BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2328/QĐ-TCHQ |
Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2020 |
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 03/2020/TT-BGTVT ngày 21/02/2020 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 39/2019/TT-BGTVT ngày 15/10/2019 của Bộ Giao thông Vận tải quy định trách nhiệm của chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện, đảm nhiệm chức danh thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa;
Căn cứ Công văn số 1021/BQP-HC ngày 24/3/2020 của Bộ Quốc phòng về việc quy định tiêu chuẩn chức danh, chức trách, nhiệm vụ và định biên an toàn tối thiểu thuyền viên trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát Hải quan;
Căn cứ Công văn số 9960/BTC-TCCB ngày 18/8/2020 của Bộ Tài chính giao Tổng cục Hải quan ban hành Quy định tiêu chuẩn chức danh, chức trách nhiệm vụ và định biên an toàn tối thiểu thuyền viên trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát Hải quan;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tiêu chuẩn chức danh, chức trách, nhiệm vụ; định biên an toàn tối thiểu thuyền viên trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát Hải quan.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Tổng cục, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
KT. TỔNG CỤC
TRƯỞNG |
TIÊU CHUẨN CHỨC DANH, CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ; ĐỊNH BIÊN AN TOÀN TỐI THIỂU
THUYỀN VIÊN TRÊN TÀU THUYỀN TUẦN TRA, KIỂM SOÁT HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2328/QĐ-TCHQ ngày 14/9/2020 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải quan)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định Tiêu chuẩn chức danh, chế độ trách nhiệm thuyền viên, định biên an toàn tối thiểu thuyền viên trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát Hải quan.
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến tiêu chuẩn chức danh thuyền viên, chế độ trách nhiệm thuyền viên, định biên an toàn tối thiểu thuyền viên trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát Hải quan.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thuyền viên: bao gồm các đối tượng theo các chức danh làm việc trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát Hải quan;
2. Định biên an toàn tối thiểu thuyền viên: quy định mức thấp nhất về số lượng thuyền viên cần thiết làm việc trên tàu thuyền đủ điều kiện để khai thác sử dụng tàu thuyền an toàn;
3. Tàu, thuyền: là tàu, ca nô và các phương tiện thủy khác phục vụ công tác tuần tra kiểm soát Hải quan.
4. GT: Gross Tonnage (tổng dung tích toàn tàu) là toàn bộ dung tích bên trong của tàu gồm các khoang hầm, kho buồng;
5. CV (cv), KW: đơn vị tính công suất;
Điều 3. Quy định chung về thuyền viên
1. Thuyền viên trên tàu, thuyền tuần tra, kiểm soát Hải quan: Bao gồm các chức danh: Thuyền trưởng, Phó thuyền trưởng, máy trưởng, máy hai, thợ máy, thợ điện, thủy thủ.
2. Quy định đảm nhiệm chức danh
a) Đảm nhiệm chức danh trên tàu, thuyền tuần tra, kiểm soát Hải quan đường thủy nội địa
- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng tư được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại phương tiện sau:
+ Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần đến 100 tấn;
+ Phương tiện không thuộc điểm trên lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 100 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 400 sức ngựa.
- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng ba được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại phương tiện sau:
+ Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần đến 500 tấn;
+ Phương tiện không thuộc điểm trên lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 250 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa.
- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng nhì được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại phương tiện sau:
+ Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần đến 1000 tấn;
+ Phương tiện không thuộc điểm trên lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 3000 sức ngựa.
- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng nhất được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại phương tiện.
- Thuyền viên có bằng thuyền trưởng hạng cao hơn được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của loại phương tiện được quy định cho chức danh thuyền trưởng hạng thấp hơn.
- Thuyền viên có bằng thuyền trưởng được đảm nhiệm chức danh phó thuyền trưởng của loại phương tiện được quy định cho chức danh thuyền trưởng cao hơn một hạng; thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng được đảm nhiệm chức danh thủy thủ.
- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhất được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của các loại phương tiện.
- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhì được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của phương tiện lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 3000 sức ngựa.
- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng ba được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của phương tiện lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 250 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa.
- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng cao hơn được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của loại phương tiện được quy định cho chức danh máy trưởng hạng thấp hơn.
- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng được đảm nhiệm chức danh máy phó của loại phương tiện được quy định cho chức danh máy trưởng cao hơn một hạng; thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng được đảm nhiệm chức danh thợ máy.
- Thuyền viên có chứng chỉ thủy thủ được đảm nhiệm chức danh thủy thủ của các loại phương tiện.
- Thuyền viên có chứng chỉ thợ máy được đảm nhiệm chức danh thợ máy của các loại phương tiện.
- Người có chứng chỉ lái phương tiện được trực tiếp điều khiển phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc phương tiện có sức chở đến 12 người hoặc bè.
- Người điều khiển phương tiện cao tốc, phương tiện đi ven biển, phương tiện chở xăng, dầu, hóa chất, chở khí hóa lỏng, ngoài giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ nghiệp vụ, quy định theo chức danh, phải có chứng chỉ chuyên môn đặc biệt tương ứng.
b) Đảm nhiệm chức danh trên tàu, thuyền tuần tra, kiểm soát Hải quan đường biển
- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng tư được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại tàu có tổng dung tích toàn tàu từ 50 GT trở xuống.
- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng ba được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại tàu có tổng dung tích toàn tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT.
- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng nhì được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại tàu có tổng dung tích toàn tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT.
- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng nhất được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại tàu có tổng dung tích toàn tàu từ 3000 GT trở lên.
- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng cao hơn được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của loại tàu được quy định cho chức danh thuyền trưởng hạng thấp hơn.
- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng được đảm nhiệm chức danh phó thuyền trưởng của loại tàu được quy định cho chức danh thuyền trưởng cao hơn một hạng.
- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng tư được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của các loại tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW trở xuống.
- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng ba được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của các loại tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW.
- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhì được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của các loại tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW đến dưới 3000 KW.
- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhất được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của các loại tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 KW trở lên.
- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng cao hơn được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của loại tàu biển được quy định cho chức danh máy trưởng hạng thấp hơn.
- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng được đảm nhiệm chức danh máy hai của loại tàu biển được quy định cho chức danh máy trưởng cao hơn một hạng.
TIÊU CHUẨN CHỨC DANH THUYỀN VIÊN, CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ THUYỀN TRƯỞNG, MÁY TRƯỞNG
Điều 4. Chức trách, nhiệm vụ của Thuyền trưởng
1. Chức trách
Chỉ huy, điều khiển tàu đáp ứng kịp thời các hoạt động tuần tra, kiểm soát; trấn áp, truy đuổi, bắt giữ phương tiện vi phạm trên biển; tổ chức quản lý, điều khiển tàu đảm bảo an toàn người và phương tiện theo quy định của pháp luật và của ngành Hải quan.
2. Nhiệm vụ
- Quản lý và phân công nhiệm vụ các bộ phận và thuyền viên trên tàu.
- Tổ chức quản lý, khai thác tàu và các trang thiết bị theo quy định của pháp luật, của Ngành phục vụ hành trình trên biển cũng như thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát; trấn áp, truy đuổi, bắt giữ phương tiện vi phạm trên biển.
- Trực tiếp chỉ huy, điều khiển phương tiện khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát; trấn áp, truy đuổi, bắt giữ phương tiện vi phạm trên biển.
- Chỉ huy thuyền viên trên tàu phối hợp với bộ phận nghiệp vụ đi theo tàu sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trấn áp, bắt giữ người, phương tiện vi phạm trong trường hợp có chống đối một cách kịp thời, chính xác, bí mật, an toàn, đạt hiệu quả cao;
- Sau khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, cần tổ chức rút kinh nghiệm chuyến đi, đề ra biện pháp chỉ huy cho phù hợp.
- Tổ chức thực hiện việc đảm bảo an toàn hàng hải cho tàu, các trang thiết bị và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn hàng hải theo quy định của pháp luật, của Ngành, của đơn vị.
- Tổ chức triển khai thực hiện công tác chuẩn bị và các nhiệm vụ liên quan để thực hiện Quy trình tuần tra kiểm soát trên biển.
- Quản lý tài sản, vũ khí, công cụ hỗ trợ của tàu đảm bảo hoạt động hiệu quả, an toàn.
- Tổ chức thực hiện việc trực canh, trực ca đảm bảo an toàn hàng hải, an toàn phòng, chống cháy nổ, chống chìm cho tàu khi tàu neo đậu tại bến, khi đi tránh bão, khi sửa chữa, bảo dưỡng.
- Báo cáo, đề xuất sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ, đột xuất đối với tàu. Trực tiếp chỉ đạo, theo dõi quá trình bảo dưỡng sửa chữa định kỳ, đột xuất tàu.
- Tổ chức việc bảo dưỡng, bảo quản vỏ, boong tàu, các máy móc thiết bị trên mặt boong tàu. Tổ chức việc bảo quản và sử dụng các thiết bị cứu hỏa, cứu sinh trên tàu.
- Trong trường hợp tàu bị tai nạn, phải lập kháng nghị hàng hải theo đúng quy định, đồng thời áp dụng mọi biện pháp cấp cứu có hiệu quả nhất; để cứu người, hàng, tài sản. Nếu tàu bị đắm, thuyền trưởng là người cuối cùng rời khỏi tàu thuyền và phải mang theo các giấy tờ cần thiết của tàu thuyền như: giảng đồ, hải đồ, nhật ký, quốc kỳ.
- Khi giao nhận tàu phải giao nhận đầy đủ về biên chế tổ chức, các loại hồ sơ, sổ sách, giấy tờ theo quy định, tình trạng thân vỏ, độ kín nước của tàu, tình trạng kỹ thuật của các trang thiết bị trên tàu và chỉ được rời tàu khi cấp trên có thẩm quyền ký xác nhận vào biên bản giao nhận. Đối với người nhận phải nắm lại tình hình chính trị tư tưởng của thuyền viên, kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ, sổ sách và các giấy tờ, tình trạng thân vỏ, độ kín nước, khả năng hoạt động của phương tiện trước khi ký vào văn bản bàn giao và chịu trách nhiệm quản lý phương tiện sau khi được cấp trên có thẩm quyền xác nhận vào văn bản; Khi rời tàu, phải bàn giao nhiệm vụ cho Phó Thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền; nếu vắng mặt dài ngày phải được cấp trên có thẩm quyền quyết định và bàn giao công tác quản lý, nhiệm vụ cho phó thuyền trưởng bằng văn bản.
3. Yêu cầu về phẩm chất đạo đức và tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ
a) Yêu cầu phẩm chất đạo đức
- Trung thành với Tổ quốc, với Đảng, tận tụy phục vụ nhân dân, tích cực tham gia sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước hết là việc hiện đại hóa Ngành;
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng; gương mẫu chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, Chính sách và pháp luật của Nhà nước, các nội quy quy chế của cơ quan và nơi cư trú;
- Có tư tưởng đổi mới, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm cá nhân; không có các biểu hiện tiêu cực, sách nhiễu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí; phục tùng sự phân công của tổ chức và sự chỉ đạo của cấp trên;
- Có lý lịch rõ ràng, đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, có tinh thần đoàn kết nội bộ, xây dựng tập thể vững mạnh;
- Chấp hành nguyên tắc tập trung, dân chủ và quy chế dân chủ ở cơ quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
b) Tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ
- Tốt nghiệp từ Cao đẳng chuyên ngành điều khiển tàu biển trở lên;
- Có bằng thuyền trưởng theo hạng, đã qua phó thuyền trưởng cùng loại tàu;
- Chứng chỉ Ngoại ngữ và tin học theo tiêu chuẩn ngạch tương ứng;
- Được xếp vào ngạch Hải quan, từ ngạch Kiểm tra viên Trung cấp Hải quan đến ngạch Kiểm tra viên chính Hải quan.
Điều 5. Chức trách, nhiệm vụ của Phó thuyền trưởng
1. Chức trách
Là người kế cận thuyền trưởng, thay thế thuyền trưởng khi thuyền trưởng không còn khả năng chỉ huy tàu khi tàu đang hoạt động trên biển; chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thuyền trưởng. Tổ chức thực hiện công việc theo phân công của Thuyền trưởng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị.
2. Nhiệm vụ
- Quản lý ngành boong và phân công nhiệm vụ các bộ phận và thuyền viên trên tàu khi thuyền trưởng đi vắng, hoặc trong ca trực làm việc của mình. Giúp việc thuyền trưởng thực hiện an toàn hàng hải cho ngành boong và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn hàng hải cho tàu theo quy định của pháp luật, của Ngành, của đơn vị.
- Cùng với thuyền trưởng duy trì đơn vị chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước, của Ngành, quy định của đơn vị và các Công ước quốc tế, Bộ Luật hàng hải Việt Nam, Luật giao thông đường thủy nội địa; nắm vững tổ chức biên chế, vũ khí trang bị của tàu và tổ chức huấn luyện cho thuyền viên theo kế hoạch của tàu.
- Tổ chức quản lý, khai thác trang thiết bị ngành boong theo quy định của pháp luật, của Ngành.
- Trực tiếp chỉ huy, điều khiển phương tiện khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát trên biển theo ca hành trình và theo sự phân công của Thuyền trưởng.
Trước khi tàu thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, lập kế hoạch chuyến đi, phân công trực ca báo cáo thuyền trưởng; cùng với máy trưởng phân công, đôn đốc, hướng dẫn, giám sát các công việc chuẩn bị chuyến đi.
- Giúp việc thuyền trưởng chỉ huy, chỉ đạo thuyền viên và trực tiếp tham gia việc trấn áp, bắt giữ người, phương tiện vi phạm.
- Giúp việc thuyền trưởng và trực tiếp tổ chức thực hiện việc trực canh, trực ca đảm bảo an toàn hàng hải, an toàn phòng, chống cháy nổ, chống chìm cho tàu khi tàu neo đậu tại bến, khi đi tránh bão, khi sửa chữa, bảo dưỡng. Quản lý tài sản của ngành boong đảm bảo hoạt động hiệu quả, an toàn.
- Giúp thuyền trưởng báo cáo, đề xuất sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ, đột xuất đối với ngành boong. Trực tiếp theo dõi quá trình bảo dưỡng sửa chữa định kỳ, đột xuất ngành boong.
- Tổ chức thủy thủ ngành boong thực hiện việc bảo dưỡng, bảo quản vỏ, boong tàu, các máy móc thiết bị trên mặt boong tàu. Tổ chức việc bảo quản và sử dụng các thiết bị cứu hỏa, cứu sinh trên tàu.
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ mọi mặt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
3. Yêu cầu về phẩm chất đạo đức và tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ
a) Yêu cầu phẩm chất đạo đức
- Trung thành với Tổ quốc, với Đảng, tận tụy phục vụ nhân dân, tích cực tham gia sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước hết là việc hiện đại hóa Ngành.
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng; gương mẫu chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, Chính sách và pháp luật của Nhà nước, các nội quy, quy chế của cơ quan và nơi cư trú.
- Có tư tưởng đổi mới, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm cá nhân; không có các biểu hiện tiêu cực, sách nhiễu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí; phục tùng sự phân công của tổ chức và sự chỉ đạo của cấp trên;
- Có lý lịch rõ ràng, đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, có tinh thần đoàn kết nội bộ, xây dựng tập thể vững mạnh.;
- Chấp hành nguyên tắc tập trung, dân chủ và quy chế dân chủ ở cơ quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
b) Tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ
- Tốt nghiệp từ cao đẳng chuyên ngành điều khiển tàu biển trở lên;
- Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn theo hạng;
- Kinh nghiệm công tác: 3 năm làm công tác thủy thủ;
- Chứng chỉ Ngoại ngữ và tin học theo tiêu chuẩn ngạch tương ứng;
- Được xếp vào ngạch Hải quan, từ ngạch Kiểm tra viên Trung cấp Hải quan trở lên đến ngạch Kiểm tra viên Hải quan.
Điều 6. Chức trách, nhiệm vụ của Máy trưởng
1. Chức trách
Tổ chức điều hành, quản lý, vận hành hệ thống máy tàu và bộ phận thợ máy; đảm bảo an toàn kỹ thuật hệ thống máy, đáp ứng kịp thời yêu cầu hoạt động của tàu.
2. Nhiệm vụ
- Tổ chức quản lý, điều hành bộ phận thợ máy để quản lý khai thác an toàn đối với tất cả các máy móc, thiết bị máy phụ, máy móc điện, thiết bị điện, các hệ thống và thiết bị động lực khác. Bảo đảm an toàn kỹ thuật trong việc sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc và các hệ thống, thiết bị do các bộ phận khác quản lý như máy neo, phần cơ của máy lái, máy cẩu làm hàng, hệ thống tời, hệ thống đường ống, hệ thống thông gió, hệ thống khác và hướng dẫn thuyền viên của các bộ phận này thực hiện vận hành đúng quy định.
- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy trình, quy phạm về an toàn kỹ thuật và an toàn lao động thuộc bộ phận mình phụ trách. Thường xuyên giám sát, theo dõi việc thực hiện nội quy phòng chống cháy nổ ở buồng máy, trạm phát điện, xưởng, kho tàng, phòng làm việc, buồng ở và các khu vực khác do bộ phận máy quản lý. Tổ chức quản lý điều hành, phân công thợ máy thực hiện chế độ trực ca. Thực hiện việc ghi chép và ký xác nhận nhật ký máy, nhật ký dầu và các sổ theo dõi hoạt động của máy móc, thiết bị của tàu do bộ phận máy quản lý.
- Tổ chức cho thuyền viên bộ phận máy kịp thời khắc phục sự cố và hư hỏng của máy móc, thiết bị; duy trì đúng chế độ bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên, đột xuất và định kỳ đối với máy móc, thiết bị; đề xuất kế hoạch sửa chữa định kỳ các máy móc, thiết bị thuộc bộ phận mình phụ trách và tiến hành kiểm tra kết quả sửa chữa; đồng thời, theo dõi việc sử dụng, bảo quản vật tư kỹ thuật, nhiên liệu đã được cấp phát.
- Trực tiếp điều khiển máy tàu khi điều động tàu ra, vào cảng, luồng hẹp, khu vực nguy hiểm, tầm nhìn xa bị hạn chế hoặc khi truy đuổi, trấn áp, cập mạn phương tiện vi phạm. Thực hiện một cách kịp thời, chính xác mệnh lệnh điều động tàu của thuyền trưởng; nếu vì lý do nào đó không thực hiện được hoặc thực hiện chậm trễ thì máy trưởng phải kịp thời báo cáo thuyền trưởng biết để xử lý. Trường hợp đặc biệt, nếu thực hiện mệnh lệnh của thuyền trưởng sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của thuyền viên hay làm tổn hại đến máy móc, thiết bị thì phải báo cáo ngay thuyền trưởng biết và chỉ chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng khi thuyền trưởng quyết định tiếp tục thi hành lệnh nói trên. Lệnh của thuyền trưởng và việc thi hành lệnh này phải được ghi vào nhật ký hàng hải và nhật ký máy.
- Khi cần thiết theo yêu cầu của Thuyền trưởng, Máy trưởng bố trí một số thợ máy hỗ trợ việc trấn áp, bắt giữ người, phương tiện vi phạm hoặc thực hiện một số hoạt động tự vệ, bảo vệ.
- Lập báo cáo về tình trạng máy móc, thiết bị của tàu theo đúng chế độ quy định. Dự tính trước những khó khăn, hư hỏng có thể xảy ra đối với máy móc, thiết bị và chuẩn bị các biện pháp thích hợp nhằm khắc phục một cách hiệu quả khi xảy ra sự cố. Trường hợp có sự cố xảy ra đối với máy móc, thiết bị thì máy trưởng hành động theo trách nhiệm và kinh nghiệm của mình để xử lý sự cố đó và theo các quy định; Xây dựng, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo quản, bảo dưỡng máy.
- Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho thuyền viên bộ phận máy; thực hiện nhiệm vụ của máy hai nếu trên tàu không có biên chế máy hai.
3. Yêu cầu về phẩm chất đạo đức và tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ
a) Yêu cầu phẩm chất đạo đức
- Có lý lịch rõ ràng, đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, có tinh thần đoàn kết nội bộ, xây dựng tập thể vững mạnh;
- Nắm chắc chế độ bảo quản, bảo dưỡng, nguyên tắc sử dụng các loại máy móc trang thiết bị của đơn vị, có kinh nghiệm tổ chức quản lý ngành, huấn luyện chuyên môn cho thợ máy.
b) Tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ
- Tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành máy tàu thủy trở lên;
- Có bằng máy trưởng theo hạng, qua máy hai cùng loại tàu;
- Kinh nghiệm công tác: 03 năm vận hành máy tàu;
- Chứng chỉ Ngoại ngữ và tin học theo tiêu chuẩn ngạch tương ứng;
- Được xếp vào ngạch Hải quan, từ ngạch Nhân viên Hải quan đến ngạch Kiểm tra viên Hải quan.
1. Chức trách
Tổ chức điều hành, quản lý, vận hành hệ thống máy tàu và bộ phận thợ máy; đảm bảo an toàn kỹ thuật hệ thống máy, đáp ứng kịp thời yêu cầu hoạt động của tàu khi không có Máy trưởng.
2. Nhiệm vụ
Máy hai chịu trách nhiệm trước máy trưởng về tình trạng kỹ thuật và hoạt động bình thường của các máy móc, thiết bị trên tàu, là người thay thế máy trưởng có các nhiệm vụ sau:
- Bảo đảm tình trạng kỹ thuật và hoạt động bình thường của các máy móc, thiết bị sau:
+ Máy chính, máy phụ và các trang thiết bị trong buồng máy, buồng séc tơ lái;
+ Các thiết bị tự động hoá, các dụng cụ và thiết bị dùng để kiểm tra, đo, thử, cũng như các thiết bị kỹ thuật khác phục vụ cho các máy móc, thiết bị do mình phụ trách;
+ Bảo đảm khai thác kỹ thuật các thiết bị làm lạnh, hệ thống điều hoà không khí, hệ thống thông gió phục vụ cho sinh hoạt của tàu.
- Trường hợp xét thấy lệnh của người chỉ huy trực tiếp sẽ gây ra sự cố mất an toàn cho hệ động lực thì phải khẩn trương báo cáo ngay cho người phụ trách ca làm việc, máy trưởng biết, nếu lệnh đó vẫn giữ nguyên thì phải chấp hành và ghi vào nhật ký máy có xác nhận của người ra lệnh.
- Trực tiếp quản lý vật tư, phụ tùng, nguyên liệu, nhiên liệu và dụng cụ đồ nghề, tổ chức bảo quản, bảo dưỡng theo quy định.
- Thực hiện nhiệm vụ của thợ điện nếu trên tàu không có thợ điện.
3. Yêu cầu về phẩm chất đạo đức và tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ
a) Yêu cầu phẩm chất đạo đức
- Có lý lịch rõ ràng, đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, có tinh thần đoàn kết nội bộ, xây dựng tập thể vững mạnh;
- Nắm chắc chế độ bảo quản, bảo dưỡng, nguyên tắc sử dụng các loại máy móc trang thiết bị thuộc ngành, có kinh nghiệm tổ chức quản lý ngành, huấn luyện chuyên môn cho thợ máy.
b) Tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ
- Tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành máy tàu thủy trở lên; có bằng máy hai theo hạng;
- Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn theo hạng;
- Kinh nghiệm công tác: 02 năm vận hành máy tàu, điện tàu;
- Chứng chỉ Ngoại ngữ và tin học theo tiêu chuẩn ngạch tương ứng;
- Được xếp vào ngạch Hải quan, từ ngạch Nhân viên Hải quan đến ngạch Kiểm tra viên Hải quan.
Điều 8. Chức trách, nhiệm vụ của Thợ máy
1. Chức trách
Vận hành máy, điện tàu, đảm bảo máy tàu luôn hoạt động tốt đáp ứng yêu cầu công tác. Thực hiện việc khai thác, sử dụng, bảo quản các thiết bị ngành máy, điện theo quy định của Ngành và đơn vị.
2. Nhiệm vụ
- Đảm bảo vận hành máy tàu khi tàu hoạt động và thực hiện nhiệm vụ trên biển.
- Thực hiện các công việc bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ, thường xuyên các máy móc thiết bị, vệ sinh buồng máy, nơi làm việc, tiếp nhận phụ tùng, vật tư theo phân công của người phụ trách ca và máy trưởng theo các quy định của Ngành.
- Sử dụng máy móc, thiết bị cứu hỏa, cứu sinh, phòng độc, chống nóng, chống khói, lọc nước biển, dầu mỡ, phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo phân công của máy trưởng và quy định.
- Tham gia trấn áp, bắt giữ người, phương tiện vi phạm. Áp giải phương tiện vi phạm về cảng đích.
- Trực canh, trực ca đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, chìm đắm khi tàu neo đậu.
3. Yêu cầu về phẩm chất đạo đức và tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ
a) Yêu cầu phẩm chất đạo đức
- Có lý lịch rõ ràng, đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, có tinh thần đoàn kết nội bộ, xây dựng tập thể vững mạnh;
- Nắm chắc chế độ bảo quản, bảo dưỡng, nguyên tắc sử dụng các loại máy móc trang thiết bị thuộc ngành.
b) Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ
- Tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành vận hành máy tàu, điện tàu trở lên;
- Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn theo hạng;
- Kinh nghiệm công tác: 02 năm vận hành máy tàu, điện tàu;
- Chứng chỉ Ngoại ngữ và tin học theo tiêu chuẩn ngạch tương ứng;
- Được xếp vào ngạch Hải quan, từ ngạch Nhân viên Hải quan đến ngạch Kiểm tra viên Hải quan.
Điều 9. Chức trách, nhiệm vụ của Thủy thủ
1. Chức trách
Điều khiển, khai thác, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng tàu theo phân công của Thuyền trưởng, theo quy định của Ngành và đơn vị.
2. Nhiệm vụ
- Thực hiện nhiệm vụ trực ca, chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng, Phó Thuyền trưởng trực ca; Lái tàu khi được yêu cầu. Quan sát radar để tránh va hoặc tìm mục tiêu là các tàu vi phạm trên biển trong quá trình tuần tra, kiểm soát, truy đuổi, bắt giữ tàu trên biển.
- Phối hợp, thực hiện hoạt động trấn áp, bắt giữ người, phương tiện vi phạm; trực canh giám sát, áp giải phương tiện vi phạm theo yêu cầu của Thuyền trưởng, Phó Thuyền trưởng.
- Thực hiện việc trực canh, trực ca đảm bảo an toàn, phòng, chống cháy nổ, chìm đắm cho tàu khi tàu neo đậu, sửa chữa hoặc mật phục trên biển.
- Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của tàu về chế độ làm việc, ăn ở, sinh hoạt, an ninh, trật tự và vệ sinh trên tàu. Trực tiếp theo dõi quá trình bảo dưỡng sửa chữa định kỳ, đột xuất tàu theo sự phân công của thuyền trưởng, Phó Thuyền trưởng.
- Bảo quản, bảo dưỡng vỏ, boong tàu, các máy móc thiết bị khác theo sự phân công của Thuyền trưởng, Phó Thuyền trưởng.
- Nắm vững cấu trúc, đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tàu, các nơi quy định đặt các thiết bị cứu hỏa, cứu sinh, cứu thủng tàu, bảo quản và sử dụng các trang thiết bị đó đúng quy định.
3. Yêu cầu về phẩm chất đạo đức và tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ
a) Yêu cầu phẩm chất đạo đức
- Có lý lịch rõ ràng, đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, có tinh thần đoàn kết nội bộ, xây dựng tập thể vững mạnh.
b) Tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ
- Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành điều khiển tàu biển trở lên;
- Kinh nghiệm công tác: 2 năm làm công tác thủy thủ;
- Chứng chỉ Ngoại ngữ và tin học theo tiêu chuẩn ngạch tương ứng;
- Được xếp vào ngạch Hải quan, từ ngạch Nhân viên Hải quan đến ngạch Kiểm tra viên Hải quan.
Điều 10. Chức trách, nhiệm vụ của Người lái phương tiện
1. Chức trách
Quản lý, điều khiển, khai thác, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện do mình quản lý, theo quy định của Ngành và đơn vị.
2. Nhiệm vụ
- Quản lý người, phương tiện, tài sản, các giấy tờ có liên quan đến phương tiện do mình quản lý, sử dụng. Nắm vững tình hình luồng lạch và điều kiện an toàn của cảng, bến nơi phương tiện hoạt động.
- Phối hợp, thực hiện hoạt động trấn áp, bắt giữ người, phương tiện vi phạm; trực canh giám sát, áp giải phương tiện vi phạm theo yêu cầu của người có thẩm quyền.
- Thực hiện việc trực canh, trực ca đảm bảo an toàn, phòng, chống cháy nổ, chìm đắm cho phương tiện khi phương tiện neo đậu, sửa chữa hoặc mật phục trên sông, trên biển.
- Bảo quản, bảo dưỡng vỏ, boong tàu, các máy móc thiết bị khác theo chế độ quy định.
3. Yêu cầu về phẩm chất đạo đức và tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ
a) Yêu cầu phẩm chất đạo đức
- Có lý lịch rõ ràng, đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, có tinh thần đoàn kết nội bộ, xây dựng tập thể vững mạnh.
b) Tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ
- Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành điều khiển tàu sông trở lên;
- Kinh nghiệm công tác: 2 năm làm công tác thủy thủ;
- Chứng chỉ Ngoại ngữ và tin học theo tiêu chuẩn ngạch tương ứng;
- Được xếp vào ngạch Hải quan, từ ngạch Nhân viên Hải quan đến ngạch Kiểm tra viên Hải quan.
ĐỊNH BIÊN AN TOÀN TỐI THIỂU THUYỀN VIÊN TRÊN TÀU CÔNG VỤ HẢI QUAN
Điều 11. Định biên an toàn tối thiểu thuyền viên trên tàu chở dầu 150 tấn
TT |
Danh mục Chức danh thuyền viên |
Định biên |
Bố trí chức danh theo công suất máy và tải trọng |
1 |
Thuyền trưởng |
01 |
Hạng Ba |
2 |
Phó thuyền trưởng |
01 |
Hạng Ba (tư) |
3 |
Máy trưởng |
01 |
Hạng ba |
4 |
Máy hai |
|
|
5 |
Thợ máy |
02 |
|
6 |
Thủy thủ |
02 |
|
|
Tổng |
07 |
|
Điều 12. Định biên an toàn tối thiểu thuyền viên trên tàu tuần tra TT200
TT |
Danh mục Chức danh thuyền viên |
Định biên |
Bố trí chức danh theo công suất máy và tải trọng |
1 |
Thuyền trưởng |
01 |
Hạng nhì |
2 |
Phó thuyền trưởng |
01 |
Hạng nhì (ba) |
3 |
Máy trưởng |
01 |
Hạng nhất |
4 |
Máy hai |
01 |
Hạng nhất (nhì) |
5 |
Thợ máy |
03 |
|
6 |
Thủy thủ |
04 |
|
|
Tổng |
11 |
|
Điều 13. Định biên an toàn tối thiểu thuyền viên trên tàu tuần tra TT120
TT |
Danh mục chức danh thuyền viên |
Định biên |
Bố trí chức danh theo công suất máy và tải trọng |
1 |
Thuyền trưởng |
01 |
Hạng nhì |
2 |
Phó thuyền trưởng |
01 |
Hạng nhì (ba) |
3 |
Máy trưởng |
01 |
Hạng nhất |
4 |
Máy hai |
01 |
Hạng nhất (nhì) |
5 |
Thợ máy |
03 |
|
6 |
Thủy thủ |
04 |
|
|
Tổng |
11 |
|
Điều 14. Định biên an toàn tối thiểu thuyền viên trên tàu tuần tra TT85
TT |
Danh mục chức danh thuyền viên |
Định biên |
Bố trí chức danh theo công suất máy và tải trọng |
1 |
Thuyền trưởng |
01 |
Hạng ba |
2 |
Phó thuyền trưởng |
01 |
Hạng ba (tư) |
3 |
Máy trưởng |
01 |
Hạng nhì |
4 |
Máy hai |
01 |
Hạng nhì (ba) |
5 |
Thợ máy |
02 |
|
6 |
Thủy thủ |
03 |
|
|
Tổng |
09 |
|
Điều 15. Định biên an toàn tối thiểu thuyền viên trên tàu tuần tra HQ75
TT |
Danh mục chức danh thuyền viên |
Định biên |
Bố trí chức danh theo công suất máy và tải trọng |
1 |
Thuyền trưởng |
01 |
Hạng nhì |
2 |
Phó thuyền trưởng |
01 |
Hạng nhì (ba) |
3 |
Máy trưởng |
01 |
Hạng nhì |
4 |
Máy hai |
01 |
Hạng nhì (ba) |
5 |
Thợ máy |
02 |
|
6 |
Thủy thủ |
04 |
|
|
Tổng |
10 |
|
Điều 16. Định biên an toàn tối thiểu thuyền viên trên ca nô cao tốc ST1520A + ST214 + ST217
TT |
Danh mục chức danh thuyền viên |
Định biên |
Bố trí chức danh theo công suất máy và tải trọng |
1 |
Thuyền trưởng |
01 |
Hạng ba |
2 |
Phó thuyền trưởng |
|
|
3 |
Máy trưởng |
01 |
Hạng nhì |
4 |
Máy hai |
|
|
5 |
Thợ máy |
02 |
|
6 |
Thủy thủ |
02 |
|
|
Tổng |
06 |
|
Điều 17. Định biên an toàn tối thiểu thuyền viên trên ca nô cao tốc ST1470
TT |
Danh mục chức danh thuyền viên |
Định biên |
Bố trí chức danh theo công suất máy và tải trọng |
1 |
Thuyền trưởng |
01 |
Hạng ba |
2 |
Phó thuyền trưởng |
|
|
3 |
Máy trưởng |
01 |
Hạng nhì |
4 |
Máy hai |
|
|
5 |
Thợ máy |
01 |
|
6 |
Thủy thủ |
01 |
|
|
Tổng |
04 |
|
Điều 18. Định biên an toàn tối thiểu thuyền viên trên tàu HQ 15-91-63
TT |
Danh mục chức danh thuyền viên |
Định biên |
Bố trí chức danh theo công suất máy và tải trọng |
1 |
Thuyền trưởng |
01 |
Hạng ba |
2 |
Phó thuyền trưởng |
|
|
3 |
Máy trưởng |
01 |
Hạng nhì |
4 |
Máy hai |
|
|
5 |
Thợ máy |
02 |
|
6 |
Thủy thủ |
02 |
|
|
Tổng |
06 |
|
Điều 19. Định biên an toàn tối thiểu thuyền viên trên tàu HQ 12-91-67
TT |
Danh mục chức danh thuyền viên |
Định biên |
Bố trí chức danh theo công suất máy và tải trọng |
1 |
Thuyền trưởng |
01 |
Hạng ba |
2 |
Phó thuyền trưởng |
01 |
Hạng ba (tư) |
3 |
Máy trưởng |
01 |
Hạng nhì |
4 |
Máy hai |
|
|
5 |
Thợ máy |
02 |
|
6 |
Thủy thủ |
02 |
|
|
Tổng |
07 |
|
TT |
Danh mục chức danh thuyền viên |
Định biên |
Bố trí chức danh theo công suất máy và tải trọng |
1 |
Thuyền trưởng |
01 |
Hạng tư |
|
Tổng |
01 |
|
TT |
Danh mục chức danh thuyền viên |
Định biên |
Bố trí chức danh theo công suất máy và tải trọng |
1 |
Thuyền trưởng |
01 |
Hạng ba |
2 |
Thủy thủ |
01 |
|
3 |
Thợ máy |
01 |
|
|
Tổng |
03 |
|
Lưu ý: nếu phương tiện hoạt động trên tuyến với khoảng cách giữa 02 đầu không quá 15km hoặc lắp máy ngoài không nhất thiết phải bố trí chức danh thợ máy.
Điều 22. Định biên thuyền viên trên PTTNĐ lắp máy trong có tổng công suất từ 250HP đến 1000HP
TT |
Danh mục chức danh thuyền viên |
Định biên |
Bố trí chức danh theo công suất máy và tải trọng |
1 |
Thuyền trưởng |
01 |
Hạng nhì |
2 |
Phó Thuyền trưởng |
01 |
|
3 |
Thủy thủ |
01 |
|
4 |
Thợ máy |
01 |
|
|
Tổng |
04 |
|
Lưu ý: nếu phương tiện hoạt động trên tuyến với khoảng cách giữa 02 đầu không quá 15km không nhất thiết phải bố trí chức danh Phó Thuyền trưởng, thợ máy.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, những quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.
Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan có trách nhiệm triển khai, thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định này./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.