UBND TỈNH CÀ MAU |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 233/QĐ-SXD |
Cà Mau, ngày 03 tháng 10 năm 2011 |
VỀ VIỆC CÔNG BỐ ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH – PHẦN LẮP ĐẶT
GIÁM ĐỐC SỞ XÂY DỰNG
Căn cứ Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;
Căn cứ Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 22/2011/NĐ-CP ngày 04/4/2011 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung;
Căn cứ Nghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày 22/08/2011 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động.
Căn cứ Thông tư số 06/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Quyết định số 07/2009/QĐ-UBND ngày 14/4/2009 của UBND tỉnh Cà Mau ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng tỉnh Cà Mau;
Căn cứ Công văn số 4011/UBND-XD ngày 06/10/2011 của UBND tỉnh về chủ trương xây dựng các bộ đơn giá trên địa bàn tỉnh Cà Mau;
Sau khi xem xét ý kiến đóng góp của các Sở, Ngành và các đơn vị có liên quan; xét đề nghị của Phòng Kinh tế xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố Đơn giá xây dựng công trình – Phần lắp đặt để các tổ chức, cá nhân có liên quan tham khảo trong quá trình lập đơn giá cho các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 05/10/2011.
Nơi nhận: |
KT. GIÁM ĐỐC |
THUYẾT MINH VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Đơn giá dự toán xây dựng công trình - phần lắp đặt hệ thống điện trong công trình, ống và phụ tùng, bảo ôn đường ống, phụ tùng và thiết bị, khoan khai thác nước ngầm (sau đây gọi tắt là Đơn giá dự toán) là đơn giá được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật thể hiện mức hao phí về vật liệu, lao động và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác lắp đặt như 100m ống, 1 cái tê, van, cút, 1 m2 bảo ôn ống, 1m khoan v.v... từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác lắp đặt (kể cả những hao phí do yêu cầu kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo thi công xây dựng liên tục, đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật).
Đơn giá dự toán được lập trên cơ sở định mức các công tác thực hiện theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; quy phạm kỹ thuật về thiết kế - thi công - nghiệm thu; mức cơ giới hoá chung trong ngành xây dựng; trang thiết bị kỹ thuật, biện pháp thi công và những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng (các vật tư mới, thiết bị và công nghệ thi công tiên tiến v.v...)
1. Cơ sở xác định:
- Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính Phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước (A1.8 – Xây dựng cơ bản nhóm II)
- Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 22/2011/NĐ-CP ngày 04/4/2011 của Chính Phủ v/v Quy định mức lương tối thiểu chung.
- Nghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 của Chính Phủ v/v Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động.
- Thông tư số 06/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng v/v Hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình.
- Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt công bố kèm theo Văn bản số 1777/QĐ-BXD ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng.
2. Nguyên tắc xác định:
Các thành phần chi phí trong đơn giá dự toán được xác định theo nguyên tắc sau:
- Mức chi phí vật liệu chính được tính bằng số lượng phù hợp với đơn vị tính của vật liệu.
- Mức chi phí vật liệu khác được tính bằng tỷ lệ % tính trên chi phí vật liệu.
- Mức chi phí lao động chính và lao động phụ được tính bằng số ngày công theo cấp bậc bình quân của công nhân trực tiếp lắp đặt.
- Mức chi phí máy thi công chính được tính bằng số lượng ca máy sử dụng.
- Mức chi phí máy thi công khác được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí sử dụng máy chính
1. Chi phí vật liệu (hay còn gọi là vật tư):
Chi phí vật liệu là chi phí hao phí vật liệu chính, vật liệu phụ, các phụ kiện hoặc các bộ phận rời lẻ (không kể vật liệu phụ cần dùng cho máy móc, phương tiện vận chuyển và những vật liệu tính trong chi phí chung) cần cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị công tác lắp đặt (bao gồm chi phí hao phí hao hụt vật liệu ở khâu thi công).
Chi chí vật liệu cho từng công tác được xác định như sau:
VLCT = S (Di x Gvl)
Trong đó:
- n : Số loại vật liệu có trong từng công tác của định mức dự toán.
- Di: Định mức vật liệu thứ i (i = 1 ÷ n) của công tác xây dựng trong định mức dự toán;
- GVLi: Đơn giá vật liệu đến hiện trường xây dựng của một đơn vị vật liệu thứ i (i = 1 ÷ n). Đơn giá này được xác định phù hợp với tiêu chuẩn, chủng loại và chất lượng vật liệu sử dụng cho công trình xây dựng trên trị trường do tổ chức có chức năng cung cấp, báo giá của nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung cấp hoặc giá của loại vật liệu có tiêu chuẩn, chất lượng tương tự đã hoặc đang được sử dụng ở công trình khác.
Trong bộ đơn giá này chỉ hướng dẫn về phương pháp xác định đơn giá chi chí vật liệu cho từng công tác như đã nêu trên. Đối với việc xác định đơn giá vật liệu đến hiện trường xây dựng của từng loại vật liệu, chủ đầu tư và tổ chức tư vấn căn cứ vào hướng dẫn tại Phụ lục 6 Thông tư 04/2010/TT-BXD để xác định cho công trình và thời điểm cụ thể (đơn giá chung của tỉnh không xác định phần chi phí này). Cụ thể, có thể lập theo mẫu các bảng tính dưới đây (hoặc theo các phương pháp khác theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại Thông tư vừa nêu):
Bảng 1. Tính chi phí vận chuyển
Stt |
Loại vật liệu |
Đơn vị tính |
Nguồn mua |
Phương tiện vận chuyển |
Cự ly của cung đường với cấp đường tương ứng |
Giá cước theo cấp đường (đ/T.km) |
Chi phí vận chuyển |
|
Cự ly (km) |
Cấp đường |
|||||||
[1] |
[2] |
[3] |
[4] |
[5] |
[6] |
[7] |
[8] |
[9] = å ( [6] x [8]) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 2. Tính giá vật liệu đến chân công trình
Stt |
Loại vật liệu |
Đơn vị tính |
Giá gốc |
Chi phí vận chuyển |
Chi phí trung chuyển (nếu có) |
Giá vật liệu đến chân công trình |
|||
Bốc xếp |
Hao hụt trung chuyển |
Cộng chi phí trung chuyển |
|||||||
Định mức (%) |
Thành tiền |
||||||||
[1] |
[2] |
[3] |
[4] |
[5] |
[6] |
[7] |
[8] = [4] x [7] |
[9] = [6]+[8] |
[10] = [4]+[5]+[9] |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Cột [5]: lấy theo giá trị cột [9] tại Bảng 6.1;
- Cột [6] = (Định mức lao động bốc xếp) x (Đơn giá nhân công xây dựng công trình).
Bảng 3. Tính giá vật liệu xây dựng đến hiện trường công trình
Stt |
Loại vật liệu |
Đơn vị tính |
Giá vật liệu đến chân công trình |
Chi phí tại hiện trường |
Giá vật liệu đến hiện trường công trình |
|||
Chi phí bốc xếp |
Chi phí hao hụt bảo quản |
Chi phí vận chuyển trong nội bộ công trình |
Cộng chi phí tại hiện trường |
|||||
[1] |
[2] |
[3] |
[4] |
[5] |
[6] = [4] x Định mức tỷ lệ |
[7] |
[8] = [5]+[6]+[7] |
[9] = [4]+[8] |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Cột [4]: lấy theo kết quả tình toán từ cột [10] tại Bảng 6.2;
- Cột [5] = (Định mức lao động bốc xếp) x (Đơn giá nhân công xây dựng công trình);
- Cột [7] = (Định mức lao động vận chuyển trong phạm vi tối đa là 300m) x (Đơn giá nhân công xây dựng công trình).
2. Chi phí nhân công:
Chi phí nhân công là chi phí của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công tác lắp đặt và công nhân phục vụ lắp đặt. Số lượng ngày công đã bao gồm cả công lao động chính, lao động phụ để thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác lắp đặt từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc, thu dọn hiện trường thi công.
Chi phí nhân công trong đơn giá bao gồm: Lương cơ bản, các khoản phụ cấp có tính chất lương để tính một ngày công định mức. Chi phí nhân công trong đơn giá được tính trên cơ sở cấp bậc tiền lương theo bảng lương A1.8 - Xây dựng cơ bản (nhóm II), mức lương tối thiểu chung quy định tại Nghị định 22/2011/NĐ-CP và mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định 70/2011/NĐ-CP của Chính Phủ.
Một số khoản phụ cấp được xác định theo Thông tư 04/2010/TT-BXD và Nghị định 205/2004/NĐ-CP bao gồm: Phụ cấp lưu động bằng 20% trên tiền lương tối thiểu chung (830.000 đ), lương phụ gồm (nghỉ lễ, tết, phép năm . . . ) bằng 12% tiền lương cơ bản và một số chi phí khoán trực tiếp cho người lao động bằng 4% lương cơ bản.
Chi phí nhân công trong đơn giá được lập cho từng khu vực trên địa bàn tỉnh Cà Mau như sau:
- Khu vực II gồm: Thành phố Cà Mau thuộc vùng (II) có mức lương tối thiểu vùng là 1.780.000 đồng/tháng.
- Khu vực III gồm: Huyện Năm Căn, Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời thuộc vùng (III) có mức lương tối thiểu vùng là 1.550.000 đồng/tháng.
- Khu vực IV gồm: Các huyện còn lại (bao gồm các đảo) của tỉnh có mức lương tối thiểu vùng IV có mức lương tối thiểu vùng là 1.400.000 đồng/tháng.
3. Chi phí sử dụng máy và thiết bị thi công (gọi tắt là chi phí máy thi công):
Chi phí máy thi công là chi phí sử dụng các loại máy móc, thiết bị trực tiếp thi công hoàn thành khối lượng công tác công trình bao gồm: Chi phí khấu hao cơ bản, chi phí khấu hao sửa chữa lớn, chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí nhiên liệu, động lực, chi phí tiền lương công nhân điều khiển, phục vụ máy và chi phí khác của máy.
Trong đơn giá, giá nguyên máy được tính theo đơn giá do Bộ Xây dựng công bố tại Thông tư số 06/2010/TT-BXD nêu trên, giá các loại nhiên liệu và năng lượng phụ được lấy theo đơn giá phổ biến trên thị trường tỉnh Cà Mau vào thời điểm tháng 9/2011:
- Xăng A92 : 20.850 đ/lít (bao gồm cả thuế VAT).
- Dầu diesel, mazut : 20.750 đ/lít (bao gồm cả thuế VAT).
- Điện sản xuất bình quân : 1.139 đ/kwh (không bao gồm cả thuế VAT).
Chi phí nhân công điều khiển máy trong chi phí máy thi công của bộ đơn giá được lập cho từng khu vực trên địa bàn tỉnh Cà Mau như sau:
- Khu vực II gồm: Thành phố Cà Mau thuộc vùng (II) có mức lương tối thiểu vùng là 1.780.000 đồng/tháng.
- Khu vực III gồm: Huyện Năm Căn, Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời thuộc vùng (III) có mức lương tối thiểu vùng là 1.550.000 đồng/tháng.
- Khu vực IV gồm: Các huyện còn lại của tỉnh (không bao gồm các đảo) có mức lương tối thiểu vùng IV có mức lương tối thiểu vùng là 1.400.000 đồng/tháng.
III. KẾT CẤU TẬP ĐƠN GIÁ DỰ TOÁN
- Tập đơn giá dự toán trình bày theo nhóm, loại công tác hoặc kết cấu lắp đặt và được mã hoá thống nhất bao gồm:
+ Phần thuyết minh chung và hướng dẫn sử dụng.
+ Chương I : Lắp đặt hệ thống điện trong công trình.
+ Chương II : Lắp đặt các loại ống và phụ tùng.
+ Chương III : Bảo ôn đường ống, phụ tùng và thiết bị.
+ Chương IV : Khai thác nước ngầm.
+ Các phụ lục về danh mục vật tư các công tác; đơn giá nhân công, ca máy.
- Mỗi loại đơn giá được trình bày tóm tắt thành phần công việc, điều kiện kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công và được xác định theo đơn vị tính phù hợp để thực hiện công tác lắp đặt.
- Đơn giá dự toán được này được công bố để làm tài liệu tham khảo trong việc lập đơn giá lắp đặt của công trình cụ thể phục vụ chi việc xác định dự toán chi phí xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng công trình và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Các tổ chức cá nhân khi tham khảo sử dụng có trách nhiệm điều chỉnh (nếu xét thấy cần thiết) cho phù hợp với công trình mình thực hiện và các quy định của nhà nước về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Quá trình điều chỉnh và lập đơn giá cho công trình cụ thể, có thể tham khảo các Đơn giá vật liệu, Đơn giá nhân công, Đơn giá ca máy và thiết bị thi công do Sở Xây dựng Cà Mau công bố (hoặc tham khảo các kênh thông tin khác được Bộ Xây dựng cho phép).
- Ngoài thuyết minh và hướng dẫn áp dụng nêu trên, trong mỗi chương của tập đơn giá dự toán còn có phần thuyết minh và hướng dẫn cụ thể đối với từng nhóm, loại công tác lắp đặt phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện và biện pháp thi công.
- Chiều cao ghi trong đơn giá dự toán là chiều cao tính từ cốt ± 0.00 theo thiết kế công trình đến độ cao =< 4m, nếu thi công ở độ cao > 4m được áp dụng đơn giá bốc xếp vận chuyển lên cao như quy định trong đơn giá dự toán xây dựng công trình - phần xây dựng.
- Đối với công tác lắp đặt điện, đường ống và phụ tùng ống cấp thoát nước, bảo ôn, điều hoà không khí, phụ kiện phục vụ sinh hoạt và vệ sinh trong công trình phải dùng dàn giáo thép để thi công thì được áp dụng đơn giá lắp dựng, tháo dỡ dàn giáo thép công cụ trong tập đơn giá dự toán xây dựng công trình - phần xây dựng.
- Đối với những công tác xây dựng như công tác đào, đắp đất đá, xây, trát, đổ bê tông, ván khuôn, cốt thép, ... có thể tham khảo sử dụng theo đơn giá dự toán xây dựng công trình - phần xây dựng do Sở Xây dựng tỉnh Cà Mau công bố.
01 |
|
02 |
CHƯƠNG 1. LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH |
03 |
CHƯƠNG 2. LẮP ĐẶT CÁC LOẠI ỐNG VÀ PHỤ TÙNG |
04 |
CHƯƠNG 3. BẢO ÔN ĐƯỜNG ỐNG VÀ THIẾT BỊ |
05 |
CHƯƠNG 4. KHAI THÁC NƯỚC NGẦM |
06 |
MỤC LỤC |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.