BỘ
Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2246/QĐ-BYT |
Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2022 |
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;
Căn cứ Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007;
Căn cứ Luật Thi hành án hình sự năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 64/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 07 năm 2011 của Chính phủ về Quy định việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn sàng lọc, điều trị, quản lý người chấp hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh nghi nhiễm/nhiễm SARS-CoV-2 tại cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần.
Điều 2. Hướng dẫn sàng lọc, điều trị, quản lý người chấp hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh nghi nhiễm/nhiễm SARS-CoV-2 thực hiện tại các cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần theo quy định và tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có liên quan.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 5836/QĐ-BYT ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tạm thời Hướng dẫn sàng lọc, điều trị, quản lý bệnh nhân bắt buộc chữa bệnh nghi nhiễm/nhiễm SARS-CoV-2 tại cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần.
Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Viện trưởng Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Viện trưởng Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Giám đốc Bệnh viện tâm thần Trung ương 1, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Nai và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
SÀNG
LỌC, ĐIỀU TRỊ, QUẢN LÝ NGƯỜI CHẤP HÀNH BIỆN PHÁP TƯ PHÁP BẮT BUỘC CHỮA BỆNH
NGHI NHIỄM/NHIỄM SARS-COV-2 TẠI CƠ SỞ BẮT BUỘC CHỮA BỆNH TÂM THẦN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2246/QĐ-BYT
ngày 18 tháng 8 năm 2022 của
Bộ trưởng Bộ Y tế)
1. Người chấp hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh tâm thần vừa được đưa đến cơ sở bắt buộc chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
2. Người chấp hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh tâm thần đang điều trị tại cơ sở bắt buộc chữa bệnh theo quy định của pháp luật bỏ trốn sau đó tự quay về hoặc bị bắt lại.
3. Người chấp hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh tâm thần đang điều trị tại cơ sở bắt buộc chữa chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
4. Cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần và các cá nhân, tổ chức có liên quan.
1. Cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần theo quy định của pháp luật
Cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được giao nhiệm vụ bắt buộc chữa bệnh tâm thần theo quy định của Luật thi hành án hình sự và quy định của pháp luật khác có liên quan. Hiện nay, toàn quốc có 5 đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ này, gồm: Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2, Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng.
2. Thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh
Thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật Thi hành án hình sự buộc người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội hoặc người đang chấp hành án mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình phải điều trị tại cơ sở bắt buộc chữa bệnh theo quyết định của Tòa án, Viện Kiểm sát (khoản 14, Điều 3 Luật Thi hành án hình sự năm 2019).
3. Người chấp hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh: là người bị bắt buộc chữa bệnh theo quyết định của Viện Kiểm sát, Tòa án có thẩm quyền và sau đây gọi chung là Người bị bắt buộc chữa bệnh.
4. Người bị bắt buộc chữa bệnh nhiễm SARS-CoV-2 là người bị bắt buộc chữa bệnh và được xác định nhiễm SARS-CoV-2 theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng vi rút Corona (SARS-CoV-2) của Bộ Y tế.
1. Nguyên tắc
a) Rà soát và tổ chức khoa khám bệnh, khu vực sàng lọc, phân luồng, xét nghiệm người nghi nhiễm SARS-CoV-2 theo quy định của Bộ Y tế; xây dựng phương án sàng lọc cụ thể về nhân lực, cơ sở vật chất, khu vực sàng lọc khoa học, hợp lý.
b) Khu vực sàng lọc COVID-19 (Tham khảo Phụ lục ban hành kèm theo)
Bố trí khu vực khám sàng lọc theo hướng dẫn của Bộ Y tế để thực hiện khám sàng lọc COVID-19 đối với người bị bắt buộc chữa bệnh
Lưu ý: Khu vực sàng lọc bảo đảm thông khí, bố trí đầy đủ phương tiện kiểm soát nhiễm khuẩn, vệ sinh tay, túi, thùng, phương tiện, thực hiện quản lý chất thải, vệ sinh môi trường, áp dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm qua giọt bắn và dự phòng tiếp xúc theo quy định.
2. Sàng lọc, tiếp nhận người bị bắt buộc chữa bệnh vừa được đưa đến cơ sở bắt buộc chữa bệnh hoặc bỏ trốn sau đó tự quay về/bị bắt lại
a) Kiểm tra hồ sơ khi tiếp nhận
Hồ sơ tiếp nhận theo quy định tại Quyết định số 5091/QĐ-BYT ngày 07/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế “Ban hành tạm thời Quy trình tiếp nhận, điều trị và quản lý người bị bắt buộc chữa bệnh”.
b) Đối với người bị BBCB không thuộc ca bệnh nghi ngờ, ca bệnh xác định và người tiếp xúc gần theo hướng dẫn của Bộ Y tế thì chuyển vào khoa điều trị phù hợp theo quy định.
c) Đối với người bị bắt buộc chữa bệnh nghi ngờ mắc COVID-19 như các dấu hiệu ho, sốt, chảy mũi, đau rát họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người, mất vị giác, khứu giác và các dấu hiệu bất thường khác có liên quan: thực hiện xét nghiệm SAR-CoV-2 (bằng các kỹ thuật nhằm phát hiện tình trạng nhiễm SAR-CoV-2), xử trí cụ thể như sau:
- Nếu kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút SAR-CoV-2: thực hiện thăm khám ban đầu và chuyển vào khoa/phòng điều trị phù hợp theo quy định của đơn vị;
- Nếu kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SAR-CoV-2: chuyển vào khu vực thu dung, điều trị người mắc COVID-19 của đơn vị.
3. Sàng lọc người bị bắt buộc chữa bệnh đang trong thời gian điều trị
Thực hiện xét nghiệm SAR-CoV-2 (bằng các kỹ thuật nhằm phát hiện tình trạng nhiễm SAR-CoV-2) nếu người bị BBCB đang trong thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghi ngờ mắc COVID-19 như các dấu hiệu ho, sốt, chảy mũi, đau rát họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người, mất vị giác, khứu giác và các dấu hiệu bất thường khác có liên quan. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SAR-CoV-2 thì chuyển vào khu vực điều trị người mắc COVID-19 của đơn vị.
1. Tổ chức giám sát, khử khuẩn
a) Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính, cơ sở bắt buộc chữa bệnh báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp, thực hiện cách ly theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế;
b) Thông báo ngay tới Cơ quan phối hợp đưa bệnh nhân đến bàn giao hoặc các tổ chức, cá nhân có liên quan đến bệnh nhân;
c) Căn cứ các Hướng dẫn của Bộ Y tế, đơn vị chủ động xây dựng quy trình phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2.
2. Tổ chức thu dung, điều trị
a) Khu vực điều trị COVID-19
Cách thức tổ chức khu vực điều trị người bệnh COVID-19 theo quy định tại khoản 3, Điều 1, Quyết định số 1226/QĐ-BYT ngày 17/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc các hướng dẫn hiện hành, cụ thể như sau:
- Khu vực điều trị COVID-19 được tổ chức tại một trong các địa điểm sau: khoa truyền nhiễm; hoặc bố trí buồng bệnh hoặc khu vực điều trị COVID-19 trong khoa lâm sàng hoặc liên khoa lâm sàng; hoặc thiết lập Khu vực điều trị COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Tại Khoa Hồi sức tích cực (nếu có): bố trí buồng bệnh hoặc khu vực để cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19 nặng, nguy kịch.
- Thủ trưởng cơ sở điều trị bắt buộc chữa bệnh căn cứ điều kiện cơ sở vật chất, khoa, phòng tại đơn vị để bố trí khu vực điều trị COVID-19 cho những người mắc COVID-19. Thực hiện chuyển tuyến những trường hợp mắc COVID-19 nặng, nguy kịch khi vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở theo quy định hiện hành hoặc theo hướng dẫn của Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi đơn vị đóng trụ sở.
b) Điều trị
- Phác đồ điều trị thực hiện theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng vi rút Corona (SARS-CoV-2) theo bản cập nhật mới nhất tại thời điểm điều trị do Bộ Y tế ban hành;
- Lưu ý vấn đề tương tác thuốc điều trị COVID-19 và thuốc điều trị bệnh tâm thần trên bệnh nhân;
- Thực hiện theo quy định đối với chăm sóc bệnh nhân tâm thần;
- Công bố khỏi bệnh và về khoa theo dõi: Áp dụng theo hướng dẫn tại mục Xuất viện và dự phòng lây nhiễm theo hướng dẫn hiện hành của Bộ trưởng Bộ Y tế.
III. Tổ chức xử lý người bị bắt buộc chữa bệnh mắc COVID-19 tử vong
1. Nguyên tắc
a) Thực hiện theo quy định tại Điều 18 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
b) Thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Y tế về hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 3487/VKSTC-V8 ngày 27/8/2022 của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao về phòng ngừa và xử lý khi người bắt buộc chữa bệnh chết do nhiễm SARS-CoV-2 tại các cơ sở bắt buộc chữa bệnh.
2. Xử trí người bệnh bắt buộc chữa bệnh mắc COVID-19 tử vong tại cơ sở bắt buộc chữa bệnh
a) Thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 3487/VKSTC-V8 ngày 27/8/2022;
b) Thông báo ngay trường hợp người bị bắt buộc chữa bệnh mắc COVID-19 tới Sở Y tế và Trung tâm kiểm soát bệnh, tật tỉnh/thành phố nơi cơ sở bắt buộc chữa bệnh đóng trụ sở đề nghị phối hợp thực hiện;
c) Việc vận chuyển, bảo quản thi hài được thực hiện theo quy định hiện hành;
d) Phối hợp với các cơ quan tố tụng khám nghiệm tử thi theo quy định (nếu cần);
e) Sau khi được cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh/thành phố, nơi cơ sở bắt buộc chữa bệnh đóng trụ sở đồng ý; liên hệ Sở Tài nguyên và Môi trường để phối hợp tổ chức xử lý thi hài theo quy định tại Nghị định số 64/2011/NĐ-CP ngày 28/7/20221 của Chính phủ; Điều 18 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và quy định hiện hành của Bộ Y tế về hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Xử trí bệnh nhân bắt buộc chữa bệnh mắc COVID-19 tử vong tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19
Phối hợp với cơ sở thu dung, điều trị để tiến hành thực hiện các bước theo quy định tại mục a, d, e.
C. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN CỦA CƠ SỞ BẮT BUỘC CHỮA BỆNH
1. Thực hiện sàng lọc, điều trị và quản lý người bị bắt buộc chữa bệnh nghi nhiễm/nhiễm SARC-CoV-2 theo hướng dẫn này.
2. Dựa trên hướng dẫn chung của Bộ Y tế, cơ sở bắt buộc chữa bệnh chủ động xây dựng, cập nhật và duy trì quy trình đón tiếp, sàng lọc, phân luồng, khám bệnh, xét nghiệm, điều trị và chuyển viện cho người bị bắt buộc chữa bệnh mắc COVID-19 theo hướng linh hoạt, cắt giảm các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận với các dịch vụ y tế.
3. Căn cứ phạm vi chuyên môn, điều kiện nhân lực, cơ sở vật chất, hạ tầng sẵn có, cơ sở bắt buộc chữa bệnh nghiên cứu, thiết kế quy trình thuận tiện, hợp lý trên nguyên tắc giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2.
4. Tăng cường đào tạo nhân viên y tế về phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 tại đơn vị.
5. Duy trì kiểm soát, giám sát thực hành phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 của nhân viên y tế tham gia chăm sóc người bệnh COVID-19.
6. Thông báo ngay tới cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp.
7. Thông báo ngay tới cơ quan đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và cơ quan Công an tỉnh, thành phố nơi đơn vị đóng trụ sở để phối hợp quản lý.
(Ban hành kèm theo Quyết định số BYT-KCB ngày tháng năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
1. Quyết định số 1226/QĐ-BYT ngày 17/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn điều chỉnh một số quy định về sàng lọc, phân luồng, xét nghiệm người nghi nhiễm SARS-CoV-2 và thu dung điều trị người mắc COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Quyết định số 250/QĐ-BYT ngày 28/1/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19.
3. Công văn số 3487/VKSTC-V8 ngày 27/8/2021 của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao về phòng ngừa và xử lý khi người bắt buộc chữa bệnh chết do nhiễm SARS-CoV-2 tại các cơ sở bắt buộc chữa bệnh.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.