BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 23/2006/QĐ-BTNMT |
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2006 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH DANH MỤC CHẤT THẢI NGUY HẠI
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn
cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn
cứ Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ
môi trường;
Xét
đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục chất thải nguy hại.
Điều 2. Danh mục chất thải nguy hại ban hành kèm theo Quyết định này được áp dụng để nhận biết, phân loại các chất thải nguy hại, làm căn cứ cho việc quản lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
|
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
1.1. Mã CTNH (mã chất thải nguy hại): là cột thể hiện mã số của các chất thải trong Danh mục khi được xác định là chất thải nguy hại. Mã CTNH được tổ hợp từ 1, 2 hoặc 3 cặp chữ số (hay 2, 4 hoặc 6 chữ số) như sau:
a) Cặp chữ số (hay 2 chữ số) thứ nhất thể hiện mã của nhóm chất thải phân loại theo nhóm nguồn hoặc dòng thải chính;
b) Cặp chữ số (hay 2 chữ số) thứ hai thể hiện mã của nhóm chất thải phân loại theo phân nhóm nguồn hoặc dòng thải trong từng nhóm nguồn hoặc dòng thải chính;
c) Cặp chữ số (hay 2 chữ số) thứ ba thể hiện mã của từng loại chất thải trong từng phân nhóm nguồn hoặc dòng thải.
1.2. Tên chất thải: là cột thể hiện tên gọi của các chất thải trong Danh mục, được phân loại theo 3 cấp như sau:
a) Cấp 1 (tương ứng với mã có 1 cặp chữ số): tên gọi của nhóm chất thải phân loại theo nhóm nguồn hoặc dòng thải chính;
b) Cấp 2 (tương ứng mã có 2 cặp chữ số): tên gọi của nhóm chất thải phân loại theo phân nhóm nguồn hoặc dòng thải trong từng nhóm nguồn hoặc dòng thải chính;
c) Cấp 3 (tương ứng mã đầy đủ 3 cặp chữ số): tên gọi của từng loại chất thải trong từng phân nhóm nguồn hoặc dòng thải.
1.3. Mã EC: là cột thể hiện mã đối chiếu theo Danh mục chất thải của Cộng đồng Châu Âu (EC).
1.4. Mã Basel (A/B): là cột thể hiện mã đối chiếu A/B theo Phụ lục VIII hoặc IX (Danh mục A hoặc B) của Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và tiêu huỷ chúng năm 1989 (www.basel.int). Đối với những loại chất thải trong Danh mục mà có một số phương án mã đối chiếu A/B thì cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể và nội dung các Phụ lục nói trên của Công ước Basel để lựa chọn phương án phù hợp.
1.5. Mã Basel (Y): là cột thể hiện mã đối chiếu Y theo Phụ lục I của Công ước Basel. Đối với những loại chất thải trong Danh mục mà có một số phương án mã đối chiếu Y thì cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể và nội dung các Phụ lục nói trên của Công ước Basel để lựa chọn phương án phù hợp.
1.6. Tính chất nguy hại chính: là cột thể hiện các tính chất nguy hại chính mà một chất thải nguy hại trong Danh mục có thể có, đối chiếu theo Phụ lục III của Công ước Basel. Tuỳ vào từng trường hợp, một chất thải nguy hại có thể có một, một số hoặc toàn bộ các tính chất được ghi tại cột này. Các tính chất nguy hại được trình bày chi tiết ở bảng sau:
Số TT |
Tính chất nguy hại |
Ký hiệu |
Mô tả |
Mã H |
1 |
Dễ nổ |
N |
Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết quả của phản ứng hoá học (khi tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát), tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh. |
H1 |
2 |
Dễ cháy |
C |
Chất thải lỏng dễ cháy: là các chất thải ở dạng lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng chứa chất rắn hoà tan hoặc lơ lửng, có nhiệt độ bắt cháy thấp theo các tiêu chuẩn hiện hành. |
H3 |
Chất thải rắn dễ cháy: là các chất thải rắn có khả năng tự bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển. |
H4.1 |
|||
Chất thải có khả năng tự bốc cháy: là chất thải rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bốc cháy. |
H4.2 |
|||
Chất thải tạo ra khí dễ cháy: là các chất thải khi tiếp xúc với nước có khả năng tự cháy hoặc tạo ra lượng khí dễ cháy nguy hiểm. |
H4.3 |
|||
3 |
Oxy hoá |
OH |
Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó. |
H5.1
|
4 |
Ăn mòn |
AM |
Các chất thải, thông qua phản ứng hoá học, sẽ gây tổn thương nghiêm trọng các mô sống khi tiếp xúc, hoặc trong trường hợp rò rỉ sẽ phá huỷ các loại vật liệu, hàng hoá và phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh (pH nhỏ hơn hoặc bằng 2), hoặc kiềm mạnh (pH lớn hơn hoặc bằng 12,5). |
H8 |
5 |
Có độc tính |
Đ |
Độc tính cấp: Các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc có hại cho sức khoẻ qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da. |
H6.1 |
Độc tính từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng từ từ hoặc mãn tính, kể cả gây ung thư, do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da. |
H11 |
|||
Sinh khí độc: Các chất thải chứa các thành phần mà khi tiếp xúc với không khí hoặc với nước sẽ giải phóng ra khí độc, gây nguy hiểm đối với người và sinh vật. |
H10 |
|||
6 |
Có độc tính sinh thái |
ĐS |
Các chất thải có thể gây ra các tác hại nhanh chóng hoặc từ từ đối với môi trường thông qua tích luỹ sinh học và/hoặc gây tác hại đến các hệ sinh vật . |
H12 |
7 |
Dễ lây nhiễm |
LN |
Các chất thải có chứa vi sinh vật hoặc độc tố gây bệnh cho người và động vật. |
H6.2 |
1.7. Trạng thái (thể) tồn tại thông thường: là cột thể hiện các trạng thái hay thể tồn tại thông thường (rắn, lỏng hoặc bùn) của chất thải trong Danh mục.
1.8. Ngưỡng nguy hại: là cột ghi chú về tiêu chí xác định một chất thải trong Danh mục là chất thải nguy hại hay không nguy hại, bao gồm hai loại như sau:
a) Loại 1 (ký hiệu là *): chỉ là chất thải nguy hại khi có ít nhất một tính chất hoặc ít nhất một thành phần nguy hại ở mức độ hay hàm lượng bằng hoặc vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định tại các tiêu chuẩn hiện hành. Trong trường hợp chưa có tiêu chuẩn thì áp dụng theo các tiêu chuẩn đã có của quốc tế sau khi được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền về môi trường;
b) Loại 2 (ký hiệu là **): luôn là chất thải nguy hại trong mọi trường hợp.
2. Hướng dẫn quy trình tra cứu, sử dụng Danh mục:
2.1. Xác định một chất thải nguy hại bất kỳ căn cứ vào mã chất thải nguy hại: nếu đã biết mã của một chất thải nguy hại, căn cứ vào cột thứ nhất (cột “Mã CTNH”) trong Danh mục chất thải nguy hại tại Phần III để tìm ra loại chất thải nguy hại tương ứng.
2.2. Xác định các chất thải nguy hại căn cứ vào nguồn hoặc dòng thải:
a) Bước 1: căn cứ danh sách chất thải phân loại theo nhóm nguồn hoặc dòng thải chính tại Phần II để sơ bộ xác định một nguồn thải đang được xem xét có thể phát sinh các chất thải nằm trong những Mục nào, có thứ tự bao nhiêu. Lưu ý là một nguồn thải bất kỳ có thể phát sinh những chất thải nằm trong nhiều Mục khác nhau thuộc hai nhóm Mục như sau:
- Các Mục từ 01 đến 16 bao gồm những nhóm chất thải đặc trưng cho từng loại nguồn hoặc dòng thải khác nhau;
- Các Mục 17, 18 và 19 bao gồm những nhóm chất thải chung mà mọi nguồn thải đều có thể phát sinh;
b) Bước 2: căn cứ vào thứ tự nêu trên để xác định vị trí của nhóm chất thải phân loại theo nhóm nguồn hoặc dòng thải chính trong Danh mục chất thải nguy hại ở Phần III;
c) Bước 3: rà soát trong nhóm nguồn hoặc dòng thải chính nêu trên để xác định nhóm chất thải phân loại theo phân nhóm nguồn hoặc dòng thải liên quan;
d) Bước 4: rà soát trong nhóm chất thải phân loại theo phân nhóm nguồn hoặc dòng thải nêu trên để xác định từng loại chất thải nguy hại trong đó.
II. CHẤT THẢI NGUY HẠI ĐƯỢC PHÂN LOẠI THEO CÁC NHÓM NGUỒN HOẶC DÒNG THẢI CHÍNH
01. Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than
02. Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất vô cơ
03. Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất hữu cơ
04. Chất thải từ ngành nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác
05. Chất thải từ ngành luyện kim
06. Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thuỷ tinh
07. Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật liệu khác
08. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che phủ (sơn, véc ni, men thuỷ tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in
09. Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy
10. Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm
11. Chất thải xây dựng và phá dỡ (kể cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm)
12. Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý, tiêu huỷ chất thải, xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp
13. Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này)
14. Chất thải từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
15. Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải từ hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải
16. Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác
17. Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đẩy (propellant)
18. Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ
19. Các loại chất thải khác
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.