, tạo động lực phát triển kinh tế những năm sau.
Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh Thừa Thiên Huế dài 101,2km đóng một vai trò quan trọng trong giao thông của tỉnh.
Đường hàng không: Thừa Thiên Huế có sân bay Quốc tế Phú Bài nằm trên Quốc lộ 1, cách phía Nam thành phố Huế khoảng 15 km. Những năm qua, bộ mặt và cơ sở hạ tầng của sân bay Phú Bài đã có những thay đổi đáng kể; đảm bảo cho máy bay Airbus A320, Boeing 747 cất hạ cánh an toàn.
e) Bưu chính, viễn thông
Hiện nay tổng số thuê bao điện thoại các loại là: 1.259.144 thuê bao, số thuê bao internet là: 139.453 thuê bao, trên địa bàn tỉnh có gần 1.500 cột ăng ten; 100% xã có điểm giao dịch bưu điện. Mạng lưới bưu chính, viễn thông được phủ kín trên địa bàn toàn tỉnh. Mạng truyền dẫn từ thành phố Huế đến các huyện, thị xã và từ các huyện, thị xã đến các xã đã được cáp quang hóa, và tạo thành nhiều vòng Ring khép kín đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ phòng chống thiên tai và tìm kiêm cứu nạn, ngoài ra còn có thêm hệ thống viba dự phòng dùng làm truyền dẫn khi hệ thống truyền dẫn cáp quang bị đứt. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh 100% xã có dịch vụ điện thoại cố định, di động, mạng 3G, 4G đã được phủ sóng toàn tỉnh; 100% xã đã được kết nối internet đảm bảo thông tin liên lạc đến toàn dân trên địa bàn tỉnh.
g) Điện năng
- Nguồn điện
Hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế được cấp điện từ hai nguồn chính: từ các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh và từ hệ thống điện Quốc gia thông qua trạm 220kV.
Nguồn cấp điện từ trạm 220kV Huế (E6):
Trạm 220kV Huế (E6) - (125+250)MVA nhận điện từ hệ thống điện Quốc gia thông qua xuất tuyến 220kV Huế - Hòa Khánh và 220kV Huế - A Lưới - Đông Hà. Trạm 220kV Huế hiện cung cấp điện cho 05 trạm 110kV của tỉnh Thừa Thiên Huế, thông qua 5 xuất tuyến 110kV, như các trạm 110kV: Sợi Huế, Phú Bài, Tả Trạch, Bình Điền, Huế 2.
Nguồn cấp điện từ trạm 220kV Phong Điền:
Trạm 220kV Phong Điền - 125MVA nhận điện từ hệ thống điện Quốc gia thông qua xuất tuyến 220kV Huế - Hòa Khánh và 220kV Huế - A Lưới - Đông Hà.
Nguồn từ nhà máy thủy điện, điện năng lượng mặt trời:
- Nhà máy thủy điện A Lưới là một công trình thủy điện trọng điểm của miền Trung, cung cấp nguồn điện vào hệ thống điện miền Trung và còn cấp điện cho khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế. Thủy điện A Lưới được xây dựng tại thôn A Rom, xã Hồng Hạ, huyện A Lưới với 2 tổ máy công suất 2x85MW, phát lên lưới 220kV.
Nhà máy được đấu nối transit vào đường dây 220kV Huế - Đồng Hới.
- Nhà máy thủy điện Tả Trạch được xây dựng tại xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy với 2 tổ máy công suất 2x10,5MW, phát lên lưới 110kV. Nhà máy được đấu nối transit vào đường dây 110kV Huế - Đà Nẵng.
- Nhà máy thủy điện Bình Điền được xây dựng tại xã Bình Tiến, thị xã Hương Trà với 2 tổ máy công suất 2x22MW, phát lên lưới 110kV. Nhà máy được đấu nối transit vào mạch 2 đường dây 110kV Huế - Đông Hà.
- Nhà máy thủy điện Hương Điền được xây dựng tại phường Hương Vân, thị xã Hương Trà với 3 tổ máy công suất 3x27MW, phát lên lưới 110kV. Nhà máy được đấu nối vào thanh cái 110kV TBA 110kV Văn Xá.
- Nhà máy thủy điện A Lin B2 được xây dựng tại xã Phong Xuân, huyện Phong Điền với 2 tổ máy công suất 2x10MW, phát lên lưới 110kV - Nhà máy thủy điện Rào Trăng được xây dựng tại xã Phong Xuân, huyện Phong Điền với 2 tổ máy công suất 2x7MW, phát lên lưới 110kV.
- Nhà máy thủy điện A Lin Thượng công suất 1x2,5MW.
- Nhà máy điện mặt trời Phong Điền được xây dựng tại xã Điền Lộc, huyện Phong Điền công suất 35MW, phát lên lưới 110kV. Nhà máy được đấu nối vào thanh cái 110kV TBA 110kV Điền Lộc.
Ngoài các nhà máy thủy điện nói trên, trên địa bàn tỉnh hiện có 03 nhà máy thủy điện nhỏ phát trực tiếp vào lưới điện trung áp với tổng công suất đặt là 20,2MW. Trong đó thủy điện Thượng Lộ (1x6MW). Thủy điện Thượng Nhật (2x5,5MW) cấp điện cho lưới trung áp 35kV huyện Nam Đông, thủy điện A Roàng (2x3,6MW) cấp điện cho lưới trung áp 35kV huyện A Lưới.
- Lưới điện
Lưới điện 500kV: Đường dây 500kV đi qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế sử dụng dây dẫn phân pha mạch kép 4xACSR330, với tổng chiều dài khoảng 147km, trong đó mạch 1 Hà Tĩnh - Đà Nẵng dài khoảng 73,5km và mạch 2 Hà Tĩnh - Đà Nẵng dài khoảng 73,5km.
Lưới điện 220kV: Ngoài trạm biến áp 220kv Huế, 220kV Phong Điền và nhà máy thủy điện A Lưới đã được đề cập chi tiết ở trên, lưới điện 220kV trên địa bàn tỉnh gồm đường dây 220kV Huế - Đông Hà, Huế - Đà Nẵng, Huế - A Lưới.
Lưới điện 110kV: Đường dây 110kV trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, với tổng chiều dài khoảng 303km (trong đó: mạch đơn khoảng 124km, mạch kép khoảng 89,53km) sử dụng dây dẫn ACRS 185/29.
Các trạm biến áp 110kV: Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 12 trạm 110kV với tổng công suất đặt là 523MVA, trong đó có 9 trạm/13MBA 110kV do điện lực quản lý, với tổng công suất đặt là 398MVA, còn lại 3 trạm/5MBA 110kV là tài sản của khách hàng, với tổng công suất đặt là 125 MVA.
h) Hệ thống cấp nước
Đến cuối năm 2019 tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 100%; trong đó, khu vực nông thôn là 100%, khu vực thành thị là 100%. Tỷ lệ hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh là 90%; trong đó, khu vực nông thôn là 89%, khu vực thành thị là 97%.
Hiện nay, Công ty TNHH Xây dựng và cấp nước Thừa Thiên Huế có 21 nhà máy trực thuộc, với công suất hơn 100 nghìn m3/ngày đêm và cấp nước sạch đến tận gia đình của gần 600 nghìn dân toàn tỉnh (99% người dân thành phố Huế), đây là kết quả rất cao so với cả nước. Thời gian qua, Công ty đã triển khai một số công trình tiêu biểu như Nhà máy nước sạch Bạch Mã, Hòa Bình Chương, Tứ Hạ..., hiện nay công ty đang triển khai dự án mở rộng Nhà náy Quảng Tế 2 nâng công suất từ 27.500 lên 82.500m3/ngày đêm với công nghệ tiên tiến, hiện đại ứng dụng hệ thống SCADA điều khiển, giám sát tự động từ xa, phần xây dựng áp dụng công nghệ đúc không trát mác 300 lần đầu tiên tại khu vực Miền trung và Tây nguyên.
i) Nhà ở
Đến nay, toàn tỉnh cần phải hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 2.710 hộ nghèo có nhu cầu bức xúc về xây dựng nhà ở. Do địa phương thường bị ảnh hưởng bão, lụt, nên người dân đã chủ động xây dựng nhà ở với kết cấu khung ổn định, đảm bảo an toàn cho người và tài sản khi xảy ra thiên tai bão, lụt, tỷ lệ nhà kiên cố và bán kiên cố chiếm hơn 95%, trong đó nhà ở kiên cố tiếp tục tăng đều theo mỗi năm và có thể thích ứng đối với thiên tai.
k) Hạ tầng công nghiệp
Khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn 1,2, 3 và 4: Đầu tư các ngành Kỹ thuật công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp sạch, công nghiệp phụ trợ, cơ khí lắp ráp ô tô xe máy, nước giải khát; công nghiệp hỗ trợ, phụ trợ cho ngành dệt may,...
Khu công nghiệp Tứ Hạ: Ưu tiên phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp điện, điện tử, dệt may, da giày, cơ khí; không phát triển thêm ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng không phù hợp với khu vực lân cận đô thị và có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Khu công nghiệp Phong Điền: Ưu tiên các ngành gắn với vùng nguyên liệu silicat; sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến nông lâm sản; công nghiệp dệt - nhuộm - may, công nghiệp may thời trang, công nghiệp hỗ trợ, phụ trợ cho ngành dệt may. Riêng Khu B và khu B mở rộng (147ha) giành riêng cho đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến cát thạch anh, silicat.
III. CÁC LOẠI HÌNH THIÊN TAI VÀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG
1. Đặc điểm và phạm vi ảnh hưởng
Căn cứ Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai, UBND đã tỉnh xác định loại thiên tai có khả năng ảnh hưởng đến tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm:
- Bão, áp thấp nhiệt đới.
- Lốc, sét, mưa đá và sương mù.
- Mưa lớn, lũ, lũ quét và ngập lụt.
- Sạt lở đất, cát, sụt lún đất do mưa lũ, thay đổi dòng chảy, dòng chảy ngầm.
- Rét hại, sương muối, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn.
- Nước dâng, triều cường, xâm thực.
- Gió mạnh trên biển.
- Động đất, sóng thần.
Bảng 1. Cấp độ rủi ro thiên tai tại Thừa Thiên Huế
Bảng. Cấp độ rủi ro lớn nhất có thể xảy ra tại các huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng. Cấp độ rủi ro lớn nhất có thể xảy ra tại các huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế
a) Bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ)
Theo số liệu theo dõi bão từ năm 1952 đến năm 2019 (68 năm) đã có 47 cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến Thừa Thiên Huế (gây ra gió mạnh bằng hoặc trên cấp 6), bằng 12% số cơn bão ảnh hưởng đến Việt Nam cùng thời kỳ, trong đó có 5 cơn bão mạnh và rất mạnh là: bão ngày 30/10/1952 vào Huế sức gió cấp 12 (122km/h), bão BABS ngày 16/9/1962: cấp 12(118km/h), bão TILDA ngày 22/9/1964 cấp 13 (137km/h), bão PATSY ngày 15/10/1973 cấp 11 (104km/h) và bão CECIL ngày 16/10/1985 cấp 11 (104km/h).
Mùa bão ở Thừa Thiên Huế bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11 hàng năm, trong đó tháng 9 chiếm tần suất cao nhất với 35%, sau đó đến tháng 10 chiếm 20%, tháng 6, 8, 11 chiếm 10%, tháng 5,7 chiếm 7,5%. Trung bình hàng năm có 0,7 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Thừa Thiên Huế, năm nhiều bão nhất là 3 cơn (1971), năm ít bão nhất không có cơn nào. Tần suất không có bão chiếm trên 50%.
Đường đi của bão ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế khá phức tạp, nhưng có thể thấy ba trường hợp thường gặp là: Trường hợp chiếm ưu thế là bão xuất hiện ở vùng biển Đông Nam di chuyển theo hướng Tây Bắc, rồi đổ bộ vào Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế hoặc Quảng Trị hoặc đi dọc theo vùng biển Thừa Thiên Huế. Trường hợp thứ hai là bão di chuyển ổn định theo hướng Tây và trường hợp ít xuất hiện hơn là từ phía Đông Bắc di chuyển xuống theo hướng Tây Nam. Hướng có gió bão mạnh nhất là hướng Bắc - Tây Bắc chiếm 42,9%, hướng Tây - Tây Nam chiếm 32% và hướng Bắc - Đông Bắc chiếm 21,4%.
Tốc độ gió bão trung bình ở Thừa Thiên Huế là 76 km/h tương đương với cấp 9, mạnh nhất có thể lên tới cấp 13 (137km/h). Theo tính toán thì cứ 10 năm sẽ xuất hiện bão cấp 10 và 20 năm thì mới có bão cấp 12. Vùng ven biển và đầm phá Thừa Thiên Huế là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của bão, điển hình là trận bão CECIL 1985 và trận bão XANGSANE 2006. Mức độ ảnh hưởng của bão giảm dần từ Bắc vào Nam. Nếu như thành phố Huế hàng năm chịu ảnh hưởng 0,7 cơn bão và ATNĐ thì ở Chân Mây - Lăng Cô chỉ có 0,41 cơn, trong đó các tháng đầu và giữa mùa bão số cơn bão ảnh hưởng tới Huế nhiều hơn Chân Mây - Lăng Cô.
Năm 2013: Bão và ATNĐ hoạt động ở mức cao (có 14 cơn bão và 5 ATNĐ) và xuất hiện sớm hơn trung bình nhiều năm. Vào đầu tháng 1 và tháng 2, đã có 01 ATNĐ và 01 cơn bão hoạt động trên biển Đông. Trong năm tỉnh Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng của bão số 11 (Nari) di chuyển chủ yếu theo hướng tây sau đó là giữa tây và tây tây bắc và mạnh dần lên. Đến đêm ngày 14 bão đi vào vùng biển Quảng Trị - Quảng Ngãi với sức gió cấp 12, cấp 13, giật cấp 15, cấp 16; bão số 14 (Haiyan): Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh trên cấp 17 (tức là trên 221 km một giờ), giật trên cấp 17.
Năm 2016: Bão xuất hiện muộn, kết thúc rất muộn, cơn bão đầu tiên xuất hiện vào ngày 02/7/2016 (tên quốc tế NEPARTAK) và cơn cuối cùng trong năm kết thúc vào ngày 28/12/2016 (bão số 10, tên quốc tế NOCK-TEN), đây là 2 cơn có cường độ Của 1 siêu bão. Tỉnh Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 4 (tên quốc tế RAI), ATNĐ mạnh lên thành bão số 6 (tên quốc tế AERE) và bão số 7 (tên quốc tế SARIKA).
Năm 2017: Bão và ATNĐ xuất hiện dồn dập, Tỉnh Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng của 7 cơn bão và ATNĐ, gồm: bão số 2 (Talas), bão số 4 (Sonca) bão số 10 (Doksuri), bão số 11 (Khanun), bão số 12 (Damrey), bão số 13 (Haikui), và ATNĐ vào ngày 10/10/2017.
Biến đổi khí hậu nên bão và ATNĐ diễn biến bất thường, số lượng bão hoạt động trên biển Đông ít hơn trung bình nhiều năm, xuất hiện sớm hơn, kết thúc muộn và số cơn bão mạnh tăng.
Bảng 2. Số cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Thừa Thiên Huế
Giai đoạn |
Số cơn bão |
Cấp gió mạnh nhất |
1952-1960 |
4 |
12 |
1961-1970 |
12 |
12 |
1971-1980 |
8 |
10 |
1981-1990 |
7 |
10 |
1991-2000 |
2 |
7 |
2001-2019 |
7 |
10 |
Trong vòng 30 năm gần đây (1980-2010) số cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Thừa Thiên Huế giảm 35% so với 30 năm trước đó (1950-1979). Tuy nhiên, cường độ bão tăng lên, nhiều cơn bão mạnh thường xuyên xuất hiện như CECIL 1985, Yangsana 2006, Ketsana 2009. số lượng bão ảnh hưởng nhiều nhất vào thập kỷ 60, 70 (11 cơn/thập kỷ) và ít nhất vào thập kỷ 90 (2 cơn).
Hình 2. Rủi ro do bão đối với nhà ở
Hình 3. Rủi ro do bão đối với các đố tượng sử dụng đất khác
b) Lũ, lụt
Lũ lụt là thiên tai cực kỳ nguy hiểm có cường suất lớn, sức tàn phá ác liệt, hàng năm gây nhiều thiệt hại cho Thừa Thiên Huế. Lũ, lụt ở Thừa Thiên Huế có những đặc điểm sau đây:
- Mùa lũ: Phù hợp với mùa mưa, mùa lũ chính vụ kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Tổng lượng dòng chảy trong mùa mưa lũ chiếm 65% tổng lượng dòng chảy năm. Ngoài lũ chính vụ còn xuất hiện lũ tiểu mãn trong tháng 5, tháng 6 và lũ sớm trong tháng 8, tháng 9, lũ muộn trong tháng 1.
- Số trận lũ: Theo số liệu quan trắc từ 1977-2009 trên sông Hương, trung bình hàng năm có 3,5 trận lũ lớn hơn hoặc bằng mức báo động II, năm nhiều nhất có 8 trận, năm ít nhất có 1 trận, trong đó có 36% lũ lớn và đậc biệt lớn. Những năm có hiện tượng La Nina số đợt lũ và đỉnh lũ lớn hơn rõ rệt.
- Thời gian lũ: Phụ thuộc vào tình hình mưa và thủy triều, thời gian kéo dài trung bình của một đợt lũ khoảng 3-5 ngày, dài nhất 6-7 ngày.
- Thời gian truyền lũ: Trung bình 5-6 giờ với khoảng cách 51 km từ thượng nguồn (Thượng Nhật) đến hạ lưu (Kim Long).
- Biên độ lũ, cường suất lũ: Phụ thuộc vào lượng mưa và cường độ mưa và hình dạng mặt cắt sông. Biên độ lũ giao động khoảng 3-5m, cường suất lũ lớn nhất ở vùng núi khoảng 1-2m/h, ở vùng đồng bằng từ 0,5-1m/h.
- Lưu lượng lũ: Lưu lượng của trận lũ 1953 là 12.500m3/s và trận lũ đầu tháng 11/1999 là 14.000m3/s. Tổng lượng nước trên toàn bộ các sông đổ xuống hạ lưu từ ngày 01-06/11/1999 là khoảng 307 tỷ m3 làm 90% lãnh thổ vùng đồng bằng ngập sâu trong nước từ 1-4m.
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, số trận lũ và đỉnh lũ hàng năm trên các sông Thừa Thiên Huế trong thời kỳ 1991-2010 có xu thế tăng cả về số trận (tăng 30% ở sông Hương, 15% ở sông Bồ) và mực nước đỉnh lũ lớn nhất năm (tăng 15% ở sông Hương, 9% ở sông Bồ) so với giai đoạn 1977-1990 (bảng 4),
Giai đoạn 2011-2019 do tác dụng các hồ chứa lớn nên số đợt và quy mô lũ giảm so với thời kỳ 1991-2010, số đợt lũ giảm 60% ở sông Hương, 10% ở sông Bồ, mực nước đỉnh lũ lớn nhất năm giảm 40% ở sông Hương, 20% ở sông Bồ.
Bảng 3. Số đợt lũ và đỉnh lũ trung bình trên sông Hương và sông Bồ
Giai đoạn |
1977-1998 |
1999-2009 |
2010-2019 |
|
Số năm thống kê |
22 |
10 |
8 |
|
Sông Hương (trạm Kim Long) |
Số đợt lũ ≥ BĐ 2 |
70 |
50 |
16 |
TB đợt/năm |
3.2 |
5.0 |
2.0 |
|
Đỉnh lũ trung bình (cm) |
354 |
387 |
256 |
|
Sông Bồ (trạm Phú Ốc) |
Số đợt lũ ≥ BĐ 2 |
51 |
27 |
22 |
TB đợt/năm |
2.3 |
2.7 |
2.8 |
|
Đỉnh lũ trung bình (cm) |
421 |
460 |
391 |
Hình 4. Số đợt lũ trên báo động 2 từ năm 1977-2016 trên các sông
Hình 5. Mực nước cao nhất năm trên các sông (1977-2017)
Bảng 5: Thống kê các đợt lũ muộn trong tháng 12 (1976-2019)
Thời gian |
Lượng mưa phổ biến (mm) |
Đỉnh lũ (cm) |
||
Năm |
ngày |
Kim Long |
Phú Ốc |
|
1985 |
28/11-2/12 |
200-500 |
347 |
420 |
1994 |
17-22/12 |
150-300, A Lưới: 609 |
223 |
411 |
1995 |
18-21/12 |
200-300 |
139 |
217 |
1996 |
30/11-2/12 |
160-420 |
258 |
369 |
1999 |
1-6/12 |
500-700 |
373 |
414 |
2006 |
4-6/12 |
60-180, A lưới: 400-500 |
249 |
300 |
2007 |
5-7/12 |
200-400 |
249 |
300 |
2014 |
1-4/12 |
200-400 |
108 |
419 |
2016 |
13-16/12 |
400-600 |
291 |
445 |
2018 |
07-17/12 |
350-800 |
140 |
279 |
c) Ngập úng
Từ năm 2013 đến 2019 do ảnh hưởng El Nino nên tình hình mưa diễn biến trái với quy luật, cường suất mưa lớn: Điển hình như trận mưa ngày 15- 17/11/2013 với cường suất rất lớn tại trạm Kim Long là 68,5mm/h, tại trạm Huế 78mm/h. Lượng mưa trong 3 h, từ 16 h đến 19 h ngày 15/11 như sau: Huế 185mm; Kim Long 134 mm; Phú Ốc 172mm. Đây là đợt lũ có cường suất mưa rất lớn kể từ sau lũ năm 1999 đến nay.
Năm 2015 là một năm ít mưa và tình hình mưa trong khu vực không theo qui luật, gây khó khăn trong công tác dự báo. Lượng mưa trong mùa mưa lũ chỉ xấp xỉ từ 70 - 80% so với trung bình nhiều năm. Ngay từ cuối tháng 3 đã có một đợt mưa lớn trên diện rộng, lượng mưa phổ biến từ 380-620mm. Đây là trận mưa lớn trái mùa, bất thường và chưa từng xảy ra trong thời đoạn của vụ Đông Xuân, do mưa to ở thượng nguồn đã gây ra đợt lũ trên các các sông, gây ngập lụt cho khu vực sản xuất nông nghiệp.
Năm 2016, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và chuyển tiếp từ El Nino sang La Nina nên từ đầu tháng 9 đến giữa tháng 12, tỉnh Thừa Thiên Huế liên tục chịu ảnh hưởng của các đợt thiên tai, bão lũ.
Năm 2017, mưa to đến rất to tập trung trong tháng 10 và tháng 11, đặc biệt mưa rất to kéo dài trong tháng 11 đã gây ra lũ lớn đến đặc biệt lớn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đợt lũ đặc biệt lớn từ ngày 3/11 đến 09/11/2017: lượng mưa tính tổng từ 19 giờ ngày 03/11 đến 07 giờ ngày 09/11 phổ biến từ 600-1.200mm, có nơi cao hơn như Bạch Mã 2.751mm, xuất hiện một đợt lũ lớn trên báo động III trên sông Hương và sông Bồ. Mực nước đỉnh lũ lớn nhất trên sông Hương, tại Kim Long: +4,03m lúc 19 giờ ngày 05/11; trên báo động III là 0,53m; trên sông Bồ, tại Phú Ốc: +5,05m lúc 17 giờ ngày 05/11; trên báo động III là 0,55m, xấp xỉ đỉnh lũ lịch sử 1999 (+5,18m).
Đợt lũ lớn kéo dài từ ngày 19/11 đến 24/11/2017: lượng mưa phổ biến từ 360-800 mm, có nơi cao hơn như Bạch Mã 1.028mm; xuất hiện một đợt lũ lớn trên các triền sông. Mực nước đỉnh lũ lớn nhất trên sông Hương, tại Kim Long: + 2,71 m, trên báo động II là 0,71m; Trên sông Bồ, tại Phú Ốc: +4,17 m, dưới báo động III là 0,33m.
Năm 2018, do ảnh hưởng của không khí lạnh liên tục tăng cường mạnh kết hợp với nhiễu động gió đông trên cao nên từ sáng ngày 07/12 đến ngày 17/12 ở Thừa Thiên Huế đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 200mm đến 400mm, một số nơi mưa lớn hơn như Phong Bình 609mm, Truồi 732mm, Bạch Mã 582mm, Huế 392mm. Đợt mưa lớn đã làm cho 960 nhà bị ngập với độ sâu từ 0,1 m đến 0,3m. Ngập úng 80 ha hoa màu (Quảng Điền 30ha, Phong Điền 25ha, Hương Trà 25ha); 5,7 hoa cúc tết bị ngập tại xã Quảng Thành, Quảng Thọ, thị trấn Sịa huyện Quảng Điền; khoảng 1,2ha lúa mạ bị ngập tại huyện Quảng Điền.
Các khu vực thường xuyên ngập úng trên địa bàn thành phố Huế:
- Khu vực phường Vỹ Dạ: Khu vực này thường bị úng ngập khi có mưa và mức nước sông Hương lên cao. Các khu vực Trường THCS Vỹ Dạ, khu quy hoạch Nam Vỹ Dạ và các tuyến đường Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương bị ngập úng khoảng 0,5m.
- Khu vực phường Phú Hội: Khu vực này hay bị ngập ở đoạn đầu của đường Bến Nghé - Hùng Vương, các tuyến đường Phạm Ngũ Lão, Võ Thị Sáu, Trần Quang Khải. Mức độ ngập úng khoảng 0,5m và cũng rút được nước sau khi tạnh mưa 1-2 giờ.
- Khu vực phường Xuân Phú: Đây là khu vực bị ngập lũ nặng nhất, do địa hình tự nhiên thấp nên hầu như toàn bộ khu vực bị ngập lũ khi có mưa. Nhưng do khu vực này vừa mới được san nền lại khu vực Trung tâm thể thao thành phố, khu đô thị mới Kiểm Huệ và được xây dựng lại tuyến mương T7 trên đường Tố Hữu kéo dài nên cũng đã giải quyết được phần nào tình trạng ngập úng ở các khu vực này. Còn đối với khu vực đô thị phía Nam Trung tâm Thể thao thành phố về phía đường Trường Chinh vẫn bị ngập thường xuyên.
Hình 6. Bản đồ ngập lũ đô thị do mưa tần suất 50% (lượng mưa 122mm/3h)
- Khu vực phường Vĩnh Ninh: Khu vực này hiếm khi bị úng ngập khi có mưa. Nhưng trên các tuyến đường Phan Bội Châu, Nguyễn Thiện Kế, Lý Thường Kiệt vẫn bị ngập úng khoảng 0,3m khi có mưa to do đường kính ống thoát nước hiện trạng nhỏ không thoát kịp.
- Khu vực phường Phú Nhuận: Khu vực này không bị ngập thường xuyên. Nhưng trên các tuyến đường Nguyễn Huệ, Nguyễn Thị Minh Khai, khu vực ngã ba Nguyễn Tri Phương - Hùng Vương đôi khi vẫn bị ngập do đường ống thoát nước nhỏ khi mưa to không thoát nước kịp. Khu vực này bị ngập úng 0,2 - 0,5m và sau khoảng 1-2 giờ tạnh mưa là rút hết nước.
- Khu vực phường An Cựu: Khu vực này bị úng ngập cục bộ trong khoảng thời gian ngắn khi có mưa lớn ở Kiểm Huệ, Kiệt Miếu Đôi.
- Khu vực Phường Đúc: Khu vực này thường bị úng ngập cục bộ dọc tuyến đường Bùi Thị Xuân và khu vực Dương Xuân Hạ trong khoảng thời gian ngắn khi có mưa lớn.
Mưa lớn gây ngập úng khiến nhiều tuyến đường bị ngập và cũng khiến một số công trình hầm để xe của một số nhà cao tầng có nguy cơ bị ngập như: Toà nhà SHB đường Lý Thường Kiệt, toà nhà Công ty Kinh doanh nhà đường Nguyễn Văn Cừ, siêu thị BigC, tòa nhà Công an thành phố Huế đường Đống Đa...
d) Trượt lở đất
Trượt lở đất ở Thừa Thiên Huế chủ yếu xảy ra ở vùng đồi núi có độ dốc từ 30-35 độ dọc theo quốc lộ 1A như đèo Phước Tượng, đèo Phú Gia, đèo Hải Vân, ở các huyện A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc và dọc theo đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 49. Trên Quốc lộ 49 đoạn đi qua xã Bình Tiến (thị xã Hương Trà) đã từng xảy ra một vụ trượt đất cực lớn vào ngày 21/11/1999 với khối lượng đất đá lên đến 20.000m3 nhưng rất may là không có thiệt hại đáng kể. Tại mũi Né (Phú Lộc) trong đợt lũ đầu tháng 11/1999 đã xảy ra trượt đất làm 13 người chết. Theo điều tra sơ bộ toàn tỉnh có 15 vị trí trượt đất trên sông Hương, sông Bồ, sông Truồi có rất nhiều điểm sạt lở bờ sông. Những điểm sạt lở nghiêm trọng là những nơi thường xảy ra lũ quét như Bằng Lãng, Dương Hoà, Hương Hồ, Hương Thọ. Hầu như năm nào cũng có sạt lở và số điểm sạt 15 ngày càng gia tăng.
đ) Sạt lở sông, bờ biển
Thừa Thiên Huế có đường bờ biển dài 128km, trong đó, riêng dải cồn cát ven biển có chiều dài 90 km được xem như tuyến đê biển trực tiếp (bên ngoài là biển và bên trong là đầm phá), chiều rộng của dãy cồn cát này không đều do bờ biển xâm thực mạnh, có nơi rộng 200-300m, cá biệt có đoạn rộng 15-30m.
Dải cồn cát ven biển có vai trò rất quan trọng, là nơi sinh sống của cộng đồng dân cư từ bao đời nay là lá chắn bờ bảo vệ hơn 22.000 ha đầm phá đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là nơi có nhiều hệ sinh thái quan trọng như cỏ biển, rừng ngập mặn và bãi triều; bảo vệ khu vực phục vụ nuôi trồng thủy sản, canh tác nông nghiệp, khu vực neo đậu tàu thuyền các loại; bảo vệ hệ thống giao thông huyết mạch cho các xã ven biển như Quốc lộ 49A, 49B, hệ thống cầu qua phá Tam Giang như cầu Trường Hà, cầu Thuận An, cầu Tam Giang, cầu Hòa Xuân...; bảo vệ các khu du lịch, bãi tắm, nhà nghỉ dưỡng, công nghiệp ven biển, đầm phá... Đặc biệt, dải cồn cát trên còn có nhiệm vụ hết sức quan trọng về đảm bảo an ninh - quốc phòng tuyến biển, là con đê biển tự nhiên chống bão, sóng thần hiện tại và tương lai.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết trong các năm gần đây trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế liên tục chịu ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới và không khí lạnh tăng cường đã gây ra mưa lớn, ảnh hưởng việc điều tiết của các hồ thủy điện, yếu tố địa hình các sông ở tỉnh Thừa Thiên Huế ngắn và dốc, lượng phù sa, bùn cát trong dòng sông bị mất cân bằng và các nguyên nhân khác, đặc biệt do ảnh hưởng của bão, lũ từ năm 2009 đến nay trên địa bàn tỉnh tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển diễn biến hết sức phức tạp làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Tình hình sạt lở bờ sông: Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 42km sông (trong tổng số chiều dài các sông là 1.056 km) đang bị sạt lở nặng, tập trung chủ yếu ở sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu, sông Truồi, sông Bù Lu,... ảnh hưởng trực tiếp đến hàng nghìn hộ dân sinh sống sát bờ sông, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng các công trình di tích lịch sử, các công trình hạ tầng kỹ thuật của địa phương, ảnh hưởng giao thông đi lại.
Tình hình sạt lở bờ biển: Hiện nay có hơn 09km bờ biển (trong tổng số 127km bờ biển) bị sạt lở nặng tập trung các khu vực như: Xã Phong Hải, huyện Phong Điền; xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền; xã Hải Dương, thị xã Hương Trà; các xã Phú Thuận, Phú Hải, Phú Diên, Vinh Thanh, huyện Phú Vang đe dọa đến tính mạng và tài sản của hơn 1.000 hộ dân cũng như cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội khu vực ven biển của tỉnh. Đặc biệt, lũ lụt hàng năm thường xuyên gây xói lở và bồi lắng hai cửa biển Thuận An và Tư Hiền làm tăng nguy cơ mất ổn định tự nhiên khu vực này, ảnh hưởng đến dòng chảy thoát lũ, ảnh hưởng đến giao thông thủy, nhất là các tàu thuyền đánh bắt xa bờ ra vào và chở hàng hóa ra vào cửa Thuận An và cửa Tư Hiền.
e) Lốc, tố
Lốc, tố là những thiên tai thường xảy ra ở Thừa Thiên Huế. Mặc dù phạm vi ảnh hưởng không rộng như bão nhưng sức gió trong lốc rất mạnh, đôi khi kèm theo mưa đá, gây thiệt hại đáng kể cho địa phương. Trong những năm gần đây số cơn lốc xảy ra trên địa bàn Thừa Thiên Huế ngày càng gia tăng, nhất là vào những năm có hiện tượng El Nino như 1993, 1997, 2002. Từ năm 1993 đến nay trung bình hàng năm có khoảng 4 cơn lốc. Đáng chú ý là cơn lốc ngày 25/9/1997 với sức gió cấp 10 qua huyện Phú Vang và thành phố Huế làm thiệt hại 8 tỷ đồng. Gần đây hai cơn lốc mạnh cấp 10 xảy vào ngày 27/3 và ngày 28/4/2005 tại hai huyện Nam Đông và A Lưới để lại thiệt hại hơn 2 tỷ đồng. Thời gian xuất hiện của lốc tố thường vào thời kỳ chuyển mùa: tháng 4, tháng 5, tháng 8 và tháng 9 và có thể xuất hiện nhiều vùng trên địa bàn của tỉnh. Cơn lốc mạnh nhất đã quan sát được ở Thừa Thiên Huế là 144km/giờ (cấp 13) vào ngày 7/4/1981 ở A Lưới kèm theo mưa đá có đường kính lớn nhất là 5 cm.
Trong năm 2016, trên địa bàn huyện thị xã Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền và thành phố Huế đã xảy ra các đợt dông, lốc kèm theo sét làm 04 người chết, 10 người bị thương, gây tốc mái 253 nhà, hư hại hơn 400 ha lúa và hoa màu bị gẫy đổ.
Bảng 6. Số ngày dông trung bình tháng và năm
Địa điểm |
Tháng |
Năm |
|||||||||||
I |
II |
III |
IV |
V |
VI |
VII |
VIII |
IX |
X |
XI |
XII |
||
Huế |
0.1 |
0.8 |
4.8 |
10.9 |
18.3 |
13.7 |
12.6 |
14.9 |
15.4 |
8.2 |
0.8 |
0 |
101 |
Nam Đông |
0 |
1.5 |
6.8 |
16.6 |
22.7 |
19.6 |
17.7 |
16.8 |
14.4 |
6.6 |
0.8 |
0 |
124 |
A Lưới |
0 |
1.4 |
6.9 |
15.8 |
16.6 |
11.3 |
10.6 |
12.1 |
12.3 |
4.5 |
0.8 |
0 |
92 |
g) Lũ quét
Theo số liệu khảo sát, trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã có 48 điểm xảy ra lũ quét với các loại hình sau: lũ quét nghẽn dòng, lũ quét hỗn hợp. Lũ quét nghẽn dòng thường xảy ra ở những vùng trũng giữa núi như: Hồng Kim (A Lưới), Xuân Lộc (Phú Lộc), La Hy (Nam Đông), Khe Trái (Hương Trà). Lũ quét nghẽn dòng còn xảy tại những công trình giao thông có khẩu độ thoát lũ kém như tại Cống Bạc (trên quốc lộ 1A qua thành phố Huế). Lũ quét hỗn hợp thường xảy ra nơi hợp lưu của hai con sông như Bằng Lãng, Hương Hồ (sông Hương), Lại Bằng (sông Bồ). Trong trận lũ 1953 và 1999 hai làng Bằng Lãng và Lại Bằng đã bị cuốn trôi. Tần suất xảy ra lũ quét ở Thừa Thiên Huế không lớn nhưng gây nhiều thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân.
Hình 7. Rủi ro do lũ quét, sạt lở đất đối với nhà ở
h) Hạn, xâm nhập mặn
Hạn, xâm nhập mặn là những hiện tượng thường xảy ra hàng năm, nhất là trong những năm có hiện tượng El Nino ở Thừa Thiên Huế. Trong quá khứ có những đợt hạn nặng như 1977, 1993-1994, 1997-1998, 2002. Đợt hạn năm 1993-1994 đã làm một số sông suối khô nước, cây lưu niên bị chết, nước mặn trên sông Hương xâm nhập sâu vào nội địa đã làm mất trắng 12.710 ha lúa hè thu, ước tính mất 20.000 tấn thóc. Trong đợt hạn 2002, nước mặn vượt quá nhà máy nước Vạn Niên lên tới phà Tuần làm nhiều nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa nhiều ngày, ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế của tỉnh. Nhờ có đập ngăn mặn Thảo Long, Cửa Lác mà tình hình xâm nhập mặn đến nay đã cơ bản được khống chế.
Năm 2013: Nắng nóng xuất hiện sớm, từ tháng 3 có nắng nóng cục bộ ở Nam Đông. Tính đến nay khu vực đã có 12 đợt nắng nóng, trong đó có 2 đợt mạnh. Từ 03-06/4 ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã có một đợt nắng nóng gay gắt với nhiệt độ tối cao lên đến 39-40 °C. Tại Nam Đông là 41,1 °C vượt giá trị cao nhât từ trước đến nay. Đợt nắng nóng kéo dài nhất là 17 ngày, từ 13-29/05. Nắng nóng kết thúc vào đầu tháng 9;
Năm 2014: Số đợt và số ngày đạt tiêu chuẩn gió Tây khô nóng nhiều hơn trung bình nhiều năm, vùng đồng bằng đạt 55 ngày, vùng núi Nam Đông là 74 ngày. Đến tháng 9 vẫn còn 02 đợt nắng nóng trên diện rộng; đợt nắng nóng kéo dài từ 10/5 đến ngày 09/06, với nhiệt độ Cao nhất vùng Nam Đông 40 độ C, vùng đồng bằng 39,3 độ C.
Năm 2015: Được xem là một năm khá nóng và có nhiều biến động. Gió tây khô nóng hoạt động mạnh và liên tục làm cho số ngày khô nóng kéo dài làm nền nhiệt toàn năm cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Từ cuối tháng 3 đã xuất hiện nắng nóng trên diện rộng và kéo dài đến tháng 8. Hầu hết các tháng đều cao hơn trung bình nhiều năm, trong đó tháng 11 nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm 2,5 độ C.
Do hiện tượng El Nino hoạt động kéo dài nhất trong lịch sử từ đầu năm 2014 đến giữa năm 2016, đã khiến cho khu vực Nam Trung Bộ, Nam Bộ thiếu hụt lượng mưa liên tiếp trong 2 năm (2014-2015), đây là đợt hạn hán diễn ra mạnh nhất và kéo dài nhất trong gần 100 năm qua. Tại Thừa Thiên Huế từ giữa tháng 2 đã xuất hiện nắng nóng trên diện rộng với nhiệt độ 35-36 độ C, tiếp đến tháng 3 đến tháng 9 đã có nhiều đợt nắng nóng, nhiệt độ trung bình cao hơn trung bình nhiều năm.
Năm 2019: Do tình hình nắng nóng gay gắt, kéo dài nên trong vụ Đông Xuân một số diện tích lúa nằm ngoài vùng không có nguồn nước tưới chủ động đã bị thiệt hại: lúa khô cháy, mất trắng 88,4 ha, cây lạc 330,5 ha; diện tích bị thiệt hại từ 30-70% lúa 1.106,65ha, cây lạc 387 ha, hoa màu các loại 75,2 ha.
Các đợt nắng nóng đã xảy ra liên tục từ đầu tháng 2 đến tháng 5; làm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp bị thiếu hụt, gây thiệt hại cho khoảng 61 ha lúa bị khô cháy, mất trắng, 512 ha cây lạc; diện tích bị thiệt hại từ 30-70% lúa 1.106ha, cây lạc 387 ha, hoa màu các loại 75 ha. Tình hình dịch bệnh trên gia súc gia cầm diễn biến phức tạp, đặc biệt là Dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện tại Thừa Thiên Huế ảnh hưởng không nhỏ đến chăn nuôi lợn.
Vụ Hè Thu năm 2019, theo kế hoạch gieo cấy khoảng 25.817 ha (giảm 2.870 ha so với vụ Đông Xuân do không chủ động được nguồn nước các địa phương đã chủ động chuyển đổi cây trồng hoặc bỏ hoang), thực tế gieo cấy 25.430ha. Do nắng nóng kéo dài đã có khoảng 2.000 ha bị hạn nặng thiếu nước, ngoài ra một phần diện tích lúa bị sâu bệnh và chuột phá hoại tăng cao.
Năm 2020: Tỉnh Thừa Thiên Huế có lượng mưa từ tháng 01-3/2020 lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 30%, Lượng mưa phân bố không đều giữa đồng bằng và vùng núi. Trong tháng 3 lượng mưa lại thấp hơn trung bình nhiều năm và nắng nóng xuất hiện cục bộ, dự báo qua tháng 4 nắng nóng xuất hiện trên diện rộng với tổng lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm từ 10-25%. Theo tổng hợp đến đầu tháng 3/2020 diện tích lúa bị chết do xâm nhập mặn 79,8 ha tập trung xã Phú Đa, Phú Diên, Vinh Xuân, Vinh Hà, Phú Gia, Phú Xuân, huyện Phú Vang; xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, xã Hải Dương, Hương Phong, thị xã Hương Trà; các xã Lộc Trì, Vinh Hưng, huyện Phú Lộc. Diện tích có khả năng bị thiếu nước từ nay đến cuối vụ Đông Xuân là 1.826 ha tập trung các địa phương Phú Vang, Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới.
i) Nước dâng
Nước dâng là hiện tượng mực nước biển dâng cao hơn mức thủy triều bình thường khi có bão ảnh hưởng. Tùy theo cường độ của bão, nước dâng có thể gây thiệt hại ở vùng thấp ven biển. Ở khu vực Thừa Thiên Huế, nước dâng đã quan sát trong cơn bão CECIL 1985 ở Thuận An 1,9m, ở Lăng Cô 1,7m và khoảng 1,0m trong cơn bão Xangsane 2006. Nước dâng kết hợp triều cường làm mực nước biển cao 3-4m, tràn vào đất liền 2-3km. Theo tính toán của Trương Đình Hiển, trong chu kỳ khoảng 100 năm có khả năng xảy ra nước dâng ở khu vực ven biển Thừa Thiên Huế với độ Cao 2,0m.
k) Động đất
Theo viện vật lý địa cầu (Viện khoa học và công nghệ Việt Nam), Việt Nam nằm ở rìa đông nam lục địa châu Á, trải dài trên 2.000 km, được xác định là có tính địa chấn trung bình.
Đối với Thừa Thiên Huế, theo số liệu lịch sử thì vào tháng 11/1829 đã xảy một trận động đất mạnh cấp VII (theo thang động đất quốc tế M.S.K.1964 tương đương cấp 5 độ Ricter) làm phía bắc thành bị sụt và rung động vì động đất. Như vậy, nguy cơ động đất ở Thừa Thiên Huế là có thật, động đất có thể đạt 5 độ Richter, tối đa có thể lên 5,5 độ Richter với tần suất rất hiếm.
Từ đầu năm 2014, đến nay trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã xảy ra 28 trận động đất, trận lớn nhất có độ lớn 4,7 độ Richter xảy ra vào lúc 19h34 phút, ngày 15/05/2014 tại vị trí có tọa độ 16,32 độ Vĩ Bắc, 107,37 độ Kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 10 km, động đất gây nên rung động cấp V-VI (MSK 64) tại khu vực tâm chấn.
Mặc dù các trận động đất nói trên chưa gây thiệt hại về người nhưng đã gây hoang mang đối với nhân dân địa phương, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn đối với các công trình của Nhà nước và nhân dân, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện, thủy lợi quan trọng trên địa bàn tỉnh gồm các công trình: thủy điện A Lưới (huyện A Lưới), thủy điện Bình Điền, thủy điện Hương Điền (thị xã Hương Trà), hồ Tả Trạch (thị xã Hương Thủy), hồ Truồi (huyện Phú Lộc).
l) Sóng thần
Hầu như không có thông tin về sóng thần ở Thừa Thiên Huế, ngoài thông tin của nhà sử học Nguyễn Quang Trung Tiến cho biết ngày 15/10/1897 một đợt sóng thần đã ảnh hưởng đến bờ biển Thừa Thiên Huế làm mở rộng cửa Thuận An và lấp một phần cửa Hòa Duân. Thông tin này cần kiểm tra lại vì có thể tác giả nhầm lẫn giữa hiện tượng nước dâng do bão và sóng thần.
Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường cho thấy khả năng một số vùng biển nước ta chịu ảnh hưởng đáng kể của sóng thần phát sinh do động đất tại đới hút chìm Manila và vùng lân cận. Độ Cao sóng thần cực đại có thể lên 7,0m tại Thừa Thiên Huế với động đất cấp 9,0 và lên trên 4,0m với động đất cấp 8,5 tại đới hút chìm Manila. Thời gian sóng thần tới vùng biển Thừa Thiên Huế sau khoảng 2 giờ. Như vậy nguy cơ sóng thần ở bờ biển Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng là một thực tế, cần đánh giá đúng mức để có giải pháp phù hợp.
m) Gió mùa Đông Bắc
Là hiện tượng thời tiết nguy hiểm, vì khi nó tràn về ngoài khơi vịnh Bắc Bộ gió có thể mạnh đến cấp 6-7, thậm chí cấp 8, có thể đánh đắm tàu thuyền, đất liền gió cấp 4-5, có lúc cấp 6, có thể làm hư hại nhà cửa, cây cối, các công trình đang thi công trên cao. Đặc biệt, trong thời kỳ giao mùa (tháng 3, 4 và tháng 9, 10), không khí lạnh còn gây ra mưa to, gió lớn, dông, tố lốc, có khi cả mưa đá. Vào những tháng chính đông (tháng 12, tháng 1), đêm về trời quang mây, gây ra sương muối, băng giá, rét đậm, rét hại, thậm chí có năm cả tuyết rơi trên vùng núi cao, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người.
Thừa Thiên Huế là địa phương chịu ảnh hưởng khá mạnh của gió mùa đông bắc. Trung bình hàng năm có khoảng 22 đợt không khí lạnh xâm nhập tới Thừa Thiên Huế, ít hơn Hà Nội 7 đợt và cao hơn Quảng Nam 7 đợt (bảng 6.7, hình 6.4). Gió mùa đông bắc bắt đầu ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế vào tháng 9 (trung bình khoảng 0,7 đợt/năm), tăng dần qua tháng 10, 11 và đạt cực đại vào tháng 1 với 3,3 đợt, sau đó giảm dần và chấm dứt vào tháng 6 với 0,6 đợt.
n) Sương mù
Ở vùng đồng bằng ven biển của tỉnh, sương mù chủ yếu hình thành trong mùa Đông, khi không khí ẩm và ấm tràn vào vùng đất lạnh, nhiệt độ hạ thấp và độ ẩm tăng lên. Sương mù hình thành theo cách này gọi là sương mù bình lưu. Phương thức này tạo ra một lóp sương mù khá dày đặc bao trùm một vùng rộng lớn và tồn tại tương đối lâu vào buổi sáng (đến 7-8 giờ sáng).
Ở vùng núi cao trên 500m, sương mù hầu như hình thành quanh năm, nhưng nhiều nhất vẫn là mùa Đông. Sương mù miền núi hình thành chủ yếu do bức xạ làm mặt đất lạnh đi vào những đêm trời quang mây, gió nhẹ. Sương mù hình thành theo cách này gọi là sương mù bình bức xạ.
Số ngày sương mù ở vùng đồng bằng ven biển và vùng thung lũng thấp, dao động từ 14 đến 20 ngày trong năm, trong khi số ngày sương mù ở miền núi A Lưới cao gấp 3 - 4 lần vùng đồng bằng và thung lũng Nam Đông.
Thông thường, khi có sương mù nhiệt độ thường thấp, độ ẩm cao và bức xạ trực tiếp của mặt trời rất yếu. Đây là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại nấm sinh bệnh cho cây trồng vụ Đông Xuân. Ngoài ra, ảnh hưởng trực tiếp đến tầm nhìn khi giao thông, đặc biệt những vùng cao như Nam Đông, A Lưới.
Trong thập kỷ 2001-2010 do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên số ngày xuất hiện sương mù có giảm so với các thời kỳ trước.
Ngoài ra, còn có một số hiện tượng thiên tai không điển hình khác như sương muối, băng giá, rét đậm, rét hại, thậm chí có năm cả tuyết rơi trên vùng núi cao, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân.
3. Thiệt hại do thiên tai xảy ra
Bảng 7: Thiệt hại do thiên tai xảy ra từ năm 1999 đến 2019
TT |
Nội dung |
Về người |
Về hạ tầng |
Tổng thiệt hại (Tỷ đồng) |
|||
Người chết |
Bị thương |
Số hộ bị ngập |
Nhà sập |
Tốc mái |
|||
1 |
1999 |
359 |
305 |
300.000 |
25.056 |
|
1.746 |
2 |
2000 |
4 |
2 |
|
16 |
166 |
77,550 |
3 |
2001 |
5 |
|
|
1 |
5 |
18,135 |
4 |
2002 |
9 |
|
|
9 |
116 |
15,276 |
5 |
2003 |
5 |
|
|
21 |
206 |
27,22 |
6 |
2004 |
10 |
|
134.100 |
1.626 |
|
248 |
7 |
2005 |
7 |
12 |
|
123 |
1.707 |
158,1 |
8 |
2006 |
9 |
136 |
|
1.160 |
32.655 |
2.931 |
9 |
2007 |
23 |
36 |
83.370 |
33 |
868 |
1.162 |
10 |
2008 |
5 |
1 |
|
|
57 |
62 |
11 |
2009 |
15 |
59 |
|
376 |
11.154 |
417 |
12 |
2010 |
9 |
19 |
|
|
432 |
227 |
13 |
2011 |
13 |
5 |
|
|
|
831 |
14 |
2012 |
- |
|
50 |
|
|
80 |
15 |
2013 |
6 |
29 |
13.076 |
37 |
1.860 |
592 |
16 |
2014 |
8 |
1 |
600 |
|
8 |
7 |
17 |
2015 |
1 |
|
|
2 |
41 |
29,4 |
18 |
2016 |
13 |
14 |
8.180 |
9 |
445 |
587 |
19 |
2017 |
19 |
12 |
79.458 |
181 |
964 |
921,379 |
19 |
2018 |
4 |
|
|
|
|
59,7 |
19 |
2019 |
1 |
|
|
|
|
2,6 |
Tổng |
525 |
631 |
618.834 |
28.650 |
50.684 |
10.199 |
IV. NĂNG LỰC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
1. Nguồn nhân lực ứng phó thiên tai
Ban Chỉ huy và Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh thành lập tại Quyết định số 1893/QĐ-UBND ngày 22/9/2014; kiện toàn tại Quyết định số 1601/QĐ-UBND ngày 05/7/2019 của UBND tỉnh với nhiệm vụ tham mưu UBND tỉnh quản lý hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, chỉ huy, điều hành trên phạm vi toàn tỉnh; UBND các địa phương thành lập Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và kiện toàn hàng năm để chỉ huy, điều hành công tác Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn quản lý. Các sở, ban, ngành, đoàn thể đã thành lập Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, triển khai công tác Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn ở đơn vị mình.
Các nguồn nhân lực ứng phó thiên tai, bao gồm:
- Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn là lực lượng tại chỗ thực hiện hoạt động phòng, chống thiên tai.
- Dân quân tự vệ là lực lượng tại chỗ thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo phương án phòng, chống thiên tai của địa phương và sự điều động của người có thẩm quyền. Cơ quan Ban Chỉ huy quân sự các huyện, thị và thành phố Huế.
- Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và là lực lượng nòng cốt trong công tác sơ tán người, phương tiện, tài sản, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội theo sự điều động của người có thẩm quyền.
- Tổ chức, cá nhân tình nguyện tham gia hỗ trợ hoạt động phòng, chống thiên tai theo sự chỉ huy của người có thẩm quyền.
+ Lượng lượng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Lực lượng phòng chống tại chỗ: Lực lượng bộ đội thường trực; lực lượng Dân quân cơ động (mỗi xã có 1b dân quân cơ động), dự bị động viên (mỗi huyện có 1c dự bị động viên).
Lực lượng cơ động: eBB6, d3TTG, c20TS, c18TT, c594 PK, c17CB, Đội 192, bVB+bKSQS.
Lực lượng hiệp đồng: Tùy theo tình hình để tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh và cấp ủy, chính quyền địa phương đề nghị hỗ trợ lực lượng, phương tiện các đơn vị của Quân khu, của Bộ: Lực lượng F968, Lữ CB414; kho 890; Vùng 3 Hải quân, F372 Không quân, Quân khu 5.
Lực lượng dự bị: Trường Quân sự tỉnh, Trường Cao đẳng nghề 23, Đoàn Kinh tế quốc phòng 92 và các lực lượng còn lại của các cơ quan đơn vị.
+ Lực lượng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng: Tại Cơ quan Bộ Chỉ huy; các đồn tuyến biên giới đất liền; các đồn tuyến biên giới biển giao động từ; tiểu đoàn huấn luyện cơ động.
+ Lực lượng Công an tỉnh: Các phòng ban Công an tỉnh, các huyện, thị xã và thành phố Huế.
+ Lực lượng Thanh niên, Chữ thập đỏ, lực lượng dân phòng phòng cháy và chữa cháy và các đơn vị khác.
(Đính kèm Phụ lục I: Lực lượng dự kiến huy động ứng phó thiên tai)
2. Năng lực cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai
- Chương trình nâng cấp đê biển: Theo Quyết định 58/2006/QĐ-TTg ngày 14/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình củng cố nâng cấp đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam, tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng chiều dài được phê duyệt là 181km. Từ năm 2006 đến nay bằng nguồn vốn của Trung ương và địa phương mới đầu tư được 73,09km đê (với 41 cống các loại) với tổng mức đầu tư 341.737 triệu đồng, còn lại 107,91km đê và 133 cống chưa được đầu tư, nâng cấp
- Xây dựng công trình chống sạt lở bờ biển và ổn định các cửa biển: Được sự quan tâm của tất cả các Bộ, ngành Trung ương trong các năm qua tỉnh đã đầu tư các dự án chống sạt lở bờ biển, ổn định của biển, cụ thể như: Dự án chỉnh trị cửa biển Thuận An giai đoạn 1, với tổng mức đầu tư 161 tỷ đồng đến nay đã bàn giao đưa vào sử dụng, giai đoạn 2 đang tiếp tục nghiên cứu; Dự án xử lý khẩn cấp khắc phục xói lở bờ biển khu vực Hải Dương, thị xã Hương Trà với tổng mức đầu tư 48,9 tỷ đồng đã hoàn thành và đang phát huy tốt hiệu quả; các dự án khác như: Ổn định cửa biển Tư Hiền đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch; Dự án kè chống sạt lở bờ biển khu vực thôn An Dương, xã Phú Thuận, huyện Phú Vang với tổng mức đầu tư 100,1 tỷ.
- Xây dựng công trình chống xói lở bờ sông: Trong các năm qua bằng nhiều nguồn vốn của Trung ương, địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác trên địa bàn tỉnh đã đầu tư khoảng 71km kè bờ sông góp phần ổn định được cuộc sống người dân, bảo vệ đất đai, cây cối, hoa màu và một số công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn toàn tỉnh
- Nạo vét các sông, hói tiêu úng và thoát lũ: Trong thời gian qua đã đầu tư nạo vét một số sông, hói như: Hói Hiền Lương, (xã Phong Hiền); hói Phát Lát, sông Đông Ba, sông Kẻ Vạn, sông Ngự Hà và sông An Hoà (thành phố Huế); sông Cầu Hai (huyện Phú Lộc); Hệ thống tiêu thoát lũ vùng Quảng Vinh, thị trấn Sịa (huyện Quảng Điền), với tổng mức đầu tư 176,3 tỷ đồng. Đồng thời, đã xây dựng hoàn thành các cống thoát lũ, ngăn mặn trên đê, trên sông như: Cống Hà Đồ, cống Công Trường 1, cống Truồi 2, cống Phú Mỹ 2.
Hệ thống tiêu úng An Sơn Bổn đã hoàn thành và đưa vào sử dụng với tổng mức đầu tư 14 tỷ đồng, công trình có nhiệm vụ ngăn lũ tiểu mãn, lũ sớm cho khoảng 1.056 ha lúa và kết hợp giao thông nội đồng; góp phần cải thiện sinh kế giảm nghèo và tăng nguồn thu nhập cho khoảng 35.524 người dân và vùng lân cận.
- Xây dựng hệ thống cảnh báo lũ: Trên địa bàn tỉnh đã xây dựng 60 tháp tháp báo lũ trải đều trên địa bàn các huyện.
- Nâng cấp hệ thống đê bao trên địa bàn toàn tỉnh: Trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh đã đầu tư nâng cấp được khoảng 60 km với kinh phí ước 200 tỷ đồng.
- Hệ thống trạm bơm: Đã đầu tư xây mới và nâng cấp khoảng 40 trạm bơm điện ước kinh phí khoảng 180 tỷ đồng. Hiện nay, các hệ thống các trạm bơm đảm bảo phục vụ tưới, tiêu cho nông nghiệp.
- Hệ thống kênh mương nội đồng: Đã đầu tư được 1.180km, ước kinh phí khoảng 420 tỷ đồng. Việc đầu tư kiên cố hóa các tuyến kênh đã làm chủ động được nguồn nước tưới tiêu, tiết kiệm nguồn nước tưới, giảm chi phí trong quá trình vận hành khai thác.
- Hệ thống cung cấp nước sạch hiện có của tỉnh, bảo đảm cấp nước đạt tỷ lệ 100% dân số toàn tỉnh. Đây là cơ sở hạ tầng quan trọng trong công tác phòng chống giảm nhẹ thiên tai, UBND các huyện, thành phố cần đảm bảo an toàn công trình cấp nước, các tuyến ống cấp nước, các giếng khoan khai thác nước ngầm khi mưa bão, lũ lụt
3. Phương án dự trữ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm
a) Chuẩn bị vật tư, phương tiện
Phương tiện, trang thiết bị dự kiến huy động để phòng, tránh, ứng phó với bão mạnh và siêu bão gồm có phương tiện, trang thiết bị cơ động, chi viện của các sở, ban ngành, đơn vị tỉnh và phương tiện, trang thiết bị tại chỗ của các huyện, thị xã, thành phố. Phương tiện đưa dân sơ tán ra khỏi huyện được điều động đến các điểm tập kết trên các trục lộ giao thông chính để việc sơ tán được nhanh chóng, thuận lợi. Các phương tiện chính của các đơn vị như sau:
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: 02 xe BTR-152 (thường trực Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn), 02 Xe lội nước M-113, 01 xe ĐM2, 01 tàu ST- 1200, 05 xuồng cao tốc (ST-750, ST-660, ST-450), 02 bộ vượt sông nhẹ VSN- 1500, 07 xe tải, 03 xe Ca, 400 áo phao, 250 phao tròn, 10 phao tập thể, ngoài ra còn huy động các phương tiện của Ban Chỉ quy quân sự các huyện, thị xã, thành phố và phương tiện của các đơn vị hiệp đồng.
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng: 04 tàu tuần tra chiến đấu (01 tàu 3.100CV, 02 tàu có công suất 1.000 CV, 01 tàu 345 CV); 18 xuồng, ca nô các loại (trong đó: 01 xuồng MS-50S 740; 05 xuồng ST750 240CV; 02 xuồng CQ 285CV; 07 xuồng ST660 85CV; 07 xuồng ST450 40CV). Ô tô con 20, xe tải 03, xe chở quân 03, xe cứu thương 03 xe. Khu dự trữ vật tư phương tiện phòng chống thiên tai tại Hải đội 2: Phao áo, phao tròn, nhà bạt. 02 đài thông tin tìm kiếm cứu nạn được bố trí tại Hải đội 2 và Đồn biên phòng cửa khẩu Chân Mây.
Các Đồn biên phòng Phong Hải, Đồn biên phòng cửa khẩu Thuận An, Đồn biên phòng cửa khẩu Chân Mây, Vinh Hiền, Hải đội 2 mỗi đơn vị có 02 súng bắn pháo hiệu và đạn dự trữ để thực hiện nhiệm vụ bắn pháo hiệu báo bão, áp thấp nhiệt đới.
- Công an tỉnh: Áo phao cứu sinh 1.500 cái; cano 25CV 06 chiếc; canno 40CV 10 chiếc; dàn đèn chiếu sáng động cơ 02 chiếc; ghe nhôm 10 chiếc; máy nổ phát điện 5KVA 70 cái; nhà bạt đại đội 03 cái; nhà bạt tiểu đội 30 cái; nhà bạt trung đội 20 cái; phao bè 06 cái. Xe chữa cháy 10 chiếc; xe cứu nạn, cứu hộ 01 chiếc; xe thang 03 chiếc; xe chờ quân 02 chiếc; xuồng cao su có động cơ 01 chiếc và các trang thiết bị khác dùng trong việc phá dỡ công trình, cứu người dưới nước và trên cao, mặt nạ phòng độc phục vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
- Các đơn vị khác: Trung tâm Công viên cây xanh, Công ty Cổ phần môi trường và công trình đô thị Huế...
(Đính kèm Phụ lục II: Phương tiện, trang thiết bị dự kiến huy động).
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã có phương án sử dụng trực thăng phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ khẩn cấp cho các huyện, thị xã và thành phố Huế, do vậy mỗi địa phương đã xác định được 2-3 bãi đỗ máy bay trực thăng khi cần sử dụng.
b) Dự trữ nhu yếu phẩm
UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Công Thương tổ chức dự trữ 350 tấn gạo, 150 tấn mì ăn liền, 100.000 lít xăng, 100.000 lít dầu Diezel và 30.000 lít dầu hỏa; 50.000 lít nước đóng chai để tỉnh điều động khi cần thiết; Riêng hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới, mỗi huyện dự trữ 50 tấn gạo, 10 tấn muối, 20.000 lít xăng dầu, 30.000 lít nước uống và một số hàng nhu yếu phẩm khác như tấm lợp, dây thép ... để phục vụ cho người dân khi có lụt bão xảy ra.
Ngoài ra, các địa phương hướng dẫn người dân các vùng sâu, vùng xa, vùng bị ngập lụt chủ động tự dự trữ hàng hoá, nhu yếu phẩm... tối thiểu 7 ngày cho gia đình mình, không để thiếu đói khi lụt bão xảy ra.
(Đính kèm Phụ lục III: Tổng hợp dự trữ vật tư, lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm thiết yếu kèm theo)
c) Đảm bảo y tế
Các cơ sở y tế huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn phải có kế hoạch chủ động di chuyển các phương tiện kỹ thuật, máy móc y tế, thuốc men lên vị trí an toàn tránh để ngập lụt gây hư hỏng. Bố trí máy phát điện dự phòng khi mất điện có thể triển khai cấp cứu nạn nhân được. Có phương án đảm bảo nhu cầu lương thực, nhu yếu phẩm khi cơ sở bị ngập lụt dài ngày có thể nuôi sống bệnh nhân, cán bộ y tế được ít nhất 1 tuần trong khi chờ chi viện của UBND và Sở Y tế.
Phối hợp với chính quyền các cấp để có kế hoạch phối hợp khi sơ tán khẩn cấp tránh lũ bão cho nhân dân, bệnh nhân lên các nơi cao, hệ thống nhà cao tầng kiên cố nhất là các vùng sâu, vùng ven biển, cửa sông, đầm phá để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại.
Sở Y tế đã có kế hoạch dự trữ thuốc, hoá chất, trang thiết bị cho cấp tỉnh khi có bão mạnh xảy ra. Ngoài ra, các Trung tâm y tế huyện,thị xã, thành phố đã kế hoạch dự trữ thuốc, hoá chất, trang thiết bị cho đơn vị mình để sẵn sàng đối phó với các tình huống.
(Đính kèm Phụ lục IV: Tổng hợp số lượng vật tư, hàng hóa, trang thiết bị y tế phục vụ phòng phòng chống thiên tai kèm theo).
Bảng 8: Các phương tiện ứng phó với thiên tai của ngành y tế
Đơn vị |
Xe ôtô cấp cứu |
Xe công vụ |
Máy phát điện |
Nhà cao tầng |
Ghi chú |
Huyện Phong Điền |
2 |
0 |
1 |
17 |
TTYT +Xã |
Huyện Quảng Điền |
2 |
0 |
1 |
12 |
TTYT +Xã |
Thị xã Hương Trà |
2 |
0 |
1 |
17 |
TTYT +Xã |
Thành phố Huế |
2 |
0 |
1 |
27 |
TTYT +Xã |
Huyện Phú Vang |
2 |
0 |
1 |
21 |
TTYT +Xã |
Thị xã Hương Thủy |
2 |
0 |
1 |
12 |
TTYT +Xã |
Huyện Phú Lộc |
2 |
0 |
1 |
19 |
TTYT +Xã |
Huyện Nam Đông |
2 |
0 |
1 |
12 |
TTYT +Xã |
Huyện A Lưới |
2 |
0 |
1 |
22 |
TTYT +Xã |
Trung tâm CC115 |
2 |
0 |
0 |
0 |
|
Các BV tỉnh |
3 |
1 |
3 |
3 |
|
Các BV chuyện khoa tỉnh |
5 |
2 |
5 |
5 |
|
Các đơn vị trực thuộc Sở |
0 |
9 |
7 |
7 |
|
Tổng cộng |
28 |
12 |
24 |
174 |
|
4. Nguồn lực tài chính dự phòng
- Ngân sách tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố đều có quỹ dự phòng cho các tình huống khẩn cấp. Hàng năm UBND tỉnh trích nguồn dự phòng để mua sắm vật tư phòng chống thiên tai, khắc phục sự cố khẩn cấp các công trình, hậu quả thiên tai.
- Ngân sách các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương đầu tư, trang bị những điều kiện thiết yếu phục vụ công tác thông tin phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, khắc phục sự cố theo phương châm “bốn tại chỗ”.
- Quỹ Phòng, chống thiên tai.
- Huy động nguồn lực khác: Kêu gọi, vận động nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm tăng cường hiệu quả công tác phòng chống giảm nhẹ thiên tai.
5. Hệ thống chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp và phân công nhiệm vụ
Trong các tình huống thiên tai khẩn cấp, thực hiện nội dung Công điện của Thủ tướng Chính phủ; Công điện khẩn của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai về việc đối phó với thiên tai; Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Công Điện gửi các địa phương, các ban ngành đoàn thể trong tỉnh về việc triển khai công tác ứng phó với thiên tai.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tổ chức cuộc họp các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; các huyện, thị xã và thành phố Huế; các đơn vị đặc thù triển khai công tác ứng phó với thiên tai theo chỉ đạo của Lãnh đạo UBND tỉnh.
Tham mưu thành lập Sở chỉ huy đóng tại trụ sở UBND tỉnh, địa chỉ 16 Lê Lợi, thành phố Huế; điện thoại liên lạc 0234.3822803, 0234.3822244; Fax: 0234.3822803 và 0234.3822867; Email: ubndtth@thuathienhue.gov.vn.
Căn cứ Thông báo số 175/TB-PCTT ngày 25/7/2019 của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh về việc phân công nhiệm vụ các thành viên trong Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế các thành viên Ban chỉ huy chủ động có kế hoạch kiểm tra đôn đốc các địa bàn theo nhiệm vụ được phân công:
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh là cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn của tỉnh, tham mưu cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh trong lĩnh vực tìm kiếm, cứu nạn. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với ban ngành đoàn thể địa phương trong chỉ đạo điều hành, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp để chủ động xử lý, đối phó kịp thời trong mọi tình huống.
Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh - Phó trưởng Ban: Phụ trách công tác ứng phó sự cố, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn trên biển và biên giới. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh là cơ quan chủ trì về ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên biển, đầm phá, hải đảo và biên giới, có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn về lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên biển, đầm phá, hải đảo và biên giới thuộc địa bàn của tỉnh; Kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện A Lưới.
Giám đốc Công an tỉnh: Chỉ đạo công tác bảo đảm an ninh trật tự an toàn xã hội trong tình huống thiên tai xảy ra. Phối hợp với các lực lượng khác tham gia cứu hộ, cứu nạn; Bố trí lực lượng làm nhiệm vụ cảnh giới và điều hòa giao thông trên các tuyến đường ngập lũ nguy hiểm dọc quốc lộ, đường sắt Bắc Nam và một số điểm sạt lở xung yếu; kiểm tra, đôn đốc công tác Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Huế.
Giám đốc Sở Công Thương: Chỉ đạo, theo dõi công tác triển khai ứng phó với thiên tai tại thị xã Hương Trà.
Giám đốc Sở Y tế: Chỉ đạo, theo dõi công tác triển khai ứng phó với thiên tai tại huyện Quảng Điền.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường: Chỉ đạo, theo dõi công tác triển khai ứng phó với thiên tai tại thị xã Hương Thủy.
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chỉ đạo, theo dõi công tác triển khai ứng phó thiên tai tại huyện Phong Điền.
Giám đốc Sở Xây dựng: Chỉ đạo, theo dõi công tác triển khai ứng phó thiên tai tại huyện Phú Lộc.
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo, theo dõi công tác triển khai ứng phó thiên tai tại huyện Phú Vang.
Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Chỉ đạo, theo dõi công tác triển khai ứng phó thiên tai tại huyện Nam Đông.
Giám đốc Sở Giao thông vận tài: Chỉ đạo, theo dõi công tác triển khai ứng phó thiên tai tại Cảng Thuận An, Cảng Chân Mây.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phụ trách phụ trách lĩnh vực thủy lợi: Chỉ đạo, theo dõi công tác triển khai ứng phó thiên tai, đảm bảo an toàn các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phụ trách lĩnh vực thủy sản: Chỉ đạo, theo dõi công tác triển khai ứng phó thiên tai đảm bảo an toàn tàu thuyền ngư dân trên biển và đầm phá; đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện neo đậu tại các khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão.
Các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh triển khai nhiệm vụ được phân công tại Thông báo số 175/TB-PCTT ngày 25/7/2019.
Các huyện, thị xã và thành phố Huế căn cứ vào phương án ứng phó với thiên tai, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với các đồn biên phòng, các đơn vị đứng chân trên địa bàn thực hiện.
V. NHẬN ĐỊNH VỀ NGUY CƠ NHỮNG LOẠI HÌNH THIÊN TAI CÓ THỂ XẢY RA
Theo Viện khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, hiện nay biến đổi khí hậu dẫn tới những thay đổi trong tần suất, cường độ, phạm vi không gian, thời đoạn và thời gian của các hiện tượng thời tiết và khí hậu cực đoan và có thể dẫn đến các hiện tượng thời tiết và khí hậu khắc nghiệt chưa từng thấy.
Dự tính số lượng bão hoạt động ở Biển Đông và ảnh hưởng đến Việt Nam vào giữa cuối thế kỷ 21 có thể giảm về tần suất nhưng tăng về cường độ, gần như chắc chắn số lượng bão mạnh có xu thế tăng. Mùa bão kết thúc muộn hơn và đường đi của bão có xu thế dịch chuyển về phía Nam, tốc độ gió trong những cơn bão có thể tăng nhẹ.
Tần suất mưa lớn dự tính sẽ tăng trong thế kỷ 21 ở nhiều vùng của Việt Nam, mưa lớn sẽ tăng rủi ro sạt lở đất ở các khu vực miền núi. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ dự kiến có thể dẫn đến lũ lụt xuất hiện ngày một thường xuyên hơn, ác liệt hơn, bất thường hơn, gây tác động ngày càng rộng lớn hơn.
Số ngày và đợt nắng nóng dự tính có xu thế tăng dần trên hầu hết các khu vực, nhất là khu vực miền Trung. Các đợt hạn hán nặng đã và đang xuất hiện nhiều hơn ở nhiều nơi, đặc biệt là cực hạn trong đó tần suất hạn cao tập trung vào các tháng vụ Đông Xuân từ tháng 1-4 và vụ Hè Thu từ tháng 5-8.
Hiện tượng El Nino/La Nina tác động mạnh mẽ đến thời tiết, khí hậu Việt Nam. Theo diễn biến lịch ENSO trong 100 năm qua, tần suất và cường độ Của E1 Nino và La Nina thể hiện xu thế tăng. Dự tính trong thế kỷ 21, tần suất hoạt động của dạng El Nino với dị thường nhiệt độ mặt nước biển dương trên khu vực trung tâm xích đạo Thái Bình Dương được nhận định có xu thế tăng.
KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI
1. Quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ của công tác phòng, chống thiên tai
a) Quan điểm chỉ đạo
Công tác phòng, chống thiên tai phải được xem là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết vừa lâu dài; phải được thường xuyên quan tâm thực hiện có hiệu quả; Phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của người đứng đầu địa phương và của toàn dân, toàn xã hội. Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của cấp ủy, sự quản lý của chính quyền các cấp; phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận và các đoàn thể.
Phòng, chống thiên tai thực hiện theo hướng quàn lý rủi ro tổng hợp theo lưu vực, liên vùng, liên ngành; xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng công trình phải đánh giá đầy đủ các tác động làm gia tăng rủi ro thiên tai.
Phòng, chống thiên tai phải lấy phòng ngừa là chính, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” gắn với xây dựng cộng đồng an toàn, nông thôn mới.
Kết hợp giải pháp công trình và phi công trình, theo hướng đa mục tiêu; khôi phục, tái thiết sau thiên tai đảm bảo tính bền vững và yêu cầu xây dựng lại tốt hơn; táng cường ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ kết hợp với kế thừa những kinh nghiệm truyền thống.
Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực phòng, chống thiên tai. Bảo đảm thực thi các cam kết quốc tế về phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai mà Việt Nam tham gia.
b) Mục tiêu chung
Huy động mọi nguồn lực sẵn có của địa phương, nguồn vốn cấp phát của Chính phủ, vận động và kêu gọi các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức Quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức chính trị-xã hội trong và ngoài nước để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân và Nhà nước, hạn chế sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trường và di sản văn hoá, góp phần quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh.
c) Mục tiêu cụ thể
100% chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình trên toàn tỉnh được tiếp nhận đầy đủ thông tin về thiên tai.
100% lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai được đào tạo, tập huấn, phổ biến kỹ năng về phòng, chống thiên tai, đặc biệt là với các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn.
Nâng cao khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng, công trình phòng chống thiên tai, nhất là đê điều, hồ đập, khu neo đậu tránh trú bão, đảm bảo an toàn với tần suất thiết kế và thích ứng với các tác động mới của thiên tai.
Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo của thiên tai. Chủ động trong dự báo, cảnh báo, phòng, chống lũ quét, sạt lở đất tại những khu vực dân cư tập trung và trọng điểm về kinh tế xã hội; 100% các khu vực ngầm tràn thường xuyên bị ngập sâu được lắp đặt các thiết bị cảnh báo.
100% số hộ dân thuộc khu vực đông dân cư thường xuyên xảy ra thiên tai có nơi ở đảm bảo an toàn.
d) Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện
- Thể chế, chính sách
+ Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo đồng bộ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và phù hợp thông lệ quốc tế; có chế tài để thực thi hiệu quả các quy định pháp luật trong phòng, chống thiên tai, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.
+ Ban hành chính sách cụ thể thúc đẩy xã hội hoá khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia phòng chống thiên tai, nhất là trong nghiên cứu ứng dụng khoa học, đầu tư xây dựng công trình, cung cấp dịch vụ công và bảo hiểm rủi ro thiên tai.
+ Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định đầu tư xây dựng công trình hạ tầng đảm bảo an toàn trước thiên tai.
- Tổ chức, bộ máy
+ Kiện toàn, nâng tầm hoạt động của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, tăng cường trách nhiệm cá nhân của thành viên của Ban Chỉ huy trong thực hiện nhiệm vụ được phân công.
+ Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai các cấp theo hướng đồng bộ, thống nhất, chuyện nghiệp, trên cơ sở sắp xếp lại các tổ chức hiện có, đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng, chống thiên tai trong tình hình mới trên nguyên tắc không tăng thêm đầu mối và biên chế.
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống thiên tai các cấp từ tỉnh đến cơ sở theo hướng chuyện nghiệp, thường xuyên được đào tạo, tập huấn để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ.
- Cơ sở hạ tầng
+ Đầu tư, nâng cao năng lực, khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng, củng cố, nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển, hồ chứa nước, khu neo đậu tàu thuyền trú tránh bão; kịp thời sửa chữa, khắc phục sự cố đê điều, hồ đập, các công trình phòng chống thiên tai; nâng cao khả năng tiêu thoát nước, quản lý chặt chẽ, hạn chế việc san lấp ao, hồ, triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án chống ngập úng đô thị tại thành phố Huế, dự án thuộc Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh,...
+ Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm tiếp nhận, xử lý thông tin kịp thời, hỗ trợ ra quyết định phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, trước hết là trung tâm chỉ đạo, điều hành cấp cấp tỉnh, cấp huyện, từng bước hiện đại hóa.
+ Đầu tư hiện đại hoá, tự động hóa hệ thống quan trắc, cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai; đẩy mạnh xã hội hoá một số hoạt động khí tượng thủy văn, xây dựng hệ thống quan trắc chuyên dùng phòng, chống thiên tai.
- Thông tin, truyền thông, đào tạo
+ Đầu tư trang thiết bị phù hợp với từng khu vực, nhất là tại cơ sở, đảm bảo thông tin dự báo, cảnh báo, chỉ đạo điều hành ứng phó thiên tai của cơ quan chỉ đạo phòng chống thiên tai các cấp chính quyền đến được với người dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai trong nhà trường, nhất là cấp tiểu học và trung học cơ sở. Tổ chức tập huấn, truyền thông, đào tạo nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ năng ứng phó các tình huống thiên tai phù hợp với đặc thù các vùng, miền.
- Nguồn lực tài chính
+ Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính cho phòng, chống thiên tai để chủ động trong xây dựng kế hoạch hàng năm và xử lý khi có tình huống bất thường, nhất là xử lý khẩn cấp sự cố công trình sau thiên tai; đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích, tạo thuận lợi cho khu vực tư nhân tham gia vào cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động khí tượng thủy văn và phòng, chống thiên tai.
+ Sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư, dự phòng ngân sách cho phòng chống thiên tai; nghiên cứu hoàn thiện các quy định liên quan đến quỹ phòng, chống thiên tai và bảo hiểm rủi ro thiên tai, quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam để sử dụng linh hoạt, hiệu quả, kịp thời phục vụ công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.
- Khoa học công nghệ: Ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ trong quan trắc theo dõi, giám sát, chỉ đạo điều hành, ứng phó thiên tai. Tập trung ứng dụng công nghệ viễn thám, tin học, tự động hoá, trực tuyến trong quan trắc, giám sát, quản lý, khai thác, dự báo, truyền cơ sở dữ liệu và vận hành ứng phó theo thời gian thực; ứng dụng vật liệu mới, giải pháp mới trong phòng, chống thiên tai.
- Hợp tác quốc tế: Đẩy mạnh hợp tác, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn với các địa phương, quốc gia trong khu vực. Tranh thủ sự ủng hộ, hỗ trợ của quốc tế trong phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai.
2. Giải pháp phòng chống thiên tai
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu cần thiết phải xây dựng cụ thể, chi tiết các giải pháp cho từng loại hình thiên tai để tập trung đầu tư hiệu quả, có ý nghĩa chiến lược nhằm hạn chế tổn thất do thiên tai, lụt, bão gây ra, cụ thể như sau:
a) Giải pháp công trình
- Đối với lũ lụt:
+ Sửa chữa, nâng cấp, gia cố và xây dựng mới hệ thống hồ chứa, công trình thủy lợi để điều tiết dòng chảy, cung cấp nước, tham gia cắt, giảm, phân lũ.
+ Sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống đê sông, đê biển, các công trình đê bao chống lũ, kè sông, kè biển, cống thoát nước và hệ thống tiêu thoát lũ.
+ Xây dựng hệ thống công trình ngăn mặn, giữ ngọt.
+ Nạo vét luồng lạch lòng sông.
+ Xây dựng các mốc, tháp cảnh báo lũ.
+ Trồng cây chắn sóng bảo vệ đê điều.
+ Xây dựng hệ thống cấp nước ở vùng đồng bằng và miền núi.
+ Xây dựng ao hồ nuôi thủy sản theo quy hoạch và đảm bảo cao trình vượt lũ.
+ Tăng cường trồng và bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn.
+ Tăng cường chất lượng của các công trình cơ sở hạ tầng, nhà máy, cơ sở chế biến, ... hiện có.
+ Xây dựng các khu tái định cư.
+ Xây dựng các tuyến đường vượt lũ, tiếp tục đầu tư chương trình mở rộng khẩu độ cầu, cống trên hệ thống đường bộ, đường sắt đảm bảo thoát lũ.
+ Kiên cố và cao tầng hóa các công trình công cộng (trường học, trạm y tế, trụ sở cơ quan, nhà sinh hoạt cộng đồng, ...) vừa làm nơi tránh bão vừa làm nơi sơ tán dân đến, tránh lũ lụt cho nhân dân.
+ Kiên cố hóa các nhà tạm của nhân dân bằng cách cho dân vay với lãi suất thấp hoặc hỗ trợ một phần kinh phí.
+ Sửa chữa, nâng cấp, đầu tư xây dựng mới hệ thống các trạm khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh; Tăng cường các điểm đo mưa tự động, các trạm thủy văn ở miền núi và thượng nguồn các sông.
- Đối với bão:
+ Xây dựng, nâng cấp các khu tránh trú bão cho tàu thuyền, cảng cá.
+ Xây dựng trung tâm thông tin liên lạc tàu cá, các điểm bắn pháo hiệu.
+ Gia cố, nâng cấp, đầu tư xây dựng mới các kè biển, kè cửa sông, đê biển, đê cửa sông, các công trình ven cửa sông, ven biển, ...
+ Xây dựng các đê, đập ngăn mặn chống triều cường, nước dâng do ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới.
+ Đầu tư nạo vét luồng lạch cửa sông để tàu thuyền lưu thông tránh, trú bão an toàn và thuận lợi khi cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố tàu thuyền trên biển.
+ Xây dựng kè (tường) hướng dòng tại cửa sông, bờ biển chống xói, sạt lở do triều cường, sóng biển khi có bão, áp thấp nhiệt đới.
+ Trồng cây chắn sóng như rừng ngập mặn.
+ Trồng cây chắn gió.
+ Tăng cường chất lượng của các công trình cơ sở hạ tầng, nhà máy, cơ sở chế biến,... hiện có.
+ Xây dựng các khu tái định cư.
+ Xây dựng những điểm tránh bão tập trung, hầm trú ẩn tập trung tránh bão ở vùng cao.
+ Kiên cố hóa các công trình công cộng làm nơi tránh bão cho nhân dân.
+ Kiên cố hóa các nhà tạm của nhân dân bằng cách cho dân vay với lãi suất thấp hoặc hỗ trợ một phần kinh phí.
- Sạt lở bờ sông:
+ Xây dựng các khu tái định cư để di dời dân đến nơi an toàn.
+ Gia cố, nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới các kè sông kiên cố, các kè (tường) hướng dòng ở lòng sông.
+ Tăng cường chất lượng của các công trình công cộng hiện có.
- Lốc tố:
+ Tăng cường chất lượng của các công trình hiện có.
+ Kiên cố hóa các nhà tạm của nhân dân bằng cách cho dân vay với lãi suất thấp hoặc hỗ trợ một phần kinh phí.
- Lũ quét:
+ Xây dựng các khu tái định cư mới.
+ Tăng cường chất lượng của các công trình hiện có.
+ Kiên cố hóa các nhà tạm của nhân dân bằng cách cho dân vay với lãi suất thấp hoặc hỗ trợ một phần kinh phí.
- Hạn hán:
+ Sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới các tuyến đê sông, đập ngăn mặn, giữ ngọt.
+ Sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới các hồ chứa thượng nguồn để giữ nước và cung cấp nước vào mùa kiệt, cải tạo môi sinh môi trường.
+ Củng cố hệ thống kênh mương nội đồng, các trạm bơm tưới; Sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới các công trình thủy lợi nhỏ, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống đường ống nước sinh hoạt ở miền núi.
- Nước biển dâng:
+ Đầu tư xây dựng hệ thống đê biển, đê sông, kè biển và nâng cấp các công trình hiện có theo kịch bản biến đổi khí hậu.
- Động đất, sóng thần
+ Đầu tư xây dựng hệ thống cảnh báo sóng thần; bổ sung mạng lưới trạm quan trắc động đất.
b) Giải pháp phi công trình
- Đối với lũ lụt:
+ Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức cho cộng đồng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, công tác tập huấn nâng cao năng lực, nhận thức của cộng đồng trong việc phòng tránh, ứng phó với lũ lụt, kết hợp kinh nghiệm dân gian và khoa học để phổ biến cho người dân chủ động phòng, chống lũ an toàn.
+ Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo lũ lụt, chú trọng công tác cảnh báo lũ ở thượng nguồn và thời gian, mức ngập lụt ở đồng bằng; Nâng cao năng lực cho đội ngũ dự báo viên và cán bộ cấp chính quyền cơ sở trực tiếp làm công tác quản lý rủi ro thiên tai, lụt, bão.
+ Đầu tư mua sắm, nâng cấp trang thiết bị văn phòng đảm bảo yêu cầu phục vụ cho công tác quản lý thiên tai, lụt, bão; hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên lạc hai chiều phục vụ công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
+ Đầu tư mua sắm, nâng cấp các trang thiết bị phù hợp với từng vùng, từng địa bàn phục vụ cho công tác ứng cứu, cứu hộ, cứu nạn, sơ tán dân trong lũ lụt.
+ Rà soát các chính sách cứu trợ phục hồi sau thiên tai, đảm bảo các chính sách trợ cấp, hỗ trợ cho người dân khi lũ lụt xảy ra.
+ Rà soát các chính sách hỗ trợ vùng thường xuyên ảnh hưởng bởi thiên tai.
+ Lập bản đồ phân vùng ngập lụt, đánh giá rủi ro do lũ, lụt và lập bản đồ ngập lụt; lập bản đồ ngập lụt cho hạ lưu các hồ chứa nước lớn theo các tình huống điều tiết bất lợi.
+ Rà soát, bổ sung quy hoạch phòng chống lũ.
+ Rà soát, bổ sung quy hoạch xây dựng ở những khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai; chú trọng công tác quy hoạch sử dụng đất một cách phù hợp, có tính đến các tác động của thiên tai.
+ Rà soát, bổ sung quy hoạch hệ thống đê sông, đê biển, hồ chứa và công trình thủy lợi nhỏ khác.
+ Rà soát, bổ sung quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn.
+ Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật và sử dụng vật liệu mới vào phục vụ công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
+ Thiết lập bộ tiêu chuẩn xây dựng phù hợp với từng vùng, địa phương nhằm giảm thiểu thiệt hại có thể gây ra do lũ lụt.
+ Đảm bảo sự tuân thủ tiêu chuẩn xây dựng công trình theo đúng quy định nhà nước.
+ Phổ biến sổ tay hướng dẫn xây dựng nhà ở nhằm giảm thiểu thiệt hại có thể gây ra do lũ lụt.
+ Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện chính sách cho dân vay vốn với lãi suất thấp để kiên cố và cao tầng hóa nhà cửa.
+ Tổ chức lực lượng tình nguyện viên tham gia trong công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.
+ Nâng cao ý thức doanh nghiệp, cộng đồng về bảo hiểm thiên tai, đảm bảo chính sách bảo hiểm thiên tai phù hợp.
+ Lập kế hoạch dự trữ hàng năm các nhu yếu phẩm thiết yếu như lương thực, chất đốt, thuốc y tế, hóa chất, ... để ứng cứu, cứu trợ các địa bàn khi cần thiết.
+ Đa dạng hóa và chuyển đổi cơ cấu ngành nghề cho cộng đồng phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng địa phương.
+ Lồng ghép, điều chỉnh cơ cấu loại cây trồng, lịch mùa vụ, nhằm giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt có thể gây ra.
+ Tuyên truyền vận động người dân bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm khi có thiên tai.
+ Tổ chức cắm biển cảnh báo khu vực ngập sâu, tuyến đường ngập sâu, vùng nước sâu, xoáy, nguy hiểm trong mùa mưa lũ.
+ Triển khai xây dựng các phương án ứng phó khẩn cấp hồ chứa khi có sự cố vỡ đập; triển khai khảo sát hiện trạng ngập lụt, đánh vét lũ để làm cơ sở điều chỉnh vận hành các công trình hồ chứa nước đảm bảo an toàn hạ du tối ưu.
- Đối với bão
+ Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức cho người dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, công tác tập huấn nâng cao năng lực, nhận thức của ngư dân trong việc phòng tránh, ứng phó với bão, kết hợp kinh nghiệm dân gian và khoa học để phổ biến cho người dân chủ động phòng ngừa; tập huấn về sử dụng hệ thống thông tin liên lạc, máy tần số vô tuyến điện, radio, bản đồ, ...
+ Rà soát các chính sách cứu trợ phục hồi sau thiên tai.
+ Rà soát các chính sách hỗ trợ vùng thường xuyên bị thiên tai.
+ Rà soát, bổ sung bản đồ nguy cơ bão, bão mạnh, siêu bão và nước dâng do bão.
+ Rà soát, bổ sung quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ bờ biển, ven biển.
+ Rà soát, bổ sung quy hoạch sử dụng đất ven biển có tính đến các tác động của thiên tai một cách phù hợp, gắn với nhiệm vụ phòng chống thiên tai.
+ Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo bão, áp thấp nhiệt đới; Nâng cao năng lực cho đội ngũ dự báo viên và cán bộ cấp chính quyền cơ sở trực tiếp làm công tác quản lý rủi ro thiên tai, lụt, bão.
+ Cung cấp thông tin liên lạc, các thiết bị an toàn như máy Icom, phao cứu sinh,...
+ Xây dựng trung tâm xử lý thông tin và các trạm thông tin liên lạc với các tàu thuyền, cung cấp các thông tin về tọa độ, hướng di chuyển của bão cũng như các bản tin thời tiết có liên quan và hướng dẫn cách phòng, tránh hoặc thoát ra khỏi vùng ảnh hưởng của bão đến nơi an toàn.
+ Trang bị các tàu cứu hộ, tăng cường đầu tư về thiết bị và nâng cao năng lực cho các lực lượng cứu hộ hiện có.
+ Nâng cao ý thức cộng đồng về bảo hiểm thiên tai, đảm bảo chính sách bảo hiểm thiên tai phù hợp.
+ Áp dụng chuẩn xây dựng phù hợp với từng vùng, địa phương nhằm giảm thiểu thiệt hại có thể gây ra do bão.
+ Phổ biến sổ tay hướng dẫn xây dựng nhà ở nhằm giảm thiểu thiệt hại có thể gây ra do bão.
+ Đảm bảo sự tuân thủ tiêu chuẩn xây dựng công trình theo đúng quy định nhà nước.
+ Đảm bảo việc qui hoạch xây dựng các công trình có tính đến phòng chống thiên tai (nhất là về phòng, chống bão).
+ Xây dựng và ban hành các thể chế, văn bản pháp luật về an toàn nghề cá, các tổ tự quản trên bờ và trên biển,...
+ Đưa ra chính sách cho dân vay vốn với lãi suất thấp để kiên cố hóa nhà cửa.
+ Đa dạng hóa ngành nghề cho người dân.
+ Lồng ghép, điều chỉnh cơ cấu loại cây trồng nhằm giảm thiểu thiệt hại do bão có thể gây ra.
- Sạt lở bờ sông
+ Tuyên truyền, vận động người dân di dời đến các khu tái định cư mới song song với việc xây dựng và ban hành các chính sách, chế độ trợ cấp, ưu đãi, hỗ trợ cho cộng đồng đến nơi định cư mới.
+ Rà soát, bổ sung quy hoạch dân cư vùng sạt lở bờ sông, cửa sông, ven biển.
+ Lập bản đồ xác định nguy cơ sạt lở bờ sông.
+ Lập Quy hoạch xây dựng hệ thống kè sông chống sạt lở.
- Dông, lốc tố, sét
+ Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo về các hiện tượng thời tiết nguy hiểm.
+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về sự nguy hiểm của lốc tố.
+ Rà soát các chính sách hỗ trợ khẩn cấp và cứu trợ phục hồi sau thiên tai.
+ Nâng cao ý thức cộng đồng về bảo hiểm thiên tai, đảm bảo chính sách bảo hiểm thiên tai phù hợp.
- Lũ quét
+ Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo lũ quét cho đội ngũ dự báo viên và đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý thiên tai.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở về sự nguy hiểm, tác hại của loại hình lũ quét.
+ Lập phương án, kế hoạch sơ tán dân chi tiết hàng năm để chủ động sơ tán dân trong các trường hợp khẩn cấp.
+ Quy hoạch các khu tái định cư vùng thường xuyên xảy ra lũ quét kết hợp với quy hoạch di dời dân ở các vùng sạt lở bờ sông, sạt lở đồi, núi, sụt lún đất.
+ Lập bản đồ phân vùng nguy cơ xảy ra lũ quét.
+ Tổ chức cắm biển cảnh báo khu vực có khả năng xảy ra lũ quét, vùng nước sâu, xoáy, nguy hiểm.
+ Rà soát các chính sách cứu trợ phục hồi sau thiên tai.
+ Rà soát các chính sách hỗ trợ khẩn cấp vùng chịu ảnh hưởng thiên tai nặng nề.
+ Nâng cao ý thức cộng đồng về bảo hiểm thiên tai, đảm bảo chính sách bảo hiểm thiên tai phù hợp.
- Hạn hán
+ Lập bản đồ phân vùng đánh giá rủi ro hạn hán.
+ Rà soát, bổ sung quy hoạch hệ thống hồ chứa và công trình thủy lợi nhỏ khác phục vụ cấp nước sản xuất nông nghiệp.
+ Điều tra, đánh giá hiện trạng mực nước ngầm và lập quy hoạch sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước; Điều tra, đánh giá hiện trạng nước bề mặt ở các ao hồ, sông suối nhỏ và lập quy hoạch sử dụng tài nguyên nước mặt hợp lý, tiết kiệm.
+ Lập kế hoạch dự trữ hàng năm các nhu yếu phẩm thiết yếu như lương thực, chất đốt, thuốc y tế, hóa chất, ... để hỗ trợ các địa bàn khi cần thiết.
+ Tuyên truyền vận động người dân bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm khi có dịch bệnh xảy ra.
- Động đất, sóng thần
+ Nghiên cứu đánh giá nguy cơ động đất và đề xuất các giải pháp phòng chống, nghiên cứu địa chấn và quá trình trượt, sụt, lở đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Rà soát, đánh giá các tiêu chuẩn xây dựng công trình nhằm phòng chống động đất.
+ Nâng cao năng lực, kiến thức phòng chống động đất, sóng thần cho cán bộ các sở, ban, ngành và các địa phương; Tăng cường tuyên truyền cho người dân về tai biến động đất, sóng thần và các biện pháp giảm nhẹ thiệt hại.
Các địa phương và cơ quan chức năng tổ chức di dời dân trong các nhà ở không kiên cố, có khả năng bị đổ, sập và những khu vực xung yếu để đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân.
Huy động lực lượng gồm: Quân sự, Công an, Bộ đội Biên phòng, Y tế, Chữ thập đỏ, Đoàn Thanh niên... cùng các phương tiện để giúp dân di chuyển nhanh.
Phân công lãnh đạo UBND cấp huyện, thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện trực tiếp xuống địa bàn phường - xã - thị trấn tại khu vực phải di dời dân và các điểm tạm cư để kiểm tra, tổ chức thực hiện kế hoạch chu đáo, an toàn.
Bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, hậu cần, chăm lo đời sống cho người dân... tại nơi tạm cư và bảo vệ công trình, tài sản, nhà ở của dân tại những nơi đã di dời.
Đính kèm các phụ lục:
Phụ lục V: Số hộ khẩu dự kiến sơ tán, di dời do bão, áp thấp nhiệt đới
Phụ lục VI: Số hộ khẩu dự kiến sơ tán, di dời do lữ, ngập lụt
Phụ lục VII: Số hộ khẩu dự kiến sơ tán, di dời do lũ quét, lũ ống, sạt lở đất.
Phụ lục VIII: Phương tiện dự kiến huy động sơ tán, di dời dân ứng phó thiên tai.
Phụ lục IX: Dự kiến bãi đổ bộ máy bay cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn tỉnh.
2. Thiết lập hệ thống thông tin liên lạc khẩn cấp
Trước mùa bão, lũ, Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Quản lý khai thác công trình thủy lợi, Đài Thông tin Duyên hải Huế và các doanh nghiệp viễn thông kiểm tra tình hình đảm bảo thông tin liên lạc tại các hồ, đập, thủy điện, các vùng xung yếu, các trạm BTS trên địa bàn tỉnh; phối hợp với VNPT Thừa Thiên Huế thành lập trung tâm điều hành thông tin liên quan đến công tác chỉ huy, điều hành phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Trường hợp các mạng Vinaphone, Mobifone, Viettel không liên lạc được trong các tình huống thiên tai, Viễn thông Thừa Thiên Huế triển khai hệ thống thông tin liên lạc phục vụ công tác Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (mạng thông tin dùng riêng phòng, chống thiên tai bao gồm: 05 trạm VSAT-IP được lắp đặt tại 5 huyện trọng điểm thiên tai (A Lưới, Nam Đông, Phú Vang, Phong Điền, Quảng Điền); 03 thiết bị thông tin vệ tin Inmarsat cầm tay (bao gồm cả thiết bị trên xe cơ động); 02 thiết bị vệ tinh SABRE để bàn; 60 thiết bị vô tuyến VHF Kenwood đặt tại các hạm Viễn thông lớn ở Trung tâm huyện, thị có thể liên lạc cự ly 30 km đến 50 km.
Chỉ đạo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động như Vinaphone. Mobifone, Viettel, Vietnamobile, Gmobile cập nhật một giờ/một lần tin nhắn (nội dung do Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cung cấp) qua điện thoại di động về tình hình diễn biến của thiên tai cho lãnh đạo tỉnh và người dân trên địa bàn tỉnh biết để chủ động phòng tránh.
Đài Khí tượng thủy văn tỉnh cập nhật bản tin về bão phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, cung cấp kịp thời cho Đài phát thanh Truyền hình tỉnh, VTV 8 tăng cường thời lượng phát sóng cập nhật một giờ/một lần đưa tin về diễn biến của bão, lụt; các địa phương tăng cường phát tin cảnh báo bão trên hệ thống đài truyền thanh của huyện, thị xã, thành phố Huế và trên các hệ thống đài truyền thanh xã để người dân chủ động phòng tránh.
Ưu tiên xử lý sự cố thông tin và duy trì thông tin liên lạc bằng tất cả các hệ thống tại UBND các cấp, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan. Đặc biệt, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế cần bố trí kinh phí từ nguồn phòng chống thiên tai để đầu tư hệ thống máy Kenwood nhằm phối hợp với hệ thống mạng vô tuyến điện sóng cực ngắn loại Kenwood trên địa bàn toàn tỉnh để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
Đài Thông tin duyên hải Thừa Thiên Huế cung ứng dịch vụ thông tin duyên hải, thông tin tìm kiếm cứu nạn hàng hải, các thông tin liên quan đến an toàn phương tiện hoạt động trên biển và bảo vệ an ninh quốc gia thuộc chủ quyền vùng biển Việt Nam trên hệ thống thông tin vô tuyến điện (VTĐ) đồng thời thực hiện các nhiệm vụ: Trực canh cấp cứu DSC theo chuẩn GMDSS (tần số 2187.5 kHz); Trực canh cấp cứu thoại theo chuẩn GMDSS (CH 16 VHF) và không theo chuẩn GMDSS (tần số 7903.0 kHz); Phát MSI (an toàn hàng hải) theo chuẩn GMDSS (CH 16 VHF) và không theo chuẩn GMDSS; Quản lý hệ thống giám sát tàu cận bờ (AIS); Thực hiện theo sự chỉ đạo và điều hành của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh khi có bão, lũ, sóng thần,... xảy ra.
Phối hợp sử dụng hệ thống thông tin nội bộ của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh phục vụ chỉ huy ứng phó.
Di dời dân sinh sống xung quanh bán kính (đúng bằng chiều cao) của các cột ăng ten của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV8), Đài Phát thanh và Truyền hình Thừa Thiên Huế (TRT), Công an tỉnh Thừa Thiên Huế để đảm bảo an toàn và tính mạng cho người dân.
3. Triển khai công tác đảm bảo y tế
Bố trí các đội y tế lưu động tại các địa phương để chăm sóc sức khỏe nhân dân. Các cơ sở y tế huyện/thị xã/thành phố, xã/phường/thị trấn phải có kế hoạch chủ động di chuyển các phương tiện kỹ thuật, máy móc y tế, thuốc men lên vị trí an toàn tránh để ngập lụt gây hư hỏng. Bố trí máy phát điện dự phòng khi mất điện có thể triển khai cấp cứu nạn nhân được. Có phương án đảm bảo nhu cầu lương thực, nhu yếu phẩm khi cơ sở bị ngập lụt dài ngày có thể nuôi sống bệnh nhân, cán bộ y tế được ít nhất 1 tuần trong khi chờ chi viện của UBND và Sở Y tế.
Phối hợp với chính quyền các cấp để có kế hoạch phối hợp khi sơ tán khẩn cấp tránh lũ bão cho nhân dân, bệnh nhân lên các nơi cao, hệ thống nhà cao tầng kiên cố nhất là các vùng sâu, vùng ven biển, cửa sông, đầm phá để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại.
Sở Y tế đã có kế hoạch dự trữ thuốc, hoá chất, trang thiết bị cho cấp tỉnh khi có bão mạnh xảy ra. Ngoài ra, các Trung tâm y tế huyện, thành phố đã kế hoạch dự trữ thuốc, hoá chất, trang thiết bị cho đơn vị mình để sẵn sàng đối phó với các tình huống.
4. Tổ chức quản lý tàu thuyền đánh bắt thủy hải sản, hoạt động vận tải hành khách
Căn cứ Thông báo số 94/TB-PCTT của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh về việc phân công nhiệm vụ các đơn vị có tàu ca nô, tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn, trong mùa mưa bão hàng năm nhằm phục vụ công tác chỉ đạo và trực tiếp thực hiện cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xảy ra khẩn cấp trong thiên tai:
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh bố trí 04 tàu tuần tra chiến đấu (01 tàu 3.100 CV, 02 tàu 1.100CV và 01 tàu 345CV) và 01 tàu đảm bảo chịu trách nhiệm khu vực phá Tam Giang - đầm Thủy Tú - phá Cầu Hai, cụm cảng Chân Mây. Trong đó điều động tàu BP 31-98-01 có công suất 3.100CV vào thường trực tại cảng Chân Mây từ tháng 9 đến hết ngày 30/11 hàng năm để chủ động trong công tác cứu hộ cứu nạn trên vùng biển của tỉnh, đồng thời sẵn sàng phối hợp các lực lượng thuộc Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, các tàu của ngư dân... tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn trên các vùng biển khác khi có tình huống xảy ra. Ngoài ra, phối hợp với Đoạn quản lý đường sông bố trí ca nô cao tốc chịu trách nhiệm tham gia tìm kiếm cứu nạn khu vực dọc sông Hương từ cầu Bạch Hổ lên khu vực ngã ba Tuần.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh bố trí ca nô cao tốc, phối hợp với ca nô của Chi cục Thủy sản chịu trách nhiệm công tác tìm kiếm cứu nạn khu vực dọc sông Hương từ cầu Bãi Dâu về đập Thảo Long, ngã ba Sình và vùng phụ cận.
Công an tỉnh chỉ đạo Lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy bố trí ca nô cao tốc, tàu tuần tra tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn khu vực dọc sông Hương từ cầu Bãi Dâu lên cầu Bạch Hổ và vùng phụ cận, sẵn sàng phục vụ công tác chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của lãnh đạo tỉnh.
Cảng Vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế phối hợp với Cảng Thuận An, Công ty TNHH 1 Thành viên Cảng Chân Mây bố trí các tàu vận tải công vụ, canô cao tốc chịu trách nhiệm sẵn sàng tham gia tìm kiếm cứu nạn khi có yêu cầu.
UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế chỉ đạo UBND các phường xã và phối hợp với các cơ quan, lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn bố trí các phương tiện cứu hộ, cứu nạn, thực hiện phương án Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đã xây dựng, chịu trách nhiệm sẵn sàng sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn.
Các đơn vị được phân công bố trí phương tiện trực cứu hộ, cứu nạn phải chủ động phân công người thường trực, lực lượng và chuẩn bị đủ nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, phao cứu sinh, túi thuốc cấp cứu, hệ thống thông tin liên lạc... sẵn sàng tập kết ngay tại các vị trí đã thông báo khi thiên tai xảy ra để cơ động tham gia cứu hộ, cứu nạn theo phương án đã chuẩn bị trước khi có lệnh điều động.
Căn cứ và tình hình thực tế diễn biến của bão, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh quyết định ban hành lệnh cấm tàu thuyền ra khơi, yêu cầu Chi cục Thủy sản, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, UBND các huyện, thị xã ven biển kiểm soát chặt chẽ việc xuất bến của tàu thuyền tại các cửa sông, cửa biển.
a) Đối với tàu cá
Toàn tỉnh có 1.955 phương tiện tàu thuyền; trong đó: 1.301 phương tiện có công suất <20cv; 377 phương tiện có công suất 20-<90cv; 228 phương tiện có công suất 90- < 400cv và 47 phương tiện có công suất >400cv).
(Phụ lục X: Số lượng tàu thuyền trên địa bàn tỉnh kèm theo)
Căn cứ Quyết định số 03/2020/QĐ-TTg ngày 13/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh chỉ đạo các đồn biên phòng Phong Hải, đồn biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An, đồn biên phòng cửa khẩu Chân Mây, Vinh Hiền, Hải đội 2 tổ bắn pháo hiệu báo bão, áp thấp nhiệt đới.
Theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo và dự báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức thông tin, thông báo cho nhân dân trong địa bàn, các ban ngành đoàn thể, đơn vị biết tình hình hoạt động, vùng ảnh hưởng của bão mạnh, siêu bão; Phối hợp với các đài thông tin duyên hải, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, gia đình các tàu thuyền... liên tục tổ chức phát thông báo, hướng dẫn, kêu gọi hết số tàu thuyền đang hoạt động ở vùng nguy hiểm nhanh chóng vào bờ hoặc di chuyển ra khỏi vòng nguy hiểm tránh bão.
Các đoàn đồn Biên phòng tuyến biển chỉ đạo các trạm kiểm soát tổ chức kiểm tra, kiểm soát, kiểm đếm quản lý chặt chẽ các phương tiện, tàu thuyền, con người đang hoạt động trên biển và neo đậu tại các bến đặc biệt chú ý các phương tiện bãi ngang.
Chi cục Thủy sản chủ trì phối hợp với Ban quản lý Cảng cá Thừa Thiên Huế, chính quyền địa phương hướng dẫn cho các tàu thuyền neo đậu tránh trú bão an toàn, cụ thể:
- Tại khu neo đậu Phú Hải: Với sức chứa khoảng 500 chiếc, tàu có công suất dưới 700CV có thể vào neo đậu. Cảng cá Thừa Thiên Huế hướng dẫn tàu thuyền neo đậu tránh trú bão theo đúng quy định của Quyết định số 442a/QĐ-TCTS-KTBVNL ngày 04/9/2014 của Tổng cục Thủy sản, đồng thời đảm bảo theo đúng quy hoạch các vùng neo đậu tàu thuyền theo công suất của Khu neo đậu.
- Thông báo, hướng dẫn cho tàu thuyền di chuyển đến các Khu neo đậu trong tỉnh, các khu vực sâu trong cửa sông Hương, sông Bồ, Ô Lâu, Bù Lu.. .vv để neo đậu theo đúng quy định, không cho tàu thuyền neo đậu tại Cảng cá Thuận An và Cảng cá Tư Hiền; các âu thuyền dọc phía Tây phá Tam Giang như: âu thuyền Lộc Điền, Viễn Trình, Lộc Vĩnh, Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi để đảm bảo an toàn cho tàu thuyền và công trình của các cảng cá, âu thuyền.
- Đối với các thuyền bãi ngang chính quyền địa phương, các chi hội nghề cá, tổ đội nghề cá bố trí lực lượng, phương tiện hỗ trợ ngư dân kéo thuyền lên bờ neo đậu tại các khu vực an toàn (độ Cao được xác định là +5m so với mặt nước biển).
(Phụ lục XI: Danh sách các điểm neo đậu tàu thuyền trú tránh bão).
b) Đối với tàu hàng hải
Công tác chuẩn bị trước khi bão mạnh, siêu bão xảy ra: Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế nắm vững tổng số tàu thuyền có mặt tại các cảng biển Chân Mây, Thuận An; triển khai kiểm tra, rà soát toàn bộ mặt bằng các khu vực neo đậu, tránh bão đã được công bố, căn cứ vào trọng tải, số lượng tàu thuyền có mặt tại các cảng để chỉ định vị trí neo đậu cho hợp lý, đảm bảo khi cần thiết có thể dễ dàng hỗ trợ lẫn nhau.
Yêu cầu các tàu trong khu vực chuẩn bị sẵn sàng để phòng chống bão như: Máy tàu, trang thiết bị cứu sinh, hệ thống thông tin liên lạc, kín nước hầm hàng, buồng ở; dây, neo và các trang thiết bị cần thiết khác.
Bố trí đủ nhân lực bảo đảm trực 24/24 giờ để theo dõi diễn biến của bão; kịp thời tiếp nhận thông tin, chỉ thị, chỉ đạo của cấp trên và báo cáo kịp thời cho Trưởng ban Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cơ quan.
Căn cứ vào tình huống diễn biến cụ thể của bão mạnh, siêu bão khi dự báo bão gần có tâm bão ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực các tỉnh từ Quảng Trị đến Đà Nẵng, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đơn vị khẩn trương lên kế hoạch sơ tán tất cả các phương tiện tàu thuyền đang neo đậu, cập cầu làm hàng tại khu vực hàng hải Thuận An, Chân Mây nhanh chóng di chuyển rời xa khu vực tâm bão đi qua để tìm nơi neo đậu an toàn; đối với canô tìm kiếm cứu nạn chuẩn bị kế hoạch đưa lên bờ chằng buộc an toàn để phục vụ cho công tác tìm kiếm cứu nạn sau bão.
Khi diễn biến của bão mạnh, siêu bão có tâm bão ảnh hưởng trục tiếp đến tỉnh Thừa Thiên Huế, yêu cầu thuyền trưởng khẩn trương nhanh chóng đưa thuyền viên lên bờ an toàn, hút toàn bộ nhiên liệu trên tàu và chủ động cho tàu vào cạn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.
Phối hợp với trạm quản lý báo hiệu hàng hải Thuận An, Chân Mây kiểm tra luồng tàu, báo hiệu hàng hải đảm bảo luồng tàu thông thoáng để phục vụ công tác Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Phối hợp chặt chẽ với Công ty TNHH 1 Thành viên hoa tiêu khu vực IV và các cơ quan có liên quan để điều động tàu đi tránh bão trước khi bão đổ bộ.
Tăng cường kiểm tra việc trực canh VHF đối với các tàu thuyền neo đậu tại các cảng biển, đảm bảo thông tin thông suốt giữa Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của đơn vị với các tàu thuyền neo đậu trong cảng. Phối hợp với Đài thông tin duyên hải Huế, Trung tâm phối hợp Tìm kiếm và Cứu nạn hàng hải khu vực II để nắm bắt thông tin và kiểm tra độ tin cậy của các thông tin đã nhận, nhằm phục vụ tốt cho việc triển khai công tác phòng chống lụt, bão và phối hợp tìm kiếm cứu nạn đạt kết quả cao.
Trong bão mạnh, siêu bão:
Tuyệt đối không cấp phép cho tàu thuyền rời cảng biển thuộc khu vực hàng hải đơn vị quản lý.
Giữ thông tin liên lạc thông suốt giữa Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị với Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của Cục Hàng hải Việt Nam; phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của tỉnh Thừa Thiên Huế, các Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các huyện Phú Vang, Phú Lộc.
c) Đối với thuyền du lịch
Trên địa bàn tỉnh có 128 thuyền du lịch, trong đó có 117 thuyền do Hợp tác xã vận tải đường sông quản lý và 11 thuyền thuộc các hộ cá thể và các doanh nghiệp. Trước khi có bão xảy ra, lực lượng Công an đường thủy thành phố Huế sẽ thông báo, hướng dẫn các thuyền du lịch vào neo đậu tại khu Công viên Thương Bạc, Công viên Lê Duẩn, Cồn Hến đảm bảo an toàn.
Khi có Quyết định ban hành lệnh cấm đò ngang, đò dọc, tàu du lịch xuất bến, hoạt động, yêu cầu các địa phương tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc xuất bến tại các bến tàu khách, đò ngang, đò dọc trên địa bàn nhằm không để xảy ra sự cố đáng tiếc khi mưa, bão.
(Phụ lục XII: Địa điểm neo đậu thuyền du lịch tại thành phố Huế)
5. Bảo đảm an toàn công trình hồ chứa nước
Tính đến thời điểm năm 2020, toàn tỉnh có 56 hồ chứa thủy lợi, 06 hồ thủy điện đã đưa vào vận hành với tổng dung tích khoảng 2tỷ m3, công suất lắp máy 330,2MW (theo quy hoạch có 13 hồ thủy điện, tổng công suất lắp máy là 442,7MW), gồm: thủy điện A Lưới, dung tích 60,2 triệu m3, công suất lắp máy 171MW, công trình đã đưa vào vận hành khai thác ngày 21/5/2012; thủy điện Hương Điền có dung tích 820 triệu m3, công suất lắp máy 81MW, đưa vào vận hành khai thác ngày 10/10/2010; thủy điện Bình Điền, có dung tích 423 hiệu m3, công suất lắp máy 44 MW, đưa vào vận hành khai thác ngày 19/5/2009; thủy điện Tả Trạch, công suất lắp máy 21MW, đưa vào vận hành khai thác ngày 01/10/2014; thủy điện A Roàng, dung tích 104 nghìn m3, công suất lắp máy 7,2MW, đưa vào vận hành khai thác ngày 19/01/2016; thủy điện Thượng Lộ, dung tích 4,09 triệu m3, công suất lắp máy 6MW, đưa vào vận hành khai thác 26/10/2015.
Trong 56 hồ chứa thủy lợi, hồ Tả Trạch có dung tích 650 triệu m3 là công trình trọng điểm cấp quốc gia do Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 5 quản lý; 07 hồ chứa loại lớn gồm: Hồ Truồi 55,2 triệu m3, Khe Ngang 15,07 triệu m3, Hòa Mỹ 9,67 triệu m3, Thủy Yên 8,75 triệu m3 Phú Bài 6 triệu m3, Thọ Sơn 5,47 triệu m3, Mỹ Xuyên 4,4 triệu m3 và 14 hồ chứa loại vừa và nhỏ do Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh quản lý; các hồ chứa loại nhỏ còn lại do địa phương quản lý. Nhìn chung các hồ chứa đang hoạt động bình thường.
Theo phân bố không gian, các hồ thủy điện trên lưu vực sông Hương và các hồ thủy điện chuyển nước từ lưu vực khác sang lưu vực sông Hương đã, đang và sẽ xây dựng (theo quy hoạch), gồm:
1. Hệ thống các hồ trên dòng chính sông Hương: Tả Trạch, Bình Điền, Hương Điền.
2. Hệ thống thủy điện bậc thang trên sông A Sáp (nhánh A Lin) chuyển nước sang sông Bồ, gồm: A Lin Thượng, cụm công trình đầu mối A Lin 3 (thuộc dự án thủy điện A Lin B1), A Lưới.
3. Hệ thống thủy điện bậc thang trên sông A Lin - Rào Trăng gồm: A Lin B1, A Lin B2, Rào Trăng 3 và Rào Trăng 4.
4. Hệ thống thủy điện bậc thang trên sông Rào Nái, gồm: ARoàng, Sông Bồ.
5. Hệ thống thủy điện trên sông Tả Trạch, gồm: Thượng Lộ, Thượng Nhật.
Bảng 4: thông số các hồ chứa nước thủy điện
Trong các năm qua các hồ đã phát huy nhiệm vụ cắt lũ tiểu mãn, lũ sớm; giảm lũ chính vụ cho hệ thống sông Hương; cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp với lưu lượng; tạo nguồn nước tưới ổn định cho diện tích đất canh tác thuộc vùng đồng bằng sông Hương; bổ sung nguồn nước ngọt cho hạ lưu sông Hương để đẩy mặn, cải thiện môi trường vùng đầm phá, phục vụ nuôi trồng thủy sản. Do hiện tượng El Nino hoạt động kéo dài nhất trong lịch sử, từ đầu năm 2014-2016 và 2019-2020 trong khi các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ, Nam Bộ diễn ra hạn hán mạnh nhất và kéo dài nhất trong gần 100 năm qua, tại Thừa Thiên Huế, nhờ chủ động được nguồn nước từ các hồ chứa nước kết hợp các đập thủy lợi khu vực hạ du như: Thảo Long, Cửa Lác..., đã đảm bảo cấp nước cho dân sinh và phục vụ tưới, tiêu cho lúa, hoa màu, cây công nghiệp và nuôi trồng thủy sản, hạn chế thiệt hại do hạn hán gây ra.
Nhằm chủ động phòng chống hạn, mặn vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu hàng năm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc với các nhà máy để cân đối nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, các hoạt động dân sinh của người dân.
Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các Sở: Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tài nguyên và Môi trường, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tiến hành kiểm tra đánh giá công tác quản lý chất lượng, an toàn đập, hồ chứa, các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra công tác đảm bảo an toàn trước mùa mưa lũ tại các nhà máy thủy điện.
Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc các hồ chứa nước lớn và hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh; kiểm tra việc phối hợp mạng vô tuyến điện phục vụ công tác Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn giữa các đơn vị.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có hướng dẫn triển khai xây dựng án ứng phó thiên tai cho các hồ chứa nước theo quy định của Nghị đinh 114/2018/NĐ-CP ; các chủ đập đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương rà soát thông tin, các khu tập trung đông dân cư, khu kinh tế, khu công nghiệp và các công trình quan trọng khác có nguy cơ ngập lụt phục vụ xây dựng án ứng phó thiên tai; lập phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(Đính kèm phụ lục XIII: Phương tiện, vật tư dự trữ ứng phó với thiên tai của các hồ thủy lợi; phụ lục XIV: Phương tiện, vật tư dự trữ ứng phó với thiên tai của các hồ thủy điện)
- Phương án vận hành các hồ chứa nước khi có thiên tai bão, lũ:
Đối với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Khi nhận được công điện, dự báo của Đài khí tượng thủy văn về tình hình và diễn biến mưa lũ sẽ xảy ra, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh gửi Lệnh yêu cầu các nhà máy thủy điện điều tiết để hạ mực nước hồ đảm bảo dung tích phòng lũ theo đúng quy trình đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt; Quy chế phối hợp giữa Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh với các Nhà máy thủy điện; Ban hành Công điện gửi các địa phương, đơn vị vùng hạ du chuẩn bị phòng lũ; Các nhà máy thủy điện gửi thông báo điều tiết xả tràn đến các cơ quan, đơn vị liên quan để báo cáo về kế hoạch xả tràn.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh theo dõi sát diễn biến của mưa lũ hàng giờ để chỉ đạo các nhà máy thủy điện Bitexco Tả Trạch, Bình Điền, Hương Điền và A Lưới vận hành theo quy trình đã được phê duyệt, duy trì mực nước bình thường không làm đột biến lũ trên các sông.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã thực hiện nghiêm túc nội dung chỉ đạo tại các Công điện của: Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, UBND tỉnh; sự chỉ đạo của Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công Thương; Bộ Xây dựng.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã sử dụng thông tin, bản tin từ Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương; Đài Khí tượng thủy văn Trung Trung bộ; Đài Khí tượng thủy văn tỉnh; Qua các phần mềm dự báo của các nước: Nhật bản, Mỹ; Phần mềm MIKE do dự án JICA giai hỗ trợ; hệ thống các ảnh mây vệ tinh để tỉnh toán các kịch bản vận hành hồ chứa nước cho các đợt lũ phục vụ việc ban hành các lệnh vận hành hồ chứa nước.
Văn phòng thường trực đã fax, điện thoại, nhắn tin cho thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã và thành phố Huế; lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo Tỉnh ủy, Thành ủy, Huyện ủy,... thông báo lệnh vận hành hồ chứa cho các địa phương và nhân dân biết trước 04 giờ để chủ động phòng tránh; riêng thủy điện A Lưới đã thông báo trước 08 giờ khi vận hành điều tiết nước qua huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông, Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế theo dõi tình hình mưa lũ và ứng phó ngập lũ vùng hạ du thông báo cho nhân dân; đảm bảo an toàn cho các phương tiện và người tham gia giao thông qua các khu vực bị ngập tràn.
Các chủ đập tổ chức trực ban theo dõi diễn biến của thời tiết và vận hành theo Quy trình đã được phê duyệt đảm bảo an toàn công trình; đã báo cáo thông tin, thông báo xả lũ cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh và các huyện, thị xã và thành phố Huế, các xã vùng hạ du bằng các phương thức fax, điện thoại, Email, thông tin được cập nhật thường xuyên phục vụ cho công tác chỉ đạo vận hành. Đồng thời, các nhà máy đã sử dụng 01 cụm còi tại đập chính để cảnh báo cho người dân trong vùng khi tiến hành vận hành mở các cửa van xả nước về hạ du.
Các phương tiện thông tin đại chúng: VTV8, Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Thừa Thiên Huế, VOV và các báo khác đã tăng cường thời lượng phát sóng cập nhật đưa tin kịp thời nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh về ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai đến các cơ quan, đơn vị, địa phương và nhân dân; phát tin cảnh báo tình hình mưa lũ trên hệ thống truyền thanh của địa phương để người dân chủ động phòng tránh; cập nhật thường xuyên và phát các bản tin về mưa lũ, vận hành hồ chứa nước để nhân dân chủ động phòng tránh.
Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã thường xuyên báo cáo công tác vận hành hồ chứa nước qua hệ thống họp trực tuyến với Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và các đơn vị có liên quan; sử dụng Website của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Hệ thống tin nhắn các mạng Vinaphone, Mobiphone, Viettel để nhắn tin vận hành hồ chứa nước cho lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành thành viên; Chủ tịch, Bí thư cấp huyện, thị xã và thành phố Huế và Chủ tịch, Bí thư cấp xã vùng hạ du hồ chứa nước; thử nghiệm thông báo cảnh báo mưa lũ, vận hành hồ chứa qua mạng xã hội.
Đài Khí tượng thủy văn tỉnh đã thực hiện tốt công tác cảnh báo, dự báo thiên tai, đặc biệt là công tác dự báo, cảnh báo mưa, kịp thời, chính xác về hình thế phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo vận hành các hồ chứa nước.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện tốt công tác vận hành hồ chứa nước theo đúng quy trình vận hành liên hồ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ban hành các Lệnh vận hành hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện, đặc biệt tháng 12, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với gió đông trên cao đã gây ra 03 đợt lũ liên tiếp, trước tình hình trên, trước mỗi đợt lũ Ban đã chỉ đạo vận hành các chủ đập điều tiết nước để đưa mực nước hồ về mực nước đón lũ; điều tiết về hạ du với lưu lượng tăng dần, tránh đột biến; điều tiết xả trước khi có lũ đến để có dung tích phòng và khi xảy ra mưa lũ các hồ luôn vận hành xả về hạ du luôn nhỏ hơn hoặc bằng lưu lượng đến và hạn chế xả lưu lượng lớn vào ban đêm; theo dõi diễn biến mưa lũ, chỉ đạo các nhà máy thủy điện vận hành theo từng giờ, tùy tình hình mưa trên lưu vực mà vận hành tăng, giảm lưu lượng tạo sự phối hợp điều tiết tăng giảm lưu lượng nhịp nhàng giữa các hồ để khống chế cường suất lũ, đỉnh lũ trên sông Hương và sông Bồ.
6. Cung cấp nước sạch cho dân cư
Kế hoạch cấp nước an toàn gồm:
- Kiểm tra nâng cao chất lượng công trình cấp nước; đôn đốc các đơn vị bảo đảm tiến độ thi công, hoàn thành công trình trước mùa mưa bão.
- Thực hiện phương án bảo vệ an toàn cho công trình cấp nước, các giếng khoan khai thác nước ngầm.
- Che chắn bảo vệ an toàn cho các máy móc, thiết bị.
- Kiểm tra, bảo vệ an toàn tuyến ống dẫn nước và thiết bị đến tận nhà dân.
Sở Xây dựng có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc cung cấp nước sạch ở đô thị; Trực tiếp chỉ đạo hoạt động Công ty Cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm đôn đốc UBND các địa phương kiểm tra việc cung cấp nước sạch ở nông thôn; Trực tiếp chỉ đạo hoạt động Phòng Quản lý công trình thủy lợi và Nước sạch nông thôn Chi cục Thủy lợi.
7. Phương án ứng phó với thiên tai
a) Biện pháp cơ bản ứng phó đối với bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, nước dâng, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy được quy định như sau:
- Các biện pháp ứng phó:
+ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cập nhật kịp thời diễn biến của bão, áp thấp nhiệt đới từ đó chủ động ban hành các công điện, lệnh đến các cấp, các ngành từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở về ứng phó với thiên tai bão, mưa lớn, lũ, ngập lụt, sạt lở đất với thời gian tối thiểu trước 24 giờ.
+ Chủ động sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp.
+ Chủ động cho học sinh nghỉ học khi có bão và lũ lớn.
+ Di chuyển tàu thuyền, phương tiện nuôi trồng thủy sản trên biển, ven biển, trên sông ra khỏi khu vực nguy hiểm; tổ chức kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền neo đậu hoặc thực hiện biện pháp khác để bảo đảm an toàn.
+ Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng;.
+ Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất.
+ Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng.
+ Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trên sông, trên biển, khu vực và tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy và khu vực nguy hiểm khác.
+ Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai.
+ Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán.
+ Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai.
+ Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với thiên tai.
- Nhiệm vụ của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế:
+ Tổ chức trực ban chặt chẽ, theo dõi sát diễn biến của thiên tai.
+ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh ban hành công điện cảnh báo bão, thông báo vùng nguy hiểm, chỉ đạo hướng dẫn tàu thuyền thoát ra khỏi vùng nguy hiểm.
+ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã ven biển chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn kiểm đém, thông báo, kiên quyết kêu gọi toàn bộ tàu thuyền đang hoạt động ra khỏi vùng nguy hiểm và về bờ; kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền hoạt động ở ven biển, cửa sông.
+ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tinh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương kiểm tra, nắm chắc số lượng tàu thuyền và thuyền viên. Thông báo cho ngư dân biết và theo dõi tọa độ của bão, cường độ, hướng di chuyển và bán kính ảnh hưởng bão và hướng dẫn ngư dân phòng, tránh bão; nắm chắc số tàu thuyền còn trên biển chưa vào nơi trú tránh, số tàu thuyền đã vào nơi trú tránh và tổ chức sắp xếp việc neo đậu đối với các tàu thuyền đã về nơi neo đậu đồng thời xử lý kịp thời các tình huống sự cố của tàu thuyền, báo cáo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh theo quy định.
+ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các ngành, các cấp rà soát lại các phương án đã xây dựng để sẵn sàng đối phó với các tình huống xảy ra; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để ứng cứu khi có yêu cầu. Vận hành các công trình thủy lợi, thủy điện theo đúng quy trình đã phê duyệt.
+ Trên cơ sở Chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, thông báo cho Sở Ngoại vụ về các vụ việc có liên quan đến người nước ngoài khi có thiên tai, thảm họa để Sở Ngoại vụ có cơ sở báo cáo Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh phối hợp chặt chẽ với Sở Ngoại vụ để kịp thời thông tin đến người dân, các đối tác quốc tế và người nước ngoài đang làm việc, học tập tại địa phương về các vấn đề như biên giới, lãnh thổ, bảo hộ công dân khi có thiên tai, thảm họa.
+ Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, huyện, thị xã, thành phố, Đài thông tin duyên hải Huế, Đài truyền thanh xã, phường, thị trấn và các phương tiện thông tin đại chúng khác thường xuyên thông tin về mưa, bão, tác động và ảnh hưởng của mưa, bão, các giải pháp phòng, tránh và ứng phó với bão; thông báo các chỉ đạo của cấp trên về diễn biến của cơn bão cho nhân dân biết để chủ động phòng tránh.
+ Ngành giao thông phối hợp các huyện, thành, thị để thực hiện đảm bảo an toàn giao thông, phân luồng cho các đoạn đường bị ách tắc.
- Đối với chủ phương tiện, thuyền trưởng và ngư dân:
+ Theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng về diễn biến của bão. Đồng thời phải giữ liên lạc thường xuyên giữa tàu thuyền với chính quyền địa phương và gia đình.
+ Chủ phương tiện và thuyền trưởng có trách nhiệm báo cáo đến Chính quyền địa phương, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng và các cơ quan có liên quan về số lượng, số hiệu tàu thuyền, số người trên tàu, vị trí tàu đang hoạt động trên biển. Không cho tàu thuyền đi vào khu vực ảnh hưởng của bão và có trách nhiệm đưa tàu thuyền thoát ra khỏi vùng nguy hiểm hoặc tìm nơi trú tránh an toàn.
+ Chủ phương tiện phải thường xuyên thông báo các tin dự báo, cảnh báo bão đến các thành viên trên tàu thuyền và yêu cầu các thành viên phải thực hiện ngay các biện pháp để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện. Thực hiện nội dung công điện của Trung ương, UBND tỉnh, sự chỉ đạo của chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan.
- Đối với cộng đồng dân cư:
+ Thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo, cảnh báo về diễn biến của mưa, bão trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thực hiện nội dung công điện của UBND tỉnh và sự chỉ đạo trực tiếp của Chính quyền địa phương.
+ Chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết cho gia đình. Tổ chức chặt tỉa cành cây xung quanh nhà để tránh gãy, đổ khi bão đổ bộ.
+ Tổ chức thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, thủy, hải sản đang và sắp đến giai đoạn thu hoạch. Đối với các sản phẩm nông nghiệp, thủy, hải sản chưa đến giai đoạn thu hoạch ở vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng của bão phải có biện pháp bảo vệ.
+ Chằng chống nhà cửa, bảo vệ nhà cửa.
+ Chuẩn bị các vật dụng cá nhân cần thiết để sẵn sàng sơ tán theo chỉ đạo của chính quyền.
+ Không đi qua ngầm tràn, đò ngang, đò dọc khi có lũ lớn, không vớt củi, gỗ và các hoạt động trên sông.
+ Tham gia cùng Chính quyền địa phương và cộng đồng trong việc phòng tránh bão, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là các gia đình khó khăn, tàn tật, neo đơn.
- Đối với các cơ sở lưu trú:
+ Chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết cho đơn vị và du khách.
+ Không tăng giá trong và sau thời gian xảy ra thiên tai.
+ Đảm bảo an toàn cho du khách về tính mạng, tài sản, thức ăn, nước uống khi có thiên tai, bão lụt. Phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cứu hộ, cứu nạn cho du khách khi xảy ra sự cố.
+ Không tổ chức các tour đến các điểm bão lụt, khuyến cáo du khách không đến những noi đang ngập lụt.
+ Phối hợp với các cơ quan chức năng để lên phương án sơ tán du khách về nơi an toàn.
- Triển khai khắc phục sau thiên tai:
+ Tổ chức đưa người dân sơ tán, di dời trước bão về nơi ở cũ an toàn.
+ Tiếp tục công tác ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu người bị nạn.
+ Tổ chức ngay công tác thăm hỏi, động viên các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai gây ra.
+ Trợ giúp hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu, nước uống, chăm sóc y tế nhằm đảm bảo điều kiện sinh hoạt, đời sống cho nhân dân.
+ Tổ chức lực lượng xung kích, tình nguyện giúp nhân dân khắc phục hậu quả, sửa chữa, xây dựng lại nhà ở, bảo vệ an ninh trật tự và tài sản của nhân dân, doanh nghiệp, nhà nước trong vùng bị ảnh hưởng của bão.
+ Trong thời gian ngắn nhất, huy động nguồn lực tổ chức thu dọn cây xanh, cột điện, công trình, thiết bị ngã đổ; sửa chữa trường học, trạm xá, bệnh viện, các công trình bị hư hỏng; đảm bảo giao thông, nước sạch, điện, viễn thông thông suốt; tiêu độc, khử trùng, vệ sinh môi trường, phòng dịch tại vùng bị ảnh hưởng của bão...
+ Tổ chức kiểm kê, đánh giá xác định thiệt hại theo đúng quy định và báo cáo cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp trên. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và Thủ tướng Chính phủ.
+ Chỉ đạo các đơn vị quản lý, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, xử lý khắc phục đảm bảo giao thông.
+ Thực hiện thu dọn cây xanh bị ngã đổ, khắc phục điện, thông tin, đảm bảo phục vụ nhân dân, sửa chữa các trường học để sớm ổn định việc dạy và học của nhà trường.
+ Chỉ đạo các địa phương, đơn vị phục hồi sản xuất nông nghiệp; tổng hợp tình hình thiệt hại và tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ khắc phục thiệt hại theo Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra. Đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh các văn bản đề xuất Chính phủ hỗ trợ kinh phí để tái thiết sau thiên tai.
+ Chỉ đạo các công ty thương mại cung cấp đầy đủ các mặt hàng nhu yếu phẩm cho người dân; chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng, nâng giá, nhất là lương thực, thực phẩm thiết yếu, nước uống, vật liệu xây dựng, nhiên liệu, chất đốt.
+ Huy động lực lượng đoàn viên, hội viên, thanh niên tình nguyện trực tiếp xuống địa bàn giúp nhân dân dọn dẹp vệ sinh, sửa chữa lại nhà ở bị hư hỏng.
+ Khi thiên tai lớn gây thiệt hại nặng nề đối với nhân dân tổ chức vận động các ngành, các cấp, các tổ chức khác cứu trợ thiên tai cho những hộ bị thiệt hại đang gặp khó khăn và vận động nhân dân địa phương đóng góp để xây dựng sửa chữa nhà và giúp đỡ các hộ bị thiệt hại ổn định đời sống.
b) Biện pháp cơ bản ứng phó đối với hạn hán và xâm nhập mặn được quy định như sau
- Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cập nhật kịp thời các bản tin dự báo trung hạn, dài hạn tới các cấp, các ngành về tình hình hạn hán để từ đó có phương án điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ phù hợp với tình hình hạn hán.
- Vận hành hợp lý hồ chứa nước, công trình cấp nước; quản lý chặt chẽ nguồn nước, áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm, ưu tiên đảm bảo cấp đủ nước sinh hoạt cho người và gia súc; sử dụng nước tiết kiệm, chống thất thoát nước.
- Tiến hành nạo vét hệ thống kênh, mương, hệ thống các trục kênh tưới tiêu kết hợp đảm bảo thông thoáng; tính toán lắp đặt thêm hệ thống các trạm bơm dã chiến tại những vị trí thuận lợi về nguồn nước để nâng cao năng lực cấp nước cho hệ thống; linh hoạt điều phối, hòa mạng lưới cấp nước toàn tỉnh để hỗ trợ cho nhau (trạm bơm cấp nước bổ sung vùng diện tích tưới do hồ chứa phục vụ thiếu hụt nguồn nước và ngược lại).
- Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với dự báo, cảnh báo và tình hình diễn biến hạn hán và xâm nhập mặn;
- Ưu tiên cung cấp điện và vật tư, nhiên liệu cần thiết cho các trạm bơm;
- Tổ chức kiểm kê, đánh giá xác định thiệt hại theo đúng quy định và báo cáo cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp trên. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh báo cáo Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và Thủ tướng Chính phủ.
- Chỉ đạo các địa phương, đơn vị khôi phục sản xuất nông nghiệp (bằng các giải pháp như gieo cấy lại, trồng cây khác ...); tổng hợp tình hình thiệt hại và tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ khắc phục thiệt hại theo các quy định hiện hành. Đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh các văn bản đề xuất Chính phủ hỗ trợ kinh phí để tái thiết sau thiên tai.
c) Biện pháp ứng phó với rét hại, sương muối
- Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ động cập nhật các bản tin cảnh báo sớm và ban hành các công điện về chỉ đạo ứng phó với thiên tai rét hại, sương muối tới các cấp, các ngành để chủ động phòng tránh.
- Triển khai đồng bộ các biện pháp chống rét cho người, gia súc và cây trồng, đặc biệt cho đối tượng dễ bị tổn thương như người già, trẻ em, người khuyết tật.
- Triển khai biện pháp bảo vệ cây trồng phù hợp; nghiên cứu đề xuất giống cây trồng, vật nuôi thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
- Sẵn sàng triển khai phương án khắc phục và phục hồi sản xuất sau thiên tai (chuẩn bị đủ cơ số về giống cây trồng vật nuôi).
d) Biện pháp cơ bản ứng phó đối với động đất, sóng thần được quy định như sau
- Chủ động trú, tránh, bảo đảm an toàn khi xảy ra động đất.
- Chủ động sơ tán ra khỏi khu vực chịu ảnh hưởng của sóng thần.
- Tổ chức tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương.
- Bố trí nơi ở tạm, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống, nhu yếu phẩm khác cho người dân bị ảnh hưởng.
- Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai.
đ) Đối với nắng nóng, lốc, sét, mưa đá, gió mạnh trên biển và các loại thiên tai khác
- Triển khai ứng phó:
+ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ động cập nhật các bản tin cảnh báo sớm và ban hành các công điện, lệnh về chỉ đạo ứng phó với thiên tai nắng nóng, lốc, sét, mưa đá tới các cấp, các ngành để chủ động phòng tránh;
+ Căn cứ vào dự báo, cảnh báo, tính chất và diễn biến thực tế của từng loại thiên tai, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ động chỉ đạo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, ngành triển khai biện pháp ứng phó phù hợp với từng tình huống cụ thể.
+ UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn sử dụng hệ thống truyền thanh của địa phương để truyền các bản tin dự báo, cảnh báo dông, lốc, sét từ Đài Khí tượng thủy văn tỉnh và hướng dẫn kiến thức, kỹ năng phòng chống dông, sét đến với người dân trên địa bàn; thông tin kịp thời cho người dân trong việc ứng phó với các loại hình thiên tai dông, lốc, sét.
- Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do lốc xoáy, gió giật gây ra
+ Đối với trên biển:
Bắt buộc các chủ tàu thuyền khi ra biển phải có phao cứu sinh và toàn bộ thủy thủ, thuyền viên phải mặc áo phao khi đang ở trên biển.
Khi thấy biển động thì phải nhanh chóng trở vào bờ hoặc di chuyển tìm nơi tránh, trú an toàn.
Tổ chức hợp lý đội hình khai thác trên biển theo tổ, trong đó đảm bảo cự ly, khoảng cách hợp lý giữa các tàu thuyền để hỗ trợ nhau khi gặp nạn.
+ Đối với trên đất liền:
Xây dựng các công trình, nhà ở kiên cố, thường xuyên chằng chống nhà cửa để tăng độ vững chắc nhằm đề phòng lốc xoáy, gió giật, mưa đá. Ở các cửa biển, ven biển, nơi trống trải, nếu nhà ở lợp bằng lá, tôn tráng kẽm, fibro xi măng, ngói có thể dằn lên mái nhà các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát để hạn chế tốc mái khi có lốc xoáy, gió giật.
Chặt tỉa cành, nhánh của các cây cao, dễ gãy đổ, cây nằm gần nhà ở, lưới điện,...;
Khi trời mưa lớn kèm theo dông, cần sơ tán người già và trẻ em ra khỏi những căn nhà tạm bợ đến những nơi an toàn, vững chắc hơn. Khi xảy ra lốc xoáy, gió giật mọi người phải tìm những nơi trú ẩn an toàn như các nhà kiên cố, tránh núp dưới bóng cây khi có dông, nhà tạm bợ dễ bị ngã đổ gây tai nạn, khi xây nhà và các khu xây dựng phải có hệ thống cột thu lôi. Tuyên truyền, vận động đến các hộ dân có nhà kiên cố tiếp nhận những người dân trú ẩn khi xảy ra lốc xoáy, gió giật với tinh thần tương thân, tương trợ lẫn nhau.
Các đợt nắng nóng, thông báo, hướng dẫn các biện pháp tránh nắng, phòng chống và sơ, cấp cứu khi bị say nắng.
- Công tác khắc phục hậu quả:
Sau khi xảy ra, lốc xoáy, gió giật, sét, mưa đá, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện, vật chất trang bị để nhanh chóng giải quyết hậu quả, tập trung một số công việc như:
+ Cứu nạn cho người và tài sản.
+ Sửa chữa, khắc phục nhà sập, nhà tốc mái...
+ Khắc phục các sự cố tàu thuyền bị đánh chìm, trôi dạt, hư hỏng và tổ chức tìm kiếm người, tàu thuyền bị mất liên lạc.
+ Cứu trợ các cá nhân, gia đình khó khăn.
+ Thống kê và đánh giá thiệt hại, báo cáo theo quy định.
8. Tổ chức ứng phó theo các cấp độ rủi ro thiên tai
Cấp độ rủi ro thiên tai được xác dịnh cho từng loại hình thiên tai và công bố cùng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai, làm cơ sở việc phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó thiên tai. Được phân thành 5 cấp được quy định chi tiết tại Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Trách nhiệm ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai tại tỉnh Thừa Thiên Huế được ban hành tại Quyết định số 2260/QĐ-UBND ngày 28/9/2016 của UBND tỉnh:
a) Thiên tai cấp độ 1
- Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã:
+ Có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy, huy động nguồn lực tại chỗ để ứng phó kịp thời ngay khi thiên tai xảy ra; báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo, chỉ huy của các cơ quan phòng chống thiên tai cấp trên.
+ Chủ tịch UBND cấp xã được quyền huy động các nguồn lực sau để ứng phó thiên tai: Dân quân tự vệ, công an xã, thanh niên, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn và các tổ chức, cá nhân tình nguyện; vật tư dự trữ do nhân dân chuẩn bị; vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp xã và tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
+ Các lực lượng tham gia ứng phó thiên tai trên địa bàn cấp xã phải phối hợp chặt chẽ theo sự chỉ huy của Chủ tịch UBND cấp xã hoặc người được ủy quyền.
+ Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của cấp xã, Chủ tịch UBND cấp xã đề nghị UBND, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện hỗ trợ.
- Chủ tịch UBND, Trưởng ban Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện:
+ Có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy và huy động nguồn lực theo thẳm quyền để ứng phó thiên tai trong trường hợp thiên tai cấp độ 1 xảy ra trong phạm vi từ hai xã trở lên hoặc khi nhận được yêu cầu trợ giúp của Chủ tịch UBND cấp xã; chịu trách nhiệm thực hiện chỉ huy, chỉ đạo của các cơ quan chỉ đạo phòng chống thiên tai cấp trên.
+ Chủ tịch UBND cấp huyện được quyền huy động các nguồn lực sau để ứng phó thiên tai: Công an huyện, xã; quân sự huyện, dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn và các tổ chức, cá nhân tình nguyện; vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp huyện và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
b) Thiên tai cấp độ 2
- Chủ tịch UBND, Trưởng ban Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, cấp xã:
Tổ chức thực hiện ứng phó với thiên tai cấp độ 2 xảy ra trên địa bàn theo thẩm quyền; tuân thủ sự chỉ huy của cơ quan cấp trên; hướng dẫn và tổ chức sơ tán người đến nơi an toàn; Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định tổ chức cưỡng chế sơ tán trường hợp tổ chức, cá nhân không tự giác chấp hành chỉ đạo, chỉ huy, hướng dẫn sơ tán phòng, tránh thiên tai vì mục đích an toàn cho người.
- Chủ tịch UBND, Trưởng ban Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh:
Trách nhiệm:
+ Chủ tịch UBND, Trưởng ban Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn triển khai ứng phó thiên tai; huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó kịp thời, phù hợp với diễn biến thiên tai tại địa phương; báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.
+ Chủ tịch UBND, Trưởng ban Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tổ chức thực hiện tốt công tác khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn theo quy định.
+ Chủ tịch UBND, Trưởng ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo công tác tổng hợp thiệt hại, khắc phục kịp thời hậu quả thiên tai, khôi phục, phục hồi sản xuất, đảm bảo an ninh trật tự, khắc phục ô nhiễm môi trường, khống chế dịch bệnh, ổn định đời sống nhân dân khi thiên tai đi qua; báo cáo Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai để phục vụ công tác chỉ đạo.
Quyền hạn:
+ Chủ tịch UBND cấp tỉnh được huy động lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm của tổ chức, các nhân trên địa bàn để phục vụ ứng phó thiên tai và cứu trợ khẩn cấp.
+ Chủ tịch UBND cấp tỉnh được huy động dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân, lực lượng tìm kiếm cứu nạn, lực lượng vũ trang địa phương và các tổ chức, cá nhân tình nguyện.
+ Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của cấp tỉnh, Chủ tịch UBND, Trưởng ban Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh báo cáo, đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ.
c) Thiên tai cấp độ 3
- Chủ tịch UBND, Trưởng ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, cấp xã:
Thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền phù hợp với tình huống cụ thể tại địa phương; tuân thủ sự chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan cấp trên.
- Chủ tịch UBND, Trưởng ban Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh:
+ Chịu trách nhiệm chỉ huy, huy động nguồn lực trên địa bàn theo thẩm quyền, triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai cấp bách trên địa bàn.
+ Trường hợp thiên tai xảy ra ở mức độ vượt quá cấp độ 3 hoặc có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng, Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo.
d) Thiên tai cấp độ 4
- Chủ tịch UBND, Trưởng ban Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện và cấp xã:
+ Thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền phù hợp với tình huống cụ thể tại địa phương; tuân thủ sự chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan cấp trên.
- Chủ tịch UBND, Trưởng ban Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh:
+ Có trách nhiệm chỉ huy, huy động nguồn lực trên địa bàn theo thẩm quyền triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai khẩn cấp, tuân thủ sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn.
e) Thiên tai cấp độ 5
Việc phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó tình trạng khẩn cấp về thiên tai thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
III. TỔ CHỨC KHẮC PHỤC HẬU QUẢ SAU THIÊN TAI
Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế - xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang và mọi công dân trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm và phải chủ động tiến hành, tích cực tham gia việc khắc phục hậu quả thiên tai nhằm giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, phục hồi sản xuất.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành kịp thời cấp cứu, điều trị nạn nhân do thiên tai gây ra (nếu có) tại các cơ sở y tế gần nhất. Chủ động phối, kết hợp với các địa phương giáp ranh, đặc biệt là các khu vực ven biển, ven sông tích cực tìm kiếm người mất tích.
Nhiệm vụ trước mắt sau mùa thiên tai là thực hiện các hoạt động nhằm mục đích sửa chữa, khôi phục lại nhà cửa, sản xuất, cơ sở hạ tầng đã bị thiên tai tàn phá, giúp nhân dân trong vùng thiên tai nhanh chóng ổn định đời sống sinh hoạt và sản xuất thường ngày. Đồng thời, phải tiến hành rà soát, điều chỉnh, lồng ghép việc tái thiết sau thiên tai với các quy hoạch xây dựng phát triển của địa phương để thích ứng với diễn biến của thiên tai trong các năm tiếp theo.
Công tác khắc phục hậu quả và tái thiết sau thiên tai có khối lượng công việc lớn và phức tạp, có nhiều vấn đề phát sinh so với kế hoạch phát triển ban đầu của địa phương, về cơ bản, một số hoạt động sau thường hay được tổ chức thực hiện cho giai đoạn này, bao gồm:
- Tiếp tục công tác tìm kiếm cứu nạn và cứu trợ sau thiên tai.
- Đánh giá thiệt hại phục vụ công tác khắc phục hậu quả.
- Xử lý và khắc phục các thiệt hại về sản xuất, dân sinh đảm bảo các điều kiện cơ bản cho phục hồi sản xuất và dân sinh; đồng thời tránh và giảm nhẹ thiệt hại đến mức thấp nhất nếu lũ, bão xảy ra ngay sau đó.
- Xử lý và khắc phục các thiệt hại về môi trường.
- Xử lý và khắc phục các sự cố, đồng thời củng cố các công trình phục vụ phòng chống lụt bão, các công trình phục vụ dân sinh và sản xuất.
- Xây dựng kế hoạch phục hồi ngắn hạn và kế hoạch tái thiết và phát triển trong tương lai.
a) Tìm cứu cứu nạn và cứu trợ sau thiên tai
Tiếp tục triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm thiết yéu khác và hỗ trợ tâm lý để ổn định đời sống của người dân:
- Cấp cứu người gặp nguy hiểm; tìm kiếm người, phương tiện mất tích.
- Tiếp tục sơ tán người ra khỏi nơi nguy hiểm, ưu tiên đối tượng dễ bị tổn thương.
- Lập các trạm cấp cứu tạm thời hoặc trưng dụng có thời hạn trụ sở cơ quan, trường học, cơ sở y tế tại khu vực có thiên tai để tiếp nhận cấp cứu người bị nạn.
- Xác định đối tượng cần được cứu trợ bao gồm cá nhân bị thương, hộ gia đình có người bị chết; hộ gia đình, cá nhân bị mất nhà ở, không có lương thực, nước uống và nhu yếu phẩm khác có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng và sức khỏe, đặc biệt quan tâm tới đối tượng dễ bị tổn thương.
- Huy động người, vật tư, trang thiết bị, thuốc chữa bệnh để tham gia cứu chữa người bị nạn.
- Dựng các lán trại tạm thời cho người dân bị mất nhà ở.
- Tiếp tục duy trì hệ thống tiếp nhận các nguồn hàng cứu trợ.
- Cấp phát lương thực, thực phẩm, nước sạch, nhu yếu phẩm, các loại cây con giống, vật liệu xây dựng, v.v...
- Xây dựng các phương án huy động nhân sự, vật tư, phương tiện cho công tác khắc phục hậu quả của từng loại hình cứu nạn, cứu trợ.
b) Đánh giá thiệt hại sau thiên tai
Nhằm xác định mức độ, phạm vi ảnh hưởng tiêu cực của thiên tai đối với con người, tài sản và môi trường tại địa bàn xảy ra thiên tai từ đó đề xuất các phương án để khắc phục hậu quả.
- Nhiệm vụ của công tác đánh giá thiệt hại sau thiên tai là tiếp tục thu thập và hoàn thiện số liệu thiệt hại, phân tích, đánh giá và lập báo cáo cuối cùng để gửi lên cấp có thẩm quyền.
- Căn cứ vào mức độ thiệt hại của thiên tai đã thu thập, phân tích và đánh giá ở trên để quyết định việc cứu hộ, cứu trợ khẩn cấp cho khu vực bị ảnh hưởng và đề xuất các biện pháp phòng ngừa cho các đợt thiên tai tiếp theo.
c) Các yêu cầu trong đánh giá thiệt hại
- Công tác đánh giá, báo cáo thiệt hại phải thực hiện theo Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT của Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn và Bộ Kế hoạch Đầu tư ban hành ngày 23/11/2015 về việc hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Công tác đánh giá thiệt hại phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ từ cấp xã, thôn đến cấp huyện.
- Việc đánh giá thiệt hại phải được căn cứ vào tình hình thực tế tại khu vực bị ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng bởi thiên tai.
- Số liệu thiệt hại phải trung thực, chính xác.
- Đơn giá để tính giá trị thiệt hại phải được căn cứ vào biểu giá do cấp có thẩm quyền quy định tại thời điểm xảy ra thiên tai.
d) Vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh
- Huy động lực lượng, phương tiện trên địa bàn, phát động chiến dịch tổng vệ sinh môi trường sau thiên tai (thu gom cây cối gãy đổ, thu hồi và tiêu hủy hợp vệ sinh xác gia súc, gia cầm bị chết, tẩy uế nhà cửa, vệ sinh ruộng vườn; vệ sinh tiêu độc nguồn nước.
- Tổ chức khám, chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho dân vùng bị thiên tai.
- Cung cấp viên lọc nước để khử trùng, lọc nước phục vụ sinh hoạt khẩn cấp.
đ) Lập và triển khai kế hoạch phục hồi
Dựa vào kết quả thiệt hại và nhu cầu để lập kế hoạch phục hồi:
- Trung hạn: Tập trung vào hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, trang thiết bị, nhiên liệu thiết yếu khác để phục hồi sản xuất; cung ứng vật tư, hàng hóa thiết yếu và thực hiện các biện pháp quản lý giá, bình ổn thị trường; sửa chữa, khôi phục trụ sở, công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, thông tin, thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, điện lực, trường học, cơ sở y tế và công trình hạ tầng thiết yếu khác bị thiệt hại.
- Về dài hạn: Tập trung vào việc sửa chữa, khôi phục, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, công trình hạ tầng công cộng; tuyên truyền nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng về phòng, chống thiên tai.
1. Trách nhiệm xây dựng kế hoạch tài chính
- Các sở, ban, ngành, đơn vị và UBND cấp huyện xây dựng khái toán để dự trù kinh phí cho các hoạt động phi công trình, công trình, dự trữ vật tư nguyên liệu, mua sắm trang thiết bị và các khoản chi tiêu cho hoạt động theo phương án Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hàng năm.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chù trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh và các ngành liên quan cân đối, bố trí vốn đầu tư hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách và Luật Đầu tư công, huy động nguồn lực, các nguồn tài trợ khác để thực hiện hiệu quả Kế hoạch.
- Sở Tài chính cân đối các nguồn vốn, báo cáo UBND tỉnh xem xét, phân bổ kế hoạch vốn thực hiện Phương án Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các sở, ban, ngành, đơn vị và UBND cấp huyện.
Căn cứ Quyết định số 01/2018/QĐ-UBND ngày 08/01/2018 về việc phê duyệt Quy hoạch thủy lợi tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 và Quyết định số 1933/QĐ-UBND ngày 18/8/2016 của UBND tỉnh về phê duyệt rà soát, bổ sung Kế hoạch quản lý lũ lụt tổng hợp lưu vực sông Hương đến năm 2020 định hướng đến năm 2030, trong đó xác định các chương trình dự án ưu tiên phòng chống thiên tai giai đoạn 2021-2025 như sau:
TT |
TÊN DỰ ÁN |
Kinh phí (tỷ đồng) |
|||
2020-2021 |
2021-2025 |
2026-2030 |
Tổng cộng |
||
TỔNG (A+B) |
1.869 |
3.080 |
2.405 |
7354 |
|
A |
Giải pháp phi công trình |
491 |
405 |
148 |
1.044 |
I |
Phòng chống, giảm nhẹ, phòng ngừa |
478 |
393 |
136 |
1.007 |
1 |
Tăng cường năng lực thể chế cho BCH PCTT và TKCN cấp tỉnh, huyện, xã |
4,8 |
2,6 |
2,6 |
10,0 |
2 |
Lập, rà soát kế hoạch phòng chống thiên tai các cấp; phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai |
5,5 |
0 |
0 |
5,5 |
3 |
Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo bão, lũ |
373,7 |
25 |
25 |
423,7 |
4 |
Nâng cao nhận thức cộng đồng |
6,9 |
6,7 |
6,6 |
20,2 |
5 |
Trồng rừng và bào vệ rừng |
86 |
358 |
101 |
545 |
6 |
Kiện toàn hệ thống thông tin và truyền thông phục vụ cho công tác quản lý thiên tai |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
1,5 |
7 |
Soạn thảo hướng dẫn kỹ thuật xây nhà chống lũ, và phổ biến quy định sử dụng đất phòng tránh thiên tai |
1 |
0,5 |
0,5 |
2 |
II |
Ứng phó, khôi phục, tái thiết |
12,8 |
11,6 |
11,5 |
36 |
8 |
Rà soát chính sách ứng cứu và phục hồi sau thiên tai |
0,8 |
0,8 |
0,8 |
2,4 |
9 |
Tăng cường khả năng cứu trợ và phục hồi cho các cấp tỉnh, huyện, xã |
12 |
10,8 |
10,7 |
33,5 |
B |
Giải pháp công trình |
1.378 |
2.675 |
2.257 |
6.310 |
I |
Phòng chống, giảm nhẹ, phòng ngừa |
1.044 |
2.103 |
2.247 |
5.394 |
1 |
Nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn ở một số khu vực quan trọng |
46 |
110 |
20 |
176 |
2 |
Duy tu và nâng cấp các công trình giảm lũ 1 (đê, cống, trạm bơm) |
271 |
856 |
907 |
2.034 |
3 |
Xây dựng mới công trình giảm lũ 2 (nạo vét, phòng chống xói lở bờ sông) |
643 |
1.095 |
1.202 |
2.940 |
4 |
Xây dựng mới công trình giảm lũ 3 (sửa chữa và nâng cấp an toàn hồ đập) |
83 |
42 |
118 |
243 |
II |
Ứng phó, khôi phục, tái thiết |
334 |
572 |
10 |
917 |
5 |
Chương trình tái định cư, xóa đói giảm nghèo cho người dân khu vực ven biển và đầm phá |
190 |
285 |
0 |
475 |
6 |
Xây dựng trung tâm ứng cứu ở khu vực dễ bị ngập lụt |
5 |
10 |
10 |
25 |
7 |
Xây dựng khu neo đậu tránh bão lụt cho tàu thuyền |
70 |
221 |
0 |
291 |
8 |
Xây dựng công trình cấp nước nông thôn |
70 |
56 |
0 |
126 |
(Đính kèm phụ lục XV: kế hoạch phòng chống thiên tai tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020-2025, định hướng đến năm 2030 cho hạng mục giải pháp phi công trình; phụ lục XVI. Kế hoạch phòng chống thiên tai tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020-2025, định hướng đến năm 2030 cho hạng mục giải pháp công trình)
a) Nguồn vốn địa phương: Bao gồm nguồn ngân sách của địa phương, nguồn Quỹ Phòng, chống thiên tai: 588 tỷ đồng.
b) Nguồn vốn của Trung ương: 4.472 tỷ đồng.
c) Nguồn vốn khác: Bao gồm nguồn viện trợ không hoàn lại, hỗ trợ từ các tổ chức Quốc tế, nguồn vốn nhân dân đóng góp, vốn của các doanh nghiệp và các nguồn vốn huy động khác: 2.324 tỷ đồng.
V. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO VỀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN
Thực hiện chế độ báo cáo theo Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Kế hoạch Đầu tư ban hành ngày 23/11/2015. Bao gồm:
Được tính từ thời điểm 24 giờ trước và sau khi bão, áp thấp nhiệt đói đổ bộ vào đất liền; có thông báo lũ khẩn cấp, lũ quét, sạt lở đất, mưa lớn gây ngập lụt và các sự cố nghiêm trọng khác; Báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh ít nhất 02 lần/ngày, nội dung theo biểu mẫu quy định.
Báo cáo trực ban của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh thực hiện 02 lần/ngày. Báo cáo phản ảnh tình hình về thời tiết, hồ chứa nước, mực nước các sông, hoạt động tàu thuyền, tình trạng dân cư, kết quả công tác phòng chống, những vấn đề đặc biệt quan tâm, tình hình khác và thiệt hại trong ngày trên địa bàn tỉnh.
Các nội dung như báo cáo khẩn cấp tùy theo tình hình thiên tai, trong đó có nhận xét, kiến nghị ban đầu.
Kết thúc mỗi đợt lũ, bão, áp thấp nhiệt đới, ngập lụt khi có tin cuối cùng về bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tổ chức kiểm tra, phân loại và đánh giá chính xác thiệt hại, lập báo cáo tổng hợp. Nội dung báo cáo cần nêu đầy đủ về diễn biến thiên tai, công tác chỉ đạo ứng phó, kết quả công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả; đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra; nhận xét và bài học kinh nghiệm; những kiến nghị với Trung ương. Báo cáo tổng hợp gửi về Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai chậm nhất sau 05 ngày kể từ khi kết thúc thiên tai.
Hàng năm kết thúc mỗi quý, 6 tháng và kết thúc năm Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh có báo cáo về triển khai công tác Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn quý, 6 tháng, báo cáo tổng kết năm trong đó đánh giá những việc đã làm được, tồn tại và bài học kinh nghiệm; kế hoạch triển khai công tác Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn năm tiếp theo.
Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương căn cứ vào các biểu mẫu của 04 thể loại báo cáo, theo lĩnh vực quản lý của từng sở, ngành, đơn vị thực hiện lập báo cáo Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn gửi về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để tổng hợp, báo cáo Trung ương theo quy định.
VI. CÔNG TÁC GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Giám sát và đánh giá
UBND các địa phương, các sở, ban, ngành, đơn vị phân công cán bộ chuyện trách giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hàng năm để làm căn cứ điều chỉnh Kế hoạch Phòng, chống thiên tai cấp tỉnh.
Trên cơ sở thông tin thu thập được từ báo cáo đánh giá của các sở, ngành, và địa phương, UBND tính, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tính sẽ rà soát nội dung, tiến độ Của kế hoạch phòng chống thiên tai giai đoạn 2021-2025, tiến hành điều chỉnh, bổ sung hàng năm phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.
2. Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch Phòng chống thiên tai
Hàng năm các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện thực hiện báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phòng chống thiên tai của đơn vị, địa phương về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
1. Giao Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tổ chức kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành, đơn vị, UBND cấp huyện, các đoàn thể, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và cá nhân liên quan trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch này; hàng năm tổ chức rà soát, cập nhật bổ sung Kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, có những vấn đề còn bất cập, đề nghị gửi ý kiến về Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để kịp thời bổ sung, hoàn chỉnh, đảm bảo phương án ứng phó với thiên tai có hiệu quả nhất.
2. Căn cứ Kế hoạch Phòng chống thiên tai giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Thủ trưởng các đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn chỉ đạo tổ chức rà soát, bổ sung Kế hoạch Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương mình; lồng ghép vào kế hoạch phát triển của sở, ngành, đơn vị, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương để tổ chức thực hiện đạt hiệu quả. Đồng thời chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai Kế hoạch; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả triển khai thực hiện (tháng 12 hàng năm) về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
3. Các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, theo nhiệm vụ và địa bàn được phân công chỉ đạo thực hiện theo đúng theo kế hoạch.
4. Các cơ quan, doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn cần chủ động xây dựng kế hoạch Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn theo lĩnh vực quản lý phù hợp với đặc điểm, tình hình thiên tai của tỉnh; phối hợp tích cực với các sở, ban, ngành của tỉnh trong công tác phòng chống giảm nhẹ thiên tai.
5. Kế hoạch này được phổ biến đến cấp xã, phường, thị trấn, thông tin rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, doanh nghiệp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.