ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2242/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 31 tháng 12 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13/6/2019;
Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 23/11/2017;
Căn cứ Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ về việc cho vay lại nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ và Nghị định số 79/2021/NĐ-CP ngày 16/8/2021 của Chính phủ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018;
Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Căn cứ Quyết định số 2109/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2021 - 2025”;
Căn cứ Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 12/01/2021 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 2848/SKHĐT-KGVX ngày 27/12/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2021 - 2025”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỦ
TỊCH |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN
ODA VÀ VỐN VAY ƯU ĐÃI CỦA CÁC NHÀ TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2242/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của Chủ tịch
UBND tỉnh Quảng Ngãi)
Triển khai có hiệu quả Quyết định số 2109/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2021-2025”.
Giai đoạn 2021 - 2025 Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng sẽ đặt trọng tâm vào việc phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19, tập trung nhiều hơn vào tái cơ cấu, đổi mới mô hình và chất lượng tăng trưởng theo hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghệ số, kinh tế số, phát triển cơ sở hạ tầng có tính kết nối cao, cải cách công tác quản lý nhà nước, dịch vụ công,...; đồng thời, cũng có nhiều thách thức với các vấn đề mới nảy sinh mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đòi hỏi phải huy động một lượng vốn lớn để giải quyết.
1. Nguyên tắc sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi
- Tuân thủ các quan điểm, nguyên tắc chung đã được quy định tại các văn bản chỉ đạo, định hướng của Đảng và Chính phủ, đặc biệt Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 06/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2018 - 2020 và tầm nhìn 2021 - 2025, Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 29/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong tình hình mới và Quyết định số 2109/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2021 - 2025”.
- Việc huy động, quản lý, sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài phải gắn với việc cơ cấu lại đầu tư công; bất kỳ khoản vay mới nào cũng cần được xem xét hiệu quả kinh tế, phương án tài chính, đánh giá tác động tới kế hoạch đầu tư công trung hạn, các chỉ tiêu nợ công, ngân sách cũng như khả năng trả nợ trong tương lai.
- Việc đề xuất các dự án vay ODA phải phù hợp với điều kiện, tiêu chí về hiệu quả kinh tế - xã hội và khả năng trả nợ, không vay vốn đối với những dự án có điều kiện quy định gây bất lợi cho Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng hoặc hiệu quả kém so với vay trong nước.
- Vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài chỉ sử dụng cho chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên. Tập trung cho một số lĩnh vực chủ chốt để đảm bảo phát huy được tối đa hiệu quả kinh tế theo quy mô, ưu tiên đầu tư cho các dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội, trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng gắn với phát triển bền vững, các dự án có tính chất hàng hóa công cộng, thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, có hiệu ứng lan tỏa như thích ứng biến đổi khí hậu, nàng cao chất lượng môi trường, giáo dục, y tế, công nghệ, kỹ năng.
- Sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài cho các lĩnh vực, dự án mà vốn đầu tư công của Tỉnh chưa đáp ứng được, khu vực tư nhân không có khả năng để đầu tư hoặc một số lĩnh vực đặc thù cần Nhà nước đầu tư để kiểm soát và quản lý, nhằm tạo thuận lợi phát triển các ngành kinh tế khác.
2. Ưu tiên sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Giai đoạn 2021 - 2025 các nhà tài trợ dự kiến vẫn tiếp tục tập trung hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và các lĩnh vực mới phát sinh như ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh...; trong đó, các nhà tài trợ thuộc Nhóm 6 Ngân hàng Phát triển ưu tiên cung cấp vốn vay ODA và vay ưu đãi hỗ trợ Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, đô thị, ứng phó với biến đổi khí hậu, nàng lượng sạch, nông nghiệp và phát triển nông thôn và các lĩnh vực xã hội (y tế, giáo dục và đào tạo, dạy nghề,...).
- ODA viện trợ không hoàn lại: Chủ yếu từ các tổ chức Liên hợp quốc và các nhà tài trợ song phương nhằm ưu tiên hỗ trợ tăng cường năng lực, xây dựng chính sách, thể chế và cải cách; phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; an sinh xã hội hoặc chuẩn bị các dự án đầu tư hoặc đồng tài trợ cho dự án sử dụng vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài nhằm làm tăng thành tố ưu đãi của khoản vay.
- ODA vốn vay: Việt Nam chỉ còn tiếp cận được ODA vốn vay từ một số nhà tài trợ song phương và quỹ tài chính quốc tế. Vốn vay ODA được ưu tiên sử dụng cho các chương trình, dự án trong lĩnh vực y tế, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, hạ tầng kinh tế thiết yếu không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
- Vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài: Nhìn chung các nhà tài trợ nước ngoài có thể đáp ứng mọi nhu cầu của Việt Nam nói chung cũng như tỉnh Quảng Ngãi nói riêng trong việc sử dụng vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
Về điều kiện vay, trong giai đoạn tới, mức độ ưu đãi của khoản vay (lãi suất, thời gian trả nợ và ân hạn,...) thấp hơn so với trước đây, song vẫn ưu đãi hơn so với vay thương mại. Về vốn vay ODA một số nhà tài trợ song phương vẫn duy trì điều kiện ràng buộc về xuất xứ hàng hóa và dịch vụ từ nước tài trợ, song đã có điều chỉnh linh hoạt hơn để các nhà thầu có điều kiện tham gia thực hiện dự án.
a) Định hướng ưu tiên sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2021 - 2025 theo ngành, lĩnh vực về cơ bản thực hiện theo Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 của Chính phủ, cụ thể:
- Vốn ODA không hoàn lại được ưu tiên sử dụng để thực hiện chương trình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; tăng cường năng lực; hỗ trợ xây dựng chính sách, thể chế và cải cách; phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; an sinh xã hội; chuẩn bị các dự án đầu tư hoặc đồng tài trợ cho dự án sử dụng vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài nhằm làm tăng thành tố ưu đãi của khoản vay.
- Vốn vay ODA được ưu tiên sử dụng cho các chương trình, dự án trong lĩnh vực y tế, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, hạ tầng kinh tế thiết yếu không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
- Vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài được ưu tiên sử dụng cho chương trình, dự án vay về để cho vay lại theo quy định pháp luật về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi của Chính phủ; chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước trong lĩnh vực phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội.
Đồng thời căn cứ nhu cầu thực tế, bổ sung lĩnh vực thảm họa, dịch bệnh, tăng trưởng xanh và đổi mới sáng tạo ưu tiên sử dụng vốn ODA không hoàn lại trong giai đoạn này.
b) Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và lĩnh vực ưu tiên trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 như sau:
- Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, trong đó đặt trọng tâm ưu tiên vào các lĩnh vực sau:
+ Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị:
Xác định đô thị là động lực cho sự phát triển, nguồn vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong thời gian tới sẽ ưu tiên hỗ trợ quá trình đô thị hoá theo hướng phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng, tạo lập các hành lang kinh tế, giải quyết các thách thức của đô thị (ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, ngập lụt,...) qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế đô thị, kết nối các địa phương với các đô thị động lực dẫn dắt sự phát triển, trong đó: Tiếp tục hình thành, phát triển hệ thống đô thị ven biển, các trung tâm du lịch biển, du lịch sinh thái mang tầm khu vực và quốc tế.
+ Phát triển hệ thống giao thông vận tải: Đường tỉnh, các tuyến vành đai đô thị, đường ven biển, trong đó phát triển các cảng biển và dịch vụ cảng biển.
+ An ninh năng lượng quốc gia: Phát triển nhanh, đồng bộ năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
c) Quản lý tài nguyên, môi trường, trong đó đặt trọng tâm ưu tiên vào các lĩnh vực: Quản lý tài nguyên, môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái; phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, chống hạn hán, sạt lở bờ sông, bờ biển; chống ngập úng ở thành phố Quảng Ngãi.
d) Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong đó đặt trọng tâm ưu tiên vào các lĩnh vực: Phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sạch, trồng rừng và cấp chứng chỉ rừng, xây dựng hệ thống thủy lợi, hồ chứa nước nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống Nhân dân.
đ) Khoa học kỹ thuật, đổi mới sáng tạo, cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó đặt trọng tâm ưu tiên vào các lĩnh vực: Phát triển khoa học, công nghệ và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
e) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó đặt trọng tâm ưu tiên vào các lĩnh vực: Phát triển giáo dục, giáo dục nghề nghiệp gắn với chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, nhất là ờ nông thôn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
g) Y tế, văn hóa, xã hội, trong đó đặt trọng tâm ưu tiên vào các lĩnh vực: Y tế cộng đồng, y tế chuyên sâu, hệ thống y tế dự phòng phòng chống đại dịch COVID-19; phát huy các giá trị văn hóa, công bằng và an sinh xã hội.
h) Tăng cường liên kết vùng, trong đó đặt trọng tâm ưu tiên vào các dự án liên kết vùng, có tính lan tỏa, tác động lớn đến nền kinh tế: Nâng cao khả năng kết nối hạ tầng vùng, tạo động lực liên kết, lan toả thúc đẩy hợp tác và phát triển.
4. Tiêu chí lựa chọn dự án sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
Để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, cần xem xét lựa chọn dự án dựa trên 5 tiêu chí của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) gồm: (1) Tính phù hợp, (2) tính hiệu suất, (3) hiệu quả, (4) tác động và (5) tính bền vững. Các tiêu chí này được áp dụng trong giai đoạn đề xuất, thẩm định và phê duyệt dự án; ngoài ra, có thể bổ sung các tiêu chí khác trên cơ sở quy định của Việt Nam và của nhà tài trợ, trong đó:
- Sự phù hợp của dự án: Sự cần thiết, phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội; phù hợp với định hướng thu hút vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài và chính sách, định hướng ưu tiên cung cấp vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; phù hợp với chính sách cung cấp viện trợ của nhà tài trợ; hiệp định khung đã ký kết với nhà tài trợ (nếu có); phù hợp với khả năng cân đối vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn đối ứng, phù hợp với ưu tiên về sử dụng tài trợ, vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
- Hiệu suất của dự án: Dự án cần đảm bảo tính khả thi.
- Hiệu quả của dự án: Có đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, tác động môi trường.
- Tác động của dự án: Tác động của dự án trên các phương diện: (i) Kinh tế - xã hội; (ii) kế hoạch đầu tư công trung hạn (đối với dự án đầu tư công); (iii) tác động của khoản vay ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài đối với các chi tiêu an toàn nợ công (đối với nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài).
- Tính bền vững của dự án: Đánh giá sơ bộ tính bền vững của dự án, một phần dựa trên kết quả đánh giá sơ bộ tính khả thi của dự án một phần dựa trên hiệu quả kinh tế - xã hội, tác động môi trường dự kiến mang lại.
- Đối với các dự án vay mới, các dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị đàm phán ký kết các hiệp định vay, Tỉnh không sử dụng vốn vay cho chi thường xuyên, chi đề xuất sử dụng vốn vay theo các tiêu chí: (i) Ưu tiên sử dụng vốn vay cho khoản chi bằng ngoại tệ (chi nhập khẩu/mua sắm hàng hóa, dịch vụ, tư vấn nước ngoài); (ii) khoản chi cho cấu phần xây lắp trong tổng mức đầu tư; (III) khoản chi có liên quan đến chuyển giao công nghệ; giải trình rõ sự cần thiết vay vốn có yêu cầu ràng buộc của nhà tài trợ về xuất xứ hàng hóa, nhà thầu. Không sử dụng vốn vay để mua sắm ô tô, thiết bị văn phòng, vật tư, thiết bị dự phòng cho quá trình vận hành sau khi dự án hoàn thành, chi đào tạo, hội thảo, vốn đối ứng được sử dụng để chi chuẩn bị dự án đầu tư, nộp thuế, trả các loại phí, lãi suất tiền vay, chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án theo quy định.
1. Nhóm giải pháp về chính sách
Triển khai các Quy định liên quan đến quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA và nguồn vay ưu đãi của các nhà tài trợ trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương liên quan.
- Thiết lập trung tâm thông tin, dữ liệu về các chương trình, dự án ODA phục vụ cho công tác quản lý, theo dõi, đánh giá việc sử dụng nguồn vốn ODA đặt tại Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tham mưu, tổng hợp cho UBND tỉnh trong việc vận động, điều phối, cân đối, theo dõi, đánh giá các chương trình dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường tính chủ động của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc đề xuất các chương trình dự án ODA đảm bảo tính phù hợp và thiết thực.
- Tăng cường cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan đến công tác vận động và sử dụng nguồn ODA theo đúng pháp luật hiện hành.
- Tăng cường công tác theo dõi và giám sát cộng đồng thông qua việc tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong các dự án ODA và vay ưu đãi nhằm sử dụng có hiệu quả, phòng chống thất thoát và lãng phí của nguồn vốn này.
3. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực
- Nâng cao năng lực lãnh đạo cho cán bộ quản lý trong việc thực hiện các chương trình và dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi về chính sách, quy trình và thủ tục của Việt Nam cũng như nhà tài trợ.
- Tăng cường năng lực trong việc xác định, đề xuất, vận động dự án, xây dựng văn kiện dự án cho đội ngũ cán công chức, viên chức các sở, ban ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố, kể cả nâng cao năng lực về ngoại ngữ và quản lý dự án.
- Nâng cao năng lực các Ban quản lý dự án.
4. Giải pháp thông tin, tuyên truyền
Tăng cường mối quan hệ hợp tác với các nhà tài trợ, đặc biệt ưu tiên các nhà tài trợ như Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Hàn Quốc... thông qua việc thăm và làm việc với các Đại diện, Đại sứ quán và các Cơ quan Hợp tác phát triển.
- Bố trí kinh phí cho công tác vận động, xúc tiến nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi hàng năm cho cơ quan chịu trách nhiệm xúc tiến, vận động dự án.
- Ưu tiên cân đối, bố trí ngân sách tỉnh để đối ứng cho các dự án ODA và dự án vay ưu đãi đã được cam kết với nhà tài trợ.
- Song song với công tác vận động cốc khoản tài trợ mới, chủ động cân đối ngân sách của địa phương để hoàn trả các khoản đã vay của Tỉnh, đảm bảo mức dư nợ vay của chính quyền địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015.
6. Các giải pháp mang tính chất hỗ trợ
- Làm tốt công tác lễ tân, ngoại giao, lãnh sự: Thể hiện phong cách làm việc khoa học, hữu nghị, nhiệt tình của đội ngũ làm công tác đối ngoại; tạo mối thiện cảm đối với các nhà tài trợ.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh, nhất là sự phối hợp giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Ngoại vụ trong việc tìm kiếm nhà tài trợ và tăng cường quan hệ với các tổ chức quốc tế và Đại sứ quán.
- Nâng cao chất lượng nghiệp vụ quản lý, giám sát đối với các tổ chức, cá nhân người nước ngoài trên các lĩnh vực xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại, hoạt động hành nghề.
1. Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm được giao, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai thực hiện Kế hoạch này. Tăng cường công tác vận động, thu hút, quản lý, theo dõi, báo cáo và đánh giá dự án ODA do đơn vị mình làm Chủ dự án, thực thi dự án hoặc hưởng lợi dự án nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu hút, sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi việc thực hiện, kịp thời phát hiện những vướng mắc và đề xuất UBND tỉnh xử lý.
3. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ban ngành liên quan cân đối ngân sách tỉnh hàng năm để bố trí kinh phí cho công tác xúc tiến, vận động vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài đảm bảo cho các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện tốt các giải pháp trong Kế hoạch này.
4. Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch này, trường hợp phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị chủ động đề xuất, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.