ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 232/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 19 tháng 3 năm 2024 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH QUẢNG NGÃI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức;
Căn cứ Quyết định số 40/2022/QĐ-UBND ngày 11/11/2022 của UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 295/KHĐT-VP ngày 22/02/2024 và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 102/TTr-SNV ngày 04/3/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án vị trí việc làm của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ danh mục vị trí việc làm; biên chế công chức và lao động hợp đồng; cơ cấu ngạch công chức; bảng mô tả vị trí việc làm trong Đề án kèm theo Quyết định này để làm cơ sở thực hiện tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý công chức và lao động hợp đồng theo quy định của pháp luật, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1404/QĐ-UBND ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án vị trí việc làm của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
VỊ
TRÍ VIỆC LÀM CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm
theo Quyết định số
232/QĐ-UBND
ngày
19/3/2024
của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch và đầu tư phát triển. Trong giai đoạn hiện nay, công tác kế hoạch và đầu tư có vai trò rất quan trọng trong việc tham mưu, thực hiện các nhiệm vụ về quy hoạch tỉnh; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh, dự kiến kế hoạch bố trí vốn đầu tư công 5 năm và hàng năm nguồn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương; kế hoạch xúc tiến đầu tư, chương trình xúc tiến đầu tư hằng năm, danh mục dự án thu hút đầu tư của địa phương; các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó có cân đối vốn đầu tư công; chương trình, kế hoạch thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, tăng trưởng xanh của tỉnh; kế hoạch và tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Đề án vị trí việc làm của Sở Kế hoạch và Đầu tư được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại Quyết định số 1404/QĐ-UBND ngày 09/12/2022; Sở Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện việc sử dụng, quản lý, sắp xếp, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng công chức phù hợp với bản mô tả công việc và khung năng lực của từng vị trí việc làm; chất lượng đội ngũ công chức được nâng lên, góp phần từng bước chuẩn hóa đội ngũ công chức của Sở.
Tuy nhiên, hiện nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ quản lý chuyên ngành đã ban hành các văn bản hướng dẫn về vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; hỗ trợ phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính; hướng dẫn vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành và cơ cấu ngạch công chức1. Điều này dẫn đến sự thay đổi về vị trí việc làm; tiêu chuẩn khung năng lực đối với một số vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức. Do đó, việc rà soát vị trí việc làm, khung năng lực, cơ cấu ngạch công chức để có sự điều chỉnh Đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt bảo đảm phù hợp với các văn bản quy định hiện hành là cần thiết, làm cơ sở để thực hiện sắp xếp, bố trí, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức Sở Kế hoạch và Đầu tư phù hợp với từng vị trí việc làm, có số lượng, cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác.
1. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu BCH Trung ương khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”;
2. Quy định 70-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị quản lý biên chế hệ thống chính trị;
3. Kết luận số 28-KH/TW ngày 21/02/2022 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;
4. Kết luận số 40-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022- 2026;
5. Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ.
6. Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 1/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức;
7. Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
8. Nghị định 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
9. Thông tư số 02/2021/TT-BNV ngày 11/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư;
10. Thông tư số 06/2022/TT-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2021/TT-BNV ngày 11 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư;
11. Thông tư số 03/2023/TT-BKHĐT ngày 20/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê;
12. Thông tư số 12/2022/TT-BNV ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập;
13. Thông tư số 13/2022/TT-BNV ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn việc xác định cơ cấu ngạch công chức;
14. Thông tư số 29/2022/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ;
15. Thông tư số 01/2023/TT-TTCP ngày 01/11/2023 của Tổng Thanh tra Chính phủ hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành thanh tra;
16. Kế hoạch số 202-KH/TU ngày 24/5/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 50-KL/TW ngày 28/02/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
17. Quyết định số 40/2022/QĐ-UBND ngày 11/11/2022 của UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi;
18. Công văn số 242-CV/BCSĐ ngày 18/2/2022 của Ban Cán sự Đảng Bộ Nội vụ về kết quả xây dựng vị trí việc làm cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ công chức cấp xã.
1. Về vị trí, chức năng
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch và đầu tư phát triển, gồm: quy hoạch; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; kế hoạch đầu tư công; cơ chế, chính sách trong các lĩnh vực kinh tế, thu hút nguồn lực đầu tư, cơ cấu lại kinh tế, triển khai mô hình kinh tế mới, phương thức kinh doanh mới. Thực hiện điều phối phát triển vùng, liên vùng; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài; đấu thầu; đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân, hộ gia đình và tổ chức kinh tế khác; tổ chức cung ứng các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật.
Sở Kế hoạch và Đầu tư có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn
Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Kế hoạch và Đầu tư được quy định tại Quyết định số 40/2022/QĐ-UBND ngày 11/11/2022 của UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi.
3. Cơ cấu tổ chức
3.1. Lãnh đạo Sở gồm có: Giám đốc và 03 Phó Giám đốc;
- Giám đốc là Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh bầu, là người đứng đầu Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh theo Quy chế làm việc và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Phó Giám đốc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở, giúp Giám đốc Sở thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Giám đốc Sở phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy nhiệm thay Giám đốc Sở điều hành các hoạt động của Sở. Phó Giám đốc Sở không kiêm nhiệm người đứng đầu các phòng, đơn vị trực thuộc Sở, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Việc miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.
3.2. Văn phòng Sở, Thanh tra Sở và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:
- Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư: Có chức năng tham mưu cho Lãnh đạo Sở về công tác thông tin, tổng hợp chương trình, kế hoạch thực hiện trong nội bộ cơ quan: tổ chức bộ máy; tổ chức cán bộ; cải cách hành chính; kiểm soát thủ tục hành chính; văn thư, lưu trữ; thi đua - khen thưởng; ISO, công nghệ thông tin; tài chính, tài sản, kế toán và hành chính quản trị; an ninh - quốc phòng, phòng chống lụt, bão, phòng cháy chữa cháy của cơ quan.
- Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư: Có chức năng tham mưu thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi mà Sở được giao tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kiêm nhiệm công tác pháp chế trong phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật.
- Phòng Tổng hợp, Quy hoạch: Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác quy hoạch, kế hoạch và đầu tư phát triển, gồm: Quy hoạch; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; kế hoạch đầu tư công; cơ chế, chính sách trong các lĩnh vực kinh tế, cơ cấu lại kinh tế. Thực hiện điều phối phát triển vùng, liên vùng.
- Phòng Kinh tế ngành: Có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch và đầu tư trên các ngành, lĩnh vực: Công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, thương mại và dịch vụ (trừ dịch vụ du lịch), hạ tầng đô thị; nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi; tài chính ngân hàng; tài nguyên, môi trường; Kinh tế tập thể (gọi chung là Kinh tế ngành). Tham mưu triển khai mô hình kinh tế mới; tổ chức thực hiện và đề xuất cơ chế chính sách phát triển đối với các ngành, lĩnh vực được giao nêu trên.
- Phòng Khoa giáo, Văn xã: Có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác quy hoạch, kế hoạch và đầu tư trên các ngành, lĩnh vực: Khoa học công nghệ, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, lao động việc làm, văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ có liên quan; Thông tin và truyền thông (bao gồm lĩnh vực báo chí, phát thanh và truyền hình); dân tộc và miền núi; an ninh, quốc phòng; công tác quản lý vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, công tác quản lý về nguồn viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam (NGO). Tổ chức thực hiện và đề xuất cơ chế chính sách phát triển đối với ngành, lĩnh vực được giao nêu trên.
- Phòng Kinh tế đối ngoại: Có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương (FDI) (địa bàn ngoài Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi).
- Phòng Đấu thầu, Thẩm định và Giám sát đầu tư: Có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực: Thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư điều chỉnh các dự án đầu tư công (bao gồm các dự án sử dụng vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài); thẩm định các dự án sử dụng vốn đầu tư công không có cấu phần xây dựng; thẩm định, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất, các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) theo thẩm quyền; thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu; thực hiện chức năng của cơ quan quản lý đầu tư cấp tỉnh trong công tác quản lý đấu thầu; theo dõi, báo cáo, kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư lĩnh vực đầu tư công; thực hiện công tác quản lý đầu tư theo lĩnh vực được giao.
- Phòng Đăng ký kinh doanh: Có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác đăng ký thành lập và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã và các loại hình khác theo quy định của pháp luật. Tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tư nhân.
4. Biên chế công chức và hợp đồng lao động theo Nghị định 111
- Biên chế công chức năm 2024 được giao: 46 biên chế;
- Hợp đồng lao động theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ (sau đây gọi tắt là hợp đồng lao động 111): 04 người.
5. Thực trạng đội ngũ công chức
Tổng số công chức hiện có tính đến tháng 01/2024 là 45 người. Cụ thể:
a) Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Thạc sĩ: 25 người (chiếm tỷ lệ 55,55%), đại học 20 người (chiếm tỷ lệ 44,45%).
b) Về trình độ lý luận chính trị: Cao cấp: 12 người (chiếm tỷ lệ 26,67%), trung cấp 21 người (chiếm tỷ lệ 46,67%).
c) Về trình độ tin học: Trung cấp trở lên: 04 người (chiếm tỷ lệ 8,9%), Chứng chỉ 41 người (chiếm tỷ lệ 91,1%).
d) Về trình độ ngoại ngữ (Anh văn): Đại học trở lên: 03 người (chiếm tỷ lệ 6,7%), Chứng chỉ 42 người (chiếm tỷ lệ 93,3%).
đ) Về bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: Chuyên viên chính và tương đương: 24 người (chiếm tỷ lệ 53,3%), chuyên viên và tương đương: 21 người (chiếm tỷ lệ 46,7%)).
e) Về cơ cấu theo ngạch: Ngạch chuyên viên chính và tương đương: 17 người (chiếm tỷ lệ 37,8%); ngạch chuyên viên và tương đương: 28 người (chiếm tỷ lệ 62,2%).
Qua triển khai thực hiện Đề án vị trí việc làm đã giúp cho Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư giám sát kết quả giải quyết công việc dễ dàng, thuận lợi hơn; thực hiện việc phân công nhiệm vụ từng phòng chuyên môn gắn với chức năng, nhiệm vụ cụ thể, tránh được sự chồng chéo khi phân công giao việc. Việc sử dụng, sắp xếp, bố trí và quản lý công chức, người lao động được thực hiện hợp lý, vị trí từng công việc được sắp xếp phù hợp với chuyên môn, khung năng lực; đến thời điểm hiện tại công chức của cơ quan cơ bản đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện đối với từng vị trí việc làm. Mặt khác, việc triển khai thực hiện đề án vị trí việc làm giúp cho công chức thấy được vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình, không đùn đẩy, thoái thác công việc.
Về mức độ phức tạp: Phạm vi, đối tượng phục vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư là các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh; với chức năng là một Sở đa ngành, đa lĩnh vực, các công việc chuyên môn của Sở khá phức tạp, liên quan đến nhiều tổ chức, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập. Nhiều nhiệm vụ mang tính chất quan trọng như: Lĩnh vực kinh tế - xã hội, đầu tư công, quy hoạch, đầu tư ngoài ngân sách, thẩm định chủ trương đầu tư... Các công việc này đều đòi hỏi phải được hoàn thành chính xác, chất lượng cao.
1. Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý: 08 vị trí.
1.1 Giám đốc Sở: Giám đốc Sở là người đứng đầu cơ quan, quản lý điều hành mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở Kế hoạch và Đầu tư và việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền theo phân cấp quản lý và theo quy định của pháp luật; phụ trách chung và trực tiếp phụ trách các lĩnh vực công tác theo Quyết định phân công nhiệm vụ của Lãnh đạo Sở do Sở Kế hoạch và Đầu tư ban hành; là Chủ tài khoản của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
1.2. Phó Giám đốc Sở: Giúp Giám đốc Sở thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Giám đốc Sở phân công (theo Quyết định phân công nhiệm vụ của Lãnh đạo Sở do Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư ban hành) và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy nhiệm thay Giám đốc Sở điều hành các hoạt động của Sở.
1.3. Trưởng phòng thuộc Sở (Gồm: Tổng hợp, Quy hoạch; Kinh tế ngành; Khoa giáo, Văn xã; Kinh tế đối ngoại; Đấu thầu, Thẩm định và Giám sát đầu tư; Đăng ký kinh doanh): Trưởng phòng là người đứng đầu một phòng, chịu trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động của phòng theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phân công nhân sự thuộc phòng đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao; thực hiện các nhiệm vụ tham mưu, tổng hợp; tham mưu, quản lý nhà nước về ngành, chuyên ngành, lĩnh vực hoặc làm nhiệm vụ bảo đảm, phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Sở theo sự phân công của Giám đốc Sở. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về mọi hoạt động của phòng theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
1.4. Chánh Văn phòng Sở: Phụ trách chung hoạt động của Văn phòng; quản lý, điều hành hoạt động của Văn phòng Sở; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Văn phòng Sở theo chức năng, nhiệm vụ được phân công; trực tiếp tham mưu giúp Giám đốc Sở các chương trình, kế hoạch công tác của Sở; điều phối hoạt động của Sở theo chương trình, kế hoạch công tác; công tác đối nội, đối ngoại của cơ quan; công tác tổ chức cán bộ; công tác đào tạo, bồi dưỡng, quản lý công chức, viên chức của cơ quan; thi đua - khen thưởng; cải cách hành chính; kiểm soát thủ tục hành chính; chỉ đạo xây dựng dự toán thu, chi ngân sách hàng năm và thực hiện việc chi thường xuyên phục vụ công tác; tổ chức theo dõi, mua sắm, sửa chữa tài sản thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư quản lý và một số nhiệm vụ khác theo nhiệm vụ được phân công.
1.5. Chánh Thanh tra Sở: Phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra và quy định khác của pháp luật có liên quan; quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; kiến nghị Giám đốc sở đình chỉ việc thi hành quyết định hoặc hành vi trái pháp luật của đơn vị, cá nhân thuộc sở; và giải quyết những vấn đề liên quan đến công tác thanh tra. Xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Thanh tra sở, báo cáo Giám đốc sở xem xét, quyết định trước khi gửi Thanh tra tỉnh tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của tỉnh;
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra của Thanh tra sở trong kế hoạch thanh tra của tỉnh; thanh tra hành chính đối với đơn vị, cá nhân thuộc sở; thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi mà sở được giao tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước; thanh tra vụ việc khác do Giám đốc sở giao; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra sở và quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc sở; tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
1.6. Phó Trưởng phòng thuộc Sở (Gồm: Tổng hợp, Quy hoạch; Kinh tế ngành; Khoa giáo, Văn xã; Kinh tế đối ngoại; Đấu thầu, Thẩm định và Giám sát đầu tư; Đăng ký kinh doanh): Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng phụ trách một số lĩnh vực công tác, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Sở, Trưởng phòng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được giao; cùng với Trưởng phòng theo dõi công chức phòng; báo cáo đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo Sở; tham mưu xây dựng các quy định, đề án, quyết định, hướng dẫn, báo cáo, ... liên quan đến nhiệm vụ được phân công.
1.7. Phó Chánh Văn phòng Sở: Phó Chánh Văn phòng giúp Chánh Văn phòng Sở phụ trách một số lĩnh vực công tác, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Sở, Chánh Văn phòng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được giao; cùng với Chánh Văn phòng theo dõi công chức thuộc phòng; báo cáo đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo Sở; tham mưu xây dựng các quy định, đề án, quyết định, hướng dẫn, báo cáo, ... liên quan đến nhiệm vụ được phân công.
1.8. Phó Chánh Thanh tra Sở: Phó Chánh Thanh tra Sở giúp Chánh Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra Sở; chịu trách nhiệm trước pháp luật, lãnh đạo Sở, Chánh Thanh tra Sở và trước pháp luật về những nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành: 11 vị trí.
2.1. Chuyên viên chính về quản lý kinh tế tổng hợp
2.2. Chuyên viên về quản lý kinh tế tổng hợp
2.3. Chuyên viên chính về quản lý đầu tư
2.4. Chuyên viên về quản lý đầu tư
2.5. Chuyên viên về quản lý kinh tế đối ngoại
2.6. Chuyên viên chính về quản lý quy hoạch
2.7. Chuyên viên về quản lý quy hoạch
2.8. Chuyên viên về quản lý đấu thầu
2.9. Chuyên viên chính về quản lý doanh nghiệp
2.10. Chuyên viên về quản lý doanh nghiệp
2.11. Chuyên viên về quản lý kinh tế tập thể, hợp tác xã.
3. Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên môn dùng chung: 12 vị trí.
3.1. Thanh tra viên chính
3.2. Thanh tra viên
3.3. Chuyên viên về pháp chế
3.4. Chuyên viên về tổng hợp
3.5. Kế toán viên chính
3.6. Kế toán viên
3.7. Chuyên viên về quản trị công sở
3.8. Chuyên viên về hành chính - văn phòng
3.9. Chuyên viên về quản lý công nghệ thông tin
3.10. Nhân viên thủ quỹ
3.11. Văn thư viên
3.12. Chuyên viên về lưu trữ.
4. Vị trí việc làm thuộc nhóm công việc hỗ trợ, phục vụ: 04 vị trí
3.1. Nhân viên kỹ thuật
3.2. Nhân viên phục vụ
3.3. Nhân viên lái xe
3.4. Nhân viên bảo vệ.
II. DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM, BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC VÀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO NĐ 111
1. Tổng số vị trí việc làm xác định theo Đề án là 35 vị trí. Trong đó:
- Vị trí việc làm thuộc nhóm lãnh đạo, quản lý là 08 vị trí;
- Vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành là 11 vị trí;
- Vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên môn dùng chung là 12 vị trí;
- Vị trí việc làm thuộc nhóm hỗ trợ, phục vụ là 04 vị trí.
2. Biên chế công chức xác định theo Đề án vị trí việc làm là 46 biên chế. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thực hiện tinh giản biên chế đến năm 2026 theo Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cấp có thẩm quyền; chủ động bố trí biên chế công chức được giao từng năm theo vị trí việc làm đã được phê duyệt.
3. Hợp đồng lao động theo Nghị định 111 xác định theo Đề án vị trí việc làm là 04 người. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ động sắp xếp, bố trí theo từng vị trí việc làm thuộc nhóm công việc hỗ trợ, phục vụ đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
(Danh mục vị trí việc làm, biên chế công chức, hợp đồng lao động theo Nghị định 111 theo Phụ lục số 01 đính kèm)
III. BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC VÀ KHUNG NĂNG LỰC CỦA TỪNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM
Công việc cụ thể của từng vị trí việc làm được mô tả theo nhiệm vụ chính, có xác định yêu cầu về trình độ, nhóm năng lực; khung cấp độ xác định yêu cầu về năng lực đối với từng vị trí việc làm thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 12/2022/TT-BNV ngày 30/12/2022, Thông tư số 11/2022/TT- BNV ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và các Thông tư của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực liên quan.
(Bản mô tả công việc và khung năng lực của từng vị trí việc làm theo Phụ lục số 2 đính kèm).
IV. XÁC ĐỊNH CƠ CẤU NGẠCH CÔNG CHỨC
Cơ cấu ngạch công chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư được xác định theo Công văn số 64/BNV-CCVC ngày 05/01/2024 của Bộ Nội vụ về việc xác định cơ cấu ngạch công chức và cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, cụ thể:
1. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: gồm có 20 biên chế
Trong khi chưa có quy định, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền về xếp lương đối với vị trí việc làm thuộc nhóm lãnh đạo, quản lý, tạm thời xác định ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm theo Phụ lục số 01 kèm theo Đề án.
2. Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (thuộc nhóm vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành và chuyên môn dùng chung): Gồm có 26 biên chế
- Công chức giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương: 10 người, chiếm tỷ lệ 38,46% tổng số;
- Công chức giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương: 16 người, chiếm tỷ lệ 61,54% tổng số.
(Tổng hợp cơ cấu ngạch theo Phụ lục số 3 đính kèm)
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ QUY ĐỊNH CHUYỂN TIẾP
I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm triển khai thực hiện nghiêm túc và hiệu quả Đề án được duyệt; sắp xếp, bố trí công chức giữa các phòng và tương đương thuộc Sở để phù hợp với từng vị trí việc làm; quản lý, sử dụng biên chế, thực hiện việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch, đề bạt, bổ nhiệm công chức, đảm bảo nâng cao được chất lượng đội ngũ công chức, phát huy được hiệu lực, hiệu quả trong thực thi công vụ.
II. QUY ĐỊNH CHUYỂN TIẾP
1. Trong trường hợp công chức được tuyển dụng từ năm 2023 trở về trước của Sở Kế hoạch và Đầu tư có chuyên ngành đào tạo, trình độ đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhận theo Đề án thì vẫn được tiếp tục thực hiện. Đối với công chức được điều động từ cơ quan, tổ chức này sang cơ quan, tổ chức khác có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm dự kiến được đảm nhận thì phải có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trong ngành, lĩnh vực, vị trí việc làm đó.
2. Trong thời hạn là 05 năm kể từ ngày Đề án vị trí việc làm được phê duyệt, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch và phương án sắp xếp, bố trí công chức tại các phòng, đơn vị chuyên môn thuộc Sở đảm bảo phù hợp với số lượng, cơ cấu ngạch, trình độ chuyên môn theo từng vị trí việc làm./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.