ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2306/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 30 tháng 11 năm 2017 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 13/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020;
Căn cứ Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg ngày 02/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản và Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 30/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg;
Căn cứ Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 375/QĐ-TTg ngày 10/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản;
Căn cứ Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 26/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 997/QĐ-UBND ngày 14/7/2011 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thủy sản tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 555/QĐ-UBND ngày 11/8/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3375/TTr-SNNPTNT ngày 10/11/2017,
QUYẾT ĐỊNH
1. Mục tiêu chung
Bảo tồn, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản nhằm phục hồi nguồn lợi thủy sản, các loài thủy sản quý hiếm, các loài thủy sản có giá trị kinh tế và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản ven bờ; gắn với quản lý có hiệu quả các hoạt động khai thác thủy sản nhằm phát triển ngành khai thác thủy sản bền vững, đồng thời giữ gìn tính đa dạng sinh học của tài nguyên sinh vật biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Tiếp tục tuyên truyền, tập huấn về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho cộng đồng ngư dân ven biển, trong đó tập trung đối tượng là ngư dân khai thác ven bờ và đối tượng là thanh thiếu niên, học sinh nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, giá trị các nguồn tài nguyên sinh vật biển và tính đa dạng sinh học biển trong phát biển kinh tế - xã hội. Xác định vai trò, trách nhiệm của ngư dân nói riêng và công dân nói chung trong việc khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
b) Phát triển các hoạt động của Khu bảo tồn biển Lý Sơn, nhằm bảo tồn và tái tạo san hô, thảm cỏ biển, cá cảnh tự nhiên và các loài thủy sinh quý hiếm khác; nhằm làm cho khu bảo tồn này dần dần trở thành khu hệ sinh thái biển mang tính đa dạng sinh học cao phục vụ phát triển kinh tế biển, trong đó có phát triển du lịch.
c) Đến năm 2020, hoàn thành việc điều tra, đánh giá trữ lượng nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ của tỉnh để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn lợi thủy sản phục vụ cho việc quản lý và khai thác có hiệu quả, bền vững nguồn lợi thủy sản.
d) Đến năm 2020, hoàn thành việc quy hoạch, khoanh vùng khu vực cấm khai thác, vùng cấm khai thác thủy sản có thời hạn, đồng thời công bố danh mục các loại nghề cấm, đối tượng thủy sản cấm khai thác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
đ) Ngăn chặn sự suy giảm nguồn lợi thủy sản, đến năm 2020 chấm dứt tình trạng sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc và sử dụng ngư cụ cấm khai thác để khai thác thủy sản.
e) Đến năm 2020, cơ bản quản lý triệt để khai thác ven bờ, phục hồi nguồn lợi hải sản vùng ven bờ, đặc biệt là một số loài thủy sản làm nguyên liệu chế biến cho các sản phẩm thủy sản gắn với làng nghề truyền thống ở các địa phương ven biển của tỉnh Quảng Ngãi.
1. Công tác tuyên truyền, giáo dục
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho cộng đồng ngư dân ven biển nhằm nâng cao nhận thức và xác định vai trò, trách nhiệm của ngư dân trong việc quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
2. Điều tra nguồn lợi thủy sản
Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ và vùng nội địa để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nguồn lợi thủy sản phục vụ công tác quản lý và dự báo ngư trường, nguồn lợi nhằm khai thác thủy sản bền vững.
3. Ngăn chặn sự suy giảm nguồn lợi thủy sản
a) Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, ngăn ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm các hoạt động khai thác thủy sản vi phạm pháp luật như: sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, ngư cụ khai thác thủy sản có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định để khai thác thủy sản; sử dụng nghề, các loại tàu khai thác thủy sản bị cấm hoạt động trong vùng nước nội đồng và vùng biển ven bờ.
b) Trên cơ sở điều tra nguồn lợi thủy sản, điều chỉnh, cơ cấu lại các nghề khai thác thủy sản, đảm bảo phù hợp với khả năng khai thác cho phép theo hướng không phát triển và giảm dần một số loại nghề khai thác mang tính tận diệt, khai thác các loài thủy sản còn non ở vùng ven bờ.
c) Xây dựng mô hình quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng để phát huy và nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng ngư dân trong công tác quản lý, bảo vệ nguồn lợi, môi trường sống của các loài thủy sản.
4. Bảo tồn nguồn lợi thủy sản
a) Nâng cao năng lực quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn để đảm bảo bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học ở vùng biển đảo Lý Sơn: đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác bảo tồn biển; trang bị cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết trong công tác quản lý bảo tồn biển để phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát, quản lý, nghiên cứu và bảo tồn các hệ sinh thái, rạn san hô tại Khu bảo tồn biển; chuyển đổi nghề nghiệp cho cộng đồng ngư dân có hoạt động đánh bắt thủy sản trong Khu bảo tồn biển.
b) Xây dựng và công bố danh mục các đối tượng thủy sản cấm khai thác; các vùng cấm khai thác, cấm khai thác có thời hạn.
5. Phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái
a) Hàng năm thả bổ sung vào các thủy vực tự nhiên: sông, suối, hồ chứa lớn, đầm phá, biển một số loài thủy sản bản địa, quý hiếm, những loài có giá trị kinh tế nhằm bổ sung nguồn lợi thủy sản vào môi trường tự nhiên.
b) Bảo vệ, khôi phục, tái tạo hệ sinh thái đặc thù: san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn để làm nơi cư trú, sinh sản và sinh trưởng của các loài thủy sản.
1. Về công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng
a) Tăng cường tổ chức tập huấn, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của nhà nước, mục đích, trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng về bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho cán bộ quản lý ở các cấp, cộng đồng ngư dân khai thác thủy sản và học sinh các cấp thuộc các xã ven biển và đảo Lý Sơn.
b) Sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền phong phú về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản như: xây dựng pano, áp phích, tờ rơi; xây dựng phóng sự, bản tin chuyên đề phát trên đài phát thanh truyền hình tỉnh, huyện,...
2. Về cơ chế, chính sách
a) Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho những ngư dân khai thác thủy sản ven bờ chuyển sang làm dịch vụ.
b) Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích người dân tham gia vào hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
3. Về khoa học công nghệ: Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình sản xuất giống một số loài thủy sản có giá trị kinh tế, loài thủy sản bản địa đặc hữu để phục vụ công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản.
1. Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2017 - 2020 là 18.152 triệu đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2017-2018: 8.838 triệu đồng;
- Giai đoạn 2019-2020: 9.314 triệu đồng.
2. Nguồn kinh phí thực hiện: ngân sách sự nghiệp tỉnh và vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
(Danh mục các chương trình, dự án và kinh phí thực hiện tại phụ lục kèm theo)
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này và tham mưu giúp UBND tỉnh kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh;
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các ngành liên quan, chính quyền địa phương các cấp triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
- Hàng năm lập dự toán kinh phí thực hiện gửi Sở Tài chính thẩm tra, tham mưu UBND tỉnh theo quy định.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện thành phố ven biển, hải đảo triển khai Kế hoạch tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo giai đoạn 2016 - 2020; Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; kiểm soát chặt chẽ các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường biển và vùng nước nội địa.
3. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia và gìn giữ trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên giới biển của tỉnh; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện hoạt động ra, vào khu vực biên giới biển theo quy định của pháp luật; phối hợp với các sở, ngành chức năng tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thủy sản, đặc biệt là hình thức khai thác thủy sản sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc và các ngư cụ cấm sử dụng.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh tổng hợp, cân đối phân bổ nguồn vốn đầu tư hàng năm đối với các dự án đã được phê duyệt trong kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn của tỉnh.
5. Sở Tài chính, trên cơ sở nhu cầu kinh phí sự nghiệp do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập, chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ chế độ hiện hành và khả năng cân đối ngân sách, thẩm tra, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm, trình cấp thẩm quyền theo quy định. Bố trí kinh phí sự nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch; hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng kinh phí theo Luật ngân sách nhà nước.
6. Các sở, ngành liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai các nội dung của Kế hoạch này.
7. UBND các huyện, thành phố ven biển và hải đảo
a) Chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại địa phương và chủ động cân đối, bố trí nguồn ngân sách và huy động nguồn lực của các tổ chức, cá nhân để tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch.
b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.
c) Kiểm soát tốt các hoạt động khai thác thủy sản, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên địa bàn.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
|
CHỦ TỊCH |
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2306/QĐ-UBND ngày 30/11/2017 của Chủ tịch
UBND tỉnh Quảng Ngãi)
TT |
Nội dung chương trình, dự án |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian thực hiện và dự trù kinh phí |
Ghi chú (nguồn kinh phí) |
||
Tổng cộng |
Giai đoạn 2017-2018 |
Giai đoạn 2019-2020 |
|||||
I |
Chương trình tuyên truyền giáo dục |
|
|
328 |
164 |
164 |
|
1 |
Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản, tính đa dạng sinh học cho cộng đồng cư dân ven biển. |
Sở NN và PTNT (Chi cục Thủy sản) |
Sở Tài nguyên và Môi trường, BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND các huyện, thành phố. |
328 |
164 |
164 |
NSSN tỉnh (1) |
II |
Dự án điều tra nguồn lợi thủy sản |
|
|
3.500 |
2.500 |
1.000 |
|
1 |
Điều tra, đánh giá trữ lượng NLTS vùng biển ven bờ và vùng nước nội địa để xác định khả năng cho phép khai thác bền vững và phục vụ công tác quản lý, dự báo ngư trường. |
Sở NN và PTNT (Chi cục Thủy sản) |
- Các viện nghiên cứu; - Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố. |
3.500 |
2.500 |
1.000 |
NSSN tỉnh (1) |
III |
Chương trình ngăn chặn sự suy giảm nguồn lợi thủy sản |
|
|
1.200 |
1.000 |
200 |
|
1 |
Tổ chức điều tra cơ cấu nghề trong lĩnh vực khai thác thủy sản để từng bước giảm dần các nghề khai thác mang tính tận diệt, hủy hoại môi trường sinh thái biển. |
Sở NN và PTNT (Chi cục Thủy sản) |
UBND các huyện, thành phố ven biển, đảo. |
200 |
200 |
|
NSSN tỉnh (1) |
2 |
Xây dựng và triển khai thực hiện mô hình quản lý nguồn lợi thủy sản dựa vào cộng đồng. |
Sở NN và PTNT (Chi cục Thủy sản) |
UBND các huyện, thành phố ven biển, đảo. |
1.000 |
800 |
200 |
NSSN tỉnh (1) |
IV |
Bảo tồn nguồn lợi thủy sản |
|
|
9.624 |
3.424 |
6.200 |
|
1 |
Các dự án đầu tư cho Khu bảo tồn biển Lý Sơn: |
|
|
9.524 |
3.324 |
6.200 |
|
1.1 |
Lắp đặt phao tiêu phân định các vùng chức năng. |
Sở NN và PTNT (BQL Khu bảo tồn biển Lý Sơn) |
UBND huyện Lý Sơn; |
3.700 |
|
3.700 |
Vốn đầu tư XDCB (2) |
1.2 |
Mua sắm trang thiết bị (bàn, ghế làm việc, máy vi tính, các thiết bị chuyên dùng: đồ lặn, camera dưới nước...) phương tiện tuần tra. |
Sở NN và PTNT (BQL Khu bảo tồn biển Lý Sơn) |
|
1.824 |
1.824 |
|
NSSN tỉnh (2) |
1.3 |
Phục hồi hệ sinh thái đặc thù (san hô, thảm cỏ biển) và giám sát đa dạng sinh học, môi trường. |
Sở NN và PTNT (BQL Khu bảo tồn biển Lý Sơn) |
- Các viện nghiên cứu; - Sở Tài nguyên và Môi trường; |
2.500 |
1.000 |
1.500 |
NSSN tỉnh (2) |
1.4 |
Chuyển đổi nghề nghiệp cho ngư dân bị ảnh hưởng của Khu bảo tồn biển Lý Sơn. |
Sở NN và PTNT (BQL Khu bảo tồn biển Lý Sơn) |
Sở Tài chính, UBND huyện Lý Sơn; |
1.500 |
500 |
1.000 |
NSSN tỉnh (2) |
2 |
Xây dựng và công bố danh mục các đối tượng thủy sản cấm khai thác, cấm khai thác có thời hạn; các vùng cấm khai thác, cấm khai thác có thời hạn. |
Sở NN và PTNT (Chi cục Thủy sản) |
UBND các huyện, thành phố ven biển, đảo. |
100 |
100 |
|
NSSN tỉnh (1) |
V |
Phục hồi nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái đặc trưng |
|
|
3.500 |
1.750 |
1.750 |
|
1 |
Tái tạo NLTS ở một số thủy vực tự nhiên có điều kiện, một số loài thủy sản bản địa, đặc hữu, có giá trị kinh tế cao. |
Sở NN và PTNT (Chi cục Thủy sản) |
UBND các huyện, tp ven biển, đảo, Trung tâm Giống. |
1.500 |
750 |
750 |
NSSN tỉnh (1) |
2 |
Thiết lập các rạn nhân tạo, khôi phục rừng ngập mặn làm nơi sinh trưởng, sinh sản của các loài thủy sản có giá trị. |
Sở NN và PTNT (Chi cục Thủy sản) |
- Các viện nghiên cứu; - Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, UBND các huyện, tp ven biển, đảo. |
2.000 |
1.000 |
1.000 |
NSSN tỉnh (1) |
Tổng cộng |
|
|
18.152 |
8.838 |
9.314 |
|
Ghi chú:
(1) Theo Quyết định số 555/QĐ-UBND ngày 11/8/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030;
(2) Theo Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 12/01/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Dự án thành lập Khu bảo tồn biển Lý Sơn và Quyết định số 684a/QĐ-UBND ngày 16/12/2016 của UBND tỉnh về việc giao kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.