ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2333/QĐ-UBND |
Bình Phước, ngày 20 tháng 9 năm 2017 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ - XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI
ĐOẠN 2017-2020
(Theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016
của Thủ tướng Chính phủ)
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 (Quyết định số 2085/QĐ-TTg); Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-UBDT ngày 22/5/2017 của Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 2195/QĐ-UBND ngày 13/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về định mức bình quân diện tích hỗ trợ đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Phước;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc tại Tờ trình số 35/TTr-BDT ngày 31/8/2017,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Đề án thực hiện các chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2017 - 2020 theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ (Kèm theo Đề án).
Điều 2. Các ông/bà: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng ban Dân tộc; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Bình Phước; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.
|
CHỦ TỊCH |
THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2017 -
2020, THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 2085/QĐ-TTG NGÀY 31/10/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2333/QĐ-UBND
ngày 20/09/2017 của UBND tỉnh)
ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA TỈNH
1. Vị trí - diện tích - dân số
Bình Phước là tỉnh miền núi thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ, có diện tích tự nhiên gần 6.876,76 km2, có đường biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia dài 260,4 km; có vị trí địa lý: phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng; phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Vương quốc Campuchia; phía Nam giáp tỉnh Bình Dương; phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nông và Vương quốc Campuchia; có 41 thành phần dân tộc sinh sống với tổng dân số là 962.482 người, với 193.431 người/40 thành phần dân tộc thiểu số tương đương 20,1% tổng số dân toàn tỉnh.
2. Đơn vị hành chính
Toàn tỉnh có 08 huyện và 03 thị xã, với 111 xã, phường, thị trấn (gồm 92 xã, 14 phường và 05 thị trấn). Trong đó, có 09 xã và 51 thôn đặc biệt khó khăn và 01 xã biên giới (xã Lộc Thành) được Chính phủ phê duyệt tiếp tục đầu tư Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020.
3. Địa bàn sinh sống
Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) của tỉnh sinh sống đan xen trên tất cả 08 huyện và 03 thị xã; phần lớn sinh sống ở các vùng khó khăn, vùng biên giới, cơ sở hạ tầng thấp kém, kinh tế - xã hội chậm phát triển.
II. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
- Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước thông qua các chương trình, chính sách ưu tiên phát triển vùng đồng bào DTTS như văn hóa, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo và các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh tế, hỗ trợ phát triển sản xuất cho vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn như: Chương trình 135, 134, 1592, 193, 160, 168, 33, 32, 54, 102, 755...; đến nay tình hình sản xuất, đời sống kinh tế - an ninh - trật tự an toàn xã hội ở vùng đồng bào DTTS ngày càng ổn định và phát triển, một số hộ đồng bào DTTS đã định canh, định cư có cuộc sống ổn định và đang trên đà phát triển, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất kinh tế hộ gia đình có hiệu quả, các vấn đề bức xúc của đồng bào từng bước được giải quyết. Cụ thể:
+ Quyết định số 755/QĐ-TTg: Từ năm 2014 đến năm 2016, thực hiện hỗ trợ chuyển đổi nghề được 1.253 hộ; hỗ trợ nước phân tán 1.562 hộ.
+ Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg: Từ năm 2009 đến 2016, thực hiện hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở được 681 hộ tại 09 dự án.
+ Quyết định số 32/QĐ-TTg và Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg: Dư nợ cho vay vốn phát triển sản xuất đến nay là 1.954 hộ.
- Tuy nhiên, do xuất phát điểm về kinh tế - xã hội của vùng đồng bào DTTS thấp, vốn đầu tư các chương trình còn ít, hiệu quả đầu tư có lúc, có nơi chưa cao,... nên nhìn chung cuộc sống của đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cụ thể:
+ Sản xuất còn mang tính quảng canh và chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên, chưa biết tiết kiệm để đầu tư tái sản xuất. Một bộ phận đồng bào DTTS không có đất hoặc thiếu đất sản xuất theo định mức chung quy định của tỉnh (0,5ha/hộ), đất ở, nhà ở tạm bợ, thiếu nước sinh hoạt, mức sống còn quá chênh lệch so với mức bình quân chung cả tỉnh, đang rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước, sự giúp đỡ của cộng đồng và xã hội;
+ Số hộ đồng bào DTTS nghèo và cận nghèo phần lớn sống tập trung ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật còn yếu kém; giao thông, thông tin, liên lạc còn thiếu đã ảnh hưởng đến tình hình phát triển sản xuất và đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào;
+ Một số hộ đồng bào DTTS nghèo không có tư liệu sản xuất, nhà ở tạm bợ, thu nhập chủ yếu từ đi làm thuê, mướn, mót mủ cao su,... đời sống rất bấp bênh (do tách hộ từ những hộ đồng bào DTTS còn nghèo, khó khăn). Bên cạnh đó, do quen lối sống du canh du cư, một bộ phận hộ đồng bào DTTS chưa ý thức được tầm quan trọng của đất sản xuất nên bán đất để giải quyết khó khăn trước mắt; sau đó đi phá rừng, cất nhà, làm rẫy sinh sống trên địa phận đất lâm trường; khi có chủ trương thu hồi lại đất lâm phần bị xâm canh trái phép thì một bộ phận hộ đồng bào DTTS bản địa lại rơi vào cảnh không có nhà ở, đất ở, đất sản xuất, cuộc sống khó khăn;
+ Hiện vẫn còn một bộ phận đồng bào DTTS chưa vượt qua chuẩn nghèo. Theo số liệu điều tra chuẩn nghèo đa chiều tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg, đến năm 2017 toàn tỉnh còn 12.722 hộ nghèo, chiếm 5,37% trên tổng số hộ dân, trong đó hộ nghèo DTTS là 6.237 hộ, chiếm 48,83% trong tổng số hộ nghèo; hộ cận nghèo toàn tỉnh có 7.042 hộ, chiếm tỷ lệ 2,96% trên tổng số hộ dân, trong đó có 3.097 hộ cận nghèo là đồng bào DTTS, chiếm 43,98% trên tổng số hộ cận nghèo;
+ Tình hình đồng bào DTTS di cư từ các tỉnh khác đến với số lượng lớn đang là vấn đề khó khăn và rất cần sự quan tâm tiếp tục giúp đỡ của Trung ương và địa phương trong thời gian tới.
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Sự cần thiết phải xây dựng Đề án
Xuất phát từ thực trạng đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào DTTS nghèo và các hộ nghèo sống ở địa bàn xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn (vùng đặc biệt khó khăn), yêu cầu đặt ra cho chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương phải xem xét hỗ trợ cho số hộ đồng bào DTTS nghèo, và hộ nghèo đời sống khó khăn, thiếu và không có đất ở, đất sản xuất để phát triển sản xuất, thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh; còn du canh chưa có nơi ở ổn định; thiếu vốn phát triển sản xuất đang cần được sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước. Nhằm tạo điều kiện cho đồng bào DTTS nghèo và các hộ nghèo ở xã đặc biệt khó khăn có điều kiện phát triển sản xuất, từng bước tăng thu nhập, vươn lên xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống; đảm bảo đời sống kinh tế của bà con đồng bào DTTS và hộ nghèo thoát nghèo bền vững, tư tưởng ổn định, yên tâm lao động sản xuất, giữ gìn khối đoàn kết giữa các dân tộc góp phần giữ vững an ninh chính trị vùng dân tộc và miền núi, vùng biên giới nói riêng và cả tỉnh nói chung. Do đó, việc xây dựng Đề án thực hiện các chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017-2020 quy định tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 30/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ là rất cần thiết và là một nhiệm vụ quan trọng góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh.
2. Những căn cứ pháp lý xây dựng Đề án
- Quyết định số 352/QĐ-TTg ngày 23/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 539/NQ-UBTVQH13 ngày 30/10/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.
- Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020.
- Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020.
- Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 26/6/2017 phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư chương trình 135 giai đoạn 2017-2020.
- Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 30/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.
- Thông tư số 02/2017/TT-UBDT ngày 22/5/2017 của Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020.
- Nghị quyết số 17/2013/NQ-HĐND ngày 13/12/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành “Đề án đẩy mạnh giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước, giai đoạn 2014 - 2015, định hướng đến năm 2020”.
- Quyết định số 113/QĐ-UBND ngày 14/01/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện “Đề án đẩy mạnh giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước, giai đoạn 2014 - 2015 và định hướng đến năm 2020”.
- Quyết định số 2195/QĐ-UBND ngày 13/10/2014 của UBND tỉnh về định mức bình quân diện tích hỗ trợ đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Công văn số 468/UBDT-CSDT ngày 26/5/2017 của Ủy ban Dân tộc về việc triển khai xây dựng Đề án Quyết định 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
II. MỤC TIÊU, PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN
1. Mục tiêu của Đề án
- Tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc nhất về đời sống, sản xuất, từng bước cải thiện và nâng cao điều kiện sống cho hộ đồng bào DTTS nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn; góp phần giảm nghèo bền vững, giảm dần chênh lệch trong phát triển giữa vùng DTTS và miền núi với các khu vực khác của tỉnh.
- Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào DTTS và miền núi từ 2% đến 2,5%/năm (hộ nghèo được xác định theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 30/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020).
- Giải quyết đất sản xuất, chuyển đổi nghề cho hộ đồng bào DTTS nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn thiếu đất hoặc không có đất sản xuất; cơ bản giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho hộ DTTS nghèo và hộ nghèo sống phân tán ở vùng đặc biệt khó khăn.
- Hoàn thành các dự án định canh định cư tập trung theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 25/8/2009.
- Tạo điều kiện thuận lợi để hộ đồng bào DTTS nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất.
2. Phạm vi áp dụng
Chính sách này áp dụng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Bình Phước.
3. Nguyên tắc thực hiện
- Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt trực tiếp cho hộ đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn tỉnh và những hộ nghèo ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.
- Bảo đảm hỗ trợ đúng đối tượng, công khai, công bằng đến từng hộ, thôn, ấp, sóc trên cơ sở pháp luật và chính sách của Nhà nước.
- Phù hợp với phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, địa phương, giữ gìn bản sắc văn hóa của từng dân tộc; phù hợp với điều kiện thực tiễn và gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.
- Các địa phương thực hiện tuyên truyền, vận động nhân dân, cộng đồng, dòng họ, cha mẹ san sẻ, giúp đỡ những hộ thiếu đất ở.
- Các hộ được hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt phải sử dụng đúng mục đích để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống góp phần xóa đói giảm nghèo; không được chuyển nhượng, tặng, cho, cầm cố, cho thuê đất sản xuất trong thời gian 10 năm kể từ ngày được nhà nước giao đất; hộ được cấp đất sản xuất khi di chuyển đi nơi khác sinh sống (ngoài địa bàn xã, phường, thị trấn) có trách nhiệm giao đất sản xuất đã được hỗ trợ cho chính quyền xã (xã, phường, thị trấn) quản lý; đối với hộ di chuyển đến nơi ở mới sinh sống theo quy hoạch của Nhà nước thì tiếp tục được hưởng chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở theo quy định.
- Các hộ được hỗ trợ kinh phí để chuyển đổi nghề, mua sắm nông cụ, dụng cụ sản xuất ... phải sử dụng kinh phí đúng mục đích, phù hợp với điều kiện thực tế, phát triển kinh tế hộ gia đình, tăng thu nhập, có cuộc sống ổn định.
III. NỘI DUNG CÁC CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ
1. Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt phân tán cho hộ DTTS nghèo, hộ nghèo ở xã khu vực III, thôn, ấp, sóc (thôn) đặc biệt khó khăn
- Đối tượng thụ hưởng: Hộ đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn tỉnh và những hộ nghèo ở xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn sống bằng nghề nông, lâm nghiệp thiếu đất ở, đất sản xuất theo mức bình quân của tỉnh, thiếu nước sinh hoạt; chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt phân tán.
- Hỗ trợ đất ở: Thực hiện tuyên truyền, vận động nhằm huy động, vận động từ gia đình, dòng tộc, cộng đồng địa phương san sẻ, trợ giúp cho các hộ đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn tỉnh và hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn thiếu hoặc không có đất ở.
- Hỗ trợ đất sản xuất:
+ Định mức hỗ trợ đất sản xuất cho hộ chưa có đất: Căn cứ theo mức bình quân chung và tùy thuộc vào khả năng quỹ đất hiện có của từng huyện, thị xã mà thực hiện việc hỗ trợ. Bình quân cho mỗi hộ là 0,5 ha đối với đất nương rẫy, đất trồng cây lâu năm; 0,25 ha đối với đất ruộng.
+ Mức hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho hộ chưa có đất sản xuất: Hộ chưa có đất sản xuất được địa phương trực tiếp giao đất theo định mức quy định; hoặc hỗ trợ trực tiếp bằng tiền tối đa 15 triệu đồng/hộ từ ngân sách nhà nước và được vay tín dụng theo định mức cho vay hộ nghèo theo từng thời kỳ (giai đoạn này mức tối đa 50 triệu đồng/hộ); thời gian vay không quá 10 năm với mức lãi suất cho vay bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo theo từng thời kỳ.
+ Mức hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho hộ thiếu đất sản xuất theo quy định chung của tỉnh được hỗ trợ chuyển đổi nghề (mua máy móc, con giống, học nghề ....) từ ngân sách nhà nước bằng tiền tối đa 05 triệu đồng/hộ và vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội quy định cho vay hộ nghèo theo từng thời kỳ.
+ Trường hợp các hộ có nhu cầu tự nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất sản xuất thì Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; mức hỗ trợ và vay vốn theo số tiền giao dịch thực tế nhưng không vượt quá quy định tại khoản 3, Điều 3, Thông tư số 02/2017/TT-UBDT ngày 22/5/2017 của Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg.
(Các đối tượng nêu trên chỉ được thụ hưởng một trong hai chính sách hỗ trợ đất sản xuất hoặc hỗ trợ chuyển đổi nghề).
- Hỗ trợ nước sinh hoạt: Được ngân sách nhà nước hỗ trợ bình quân 1,5 triệu đồng/hộ để hộ xây dựng bể chứa nước, mua lu, stéc, vật dụng chứa nước, đào giếng nước ... tự tạo nguồn nước sinh hoạt. Hoặc tùy theo tình hình thực tế của từng thôn, ấp có thể tiến hành hỗ trợ theo nhóm hộ trên cơ sở mức hỗ trợ bình quân 1,5 triệu đồng/hộ để xây dựng những công trình sử dụng chung, nhóm hộ phải tự nguyện, cam kết bảo vệ và duy trì công trình, đảm bảo có nguồn nước ổn định.
2. Hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi
- Đối tượng, điều kiện vay vốn:
+ Hộ chưa có đất sản xuất hoặc thiếu đất sản xuất (chuyển đổi nghề) quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 1 thông tư số 02/2017/TT-UBDT ngày 22/5/2017.
+ Hộ đồng bào DTTS nghèo sinh sống tại các xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn.
- Phương thức cho vay: Thực hiện theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; định mức cho vay không vượt quá mức cho vay tối đa áp dụng đối với hộ nghèo từng thời kỳ (thời kỳ hiện nay tối đa là 50 triệu đồng/hộ); lãi suất và mục đích vay theo quy định.
- Các hộ được vay với các nội dung theo Đề án này không phải dùng tài sản đảm bảo tiền vay, được miễn lệ phí làm thủ tục hành chính trong việc vay vốn.
IV. KẾT QUẢ RÀ SOÁT ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG
Tổng số hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn được điều tra, rà soát để thụ hưởng các chính sách đặc thù gồm: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, bố trí sắp xếp ổn định dân cư, vay vốn tín dụng theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh là 3.503 hộ. Trong đó:
1. Hỗ trợ đất ở: 500 hộ.
2. Hỗ trợ đất sản xuất: 2,428 hộ, trong đó:
- Chưa có đất sản xuất: 859 hộ.
- Thiếu đất sản xuất theo quy định chung chuyển đổi nghề: 1.569 hộ.
3. Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán: 1.907 hộ.
4. Vay vốn tín dụng ưu đãi: 2.428 hộ.
1. Tổng kinh phí thực hiện các chính sách đặc thù (quy định tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Bình Phước) là 145.991,5 triệu đồng; trong đó:
- Trung ương đầu tư hỗ trợ: 23.591,5 triệu đồng.
- Ngân sách tỉnh chi phí quản lý: 1.000 triệu đồng.
- Vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh: 121.400 triệu đồng.
2. Nhu cầu kinh phí thực hiện cụ thể từng chính sách
- Hỗ trợ về đất ở: Tổng số 500 hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh đang cần hỗ trợ đất ở thì các cấp chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng, dòng họ, cha mẹ tự san sẻ và giúp đỡ đất ở cho các hộ để có đất ở.
- Hỗ trợ về đất sản xuất: Tổng số 2.428 hộ với kinh phí thực hiện là 20.730 triệu đồng. Cụ thể, ngân sách TW hỗ trợ là 20.730 triệu đồng, gồm:
+ Hộ chưa có đất sản xuất: 859 hộ x 15 triệu đồng/hộ = 12.885 triệu đồng.
+ Hộ chuyển đổi nghề: 1.569hộ x 05 triệu đồng/hộ = 7.680 triệu đồng.
- Hỗ trợ về nước sinh hoạt: Ngân sách Trung ương hỗ trợ là 1.907 hộ x 1,5 triệu đồng/hộ = 2.860,5 triệu đồng.
- Chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi: Tổng số hộ vay vốn là 2.428 hộ với kinh phí 121.400 triệu đồng, cụ thể:
+ Hộ chưa có đất sản xuất: 859 hộ x 50 triệu đồng/hộ = 42.950 triệu đồng.
+ Hộ chuyển đổi nghề: 1.569 hộ x 50 triệu đồng/hộ = 78.450 triệu đồng.
- Kinh phí quản lý, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện: 1.000 triệu đồng.
VI. NGUỒN VỐN, CẤP PHÁT VÀ THANH QUYẾT TOÁN
1. Nguồn vốn thực hiện
- Ngân sách địa phương bố trí hỗ trợ một số chỉ tiêu, công tác chuẩn bị đầu tư để thực hiện các chính sách; ngân sách Trung ương bố trí trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2017-2020 hỗ trợ có mục tiêu cho tỉnh để thực hiện các chính sách hàng năm theo kế hoạch.
- Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh được Ngân sách Trung ương thông báo tổng nguồn vốn vay theo kế hoạch hàng năm của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và huy động nguồn vốn để đảm bảo cho các đối tượng thụ hưởng được vay vốn thực hiện chính sách theo quy định hiện hành.
2. Cấp phát, thanh quyết toán vốn
Việc cấp phát, thanh toán vốn thực hiện các chính sách tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg phải chặt chẽ, đảm bảo đúng mục tiêu, đúng đối tượng và đúng theo Thông tư số 02/2017/TT-UBDT ngày 22/5/2017 và các quy định hiện hành về quản lý ngân sách nhà nước.
Hàng năm căn cứ Đề án thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg được tỉnh phê duyệt, Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã xây dựng dự toán ngân sách báo cáo, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch Đầu Tư và Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam phân bổ nguồn vốn theo từng chính sách cụ thể, trong đó, xác định rõ các nguồn hỗ trợ từ Ngân sách Trung ương, nguồn ngân sách địa phương, nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội và các nguồn huy động hợp pháp khác (nếu có).
Hàng năm, căn cứ nguồn kinh phí được Trung ương phân bổ, Ban Dân tộc phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài chính, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh tham mưu phân bố nguồn vốn và giao dự toán cụ thể từng chỉ tiêu, chính sách theo Đề án cho Ủy ban nhân dân các huyện, thị triển khai thực hiện đạt hiệu quả, đúng đối tượng thụ hưởng.
1. Ban Dân tộc tỉnh
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính có nhiệm vụ:
- Hướng dẫn các địa phương rà soát xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án này.
- Tổng hợp nhu cầu kinh phí, phối hợp phân bổ kinh phí thực hiện và xây dựng kế hoạch thực hiện các chính sách quy định, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ, ngành Trung ương và trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định trong dự toán ngân sách địa phương hàng năm.
- Theo dõi, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện Đề án này theo quy định; tổng kết, đánh giá các chính sách khi kết thúc.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Ban Dân tộc và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và kế hoạch hàng năm cho các chương trình, chính sách đầu tư vào vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Ban Dân tộc và các sở ngành liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và chủ đầu tư xây dựng, lập kế hoạch thực hiện các chính sách theo đúng mục tiêu đã được duyệt.
- Phối hợp với Ban Dân tộc và các sở ngành liên quan tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vào vùng đồng bào DTTS.
3. Sở Tài chính
- Căn cứ khả năng cân đối ngân sách nhà nước hàng năm; chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí quản lý thực hiện Đề án các cấp; cấp vốn và kinh phí quản lý thực hiện chính sách theo tiến độ; chỉ đạo công tác theo dõi, giám sát, kiểm tra và hướng dẫn việc cấp vốn đến đúng đối tượng.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét nguồn ngân sách địa phương và nguồn huy động khác để thực hiện các chính sách theo quy định ở địa phương tham mưu Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định trong dự toán ngân sách địa phương hàng năm.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thị chủ động tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Tỉnh ủy thuận quy hoạch quỹ đất để thực hiện các dự án và hỗ trợ cho các đối tượng thụ hưởng chính sách đặc thù theo Đề án này.
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tổ chức thực hiện công tác khuyến nông cho các đối tượng được thụ hưởng đất sản xuất.
5. Sở Tài Nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị và các sở, ngành liên quan tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Tỉnh ủy thuận chủ trương quy hoạch quỹ đất để thực hiện hỗ trợ cho các đối tượng thụ hưởng các chính sách theo Đề án này.
Hướng dẫn các địa phương thực hiện các bước hỗ trợ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đối tượng thụ hưởng theo quy định.
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, chủ động tham mưu, báo cáo dự toán chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững để Ủy ban nhân dân tỉnh gửi các Bộ, ngành quản lý chương trình để tổng hợp trình Chính phủ quyết định.
7. Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh
Căn cứ vào Đề án này, xây dựng kế hoạch kinh phí cho vay hàng năm để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, Ủy ban Dân tộc xem xét, bố trí vốn theo kế hoạch. Hướng dẫn quy trình và thủ tục cho vay; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (đồng gửi Ban Dân tộc, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư) kết quả việc triển khai thực hiện.
8. Các tổ chức Hội, Đoàn thể và sở, ngành có liên quan
Phối hợp, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đến các cộng đồng, dòng tộc và các hội, đoàn viên san sẻ và giúp đỡ các đối tượng nghèo được thụ hưởng chính sách biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, sản xuất tăng thu nhập, sớm thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và các chỉ tiêu, chính sách có trách nhiệm kiểm tra, hỗ trợ để thực hiện có hiệu quả chính sách trên địa bàn tỉnh.
9. UBND các huyện, thị xã
- Chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện trong việc phê duyệt danh sách đối tượng thụ hưởng, và triển khai thực hiện Đề án này.
- Chủ động đề xuất việc lồng ghép nguồn vốn chính sách với các chương trình dự án, các chính sách khác trên địa bàn; tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách để đẩy nhanh việc giảm nghèo, nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo được thụ hưởng chính sách.
- Thực hiện nhiệm vụ cấp đất sản xuất và các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đối tượng thụ hưởng theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khảo sát quỹ đất, đề xuất bố trí cho các đối tượng thụ hưởng.
- Hỗ trợ và chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện để Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh thực hiện việc cho vay và thu hồi nợ.
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện, đảm bảo việc thực hiện đúng mục đích, đúng đối tượng, không để xảy ra thất thoát, tiêu cực.
- Thực hiện chế độ báo cáo tiến độ thực hiện theo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Ban Dân tộc tổng hợp) để báo cáo các Bộ, ngành Trung ương.
Trên đây là Đề án thiện các chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2017 - 2020, theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Yêu cầu các cấp, các ngành triển khai thực hiện nghiêm túc, đạt hiệu quả thiết thực./.
|
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.