ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2364/QĐ-UBND |
Quảng Trị, ngày 06 tháng 09 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2019;
Căn cứ Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non;
Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư số 14/2019/TT-BGDĐT ngày 30/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ giáo dục đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo;
Căn cứ Nghị quyết số 101/2021/NQ-HĐND ngày 13/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị quy định các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường đối với các cơ sở giáo dục công lập từ năm học 2021 - 2022 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1769/TTr-SGDĐT ngày 27/8/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính; Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CƠ CHẾ THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN THU DỊCH VỤ PHỤC VỤ,
HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA NHÀ TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC CÔNG LẬP TỪ NĂM
HỌC 2021 - 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2364/QĐ-UBND ngày 06/09/2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Quảng Trị)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này Quy định cơ chế thu, quản lý và sử dụng các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường đối với cơ sở giáo dục công lập từ năm học 2021 - 2022 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
2. Đối tượng áp dụng
a) Trẻ em mầm non, học sinh phổ thông và giáo dục thường xuyên đang học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Trị;
b) Các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thuộc tỉnh Quảng Trị quản lý.
Các cơ sở giáo dục thực hiện thu, chi các khoản thu theo quy định đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Thực hiện thu đúng, thu đủ chi, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả; trước khi thu phải có dự toán thu, chi của từng khoản thu; phải được sự thoả thuận của cha mẹ học sinh bằng văn bản trên tinh thần tự nguyện; phải có sự thống nhất của Hội đồng trường và được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (theo phân cấp quản lý) phê duyệt và mức thu không vượt quá mức thu quy định.
2. Đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch trong quá trình tổ chức thu, quản lý và sử dụng theo quy định tại Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ; Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
3. Hạch toán riêng từng khoản thu trên hệ thống sổ sách kế toán và được tổng hợp vào báo cáo quyết toán các khoản thu, chi ngoài ngân sách hằng năm, không được điều chuyển từ khoản thu này sang khoản thu khác. Đối với các khoản thu hỗ trợ cho hoạt động giáo dục dựa trên dự toán, cuối năm học nếu chi không hết phải trả lại cho cha mẹ học sinh hoặc giảm vào dự toán thu năm sau.
4. Các cơ sở giáo dục tổ chức thu các khoản phù hợp thực tiễn, phục vụ trực tiếp công tác dạy và học, chăm sóc bán trú cho học sinh, không nhất thiết phải thu đầy đủ các khoản thu tại Quy định này. Mức thu từng khoản của cơ sở giáo dục phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và từng cấp học.
5. Khuyến khích cha mẹ học sinh có điều kiện kinh tế tự nguyện đóng góp, ủng hộ cho nhà trường và học sinh với mức cao hơn Quy định này và không đòi hỏi hoàn lại tiền, tài sản sau khi đã đóng góp.
1. Căn cứ phê duyệt của cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục thực hiện thu theo tháng, theo học kỳ, theo năm học và theo từng đợt. Đối tượng miễn giảm và số tiền miễn giảm do cơ sở giáo dục thống nhất với Ban đại diện cha mẹ học sinh quyết định.
2. Việc quản lý các khoản thu được quy định cụ thể về đối tượng thu, nội dung thu, nội dung chi, hình thức thu, tỷ lệ định mức chi được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở giáo dục trên cơ sở nội dung đã được quy định trong Nghị quyết.
Điều 4. Các khoản dịch vụ phục vụ, hỗ trợ giáo dục của nhà trường
1. Dạy học ngày 2 buổi
a) Cơ chế thu: Thu để chi trả chi phí trực tiếp, chi phí quản lý, chi phí gián tiếp và các chi phí khác theo tỷ lệ quy định phục vụ dạy học ngày 2 buổi cấp học THCS, THPT và bổ túc THPT; Dạy học ngày 2 buổi cấp học Trung học cơ sở, Trung học phổ thông thực hiện thí điểm trường trọng điểm chất lượng cao hoặc trường thực hiện mô hình trường tiên tiến theo xu thế hội nhập quốc tế;
b) Hình thức thu: Thu theo tháng.
c) Nội dung chi:
- Chi trả chi phí xây dựng khung chương trình, biên soạn đề cương chi tiết, biên soạn tài liệu; Tiền lương, tiền công giảng dạy lý thuyết, thực hành thí nghiệm; Tiền lương, tiền công bộ phận hành chính, hỗ trợ, phục vụ trực tiếp lớp học; Chi phí tổ chức khảo sát đánh giá chất lượng; Chi phí khấu hao tài sản cố định trực tiếp phục vụ công tác giảng dạy.
- Chi trả các khoản chi thường xuyên như: tiền điện, nước sinh hoạt, nước uống, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, chi phí quản lý; Chi phí tiền lương, tiền công bộ máy cán bộ quản lý, hành chính, phục vụ gián tiếp; Chi khấu hao tài sản cố định; Chi phí khác.
- Các chi phí khác (các hoạt động, phong trào của học sinh) phục vụ dạy học ngày 2 buổi cấp học THCS, THPT và bổ túc THPT; Dạy học ngày 2 buổi cấp học Trung học cơ sở, Trung học phổ thông thực hiện thí điểm trường trọng điểm chất lượng cao hoặc trường thực hiện mô hình trường tiên tiến theo xu thế hội nhập quốc tế; Chi phí chi thu nhập tăng thêm, phúc lợi lễ tết; Trích lập các quỹ: khen thưởng phúc lợi, dự phòng ổn định thu nhập; Quỹ đầu tư phát triển theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Tỷ trọng các khoản chi phí thực hiện theo Thông tư số 14/2019/TT-BGDĐT ngày 30/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Học nghề và thi nghề phổ thông
a) Cơ chế thu: Thu để chi trả học nghề cấp học THPT, bổ túc THPT bao gồm: chi phí trực tiếp, chi phí quản lý, chi phí gián tiếp và các chi phí khác theo tỷ lệ quy định và tổ chức thi nghề phổ thông bao gồm: Văn phòng phẩm, chế độ ra đề thi, chế độ sao in đề thi, chế độ coi thi, chấm thi và cấp chứng chỉ theo quy định hiện hành theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b) Hình thức thu: Thu theo tháng và thu theo đợt thi.
c) Nội dung chi:
- Chi trả chi phí xây dựng khung chương trình, biên soạn đề cương chi tiết, biên soạn tài liệu; Tiền lương, tiền công giảng dạy lý thuyết, thực hành thí nghiệm; Tiền lương, tiền công bộ phận hành chính, hỗ trợ, phục vụ trực tiếp lớp học; Chi phí tổ chức khảo sát đánh giá chất lượng; Chi phí khấu hao tài sản cố định trực tiếp phục vụ công tác giảng dạy.
- Chi trả các khoản chi thường xuyên như: tiền điện, nước sinh hoạt, nước uống, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, chi phí quản lý; Chi phí tiền lương, tiền công bộ máy cán bộ quản lý, hành chính, phục vụ gián tiếp; Chi khấu hao tài sản cố định; Chi phí khác.
- Các chi phí khác (các hoạt động, phong trào của học sinh) học nghề cấp học THPT, bổ túc THPT; Chi phí chi thu nhập tăng thêm, phúc lợi lễ tết; Trích lập các quỹ: khen thưởng phúc lợi, dự phòng ổn định thu nhập; Quỹ đầu tư phát triển theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Tỷ trọng các khoản chi phí thực hiện theo Thông tư số 14/2019/TT-BGDĐT ngày 30/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Chi tổ chức thi nghề phổ thông bao gồm: Văn phòng phẩm, chế độ ra đề thi, chế độ sao in đề thi, chế độ coi thi, chấm thi và cấp chứng chỉ theo quy định chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Định mức chi thực hiện theo quy định tại Quyết định số 2804/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh Quảng Trị.
3. Thu, chi thuê khoán nấu ăn và tổ chức bán trú
a) Cơ chế thu:
- Nhằm thực hiện vai trò chăm lo sức khỏe, tâm lý, phát triển toàn diện của học sinh, tạo nên sự giáo dục đồng bộ trong nhà trường, Thời gian học sinh ở trường được sống trong môi trường khép kín từ ăn, ngủ đến nghỉ ngơi, vui chơi,… tăng cường tính tập thể, tính đoàn kết bạn bè, tình cảm thầy trò, đáp ứng với các quy định hiện hành.
- Các cơ sở giáo dục căn cứ vào số lượng học sinh ăn bán trú, số người nấu ăn, phục vụ, mức thù lao cho người nấu ăn, phục vụ (phù hợp với quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động) để chi trả tiền thuê khoán nấu ăn, phục vụ.
- Đối với cấp học mầm non khoản thu tiền tổ chức bán trú không bao gồm tiền thuê khoán cho người nấu ăn thực hiện theo Nghị quyết số 35/2018/NQ- HĐND ngày 08/12/2018 của HĐND tỉnh về thực hiện chế độ lương và hỗ trợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với hợp đồng vị trí nấu ăn trong các trường mầm non công lập tỉnh Quảng Trị.
b) Hình thức thu: Thu theo tháng.
c) Nội dung chi:
- Chi hỗ trợ cho giáo viên, bảo mẫu trực tiếp chăm sóc học sinh. Mỗi ngày trực thanh toán tối đa không quá 3 giờ/người.
- Chi thuê nhân viên nấu ăn cho học sinh tương đương theo quy định lương tối thiểu vùng.
- Chi hỗ trợ cho cán bộ quản lý, nhân viên kế toán, thủ quỹ, y tế, bảo vệ, nhân viên hỗ trợ, phục vụ công tác bán trú.
- Chi trả tiền điện, nước uống, nước sinh hoạt phục vụ học sinh.
- Chi trả tiền thuê lao công phục vụ dọn dẹp vệ sinh; giấy vệ sinh; hóa chất tẩy rửa; dụng cụ quét dọn; vệ sinh đồ dùng cho học sinh bán trú.
4. Mua sắm vật dụng dùng chung và đồ dùng cá nhân cho học sinh bán trú
a) Cơ chế thu:
- Thu tiền mua sắm vật dụng dùng chung phục vụ bán trú; chỉ thu đối với học sinh mới lần đầu tham gia bán trú hoặc toàn trường nếu trang bị lần đầu tổ chức bán trú.
- Căn cứ vào nhu cầu, mức độ hao mòn các vật dụng dùng chung và các vật dụng khác, cơ sở giáo dục tổ chức họp và thống nhất bằng văn bản với Ban đại diện cha mẹ học sinh mức thu để mua sắm vật dụng dùng chung phục vụ bán trú, phải đảm bảo nguyên tắc kế thừa tài sản đã có, còn sử dụng được, tránh lãng phí.
- Thu những năm tiếp theo chỉ tính chi phí mua sắm vật dụng dùng chung cho học sinh, chi phí khấu hao vật dụng dùng chung bằng 50% mức thu trang bị lần đầu.
b) Hình thức thu: Thu theo năm học.
c) Nội dung chi: Chi tiền mua sắm vật dụng dùng chung phục vụ bán trú (điều hòa, giường, chiếu, chăn, bàn ăn, chạn bát, xoong, nồi, bếp ga, bát, đĩa, cốc,... và các vật dụng khác), chi cho việc mua sắm mới, mua bổ sung do hư hỏng thay thế các vật dụng phục vụ bán trú.
5. Tiền ăn
a) Cơ chế thu: Cơ sở giáo dục xây dựng dự toán chi tiết trên cơ sở thỏa thuận với cha mẹ học sinh (bao gồm tiền mua chất đốt, lương thực, thực phẩm, gia vị,...) và phân bổ theo số học sinh đăng ký ăn bán trú; những buổi học sinh không ăn bán trú thì không thu tiền.
Trường hợp nguồn nước dùng cho nấu ăn tại cơ sở giáo dục không đảm bảo vệ sinh phải mua nước sạch từ nơi khác thì thỏa thuận với cha mẹ học sinh tính mức thu và thu cùng tiền ăn.
b) Hình thức thu: Thu theo tháng, thực hiện thanh quyết toán thực tế số ngày ăn của học sinh để bù trừ hoặc bổ sung vào tháng kế tiếp và quyết toán dứt điểm vào ngày mồng 5 của tháng kế tiếp.
c) Nội dung chi: Chi cho bữa ăn chính và bữa ăn phụ (nếu có) theo thỏa thuận.
6. Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các cơ sở giáo dục công lập vào ngày nghỉ, ngày hè
a) Cơ chế thu: Thu để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của các cơ sở giáo dục mầm non trong các ngày nghỉ, ngày hè, đáp ứng các quy định tại Thông tư số 01/VBHN-BGDĐT ngày 24/01/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình giáo dục mầm non.
b) Hình thức thu: Thu theo số ngày thực học.
c) Nội dung chi: Để chi trả tiền chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của các cơ sở giáo dục mầm non trong các ngày nghỉ, ngày hè, đáp ứng các quy định tại Thông tư số 01/VBHN-BGDĐT ngày 24/01/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình giáo dục mầm non.
7. Chương trình giáo dục tăng cường
a) Cơ chế thu: Thu để tổ chức dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục tăng cường, giáo dục Ngoại ngữ, Tin học; giáo dục STEM; dạy học phát triển năng lực theo môn học; giáo dục kỹ năng mềm; dạy học phát triển năng khiếu thể dục thể thao, Bơi lội, Nhảy, Múa, Âm nhạc, Bóng rổ, Học võ, Múa, Đàn oc gan, Ghi ta, Thanh nhạc, Vẽ, Mỹ thuật... theo nguyện vọng của học sinh, phù hợp với điều kiện của nhà trường, thực tế của địa phương góp phần thực hiện thành công chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh; Tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa (ngoại khóa theo chủ đề, các câu lạc bộ, giao lưu, rèn kỹ năng sống cho học sinh, thực hành khám phá môi trường tự nhiên - xã hội...) góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách cho người học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo theo định hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của học sinh gắn với định hướng nghề nghiệp đáp ứng các quy định tại Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 4 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa; Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”; Quyết định số 410/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 02 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.
b) Hình thức thu: Thu theo số buổi thực học.
c) Nội dung chi:
- Chi trả chi phí xây dựng khung chương trình, biên soạn đề cương chi tiết, biên soạn tài liệu; Tiền lương, tiền công giảng dạy lý thuyết, thực hành thí nghiệm; Tiền lương, tiền công bộ phận hành chính, hỗ trợ, phục vụ trực tiếp lớp học; Chi phí tổ chức khảo sát đánh giá chất lượng; Chi phí khấu hao tài sản cố định trực tiếp phục vụ công tác giảng dạy.
- Chi trả các khoản chi thường xuyên như: tiền điện, nước sinh hoạt, nước uống, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, chi phí quản lý; Chi phí tiền lương, tiền công bộ máy cán bộ quản lý, hành chính, phục vụ gián tiếp; Chi khấu hao tài sản cố định; Chi phí khác.
- Các chi phí khác (các hoạt động, phong trào của học sinh) theo tỷ lệ quy định phục vụ chương trình giáo dục tăng cường như: Chi phí chi thu nhập tăng thêm, phúc lợi lễ tết; Trích lập các quỹ: khen thưởng phúc lợi, dự phòng ổn định thu nhập; Quỹ đầu tư phát triển theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Tỷ trọng các khoản chi phí thực hiện theo Thông tư số 14/2019/TT-BGDĐT ngày 30/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Phù hiệu, thẻ học sinh
a) Cơ chế thu: Thu đủ để chi trả cho việc chi phí làm phù hiệu, thẻ học sinh.
b) Hình thức thu: Thu theo khóa học.
c) Nội dung chi: Chi trả chi phí hoàn thiện phù hiệu, thẻ học sinh theo hóa đơn dịch vụ của đơn vị cung cấp.
9. Sổ liên lạc điện tử, học bạ điện tử
a) Cơ chế thu: Nhằm phối hợp với phụ huynh, giúp phụ huynh học sinh nắm được thông tin và kết quả học tập của học sinh. Thu đủ để chi trả cho việc chi phí sổ liên lạc điện tử, học bạ điện tử.
b) Hình thức thu: Thu theo năm học.
c) Nội dung chi: Chi trả cho các chi phí liên quan đến sổ liên lạc điện tử, học bạ điện tử.
10. Hỗ trợ nước uống
a) Cơ chế thu: Cơ sở giáo dục thu để phục vụ nước uống sạch cho học sinh. Đối với các trường có tổ chức bán trú không được thu tiền nước uống của học sinh tham gia bán trú vì đã được hướng dẫn tính trong kinh phí thỏa thuận tổ chức bán trú; chỉ được thu tiền nước uống đối với những học sinh không tham gia bán trú.
b) Hình thức thu: Thu theo tháng.
c) Nội dung chi: Chi mua nước uống, mua bổ sung dụng cụ phục vụ nước uống như: ly uống nước, bình đựng nước.... Trường hợp có hệ thống lọc nước tinh khiết thì thu đủ chi phí tiền điện, công vận hành và bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống.
11. Hỗ trợ tiền vệ sinh trường học
a) Cơ chế thu: Thu đủ để hỗ trợ cho công tác vệ sinh các khu vệ sinh của học sinh trong trường học.
b) Hình thức thu: Thu theo tháng.
c) Nội dung chi: Chi trả thù lao người lao động, mua dụng cụ, giấy vệ sinh, thuốc tẩy rửa vệ sinh; phun khử khuẩn, thông cống rãnh, tiền nước sạch phục vụ khu vực vệ sinh.
12. Văn phòng phẩm, phô tô đề kiểm tra định kỳ
a) Cơ chế thu: Thu để phục vụ cho công tác kiểm tra định kỳ cho học sinh.
b) Hình thức thu: Thu theo năm học.
c) Nội dung chi: Chi phô tô đề kiểm tra định kì đến tận học sinh, chi giấy thi, giấy nháp kiểm tra định kỳ để nâng cao kỹ năng đối với học sinh.
13. Tổ chức thi thử cho học sinh cuối cấp THPT và GDTX
a) Cơ chế thu: Các cơ sở giáo dục THPT, GDTX thu để tổ chức thi thử cho học sinh cuối cấp (không quá 02 lần/năm học).
b) Hình thức thu: Thu theo từng lần thi.
c) Nội dung chi: Chi các nội dung phục vụ thi (ra đề, in đề, tổ chức coi, chấm thi, chấm thi, giấy thi, giấy nháp, vật tư văn phòng) theo định mức chi quy định hiện hành.
14. Dịch vụ trải nghiệm, giáo dục ngoài giờ lên lớp
a) Cơ chế thu: Là khoản thu để tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (ngoại khóa theo chủ đề, các câu lạc bộ, giao lưu, rèn kỹ năng sống cho học sinh, thực hành khám phá môi trường tự nhiên - xã hội, tham quan các danh thắng, di tích lịch sử...). Cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch, thống nhất với cha mẹ học sinh về nội dung hoạt động và xây dựng dự toán thu chi. Mỗi năm học, các cơ sở giáo dục tổ chức không quá 03 hoạt động trải nghiệm, giáo dục ngoài giờ lên lớp.
b) Hình thức thu: Thu theo từng hoạt động khi nhà trường tổ chức.
c) Nội dung chi: Chi cho mua đồ dùng, thiết bị, thuê phương tiện đi lại, tiền ăn, vé tham quan... cho tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp.
15. Dịch vụ bằng tốt nghiệp
a) Cơ chế thu: Là khoản thu để thực hiện dịch vụ cấp bản chính, bản sao bằng tốt nghiệp THCS, THPT cho học sinh bằng phôi gốc mua từ Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b) Hình thức thu: Đối với học sinh đang học tại các cơ sở giáo dục thu khi đăng ký số lượng bản bằng cần được cấp. Đối với các cá nhân xin cấp lại bằng tốt nghiệp thu qua dịch vụ công khi nhận bản bằng.
c) Nội dung chi: Chi mua phôi bằng từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, chi phí tiếp nhận và vận chuyển bằng từ Bộ Giáo dục và Đào tạo về địa phương, chi hàng hóa cho việc hoàn thiện văn bằng, chi bồi dưỡng cho công tác kiểm tra, in ấn, kiểm soát, ký duyệt, đóng dấu, quản lý, cấp phát đến tận tay người nhận, chi phí dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bưu điện trong thực hiện dịch vụ công liên quan đến cấp phát bằng tốt nghiệp.
16. Thi tuyển sinh lớp 10
a) Cơ chế thu: Thu để tổ chức công tác thi tuyển sinh vào lớp đầu cấp.
b) Hình thức thu: Thu vào thời điểm học sinh nộp đơn đăng ký dự thi.
c) Nội dung chi: Chi mua văn phòng phẩm cho công tác tuyển sinh, công tác thu nhận hồ sơ, nhập dữ liệu dự thi, dự tuyển vào phần mềm, chế độ cho hội đồng tuyển sinh. Chi tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10 bao gồm: Văn phòng phẩm, chế độ ra đề thi, chế độ sao in đề thi, chế độ coi thi. Định mức chi thực hiện theo quy định tại Quyết định số 2804/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh Quảng Trị.
Điều 5. Trách nhiệm của các cơ quan đơn vị
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì theo dõi việc triển khai thực hiện Quy định cơ chế thu, quản lý và sử dụng các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường đối với cơ sở giáo dục công lập từ năm học 2021 - 2022 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; phê duyệt kế hoạch thu, chi của các cơ sở giáo dục trực thuộc theo phân cấp quản lý, thời gian phê duyệt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của cơ sở giáo dục.
b) Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan định kì, đột xuất tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện thu, quản lý sử dụng các khoản thu tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
c) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện thu, chi của các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
d) Tổng hợp và báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các khoản thu, chi của các cơ sở giáo dục trực thuộc và của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 10 tháng 12 hằng năm.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện thu, chi của các cơ sở giáo dục trên địa bàn theo phân cấp quản lý. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục, Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết công khai các khoản thu tại trụ sở làm việc để nhân dân và cha mẹ học sinh biết.
b) Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo thẩm định phê duyệt kế hoạch thu, chi của các cơ sở giáo dục trực thuộc theo phân cấp quản lý, thời gian phê duyệt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của cơ sở giáo dục; chủ trì phối hợp với các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố tổ chức kiểm tra việc thực hiện thu, chi tại các cơ sở giáo dục.
c) Tổng hợp và báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các khoản thu của các cơ sở giáo dục trực thuộc và báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30 tháng 11 hằng năm để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Các cơ sở giáo dục
a) Xây dựng kế hoạch, dự toán thu, chi ứng với từng nội dung theo nguyên tắc được quy định tại Điều 4, Chương II của Quy định này; thống nhất trong Hội đồng trường về mức thu, mức chi, đối tượng thu và đối tượng hưởng lợi, hình thức huy động đóng góp; tổ chức hội nghị lấy ý kiến của toàn thể cha mẹ học sinh, lập biên bản có đầy đủ chữ kí của các thành phần tham dự hội nghị; lập hồ sơ trình cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp theo phân cấp quản lý phê duyệt. Hồ sơ gồm: Tờ trình của cơ sở giáo dục, biên bản họp cha mẹ học sinh (bản sao), kế hoạch dự toán thu chi.
b) Báo cáo chính quyền địa phương kế hoạch, dự toán thu, chi được phê duyệt. Công khai các khoản thu để nhân dân và cha mẹ học sinh biết, thực hiện. Tổ chức thu, quản lý và sử dụng các khoản thu đúng quy định. Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về các khoản thu theo quy định của đơn vị.
c) Có giải pháp hỗ trợ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế để học sinh được tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục của nhà trường.
d) Chịu sự kiểm tra, thanh tra định kì, đột xuất của các cơ quan có thẩm quyền. Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các khoản thu gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp theo phân cấp quản lý trước ngày 20 tháng 11 hằng năm.
1. Các cơ sở giáo dục tuyệt đối không được thu các khoản ngoài các khoản thu được quy định tại Điều 4, Chương II của Quy định này.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc vấn đề phát sinh cần sửa đổi, bổ sung; các tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.