UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2009/QĐ-UBND |
Tuyên Quang, ngày 09 tháng 12 năm 2009 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2015
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20/5/1998; Luật Bảo vệ môi trường ngày
29/11/2005;
Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005;
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 99/2008/NĐ-CP ngày 03/9/2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh
địa giới hành chính huyện Yên Sơn để mở rộng thị xã Tuyên Quang và thành lập một
số phường thuộc thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang;
Căn cứ Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020; Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg
ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về
cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 100/2008/QĐ-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên
Quang đến năm 2020;
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Kết luận số 49-KL/TU
ngày 22/12/2008 của Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy kỳ thứ 37; chỉ đạo của Thuờng
trực Tỉnh ủy tại Thông báo số 628-TB/TU ngày 25/11/2008; ý kiến của Thường trực
Hội đồng nhân dân tỉnh tại văn bản số 182/HĐND16-KTNS ngày 08/9/2009;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số
323/TTr-TNMT ngày 22/9/2009 về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước
tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015, với các nội dung chính như sau:
- Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015 phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 và các quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt.
- Quản lý và khai thác tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững.
- Phát huy trách nhiệm của toàn xã hội trong công tác bảo vệ tài nguyên nước, đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả các hoạt động xã hội hoá về bảo vệ tài nguyên nước.
- Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về tài nguyên nước.
- Quy hoạch tài nguyên nước phải đảm bảo gắn phát triển kinh tế - xã hội với khả năng nguồn nước và bảo vệ phát triển tài nguyên nước, khai thác sử dụng phải mang tính tổng hợp và thống nhất trên cơ sở lưu vực sông.
- Kết hợp hài hoà lợi ích của từng ngành, từng địa phương và cộng đồng trong mối quan hệ tổng thể giữa thượng lưu và hạ lưu, giữa các vùng, khu vực, đảm bảo tính cân đối nhằm đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
- Quy hoạch tài nguyên nước đáp ứng yêu cầu xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và quản lý bảo vệ tài nguyên nước của tỉnh.
- Điều tra, đánh giá, xác định đầy đủ tiềm năng các nguồn nước (nước mặt, nước dưới đất).
- Dự báo các nhu cầu sử dụng nước phục vụ cho phát triển dân sinh, kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2015.
- Quy hoạch khai thác và cân đối sử dụng có hiệu quả và bền vững các nguồn nước.
- Định hướng nhiệm vụ và giải pháp tổng thể về khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và giảm thiểu tác hại do nước gây ra.
Trên cơ sở tính toán và dự báo nhu cầu sử dụng nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015 đáp ứng mục tiêu:
TT |
Lĩnh vực |
Lượng nước dụng (106m3/năm) |
Tỷ lệ % so với tổng lượng nước có khả năng khai thác (tổng lượng nước có khả năng khai thác: 17.097,8 x 106m3/năm) |
||||
Hiện tại |
Năm 2010 |
Năm 2015 |
Hiện tại |
Năm 2010 |
Năm 2015 |
||
|
Tổng |
487,925 |
594,231 |
638,405 |
2,8537 |
3,4755 |
3,7338 |
I |
Nông nghiệp |
470,413 |
498,793 |
511,673 |
2,7513 |
2,9173 |
2,9926 |
1 |
Trồng trọt |
425,800 |
434,562 |
437,497 |
2,4904 |
2,5416 |
2,5588 |
2 |
Chăn nuôi |
9,797 |
12,114 |
13,542 |
0,0573 |
0,0709 |
0,0792 |
3 |
Thuỷ sản |
34,816 |
52,117 |
60,634 |
0,2036 |
0,3048 |
0,3546 |
II |
Công nghiệp |
1,256 |
3,181 |
4,762 |
0,0073 |
0,0186 |
0,0279 |
III |
Sinh hoạt |
15,694 |
21,705 |
28,030 |
0,0918 |
0,1269 |
0,1639 |
IV |
Du lịch |
0,562 |
3,600 |
7,200 |
0,0033 |
0,0211 |
0,0421 |
Để đảm bảo nhu cầu sử dụng nước, chất lượng nguồn nước, chất lượng cuộc sống của mọi người dân trên địa bàn tỉnh theo định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, Quy hoạch tài nguyên nước chú trọng triển khai thực hiện các nội dung sau:
4.1- Quy hoạch cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp
Cấp nước phục vụ cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tập trung chủ yếu trên 2 lĩnh vực sau:
4.1.1- Quy hoạch cấp nước tưới cho trồng trọt:
- Quy hoạch cấp nước tưới cho trồng trọt được đề cập chi tiết trong quy hoạch phát triển thuỷ lợi tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 31/2007/QĐ-UBND ngày 05/9/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang.
- Với phương hướng:
+ Tập trung cải tạo, nâng cấp khai thác nước từ 236 công trình thuỷ lợi hiện có.
+ Đầu tư xây dựng mới 362 công trình thuỷ lợi theo lộ trình đã xác định.
+ Thực hiện đúng các giải pháp đề ra trong quy hoạch thuỷ lợi.
- Đảm bảo mục tiêu:
+ Đến năm 2010: Quy hoạch sẽ đảm bảo tưới chắc cho 80% diện tích trồng lúa, 65% diện tích trồng cây màu, ngoài ra còn kết hợp tưới ẩm cho cây công nghiệp, cây ăn quả và các vườn ươm cây lâm nghiệp tập trung.
+ Đến năm 2020 quy hoạch sẽ đảm bảo tưới chắc cho 88% diện tích trồng lúa, 75% diện tích trồng cây màu, đồng thời kết hợp tưới ẩm cho cây công nghiệp, cây ăn quả và các vườn ươm cây lâm nghiệp tập trung.
4.1.2- Quy hoạch nước cho nuôi trồng thuỷ sản:
- Các nội dung chi tiết đã được định hướng trong quy hoạch phát triển thuỷ sản Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 24/2007/QĐ-UBND ngày 08/8/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang.
- Với phương châm:
+ Tăng nhanh diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản (đặc biệt là khai thác mặt nước hồ thuỷ điện Tuyên Quang).
+ Tận dụng các nguồn nước có khả năng phát triển thuỷ sản được cấp từ các ao, hồ, kênh mương, các công trình thuỷ lợi và nước từ các dòng sông.
+ Thực hiện đúng các giải pháp đề ra trong quy hoạch phát triển thuỷ sản đã được phê duyệt.
- Đảm bảo mục tiêu:
+ Đến năm 2010 diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 10.932 ha.
+ Đến năm 2015 diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 11.410 ha.
+ Ngoài ra còn tận dụng nguồn nước trên các sông, suối lớn để phát triển các hình thức chăn nuôi lồng, bè.
4.2- Quy hoạch cấp nước đô thị
Nước cho đô thị chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, hoạt động dịch vụ của con người, nước cho công tác phòng cháy, chữa cháy, cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp và mục đích công cộng (tưới cây, rửa đường,…).
Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Quy hoạch cấp nước cho đô thị tập trung cho các khu vực sau:
4.2.1- Thị xã Tuyên Quang:
Căn cứ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị xã Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, nâng cấp thị xã Tuyên Quang lên đô thị loại 3 vào năm 2010 và phát triển lên thành phố trong tương lai.
Trên cơ sở các kết quả điều tra, đánh giá trữ lượng nước dưới đất khu vực thị xã Tuyên Quang và các xã vùng phụ cận mở rộng thị xã Tuyên Quang cho thấy nước dưới đất có trữ lượng dồi dào, chất lượng tốt, đáp ứng tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt.
Định hướng đối với thị xã Tuyên Quang:
- Nước cấp cho sinh hoạt, dịch vụ: Tập trung khai thác nguồn nước dưới đất qua các giếng khoan và hệ thống mạng đường ống cung cấp nước hiện có đồng thời tiến hành mở rộng mạng kết nối từ các giếng nước dưới đất theo công suất thiết kế khai thác cung cấp cho toàn khu vực.
- Nước cấp cho phòng cháy, chữa cháy, các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sử dụng công cộng (tưới cây, rửa đường,…) khai thác nguồn nước mặt từ sông Lô và các hồ lớn (hồ Công viên, hồ Nông Tiến, hồ Trung Việt, hồ núi Dùm,...) trên địa bàn thị xã.
4.2.2- Các khu vực đô thị hiện có (thị trấn: Tân Bình, Sơn Dương, Tân Yên, Vĩnh Lộc và Na Hang).
Trên cơ sở các tài liệu đánh giá về tài nguyên nước và dự báo xu thế phát triển của các đô thị, định hướng cấp nước cho các đô thị này như sau:
- Thị trấn Tân Bình (huyện Yên Sơn) khai thác nước mặt từ sông Lô và nước dưới đất từ các giếng khoan trong khu vực thị trấn để cấp cho sinh hoạt của nhân dân thị trấn và hoạt động sản xuất công nghiệp của các đơn vị quốc phòng.
- Thị trấn Sơn Dương (huyện Sơn Dương): Cấp cho sinh hoạt và dịch vụ của nhân dân thị trấn được khai thác chủ yếu từ nguồn nước dưới đất; nước sử dụng cho công cộng (tưới cây, rửa đường,…) được khai thác từ nguồn nước mặt.
- Thị trấn Tân Yên (huyện Hàm Yên): Cấp cho sinh hoạt và dịch vụ của nhân dân thị trấn chủ yếu được khai thác từ nguồn nước dưới đất; nước sử dụng cho công cộng (tưới cây, rửa đường,…) được khai thác từ nguồn nước mặt.
- Thị trấn Vĩnh Lộc (huyện Chiêm Hoá): Kết hợp khai thác nước mặt tại sông Gâm và nước dưới đất cấp cho sinh hoạt và các hoạt động của thị trấn.
- Thị trấn Na Hang (huyện Na Hang): chủ yếu khai thác nguồn nước mặt tại sông Gâm và hồ chứa Na Hang phục vụ sinh hoạt và các hoạt động khác của thị trấn.
4.2.3- Khu vực thị trấn Yên Sơn quy hoạch mới (khu vực Thắng Quân - Tứ Quận - Lăng Quán).
Từ các tài liệu quan trắc, đánh giá sơ bộ về tài nguyên nước định hướng khai thác, cung cấp như sau:
- Nước cho sinh hoạt được khai thác chủ yếu từ nguồn nước dưới đất.
- Nước cho các hoạt động khác được khai thác từ nguồn nước mặt sông Lô, suối nhánh và các hồ chứa trong khu vực.
Để có cơ sở khoa học chính xác cho việc khai thác nguồn nước dưới đất khu vực này cần thiết phải có dự án đầu tư nghiên cứu, thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất thật cụ thể để có định hướng tìm kiếm nguồn cấp nước phù hợp với sự phát triển của đô thị trong tương lai.
4.3- Quy hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn
- Cấp nước cho khu vực nông thôn chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người, một lượng nước nhất định cấp cho phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và sản xuất tiểu thủ công nghiệp của các hộ gia đình.
- Nước cho vùng nông thôn được định hướng quy hoạch chi tiết trong quy hoạch điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 352/2007/QĐ-UBND ngày 05/9/2007.
- Với phương hướng:
+ Tập trung duy trì bảo vệ nguồn nước, hệ thống các công trình cấp nước hiện có: giếng đào, giếng khoan của các hộ gia đình.
+ Bảo dưỡng, nâng cấp và quản lý khai thác có hiệu quả các công trình cấp nước tập trung và phân tán đã được đầu tư xây dựng từ các chương trình UNICEP, chương trình 135, 134, dự án đa dạng hoá thu nhập nông thôn, các chương trình di dân tái định cư,…
+ Trong kỳ quy hoạch đến năm 2020 đầu tư xây dựng mới và cải tạo: 138 công trình cấp nước tập trung loại bơm dẫn; 140 công trình cấp nước tập trung loại tự chảy.
- Nhằm đạt mục tiêu: Đến năm 2010: 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
4.4- Quy hoạch cấp nước công nghiệp
4.4.1- Cụm các Khu công nghiệp, dịch vụ, đô thị Long Bình An
Với diện tích 2.173 ha, trong đó: diện tích các khu công nghiệp 1.023 ha (gồm 4 khu), khu đô thị mới 905,41 ha, khu dịch vụ 44,68 ha, khu ga hàng hoá đường sắt 18 ha và khu tái định cư 182 ha.
Cấp nước: Lượng nước yêu cầu cho khu công nghiệp, dịch vụ, đô thị Long Bình An là 21.940 m3/ngày-đêm, khai thác từ các nguồn nước mặt và nước dưới đất như sau:
+ Khai thác nguồn nước sông Lô 15.240 m3/ngày-đêm.
+ Khai thác nước dưới đất bằng các giếng khoan 3.500 m3/ngày đêm phục vụ cho các hoạt động dịch vụ khác trong khu công nghiệp.
4.4.2- Cụm công nghiệp Sơn Nam, huyện Sơn Dương
Diện tích 44 ha, công nghiệp chủ đạo chế biến khoáng sản như: Chế biến feldspar, vonfram; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như: gạch ốp lát cao cấp, gạch không nung, bê tông đúc sẵn; công nghiệp may; công nghiệp nhựa.
Nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất chủ lực được khai thác bằng nguồn nước mặt được bơm từ suối Cầu Bâm, nước cho sinh hoạt khai thác bằng các giếng khoan.
4.4.3- Cụm công nghiệp Phúc Thịnh, huyện Chiêm Hoá
Diện tích 76 ha, công nghiệp chủ đạo: chế biến đồ hộp từ gia súc, gia cầm; công nghiệp chế biến nông lâm sản như nhà máy gỗ; công nghiệp khai thác như: nhà máy luyện antimon, nhà máy luyện feromangan.
Nguồn cung cấp nước cho hoạt động công nghiệp được khai thác từ nguồn nước mặt của hồ chứa trong khu vực và suối nhánh của sông Gâm. Nguồn nước dưới đất tại các giếng đã có của khu vực này được phục vụ cho sinh hoạt.
4.4.4- Cụm công nghiệp Na Hang, huyện Na Hang
Diện tích 32ha, công nghiệp chủ đạo: Chế biến bột Barit, hàng lâm sản, mây tre đan, chế biến thuỷ sản; cơ khí, sửa chữa và chế tạo phương tiện thuỷ.
Nguồn cung cấp nước cho khu công nghiệp được khai thác từ nguồn nước mặt tại hồ chứa Na Hang, sông Gâm và suối nhánh trong khu vực.
4.4.5- Cụm công nghiệp Tân Thành, huyện Hàm Yên
Diện tích 27 ha, công nghiệp chủ đạo: Chế biến nước cam; chế biến nông lâm sản.
Nguồn nước phục vụ cho khu công nghiệp chủ yếu khai thác từ nguồn nước dưới đất qua các giếng khoan. Khi công nghiệp phát triển với các loại hình sử dụng nhiều nước thì sử dụng nguồn nước mặt sông Lô.
4.5- Quy hoạch cấp nước cho phát triển thuỷ điện
Căn cứ quyết định phê duyệt quy hoạch thuỷ điện nhỏ toàn quốc của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp số 3454/QĐ-BCN, ngày 18/10/2005 và khả năng khai thác thuỷ điện trong tỉnh. Đối với tỉnh Tuyên Quang ngoài thuỷ điện Tuyên Quang còn dự kiến xây dựng thêm 8 nhà máy thuỷ điện tổng công suất 70,7 MW.
Để khai thác tổng hợp tài nguyên nước các lưu vực sông có hiệu quả và bền vững, với các mục đích: khai thác năng lượng bằng thuỷ điện, nước cho trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, du lịch, giao thông,… Trên cơ sở đánh giá trữ lượng, nhu cầu sử dụng, cân bằng nước trong các lưu vực đã được tính toán:
- Đối với 2 dòng sông Lô và sông Gâm (có lưu vực lớn, trữ lượng nước dồi dào) việc lấy nước cho các công trình thuỷ điện có thể diễn ra bình thường. Tuy nhiên đối với các công trình thuỷ điện cụ thể cần phải có giải pháp kỹ thuật, quy trình quản lý vận hành phù hợp theo quy định để đảm bảo dòng chảy môi trường (dòng chảy tối thiểu) cho vùng hạ lưu.
- Riêng đối với lưu vực sông Phó Đáy do lưu vực nhỏ, nguồn sinh thuỷ không dồi dào, việc khai thác nước mặt trong lưu vực sông phải đặt mục tiêu ưu tiên phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và duy trì sự sống của dòng sông (dòng chảy môi trường - dòng chảy tối thiểu), khai thác năng lượng là thứ yếu. Vì vậy, đối với 2 công trình đập thuỷ điện Hùng Lợi 1 và Hùng Lợi 2 trong thiết kế kỹ thuật của công trình bắt buộc phải có cửa xả đủ lưu lượng đảm bảo dòng chảy môi trường (dòng chảy tối thiểu) của dòng sông khi nhà máy phải ngừng không vận hành cấp điện lên lưới vào mùa kiệt.
4.6- Quy hoạch phòng chống lũ
- Mục tiêu nhằm giảm thiểu tác hại do nước gây ra.
- Với phương châm: Làm giảm tốc độ dòng chảy mặt, hạn chế gây sạt lở, lũ ống, lũ quét, đổi hướng dòng chảy của sông, suối.
Vì vậy, quy hoạch phòng chống lũ tập trung vào các lĩnh vực sau:
+ Duy trì, bảo vệ, khai thác, quản lý vận hành tốt các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện hiện có để hỗ trợ cắt lũ cho vùng hạ du.
+ Đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện theo đúng lộ trình, tiến độ đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 31/2007/QĐ-UBND ngày 05/9/2009 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thuỷ lợi tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006 -2010 và định hướng đến năm 2020.
+ Tăng cường giải pháp bảo vệ rừng đầu nguồn, đẩy mạnh trồng rừng, tăng diện tích che phủ của thảm thực vật, tạo khả năng giữ nước, hạn chế tốc độ dòng chảy tập trung khi cường độ mưa lớn.
+ Xây dựng hệ thống kè bờ sông, suối nơi xung yếu, hệ thống đê sông tại các khu vực trong quy hoạch của tỉnh.
+ Xây dựng hệ thống cột tín hiệu báo lũ và mạng quan trắc thông tin cảnh báo lũ của tỉnh để chủ động phòng chống khi mưa lũ xảy ra.
4.7- Quy hoạch phòng chống cạn kiệt nguồn nước
- Bảo vệ và phát triển nguồn nước mùa kiệt, hạn chế dòng chảy mùa lũ cần thiết phải trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn. Đây là công việc cần thiết và lâu dài, cần phải đẩy mạnh, huy động các nguồn kinh phí đầu tư cho việc trồng rừng, bảo vệ rừng và công tác khuyến lâm, xã hội hoá kinh tế nghề rừng.
- Duy trì độ che phủ rừng trên 60% là giải pháp bảo vệ nguồn nước rất quan trọng của tỉnh Tuyên Quang.
- Trên cơ sở các tài liệu phân tích, đánh giá về hiện trạng tài nguyên nước tỉnh Tuyên Quang cho thấy khả năng nguồn nước còn dồi dào, đến năm 2015 vẫn an toàn. Riêng đối với sông Phó Đáy qua tính toán cân bằng nước, dự báo khả năng cạn kiệt nguồn nước vào mùa kiệt có thể xảy ra, vì vậy phải có biện pháp phòng chống cạn kiệt riêng cho lưu vực sông này, tập trung vào một số giải pháp như sau:
+ Bố trí cơ cấu cây trồng theo hướng bố trí phát triển lâm nghiệp, giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp đối với những cây trồng sử dụng nhiều nước.
+ Các công trình thuỷ lợi khai thác nước sông Phó Đáy dùng cho phát triển kinh tế chủ yếu nằm trên các dòng nhánh phải có tính toán cân bằng tại tuyến công trình để đưa ra phương án phù hợp. Một số dòng nhánh về mùa kiệt cần thiết phải xây dựng các hồ trữ nước đảm bảo cấp nước (đối với các trạm bơm khai thác nước trên dòng chính sông Phó Đáy cần phải có tính toán cụ thể cao trình đặt máy đảm bảo khai thác nước trong mùa kiệt với mực nước thấp nhất ở dòng chảy tối thiểu).
+ Lưu vực sông Phó Đáy phần thượng nguồn nằm trên địa bàn 2 tỉnh Tuyên Quang và Bắc Kạn, vì vậy cần phải có sự phối hợp và giải pháp cụ thể về quản lý lưu vực sông nhằm tạo nguồn sinh thuỷ cho dòng sông phía hạ du, đặc biệt việc trồng rừng đầu nguồn thuộc địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
+ Bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, đẩy mạnh công tác trồng rừng, tăng độ che phủ thảm thực vật theo định hướng trả lại màu xanh cho khu vực chiến khu xưa (Khu ATK, đặc biệt rừng đặc dụng Tân Trào. Nâng tỷ lệ che phủ trên 80%).
+ Đối với các hoạt động khai thác điện năng trên dòng sông Phó Đáy phải đảm bảo nguyên tắc điện năng là thứ yếu và duy trì sự sống của dòng sông (dòng chảy tối thiểu) là chủ yếu.
4.8- Quy hoạch bảo vệ, phòng chống ô nhiễm môi trường nước
4.8.1- Bảo vệ môi trường nước mặt
- Đến năm 2010 hoàn thành điều tra thống kê, đánh giá và có giải pháp kiểm soát, xử lý các nguồn thải trước khi xả thải ra sông, suối, ao, hồ.
- Đến năm 2012 chất thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, giao thông vận tải, khai thác khoáng sản dưới lòng sông và chất thải của các hộ kinh doanh - dịch vụ, sinh sống trên sông, hồ phải được kiểm soát xử lý đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trước khi thải ra sông, hồ.
- Việc phát triển các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, khu dân cư tập trung trong lưu vực sông phải được xem xét trong tổng thể toàn lưu vực, yếu tố dòng chảy, sức chịu tải, khả năng tự làm sạch của dòng sông.
- Đến năm 2010 có phương án phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các tỉnh có chung lưu vực sông tiến hành các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước và quản lý lưu vực sông Lô, sông Gâm, sông Phó Đáy.
- Đến năm 2012 hoàn thành việc quy định cắm mốc giới và bảo vệ nghiêm ngặt vùng bảo hộ vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn nước trong khai thác nước mặt phục vụ nhu cầu sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
4.8.2- Bảo vệ môi trường nước dưới đất
- Tuân thủ những quy định của nhà nước liên quan đến hoạt động khoan thăm dò, khoan khai thác và khai thác nước dưới đất.
- Nghiêm cấm việc đưa vào nguồn nước dưới đất các loại hoá chất, chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định. Chỉ được sử dụng các loại hoá chất trong danh mục cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thăm dò, khai thác nước dưới đất.
- Có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước qua các giếng khoan thăm dò, khai thác; cơ sở khai thác nước dưới đất phải có trách nhiệm phục hồi môi trường khu vực thăm dò, khai thác. Các lỗ khoan thăm dò, lỗ khoan khai thác không còn sử dụng phải được trám lấp lại theo đúng quy trình kỹ thuật để tránh làm ô nhiễm nguồn nước dưới đất.
- Các dự án khai thác khoáng sản, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ có sử dụng hoá chất độc hại, kho chứa hoá chất, kho xử lý, khu chôn lấp chất thải, nghĩa trang, nghĩa địa phải được xây dựng đảm bảo an toàn kỹ thuật và có biện pháp ngăn cách bảo đảm không để dò rỉ, phát tán hoá chất, chất thải độc hại ngấm vào nguồn nước dưới đất.
- Đến năm 2010 hoàn thành việc rà soát, đánh giá về số lượng, trữ lượng và chất lượng các giếng khoan đã, đang và sẽ khai thác trên địa bàn tỉnh.
- Đến năm 2012 hoàn thành quy định cắm mốc giới và bảo vệ nghiêm ngặt vùng bảo hộ vệ sinh môi trường và đới bảo vệ môi trường đối với các khu vực khai thác nước dưới đất, khu vực có xuất lộ nước khoáng trên địa bàn tỉnh.
4.9- Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường nước
Mục tiêu quan trắc:
- Đánh giá mức độ ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất ảnh hưởng đến sức khoẻ và môi trường sống của con người.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường nước làm cơ sở để dự báo, cảnh báo cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
- Các tài liệu quan trắc chất lượng môi trường nước hàng năm làm cơ sở cho việc hoạch định các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và việc sử dụng tài nguyên vào các mục đích kinh tế - xã hội.
- Để đạt mục tiêu quan trắc chất lượng nước mặt, nước dưới đất của toàn mạng giám sát các chỉ tiêu quan trắc bao gồm các nhóm chỉ tiêu như sau: nhóm chỉ tiêu vật lý, nhóm chỉ tiêu hoá học, nhóm chỉ tiêu ô nhiễm, nhóm chỉ tiêu kim loại nặng, nhóm chỉ tiêu thuốc bảo vệ thực vật, nhóm các chất đặc biệt khác.
Danh sách các vị trí quan trắc môi trường nước tỉnh Tuyên Quang (chi tiết thể hiện tại Phụ biểu 01).
5.1- Giáo dục nâng cao nhận thức về tài nguyên nước
- Xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông có nội dung và hình thức thích hợp cho từng nhóm đối tượng. Phát huy vai trò các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức của mọi tổ chức, cá nhân về các chính sách và pháp luật về tài nguyên nước; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, cuộc thi sáng tác nghệ thuật về nước và cuộc sống.
- Phát động các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ tài nguyên nước, xã hội hoá công tác bảo vệ tài nguyên nước.
- Tuyên truyền giáo dục về Luật Tài nguyên nước, lợi ích và việc sử dụng bền vững, tiết kiệm tài nguyên nước.
- Đưa nội dung giáo dục về tài nguyên nước vào các chương trình giáo dục ngoại khoá trong các cấp học: trung học cơ sở, trung học phổ thông.
5.2- Giải pháp về kỹ thuật
- Xây dựng các hệ thống xử lý nước phục vụ cho nông nghiệp, sinh hoạt và các ngành kinh tế khác cho phù hợp, đáp ứng tiêu chuẩn sử dụng nước của từng ngành.
- Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đảm bảo nước thải trước khi đổ vào sông, suối đạt yêu cầu tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
- Làm tốt công tác khuyến nông trong sản xuất nông - lâm nghiệp, hướng dẫn người dân sử dụng hợp lý các loại phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, khuyến khích người dân sử dụng các loại thuốc trừ sâu thân thiện với môi trường (thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ thực vật).
- Đối với các các khu, cụm công nghiệp tập trung phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung và được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trước khi xả ra sông suối. Các khu khai thác, chế biến khoáng sản, các nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện… có xả nước thải phải có hệ thống xử lý riêng đạt tiêu chuẩn về môi trường trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung.
- Đầu tư xây dựng các công trình sử dụng tổng hợp nguồn nước, điều hoà, phân phối nước nhằm tạo nguồn nước phục vụ các ngành kinh tế quốc dân, cải thiện môi trường sinh thái.
5.3- Giải pháp về quản lý
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên nước.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về tài nguyên nước.
- Tăng cường công tác quan trắc môi trường tỉnh Tuyên Quang.
- Tăng cường kiểm soát, đánh giá tài nguyên nước.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý kịp thời, triệt để các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước.
- Hoàn chỉnh các văn bản pháp luật quy định về khai thác, sử dụng và xả nước thải vào nguồn nước phù hợp với thực tế tại địa phương.
- Tập trung tăng cường đầu tư thiết bị, công nghệ quan trắc, giám sát môi trường nước hiện đại, tiên tiến theo hướng điện tử tự động, nối mạng.
- Tăng cường đầu tư trang bị cho công tác quản lý như xây dựng, tu sửa nhà trạm, thiết bị đo kiểm tra, hệ thống thông tin liên lạc.
- Có cơ chế thích hợp, tạo điều kiện để nhân dân tham gia, hỗ trợ việc giám sát bảo vệ tài nguyên nước. Đấu tranh, ngăn chặn, các hành vi gây suy thoái, ô nhiễm nguồn nước.
- Khuyến khích các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, nhà máy đầu tư phát triển công nghệ sạch, thân thiện môi trường, tiết kiệm nguyên nhiên liệu.
- Tăng cường công tác quản lý trong công tác khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên nước và chất lượng nước.
- Thực hiện nghiêm các quy định của Nghị định số 149/NĐ-CP ngày 27/7/2004 về việc cấp phép thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
5.4- Giải pháp về vốn và các dự án ưu tiên thực hiện
5.4.1- Giải pháp về vốn
- Áp dụng việc đa dạng hoá nguồn vốn.
- Xã hội hoá trong việc bảo vệ tài nguyên nước.
- Kêu gọi, thu hút vốn đầu tư của các tổ chức Quốc tế.
+ Những dự án, công trình bảo vệ nguồn nước đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước chỉ tập trung vào các dự án công ích, nhân đạo, mang tính xã hội, cộng đồng.
+ Những dự án liên quan đến hoạt động phát triển các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp sẽ do chính các cơ sở, doanh nghiệp đó đầu tư.
+ Những dự án lớn có ý nghĩa cộng đồng sẽ huy động vốn đầu tư của toàn xã hội.
5.4.2- Các dự án ưu tiên thực hiện
Quy hoạch tài nguyên nước có liên quan chặt chẽ đến các quy hoạch ngành, lĩnh vực: quy hoạch xây dựng và phát triển thuỷ lợi, quy hoạch phát triển thuỷ sản, quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, quy hoạch phát triển lâm nghiệp, quy hoạch bảo vệ môi trường, ... trong các quy hoạch ngành, lĩnh vực đã có nhiều dự án ưu tiên đã và đang triển khai như Dự án kè sông Lô, kè sông Phó Đáy; dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; dự án xây dựng hệ thống cấp thoát nước thị xã Tuyên Quang;... Do vậy, quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015 cần triển khai thực hiện một số dự án ưu tiên có liên quan trực tiếp, bao gồm 8 dự án (chi tiết thể hiện tại Phụ biểu số 02).
1. Dự án về truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về tài nguyên nước.
2. Dự án thăm dò, đánh giá tài nguyên nước dưới đất vùng quy hoạch huyện lỵ Yên Sơn.
3. Dự án kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước tỉnh Tuyên Quang và xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước.
4. Dự án xác định, bảo đảm dòng chảy môi trường, duy trì hệ sinh thái thuỷ sinh đối với các hồ chứa, đập dâng thuỷ điện, thuỷ lợi.
5. Dự án bảo vệ và khôi phục rừng phòng hộ lưu vực các hồ chứa lớn.
6. Dự án cấp nước mặt phục vụ sản xuất, sinh hoạt vùng Sơn Nam, huyện Sơn Dương.
7. Dự án điều tra, đánh giá nhu cầu sử dụng nước cho cây trồng vùng lưu vực sông Phó Đáy.
8. Dự án điều tra, đánh giá, cắm mốc giới vùng bảo hộ vệ sinh môi trường các khu vực khai thác nước mặt, giếng khai thác nước dưới đất phục vụ sinh hoạt và đới bảo vệ điểm xuất lộ tài nguyên nước khoáng.
1. Các cấp, các ngành triển khai nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh đảm bảo khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước có hiệu quả trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai và hàng năm đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch tài nguyên nước và định kỳ báo cáo, đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh.
3. Các sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã theo chức năng nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nội dung quy hoạch đã được duyệt.
4. Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch tài nguyên nước, các cấp, các ngành chức năng có trách nhiệm thường xuyên cập nhật các thông tin về khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước kịp thời báo cáo, đề xuất các giải pháp xử lý phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.