ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 224/QĐ-UBND |
Đồng Nai, ngày 20 tháng 01 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em;
Căn cứ Quyết định số 1863/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020 - 2025;
Căn cứ Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em;
Căn cứ Quyết định số 1248/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Quyết định số 1465/QĐ-LĐTBXH ngày 02 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1472/QĐ-LĐTBXH ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 1072/TTr-LĐTBXH ngày 27 tháng 12 năm 2021 và Báo cáo số 12/BC- SLĐTBXH ngày 14 tháng 01 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án phòng, chống tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2022 - 2030.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Thủ trưởng các tổ chức thành viên phối hợp thực hiện Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
PHÒNG
CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH, XÂM HẠI TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN
2022 – 2030
(Kèm theo Quyết định số 224/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2022 của UBND tỉnh)
Căn cứ Luật Trẻ em số 102/2016/QH13 ngày 05 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật số 12/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13;
Căn cứ Bộ Luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QTI13 ngày 27 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em;
Căn cứ Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Nghị định số 120/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị định số 130/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em;
Căn cứ Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình;
Căn cứ Quyết định số 1863/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 -2030;
Căn cứ Quyết định số 1248/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em;
Căn cứ Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em;
Căn cứ Thông báo Kết luận số 324/TB-VPCP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ trẻ em ngày 06 tháng 8 năm 2018;
Căn cứ Thông báo Kết luận số 117/TB-VPCP ngày 02 tháng 4 năm 2019 của đồng chí Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về trẻ em tại cuộc họp của Ủy ban quốc gia về trẻ em ngày 21 tháng 3 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 1465/QĐ-LĐTBXH ngày 02 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1472/QĐ-LĐTBXH ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em;
Căn cứ Quyết định số 5609/QĐ-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành tạm thời quy trình giám định pháp y đối với trẻ em bị hoặc nghi ngờ bị xâm hại tình dục và quy trình giám định đối với trẻ em bị hành hạ, ngược đãi, đánh đập;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21 tháng 12 năm 2018 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về phối hợp thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi.
II. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH ĐỀ ÁN
Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, diện tích tự nhiên là 5.903.940 km2. Có 11 đơn vị hành chính (gồm: 09 huyện, 02 thành phố); dân số toàn tỉnh đến nay có trên 3,3 triệu người. Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều tuyến đường huyết mạch đi qua như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 20, Quốc lộ 51; tuyến đường sất Bắc - Nam, nhiều tuyến đường thủy nội địa và bến cảng. Toàn tỉnh hiện có 32 khu công nghiệp tập trung được cấp phép hoạt động, trong đó 31 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với 1.526 dự án của 42 quốc gia và vùng lãnh thổ; thu hút trên 01 triệu lao động trong nước và 5.800 lao động nước ngoài. Tổng số trẻ em toàn tỉnh là 752.861 trẻ, trong đó trẻ em ở địa bàn dân cư (từ 0 đến dưới 3 tuổi) là 100.607 trẻ; trẻ em từ nơi khác đến (trẻ em tạm trú, con công nhân, người lao động) là 39.953 trẻ; trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội là 384 trẻ; trẻ em đi học là 611.917 trẻ.
Trong thời gian qua công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung, công tác phòng, chống tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em nói riêng luôn được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Bộ, ngành Trung ương; Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và UBND các huyện, thành phố đã đạt được một số kết quả như: Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt từ 5,5%/tổng số trẻ em năm 2015 xuống còn 1,31% năm 2016, 1,11% năm 2017 và 1,16% từ năm 2018 đến 2021 do đó đã vượt kế hoạch đề ra; 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc bằng nhiều hình thức như: Trợ cấp thường xuyên, thăm, tặng quà vào các dịp lễ, tết, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí; 100% trẻ em mồ côi, khuyết tật theo quy định được hưởng trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng hoặc được nuôi dưỡng trong các cơ sở Bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập, được cấp thẻ bảo hiểm y tế, được xét miễn giảm học phí theo quy định hiện hành.
Bên cạnh những thuận lợi, Đồng Nai cũng là tỉnh có địa hình phức tạp, kéo theo tỷ lệ di dân tự do từ các tỉnh khác đến sinh sống và lao động tại các khu công nghiệp, trẻ em theo cha mẹ đi làm ăn xa ở nhà trọ, có trên 39.953 trẻ em nơi khác đến tạm trú. Do đó, việc gia tăng dân số cơ học cao cũng làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội như: Tệ nạn xã hội, trẻ em lang thang, trẻ em bị tai nạn thương tích, xâm hại,.... Tuy các cấp, các ngành đã cùng chung tay phòng, chống tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em nhưng vẫn còn xảy ra tình trạng trẻ em bị tai nạn thương tích, xâm hại cũng như trẻ em bị các vấn đề xã hội làm ảnh hưởng đến trẻ em. Trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016 - 2021 có 79.961 trẻ em bị tai nạn thương tích, có 166 em tử vong, trong đó độ tuổi trẻ em từ 0 - 04 tuổi 36.163 vụ chiếm tỷ lệ 45,2%; trẻ em từ 05 - 16 tuổi 43.798 vụ chiếm tỷ lệ 54,8%. Các loại tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em là té ngã chiếm 54%, tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ 17,3%; các loại khác như: Bỏng, ngộ độc, súc vật cắn... chiếm tỷ lệ 28,5%. Loại tai nạn thương tích làm tử vong hàng đầu ở trẻ em là đuối nước và tai nạn giao thông, nơi xảy ra tại nhà là 57,4%; cộng đồng là 36% và trường học là 6,6%. Đối với trẻ em bị xâm hại tình dục từ năm 2016 - 2021 đã xảy ra 411 vụ (chiếm tỷ lệ 0,054%/tổng số trẻ em), đã xử lý 373 vụ xâm hại trẻ em, trong đó, truy tố là 369 vụ; tạm đình chỉ 04 vụ. Trong đó, nạn nhân bị xâm hại có 25 nam và 390 nữ; độ tuổi dưới 10: 23 em chiếm tỷ lệ 0,0030%/tổng số trẻ em, từ 10 đến dưới 13 tuổi: 124 em chiếm tỷ lệ 0,0016%/tổng số trẻ em, từ 13 - dưới 16 tuổi: 268 em, chiếm tỷ lệ 0,035%/tổng số trẻ em.
Tuy rằng số trẻ em bị xâm hại tình dục trên địa bàn tỉnh so với tổng số trẻ em chỉ chiếm tỷ lệ 0,54% nhưng hệ lụy mang lại cho trẻ em bị xâm hại bị tổn thương về mặt thể chất thường chậm phát triển, trẻ bị xâm hại có xu hướng thiếu tự nhiên, trẻ không tin tưởng vào bản thân và những người khác, nghi ngờ hay không tin tưởng vào xung quanh. Trẻ thiếu lòng tự trọng về bản thân vì cho rằng việc mình bị xâm hại là do lỗi của mình, do mình không tốt, dẫn đến việc trẻ có xu hướng tự kỷ, nhìn nhận bản thân và mọi người đều xấu. Trẻ thường buồn rầu, chán nản, bỏ học hoặc không dám tham gia các hoạt động tập thể. Bên cạnh đó một số gia đình cha, mẹ, người chăm sóc trẻ còn chủ quan trong việc phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; cho trẻ em đi chơi lại thiếu sự giám sát, quản lý và bản thân trẻ em với tâm lý hiếu động cũng có lúc, có khi tự ý chơi các trò chơi nguy hiểm đã được cảnh báo hoặc chưa chấp hành nghiêm các quy định về an toàn khi tham gia giao thông... Ngoài ra, nhận thức của các bậc cha mẹ, phụ huynh về công tác phòng ngừa, can thiệp trẻ em bị xâm hại còn hạn chế. Phần lớn cha, mẹ đi làm ăn, làm ăn xa không quản lý, nắm bắt tâm tư tình cảm các em chưa kịp thời. Từ đó các em bị người thân, kẻ xấu, người quen dụ dỗ dẫn đến bị xâm hại tình dục. Đồng thời, các em dậy thì sớm hơn so với độ tuổi; sự phát triển của mạng internet, nhất là các trang mạng xã hội (zalo, facebook, ticktok...); các trang phim khiêu dâm ảnh hưởng không nhỏ đến giới trẻ do nhận thức chưa hoàn thiện, dễ dàng bị lôi kéo, dụ dỗ, tin theo quan hệ trong độ tuổi trẻ em. Ngành Công an đã điều tra, truy tố, xét xử 369 vụ đạt tỷ lệ 88,8%; Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Đồng Nai - Sở Tư pháp đã bảo vệ quyền lợi, trợ giúp pháp lý trong các vụ án xâm hại tình dục trẻ em là 151 vụ/411 vụ việc, đạt tỷ lệ 36,7%.
Từ năm 2016 đến 06 tháng đầu năm 2019, một số huyện, thành phố chưa xây dựng kế hoạch tuyên truyền, định mức kinh phí cụ thể, do đó chưa được bố trí đảm bảo để thực hiện công tác tuyên truyền về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em và phòng chống tai nạn thương tích trẻ em. Nên việc phòng ngừa, tuyên truyền chưa đạt hiệu quả.
Từ những đánh giá trên cho thấy sự cần thiết phải xây dựng Đề án phòng, chống tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2022 - 2030 nhằm tăng cường các giải pháp làm giảm thiểu tối đa tình trạng trẻ em bị tai nạn thương tích, xâm hại theo chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy giúp các em tránh bị tổn thương về mặt tinh thần, thể chất bảo đảm công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em một cách toàn diện và thực hiện đúng, đầy đủ các quyền trẻ em theo pháp luật quy định.
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Trẻ em trên phạm vi toàn tỉnh.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.
1. Mục tiêu tổng quát
a) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các sở, ban, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em.
b) Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tối đa tình trạng trẻ em bị tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em; kịp thời can thiệp, ngăn chặn hành vi xâm hại trẻ em, hỗ trợ trẻ em hòa nhập cộng đồng.
c) Xử lý nghiêm các đối tượng bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, lợi dụng trẻ em, bóc lột sức lao động trẻ em và các hành vi vi phạm pháp luật nhắm vào nạn nhân là trẻ em; các hành vi gây tử vong trẻ em do tai nạn thương tích nhằm giúp các em phát triển toàn diện, đảm bảo thực hiện đầy đủ các quyền trẻ em theo quy định của Luật Trẻ em.
2. Các mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2022 - 2025
- Công tác tuyên truyền, tập huấn, nâng cao năng lực:
+ 90% trẻ em, cha, mẹ và người chăm sóc trẻ em được cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em năm 2025; 95% trẻ em từ 06 đến dưới 16 tuổi biết các quy định về an toàn giao thông đường bộ; 60% trẻ em từ 06 đến dưới 16 tuổi biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước; 50% trẻ em từ 06 đến dưới 16 tuổi biết bơi an toàn năm 2025.
+ 100% công chức, viên chức, cán bộ cấp tỉnh, huyện làm công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của các ngành, đoàn thể liên quan được tập huấn kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích, xâm hại trẻ em.
+ 100% cán bộ cấp xã, công chức, viên chức, giáo viên, cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của các ngành, đoàn thể liên quan, cơ sở giáo dục, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em được tập huấn các kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em năm 2025; 100% nhân viên y tế trường học biết các kỹ thuật sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ em bị tai nạn, thương tích năm 2025.
+ 100% cán bộ Công an làm công tác điều tra các vụ việc bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em được nâng cao năng lực thực hiện hoạt động điều tra thân thiện với trẻ em.
+ Đến năm 2025, phấn đấu 100% gia đình có trẻ em được cung cấp kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em bằng các hình thức khác nhau; 100% học sinh được hướng dẫn, giáo dục kiến thức, kỹ năng sống và kỹ năng tự bảo vệ trước các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục với nội dung phù hợp với lứa tuổi.
- Công tác phòng ngừa, can thiệp, hỗ trợ:
+ Phấn đấu giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích năm 2025 xuống còn 800/100.000 trẻ em; giảm tỷ suất trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích xuống còn 08/100.000 trẻ em.
+ Hàng năm giảm 05 - 10% số trẻ em bị thương do tai nạn giao thông đường bộ.
+ Giảm 10% số trẻ em bị tử vong do đuối nước năm 2025 (giảm 02 em).
+ Giảm từ 05 - 07% trẻ em bị xâm hại (giảm từ 04 đến 06 em).
+ 100% UBND các huyện, thành phố có kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em và bố trí kinh phí triển khai thực hiện hàng năm.
- Xử lý các trường hợp trẻ em bị xâm hại; hành vi gây tử vong trẻ em do tai nạn thương tích:
+ 100% các vụ việc bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em; hành vi gây tử vong trẻ em do tai nạn thương tích trên địa bàn đều được các cơ quan có thẩm quyền xác minh, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật.
+ 100% trẻ em bị xâm hại được trợ giúp pháp lý trong quá trình tố tụng.
- Công tác kiện toàn Ban Điều hành: 100% kiện toàn Ban Điều hành bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em các cấp nhằm bảo vệ trẻ em, phòng, chống tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em.
- Kiểm tra, giám sát:
+ Hàng năm kiểm tra, giám sát việc triển khai Đề án theo nhiệm vụ các huyện, thành phố.
+ Kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em nói chung, kiểm tra chuyên đề về phòng, chống xâm hại trẻ em tại địa phương.
b) Giai đoạn 2026 - 2030
- Công tác tuyên truyền, tập huấn, nâng cao năng lực:
+ 100% trẻ em, cha, mẹ và người chăm sóc trẻ em được cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em; 100% trẻ em từ 06 đến dưới 16 tuổi biết các quy định về an toàn giao thông đường bộ; 70% trẻ em từ 06 đến dưới 16 tuổi biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước; 60% trẻ em từ 06 đến dưới 16 tuổi biết bơi an toàn năm 2030.
+ 100% công chức, viên chức, cán bộ tỉnh, cấp huyện làm công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của các ngành, đoàn thể liên quan được tập huấn kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích, xâm hại trẻ em.
+ 100% cán bộ cấp xã, công chức, viên chức, giáo viên, cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của các ngành, đoàn thể liên quan, cơ sở giáo dục, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em được tập huấn các kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; 100% nhân viên y tế trường học biết các kỹ thuật sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ em bị tai nạn, thương tích.
+ 100% cán bộ Công an làm công tác điều tra các vụ việc bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em được nâng cao năng lực thực hiện hoạt động điều tra thân thiện với trẻ em.
+ Phấn đấu 100% gia đình có trẻ em được cung cấp kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em bằng các hình thức khác nhau; 100% học sinh được hướng dẫn, giáo dục kiến thức, kỹ năng sống và kỹ năng tự bảo vệ trước các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục với nội dung phù hợp với lứa tuổi.
- Công tác phòng ngừa, can thiệp, hỗ trợ:
+ Giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích xuống còn 750/100.000 trẻ em vào năm 2030; giảm tỷ suất trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích xuống còn 07/100.000 trẻ em.
+ Hàng năm giảm 05 - 10% số trẻ em bị thương do tai nạn giao thông đường bộ.
+ Giảm 20% số trẻ em bị tử vong do đuối nước vào năm 2030 (giảm 04 em).
+ Giảm từ 05 - 07% trẻ em bị xâm hại (giảm từ 04 - 06 trẻ em).
+ 100% UBND các huyện, thành phố có kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em và bố trí kinh phí triển khai thực hiện hàng năm.
- Xử lý các trường hợp trẻ em bị xâm hại; hành vi gây tử vong trẻ em do tai nạn thương tích:
+ 100% các vụ việc bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em; hành vi gây tử vong trẻ em do tai nạn thương tích trên địa bàn đều được các cơ quan có thẩm quyền xác minh, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật.
+ 100% trẻ em bị xâm hại được trợ giúp pháp lý trong quá trình tố tụng.
- Công tác kiện toàn Ban Điều hành: 100% kiện toàn Ban Điều hành bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em các cấp nhằm bảo vệ trẻ em, phòng, chống tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em.
- Kiểm tra, giám sát:
+ Hàng năm kiểm tra, giám sát việc triển khai Đề án theo nhiệm vụ các huyện, thành phố.
+ Kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em nói chung, kiểm tra chuyên đề về phòng, chống xâm hại trẻ em tại địa phương.
V. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
a) Truyền thông nâng cao nhận thức, giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tai nạn, thương tích, xâm hại trẻ em cho các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức, nhân viên y tế, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em, cộng đồng và xã hội. Hướng dẫn, tư vấn, giáo dục cho trẻ em các kiến thức, kỹ năng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích, xâm hại trẻ em. Tuyên truyền qua hệ thống loa đài, tờ rơi về công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước. Tư vấn, giáo dục kiến thức, kỹ năng về an toàn trong môi trường nước cho trẻ em tại trường học, cộng đồng, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em; giám sát, trông giữ trẻ an toàn; tổ chức các hoạt động can thiệp giảm nguy cơ gây tai nạn đuối nước cho trẻ em; tổ chức tập huấn cho đội ngũ hướng dẫn viên dạy bơi an toàn cho trẻ em, nhân viên cứu hộ bể bơi; triển khai và nhân rộng các lớp dạy bơi an toàn cho trẻ em trên toàn tỉnh; triển khai các can thiệp phòng, chống đuối nước trong thiên tai, bão lũ.
b) Tổ chức hội nghị, hội thảo bàn các giải pháp nhằm triển khai Đề án đạt hiệu quả, ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng trẻ em bị tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em.
c) Nâng cao năng lực, hướng dẫn thực hiện các chính sách, pháp luật về phòng, chống tai nạn, thương tích, xâm hại trẻ em; các kỹ năng về phòng, chống tai nạn, thương tích, xâm hại trẻ em cho đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp, các ngành, nhân viên y tế ấp, khu phố và các đoàn thể liên quan. Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác trẻ em, cán bộ điều tra thân thiện với trẻ em.
2. Thực hiện quy trình phòng ngừa, can thiệp, hỗ trợ
a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở, ban, ngành hướng dẫn ngành dọc thuộc các huyện, thành phố triển khai đạt các chỉ tiêu đề ra. Thực hiện quy trình phối hợp, hỗ trợ, can thiệp, xử lý đối với các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP , gồm 06 bước sau: (1) Tiếp nhận và phối hợp xử lý thông tin. (2) Đánh giá ban đầu mức độ tổn hại của trẻ em; thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tạm thời cho trẻ em trong trường hợp đặc biệt. (3) Xác định nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp của trẻ em. (4) Xây dựng, phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp. (5) Thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp. (6) Rà soát, đánh giá sau khi thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp.
b) Tiếp nhận khám, chữa bệnh, phòng ngừa và hỗ trợ, can thiệp của ngành y tế đối với trẻ em bị tai nạn thương tích; trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục: Lồng ghép hoạt động phòng ngừa bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em vào hoạt động khám, chữa bệnh cho trẻ em và hoạt động tư vấn, hỗ trợ tâm lý trong bệnh viện. Xây dựng quy trình tiếp nhận khám, chữa bệnh và tăng cường năng lực của nhân viên y tế về phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em. Cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời, chất lượng cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục. Kết nối các biện pháp điều tra thân thiện với dịch vụ y tế, hỗ trợ tâm lý, phúc lợi xã hội, dịch vụ bảo vệ trẻ em là người bị hại, người làm chứng của bạo lực, xâm hại tình dục.
c) Phòng ngừa, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch liên quan đến trẻ em thuộc thẩm quyền của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm ngăn ngừa trẻ em bị dụ dỗ, dẫn đến xâm hại tình dục. Hướng dẫn gia đình các biện pháp khắc phục, phòng, chống tình trạng cha mẹ, người thân xâm hại tính mạng, sức khỏe, tinh thần, nhân phẩm của trẻ em; trang bị kiến thức, kỹ năng thực hiện trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em.
3. Xử lý các trường hợp trẻ em bị xâm hại
Các trường hợp bạo lực, xâm hại trẻ em được xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em, hình sự, tố tụng hình sự, xử lý vi phạm hành chính và các quy định của pháp luật hiện hành liên quan.
4. Công tác chỉ đạo điều hành, kiện toàn Ban Điều hành
a) Hàng năm rà soát, kiện toàn Ban Điều hành bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em các cấp, đồng thời, cơ quan thường trực tham mưu Trưởng ban mời các đơn vị là thành viên của Ban Điều hành tiến hành họp định kỳ theo quy định từ đó, tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện công tác trẻ em nhằm bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em và triển khai hoạt động theo các mục đích và yêu cầu đã đề ra.
b) Các sở, ban, ngành, đoàn thể là thành viên của Ban Điều hành bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em thực hiện nhiệm vụ theo chức năng của ngành, theo Quyết định số 38/QĐ-BĐH ngày 23 tháng 3 năm 2021 của Ban Điều hành bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Điều hành bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tỉnh Đồng Nai.
5. Công tác kiểm tra, giám sát
a) Hàng năm kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em; kiểm tra chuyên đề về phòng, chống xâm hại trẻ em; công tác điều tra, truy tố, xét xử đối tượng xâm hại trẻ em và công tác trợ giúp pháp lý cho trẻ em theo quy định. Kiểm tra, giám sát, đánh giá công nhận các ngôi nhà đạt tiêu chí Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
b) Tổ chức kiểm tra, rà soát phát hiện kịp thời các khu vực thường xảy ra tai nạn đuối nước hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước để có biện pháp chủ động phòng ngừa, bảo đảm an toàn cho trẻ em trong dịp nghỉ học, nghỉ hè, mùa mưa bão lũ như làm nắp đậy giếng, bể nước, dụng cụ chứa nước sinh hoạt, làm rào chắn, biển cảnh báo tại hố nước, hồ ao, sông ngòi, các khu vực nước sâu, nguy hiểm, lấp bỏ những hố nước, hố công trình xây dựng sau sử dụng...; hướng dẫn sử dụng các thiết bị an toàn trong môi trường nước cho trẻ em. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường thủy và an toàn trong môi trường nước cho trẻ em; thường xuyên kiểm tra các phương tiện vận chuyển đường thủy, các khu vui chơi, thể thao dưới nước có trẻ em; phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em tại cơ sở; xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm.
6. Xây dựng môi trường an toàn phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em
a) Xây dựng mô hình xã, phường, thị trấn đạt cộng đồng an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, tích trẻ em theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; tổ chức triển khai các hoạt động rà soát, can thiệp và tư vấn trực tiếp tại các gia đình, nhằm loại bỏ nguy cơ gây tai nạn, thương tích trẻ em tại gia đình; kiểm tra, giám sát, đánh giá công nhận các ngôi nhà đạt tiêu chí Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
b) Xây dựng Trường học an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em: xây dựng trường mầm non an toàn, trường tiểu học và trung học cơ sở an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; tổ chức tuyên truyền, tập huấn về các tiêu chuẩn trường học an toàn cho học sinh, giáo viên; cải tạo, loại bỏ nguy cơ gây tai nạn, thương tích trẻ em trong trường học; tổ chức các lóp tập huấn về các kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá công nhận các trường học đạt tiêu chuẩn Trường học an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
Củng cố và nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, các cấp, các ngành, đoàn thể liên quan đến công tác phòng, chống tai nạn, thương tích, xâm hại trẻ em. Chú trọng việc đào tạo, tập huấn cho cán bộ tuyến huyện, xã. Huy động nguồn lực cho Đề án phòng, chống tai nạn, thương tích, xâm hại trẻ em từ các nguồn của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng để bảo đảm nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án. Tăng cường quản lý, giám sát và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí đầu tư cho công tác phòng, chống tai nạn, thương tích, xâm hại trẻ em.
Thời gian thực hiện Đề án từ năm 2022 đến năm 2030.
1. Kinh phí thực hiện Đề án được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các sở, ban, ngành, địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành đồng thời huy động nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, các nguồn hợp pháp khác.
2. Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Đề án này, các sở, ban, ngành, địa phương chủ động lập dự toán chi hàng năm, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thực hiện.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án. Phối hợp các cơ quan, tổ chức liên quan hỗ trợ giải quyết các trường hợp nghiêm trọng và vượt quá khả năng giải quyết của địa phương.
b) Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan xây dựng quy chế phối hợp thực hiện Đề án phòng, chống tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2022 - 2030.
c) Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan thực hiện đa dạng các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; phòng, chống xâm hại trẻ em cho đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cán bộ tại các trung tâm, cơ sở bảo trợ xã hội có quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em, các trường nghề thuộc quản lý của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Hướng dẫn xây dựng các mô hình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em: Xây dựng mô hình xã, phường, thị trấn đạt cộng đồng an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, tích trẻ em theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
d) Hàng năm, tham mưu kiện toàn Ban Điều hành khi có sự thay đổi thành viên; phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống xâm hại trẻ em; phòng ngừa tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng, chống đuối nước trẻ em. Tổng hợp đánh giá về tình hình tai nạn, thương tích, xâm hại trẻ em; triển khai hệ thống theo dõi, giám sát theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
đ) Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện Đề án; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án và định kỳ báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Xây dựng kế hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích xâm hại trẻ em trong giai đoạn tiếp theo.
2. Công an tỉnh
a) Tiếp nhận tin tố cáo, tố giác tội phạm và đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các đối tượng có hành vi bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, lợi dụng trẻ em, bóc lột sức lao động trẻ em và các hành vi vi phạm pháp luật nhắm vào nạn nhân là trẻ em; các hành vi gây tử vong trẻ em do tai nạn thương tích. Kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi bao che, chậm trễ, cố tình kéo dài hoặc không giải quyết các trường hợp bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em; các hành vi gây tử vong trẻ em do tai nạn thương tích.
b) Chỉ đạo Công an cấp huyện xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em; các hành vi gây tử vong trẻ em do tai nạn thương tích. Chủ động trao đổi, cung cấp thông tin xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp. Tăng cường công tác phòng ngừa, tuyên truyền phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, tuyên truyền phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm để nhân dân cảnh giác.
c) Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch của cấp trên liên quan đến công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em. Phối hợp các ban, ngành liên quan trong việc hỗ trợ, can thiệp, bảo vệ an toàn cho trẻ em là nạn nhân bị xâm hại; phòng ngừa tái phạm, quản lý, giáo dục trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý nghiêm đối với tội phạm xâm hại trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật, làm giảm số vụ xâm hại tình dục trẻ em trong thời gian tới.
d) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội. Kiểm tra, tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy nội địa, phòng cháy, chữa cháy, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, pháo, đồ chơi nguy hiểm và các vi phạm khác về trật tự, an toàn xã hội. Thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em do ngành Công an quản lý tại các địa phương. Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp số liệu trẻ em bị xâm hại trước ngày 13 hàng tháng để tổng hợp, báo cáo kịp thời.
3. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của ngành, chỉ đạo Tòa án nhân dân cấp huyện tiếp nhận, giải quyết kịp thời, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; thường xuyên rà soát hồ sơ các vụ án liên quan và có biện pháp xử lý dứt điểm, không để tồn đọng, kéo dài; gửi kết quả giải quyết, xét xử đối với các vụ án liên quan đến hành vi xâm hại trẻ em cho ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp thông qua gửi bản án, quyết định hoặc thông tin nhanh.
4. Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của ngành, tiếp nhận, giải quyết và chỉ đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện tiếp nhận, giải quyết kịp thời, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; thường xuyên rà soát hồ sơ các vụ án liên quan và có biện pháp xử lý dứt điểm, không để tồn đọng, kéo dài.
5. Sở Y tế
a) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện cấp cứu, điều trị cho trẻ em bị tai nạn, thương tích; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; bảo đảm điều kiện sơ cấp cứu, cứu hộ, cứu nạn và điều trị nhằm làm giảm tử vong, khuyết tật và các tổn thất về sức khỏe của trẻ em. Lồng ghép phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em trong xây dựng cộng đồng an toàn phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em của ngành y tế. Tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền, phòng chống tai nạn đuối nước cho cán bộ y tế ấp, khu phố; tư vấn, hướng dẫn sơ cấp cứu cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ khi có tai nạn thương tích xảy ra với trẻ em; tổng hợp số liệu trẻ em (từ 0 - dưới 16 tuổi) bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gửi Sở Lao động- Thương binh và Xã hội theo định kỳ quý, 06 tháng, 09 tháng và năm.
b) Chỉ đạo hệ thống ngành dọc triển khai thực hiện và đảm bảo công tác phối hợp các đơn vị liên quan khi được yêu cầu. Chỉ đạo các bệnh viện/cơ sở y tế ưu tiên tiếp nhận khám, điều trị đối với các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại; phát huy vai trò của Phòng Công tác xã hội của bệnh viện trong công tác tư vấn, tham vấn nhằm giúp ổn định tâm lý cho trẻ em và gia đình, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho trẻ em. Tùy từng trường hợp cụ thể, bệnh viện, cơ sở y tế có trách nhiệm cấp “giấy giới thiệu”, cử người đưa trẻ em đi khám giám định; cung cấp thông tin về kết quả khám, điều trị ban đầu của trẻ em cho UBND xã, phường, thị trấn (cơ quan cấp giấy giới thiệu); thông tin và cung cấp hồ sơ khám, điều trị ban đầu của trẻ em ngay cho cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vụ việc khi có yêu cầu hoặc thông tin nội dung vụ việc với UBND xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vụ việc (cơ quan cấp giấy giới thiệu) và UBND xã, phường, thị trấn nơi trẻ sinh sống để các đơn vị liên quan kịp thời thực hiện công tác hỗ trợ, can thiệp, xử lý theo quy định của pháp luật.
c) Tiếp nhận khám, chữa bệnh, phòng ngừa và hỗ trợ, can thiệp của ngành y tế đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục: Lồng ghép hoạt động phòng ngừa bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em vào hoạt động khám, chữa bệnh cho trẻ em và hoạt động tư vấn, hỗ trợ tâm lý trong bệnh viện. Xây dựng quy trình tiếp nhận khám, chữa bệnh và tăng cường năng lực của nhân viên y tế về phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em. Cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời, chất lượng cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục. Chỉ đạo tăng cường công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, ưu tiên giám định pháp y cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục kịp thời. Cung cấp thông tin trẻ em mang thai, sinh con đến các cơ quan liên quan kịp thời, đảm bảo thực hiện quyền trẻ em theo quy định của Luật Trẻ em.
d) Chỉ đạo Trung tâm Pháp y tỉnh tiếp nhận, khám giám định khẩn (lấy dấu vết, ADN...) cho trẻ em khi có giấy giới thiệu xin cấp y chứng hay quyết định trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và chỉ cung cấp kết quả giám định của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng để phục vụ công tác điều tra, xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố, các trường THPT, các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện và đảm bảo công tác phối hợp chặt chẽ các ngành liên quan và cử giáo viên giám hộ theo yêu cầu của cơ quan Công an địa phương nhằm đảm bảo an ninh, trật tự các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện tốt nhất để trẻ em là nạn nhân của bạo lực, xâm hại sớm được tái hòa nhập.
b) Thực hiện việc phòng ngừa bạo lực học đường; hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục trong các cơ sở giáo dục; công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong trường học đặc biệt là phòng, chống tai nạn giao thông, tai nạn đuối nước, ngã, ngộ độc thực phẩm...; nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, nhân viên y tế trường học, cán bộ quản lý giáo dục về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; thường xuyên hướng dẫn rà soát, thống kê tình hình học sinh chưa biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước, chưa biết các quy định khi tham gia giao thông... để có giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn; tổ chức giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trong trường học; xây dựng “Trường học an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em”.
c) Đẩy mạnh triển khai Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học” trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2018 - 2025” gắn với Bộ quy tắc ứng xử trong trường học trên địa bàn tỉnh. Tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên làm công tác tuyên truyền giáo dục, công tác xã hội trong các trường phổ thông, mầm non nhằm cập nhật kiến thức, kỹ năng về công tác tuyên truyền phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trực tiếp và gián tiếp qua môi trường mạng xã hội.
d) Chỉ đạo công tác tự rà soát, kiểm tra trách nhiệm bảo vệ trẻ em, phòng ngừa và xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trong trường học; thường xuyên phối hợp, kết hợp thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác này trong các đợt thanh tra, kiểm tra của ngành.
7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Thực hiện công tác phòng ngừa, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch liên quan đến trẻ em thuộc thẩm quyền của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm ngăn ngừa trẻ em bị dụ dỗ, dẫn đến xâm hại tình dục. Hướng dẫn gia đình các biện pháp khắc phục, phòng, chống tình trạng cha mẹ, người thân xâm hại tính mạng, sức khỏe, tinh thần, nhân phẩm của trẻ em; trang bị kiến thức, kỹ năng thực hiện trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em.
b) Triển khai công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong các hoạt động và thiết chế của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao và du lịch về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Hướng dẫn các cơ sở dịch vụ thể dục, thể thao liên quan đến hoạt động bơi, lặn bảo đảm an toàn phòng, chống đuối nước ở trẻ em hàng năm tổ chức giải thi bơi học sinh; tổ chức các lớp tập huấn cứu hộ, cứu đuối dành cho đội ngũ hướng dẫn viên dạy bơi, nhân viên cứu hộ bể bơi, cán bộ, giáo viên, cộng tác viên cơ sở... Hướng dẫn các địa phương tổ chức dạy bơi, dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em. Thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật, các tiêu chuẩn bảo đảm an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tại các cơ sở dịch vụ và hoạt động luyện tập thể dục, thể thao, vui chơi giải trí, du lịch.
8. Sở Tư pháp
Phối hợp các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn các huyện, thành phố thực hiện tốt công tác tuyên truyền pháp luật cho gia đình và trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục. Chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước và Phòng Tư pháp cấp huyện phối hợp các đơn vị liên quan khi được yêu cầu. Chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh thực hiện trợ giúp pháp lý cho các đối tượng theo quy định.
9. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng, chỉ đạo các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh tuyên truyền Đề án phòng, chống tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2022 - 2030.
b) Phối hợp các cơ quan chức năng tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao hiểu biết cho trẻ em về kiến thức, kỹ năng sử dụng mạng bổ ích, an toàn, kỹ năng bảo vệ mình trên môi trường mạng.
10. Sở Tài chính
Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh về kinh phí để triển khai Đề án theo quy định.
11. Sở Giao thông vận tải
Triển khai công tác phòng, chống tai nạn giao thông đường bộ, đường thủy cho trẻ em. Nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động của ngành Giao thông vận tải về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Rà soát, hướng dẫn tiêu chuẩn bảo đảm an toàn phương tiện đưa đón trẻ em, học sinh đến trường. Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai công tác phòng, chống tai nạn giao thông cho trẻ em trong trường học.
12. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Triển khai lồng ghép công tác phòng, chống đuối nước trẻ em trong phòng, chống thiên tai, bão lũ. Hướng dẫn và quản lý bảo đảm an toàn trong chăn nuôi, vật nuôi tại gia đình và cộng đồng để phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
13. Sở Xây dựng
Hướng dẫn tiêu chuẩn, tiêu chí an toàn cho trẻ em và thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc chấp hành tiêu chuẩn, tiêu chí an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em tại các công trình xây dựng, chung cư, nhà cao tầng.
14. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Chữ thập đỏ của tỉnh, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ chủ động tham gia thực hiện Đề án; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về phòng, chống tai nạn, thương tích, xâm hại trẻ em; tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách, tiêu chuẩn về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; phòng, chống xâm hại trẻ em. Đồng thời vận động, giáo dục đoàn viên thanh niên tích cực tham gia công tác bảo vệ trẻ em, phối hợp với gia đình, nhà trường quản lý giáo dục thanh thiếu niên, đặc biệt là thanh thiếu niên cá biệt; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và xã hội bổ ích cho thanh thiếu niên trong trường học và trên địa bàn dân cư, góp phần phòng ngừa các vi phạm pháp luật ở thanh thiếu niên. Quan tâm, hỗ trợ các trường hợp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
15. Báo Đồng Nai, Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai
Xây dựng chương trình tuyên truyền thường kỳ; phối hợp các đơn vị liên quan, xây dựng các phóng sự, tin bài tuyên truyền về nội dung phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; tuyên truyền phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em. Thường xuyên cập nhật tin, bài, ảnh tuyên truyền về phòng, chống tội phạm bạo lực, xâm hại trẻ em lên fanpage chính thức của đơn vị mình.
16. UBND các huyện, thành phố
a) Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện đầy đủ các mục tiêu, chỉ tiêu của Đề án về phòng, chống tai nạn, thương tích, xâm hại trẻ em tại địa phương; bố trí ngân sách, nhân lực của địa phương để thực hiện đạt mục tiêu Đề án; thường xuyên kiểm tra, rà soát tiến độ thực hiện Đề án.
b) Kịp thời triển khai thực hiện công tác phòng ngừa, can thiệp, hỗ trợ trẻ em theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ; xử lý nghiêm các cơ quan, tổ chức, cá nhân che giấu, không thông tin, tố giác các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc thiếu trách nhiệm trong xử lý các vụ việc; tăng cường truyền thông về đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ trẻ em.
c) Huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, đoàn thể và cộng đồng xã hội trong việc phát hiện, giám sát, cảnh giới, gia cố, cải tạo các khu vực có nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ em.
d) Tăng cường kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất các đơn vị, tổ chức, cá nhân việc thực hiện quy trình trên địa bàn. Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc để xảy ra tình trạng không kịp thời can thiệp, hỗ trợ các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại trên địa bàn. Báo cáo theo Thông tư số 13/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định bộ chỉ tiêu thống kê về tình hình trẻ em và tình hình xâm hại trẻ em, xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em. Tổng hợp báo cáo hàng năm trước ngày 15/11.
VIII. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO
Yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Đề án nêu trên. Hàng năm, báo cáo kết quả hoạt động về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội định kỳ 06 tháng (10/6) và năm (15/11) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Trung ương theo quy định. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện (báo cáo sơ kết vào tháng 11/2025 và báo cáo tổng kết vào tháng 10/2030). Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc; báo cáo gửi UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) xem xét, chỉ đạo./.
QUY
TRÌNH PHỐI HỢP HỖ TRỢ, CAN THIỆP, XỬ LÝ ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP TRẺ EM BỊ BẠO
LỰC, XÂM HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Kèm theo Quyết định số 224/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2022 của UBND tỉnh)
Quy trình phối hợp hỗ trợ, can thiệp, xử lý đối với các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại (sau đây gọi tắt là Quy trình), gồm các bước sau:
1. Tiếp nhận và phối hợp xử lý thông tin.
2. Đánh giá ban đầu mức độ tổn hại của trẻ em; thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tạm thời cho trẻ em trong trường hợp đặc biệt.
3. Xác định nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp của trẻ em.
4. Xây dựng, phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp.
5. Thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp.
6. Rà soát, đánh giá sau khi thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp.
II. TIẾP NHẬN, PHỐI HỢP XỬ LÝ THÔNG TIN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ XỬ LÝ THÔNG TIN
1. Tiếp nhận thông tin
a) Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo ngay (trực tiếp hoặc qua điện thoại hoặc hình thức khác) cho nơi tiếp nhận thông tin khi phát hiện hoặc có thông tin về trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại. Nơi tiếp nhận thông tin là một trong những cơ quan sau đây:
- UBND xã/phường/thị trấn nơi xảy ra vụ việc hoặc nơi trẻ em cư trú.
- Công an nơi xảy ra vụ việc.
- Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em: 111; 113.
- Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp.
b) Người tiếp nhận thông tin có trách nhiệm ghi chép đầy đủ thông tin do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp (theo Mẫu số 01 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP[1]).
2. Phối hợp xử lý thông tin
a) Nơi đã tiếp nhận thông tin về trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại, có trách nhiệm:
- Chuyển ngay thông tin đến UBND xã/phường/thị trấn nơi xảy ra vụ việc (cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em ở địa phương, có trách nhiệm chính trong công tác hỗ trợ, can thiệp, xử lý đối với các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại) để thực hiện các bước tiếp theo của quy trình.
- Đối với trường hợp cơ quan Công an các cấp tiếp nhận nguồn tin về đối tượng có hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em thì kể từ khi bắt đầu giải quyết vụ việc phải thông tin ngay đến UBND xã/phường/thị trấn nơi xảy ra vụ việc để kịp thời cử người làm công tác bảo vệ trẻ em các xã/phường/thị trấn hoặc thành viên Ban Điều hành xã/phường/thị trấn đến tiếp cận, nắm bắt thông tin và theo dõi vụ việc; đồng thời, đảm bảo trong quá trình làm việc với trẻ em (đối với nạn nhân là trẻ em gái) phải có mặt người giám hộ của trẻ em, khuyến khích điều tra viên nữ, cán bộ có kinh nghiệm, đã qua đào tạo, tập huấn và luật sư, trợ giúp viên trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền lợi cho trẻ em trong quá trình lấy lời khai.
b) Khi có thông tin về trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại; các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần nắm thông tin của người tiếp nhận đế tiếp tục liên hệ hoặc có cơ sở hướng dẫn, đề nghị hỗ trợ, can thiệp, xử lý nếu các trường hợp liên quan đến trẻ em không được giải quyết kịp thời, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.
c) UBND xã/phường/thị trấn chủ trì, chỉ đạo người làm công tác bảo vệ trẻ em xã/phường/thị trấn hoặc đại diện thành viên Ban Điều hành trẻ em xã/phường/thị trấn phối hợp cơ quan Công an và tổ chức, cá nhân liên quan kiểm tra tính xác thực thông tin về trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại; đánh giá sơ bộ thực trạng vụ việc, nguy cơ mất an toàn và mức độ gây tổn hại đối với trẻ em để có các biện pháp can thiệp kịp thời.
3. Báo cáo kết quả xử lý thông tin
Trong thời hạn 02 giờ kể từ thời điểm nhận thông tin vụ việc, người làm công tác bảo vệ trẻ em xã/phường/thị trấn phải báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý tính xác thực của thông tin cho Chủ tịch UBND và Trưởng ban Điều hành xã/phường/thị trấn và cơ quan Công an; đồng thời, báo cáo nhanh về Thường trực Ban điều hành Bảo vệ trẻ em cấp huyện (Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội) bằng văn bản để phối hợp và triển khai các biện pháp hỗ trợ, can thiệp theo quy định.
1. Đánh giá ban đầu mức độ tổn hại của trẻ em
a) Ngay khi có kết quả xác thực về vụ việc
- Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn có thẩm quyền cấp Giấy giới thiệu cho cha/mẹ/người trực tiếp nuôi dưỡng để trẻ em đến bệnh viện/cơ sở y tế trên địa bàn để được khám và điều trị khẩn cấp; xác định ban đầu trẻ bị thương tích như thế nào để có hướng giải quyết xử lý hành chính hoặc có văn bản thông báo gửi Công an cấp huyện nếu có dấu hiệu tội phạm.
Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn có thẩm quyền cấp Giấy giới thiệu cho cha/mẹ người trực tiếp nuôi dưỡng để đưa trẻ em đến bệnh viện/cơ sở y tế trên địa bàn để được khám và điều trị khẩn cấp; chỉ đạo Công an cùng cấp xác minh ban đầu sự việc, chuyển ngay nguồn tin cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nếu có dấu hiệu của tội phạm.
- Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan như sau:
+ Cơ quan Công an xã/phường/thị trấn: Khi tiếp nhận nguồn tin về tội phạm liên quan đến trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại thuộc thẩm quyền xử lý cấp huyện thì chuyển hồ sơ về Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện để tiến hành ngay việc trưng cầu giám định và khẩn trương đưa trẻ em đi giám định ghi nhận dấu chứng.
+ Bệnh viện/cơ sở y tế có trách nhiệm:
Tiếp nhận khám, điều trị khẩn cấp cho trẻ em; đồng thời kết nối Trung tâm Công tác xã hội tỉnh cử nhân viên hoặc chuyên viên tâm lý của bệnh viện thực hiện tư vấn, tham vấn cho trẻ em và gia đình trẻ ổn định tâm lý.
Trong thời hạn 08 giờ kể từ lúc tiếp nhận trẻ em bị xâm hại, bệnh viện/cơ sở y tế phải thông báo kết quả khám, điều trị ban đầu cho UBND cấp xã nơi xảy ra sự việc và UBND cấp xã nơi trẻ em cư trú để theo dõi, phối hợp; nếu trẻ em có dấu hiệu bị xâm hại (hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại tình dục,...) thì phải thông báo và cung cấp ngay tài liệu, hồ sơ cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nơi xảy ra sự việc để tiếp nhận, xử lý theo quy định của pháp luật. Việc cung cấp thông tin, hồ sơ phải đảm bảo theo chế độ thông tin mật theo quy định pháp luật.
+ Bệnh viện/cơ sở y tế có trách nhiệm ghi nhận, thu giữ, bảo quản dấu vết, vật chứng có thể thu thập được trên cơ thể người bị hại và đối tượng (vết máu, lông tóc, tinh dịch,...); kịp thời bảo quản, phối hợp Cơ quan điều tra để làm rõ. Trong thời hạn 08 giờ kể từ thời điểm nhận thông báo và hồ sơ của bệnh viện/cơ sở y tế, Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn có thẩm quyền gửi thông báo bằng văn bản kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan đến cơ quan Công an cấp xã, cấp huyện. Trong thời hạn không quá 24 giờ[2] kể từ thời điểm nhận thông báo bằng văn bản của Chủ tịch UBND, cơ quan Công an xã/phường/thị trấn tổng hợp báo cáo và hồ sơ liên quan gửi cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện để xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
+ Trung tâm Pháp y tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, giám định cho trẻ em khi có Quyết định trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày tiếp nhận giám định, Trung tâm Pháp y tỉnh phải gửi kết luận giám định cho cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định để phục vụ công tác điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
- Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn chỉ đạo cán bộ phụ trách trẻ em xã/phường/thị trấn phối hợp với thành viên Ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em xã/phường/thị trấn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tiến hành việc đánh giá nguy cơ ban đầu, mức độ tổn hại của trẻ em (theo Mẫu số 02 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP) và báo cáo Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn trong vòng 06 giờ kể từ khi có kết quả xác thực về vụ việc.
b) Sau khi tiếp nhận nguồn tin về tội phạm liên quan đến trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại kèm theo tài liệu liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP- BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29 tháng 12 năm 2017 quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; Thông tư số 28/2020/TT-BCA ngày 26 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của lực lượng Công an nhân dân.
- Trong thời hạn 12 giờ kể từ thời điểm nhận kiến nghị khởi tố, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện ra Quyết định trưng cầu giám định; cử người đưa trẻ em đi giám định; gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho Trung tâm Pháp y tỉnh; gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện Kiểm sát nhân dân có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
- Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định, Trung tâm Pháp y tỉnh phải có kết luận giám định. Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định thì Trung tâm Pháp y tỉnh phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do và gửi cho cơ quan trưng cầu giám định.
- Trong vòng 24 giờ kể từ khi có kết luận giám định, Trung tâm Pháp y tỉnh phải gửi kết luận giám định cho cơ quan đã trưng cầu.
- Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được kết luận giám định, cơ quan đã trưng cầu phải gửi kết luận giám định cho Viện Kiểm sát nhân dân có thẩm quyền thực hành công tố và kiểm sát điều tra.
- Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kết luận giám định thì cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện phải thông báo kết luận giám định cho người bị hại, người tham gia tố tụng khác có liên quan (gồm: Cơ quan kiến nghị khởi tố, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại).
c) Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện tiếp tục thực hiện các bước thuộc quy trình tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật. Sau khi có kết quả xử lý vụ việc, phải thông báo bằng văn bản cho UBND xã/phường/thị trấn và gia đình nạn nhân được biết.
2. Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tạm thời cho trẻ em trong trường hợp đặc biệt như sau
a) Các biện pháp can thiệp khẩn cấp được thực hiện trong thời gian nhanh nhất và không quá 12 giờ kể từ thời điểm nhận được thông tin đối với các trường hợp trẻ em đang bị đe dọa hoặc bị gây tổn hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm hoặc cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em chính là người gây tổn hại cho trẻ em. Các đơn vị, cá nhân sau thực hiện biện pháp can thiệp khẩn cấp:
- Cán bộ phụ trách trẻ em xã/phường/thị trấn: Phối hợp bệnh viện/cơ sở y tế, cơ quan Công an các cấp để kịp thời điều trị, chăm sóc sức khỏe và bảo đảm sự an toàn về tính mạng, nhân phẩm của trẻ em; tiếp tục phối hợp thành viên Ban Điều hành Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em xã/phường/thị trấn và các tổ chức, cá nhân liên quan đánh giá mức độ tổn hại và mức độ an toàn của trẻ em, xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trình Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn phê duyệt và triển khai thực hiện.
- Cơ quan Công an các cấp có trách nhiệm: Tiếp nhận thông tin, thực hiện các biện pháp để ngăn chặn các hành vi đe dọa hoặc gây tổn hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của trẻ em; đồng thời, cung cấp, trao đổi thông tin với cán bộ phụ trách trẻ em xã/phường/thị trấn và Thường trực Ban Điều hành Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em cấp huyện để đảm bảo công tác phối hợp đạt hiệu quả.
- Bệnh viện/cơ sở y tế có trách nhiệm: Ưu tiên tiếp nhận, khám, điều trị khẩn cấp cho trẻ em khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em[3] hoặc người trực tiếp đưa trẻ đến bệnh viện/cơ sở y tế[4]; lưu giữ chứng cứ tổn hại của trẻ em phục vụ việc giám định theo hướng dẫn của Bộ Y tế[5]; đồng thời, lưu trữ hồ sơ khám, điều trị của trẻ em theo quy định của pháp luật để phục vụ công tác điều tra, xử lý vụ việc. Trong từng trường hợp cụ thể, bệnh viện/cơ sở y tế có trách nhiệm như sau:
+ Trường hợp cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em đưa trẻ đến cơ sở y tế/bệnh viện: Sau khi khám cho trẻ em, bệnh viện/cơ sở y tế tư vấn để cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em lựa chọn giữa việc ưu tiên điều trị, xử lý vết thương khẩn cấp cho trẻ em hoặc ưu tiên đưa trẻ em đến Trung tâm Pháp y tỉnh để khám giám định (lấy dấu vết, ADN,...) phục vụ công tác điều tra, xử lý vụ việc; đồng thời tư vấn về việc tố giác tội phạm với cơ quan Công an nơi xảy ra vụ việc. Việc tư vấn phải được lập thành biên bản, ghi rõ quyết định của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, cam kết không khiếu nại bệnh viện/cơ sở y tế nếu phát sinh vấn đề liên quan đến quyền lợi hợp pháp của trẻ em và có xác nhận của các bên, mỗi bên giữ 01 (một) bản, có giá trị pháp lý như nhau. Trường hợp cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em quyết định ưu tiên đưa trẻ đi khám giám định thì bệnh viện/cơ sở y tế có thẩm quyền cấp Giấy giới thiệu trẻ em đến Trung tâm Pháp y tỉnh.
+ Trường hợp người trực tiếp đưa trẻ đến cơ sở y tế/bệnh viện không phải cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em: Sau khi khám cho trẻ em, bệnh viện/cơ sở y tế ưu tiên điều trị, xử lý vết thương khẩn cấp cho trẻ em; sau đó, cấp Giấy giới thiệu và cử người đưa trẻ em đến Trung tâm Pháp y tỉnh để khám giám định (lấy dấu vết, ADN,...) phục vụ công tác điều tra, xử lý vụ việc.
+ Trường hợp cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em chính là người bạo lực (hành hạ, ngược đãi, đánh đập), xâm hại, xâm hại tình dục trẻ em: Sau khi khám cho trẻ em, bệnh viện/cơ sở y tế ưu tiên điều trị, xử lý vết thương khẩn cấp cho trẻ em; sau đó, cấp Giấy giới thiệu và cử người đưa ngay trẻ em đến Trung tâm Pháp y tỉnh để khám giám định (lấy dấu vết, ADN,...) phục vụ công tác điều tra, xử lý; đồng thời thông tin và cung cấp hồ sơ khám, điều trị của trẻ em ngay cho cơ quan Công an xã/phường/thị trấn nơi xảy ra vụ việc để cơ quan Công an tiếp nhận, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật; thông tin nội dung vụ việc với UBND xã/phường/thị trấn nơi xảy ra vụ việc và UBND xã/phường/thị trấn nơi trẻ sinh sống để UBND kịp thời chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phối hợp theo dõi, hỗ trợ, can thiệp theo quy định của pháp luật.
b) Tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và biện pháp chăm sóc thay thế được thực hiện trong vòng 12 giờ kể từ thời điểm nhận được thông tin đối với các trường hợp: (i) Trẻ em bị bạo lực, xâm hại bởi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em; (ii) Trẻ em bị bạo lực, xâm hại nhưng cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em từ chối thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp; (iii) Trẻ em bị bạo lực, xâm hại có nguy cơ tiếp tục bị bạo lực, xâm hại bởi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em. Các đơn vị, cá nhân sau thực hiện biện pháp tạm thời cách ly hoặc chăm sóc thay thế như sau:
- Cán bộ phụ trách trẻ em xã/phường/thị trấn là đầu mối, phối hợp với Ban Điều hành Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em xã/phường/thị trấn và các đơn vị liên quan để rà soát, xem xét và thống nhất đề nghị bằng văn bản về việc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em (nội dung buổi làm việc phải được ghi Biên bản). Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn có thẩm quyền ra Quyết định tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em (theo Mẫu số 07 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP), bố trí nơi tạm trú an toàn và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế trên cơ sở xem xét văn bản đề nghị của cán bộ phụ trách trẻ em xã/phường/thị trấn.
- Ngay sau khi có Quyết định của Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn, trẻ em được bàn giao đến cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập có nuôi dưỡng trẻ em tại địa phương chăm sóc thay thế hoặc giao cơ sở bảo trợ xã hội công lập có nuôi dưỡng trẻ em trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn chỉ đạo các đơn vị liên quan hoàn tất hồ sơ của trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định. Trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội trong thời gian tối đa không quá 03 tháng[6] và được hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.
- Quyết định tạm thời cách ly trẻ em có hiệu lực kể từ ngày ký; được gửi đến cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để thực hiện. Thời hạn tạm thời cách ly tối đa không quá 15 ngày[7] trừ trường hợp phải tiếp tục cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Khi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em được đánh giá bảo đảm điều kiện an toàn cho trẻ em thì Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn hủy bỏ quyết định tạm thời cách ly (theo Mẫu số 03 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP).
IV. XÁC ĐỊNH NHU CẦU CẦN HỖ TRỢ, CAN THIỆP CỦA TRẺ EM
1. Sau khi đánh giá ban đầu, cán bộ phụ trách trẻ em xã/phường/thị trấn phối hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện việc thu thập thông tin, đánh giá nguy cơ cụ thể (theo Mẫu số 03 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP).
2. Trường hợp trẻ em cần được áp dụng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp, Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn chủ trì cuộc họp với Ban Điều hành Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em xã/phường/thị trấn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân, tổ dân phố, khu phố, ấp (nơi trẻ em cư trú hoặc nơi xảy ra vụ việc) và cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em để xác định các biện pháp bảo vệ tương ứng với nhu cầu thực tế của trẻ em.
V. XÂY DỰNG, PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HỖ TRỢ, CAN THIỆP
1. Căn cứ kết quả thu thập thông tin, đánh giá nguy cơ cụ thể (theo Mẫu số 03 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP) và biên bản cuộc họp xác định các biện pháp bảo vệ trẻ em, trong thời hạn 03 ngày làm việc, cán bộ phụ trách trẻ em xã/phường/thị trấn phối hợp thành viên Ban Điều hành xã/phường/thị trấn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan xây dựng và thống nhất nội dung kế hoạch hỗ trợ, can thiệp (theo Mẫu số 04 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP) trước khi trình Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn xem xét, phê duyệt. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận kế hoạch hỗ trợ, can thiệp, Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn xem xét, ban hành Quyết định phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp. Đối với trường hợp khẩn cấp, Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn xem xét, ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận kế hoạch hỗ trợ, can thiệp. Quyết định này được gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện và cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em.
2. Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp bao gồm các nội dung như sau:
a) Các hoạt động cụ thể cần thực hiện, thời điểm bắt đầu và dự kiến kết thúc; trong đó, sắp xếp các hoạt động theo thứ tự ưu tiên dựa trên nhu cầu thực tế của trẻ em.
b) Phân công cụ thể trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã/phường/thị trấn thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp.
c) Dự toán kinh phí cho từng hoạt động.
3. Hồ sơ trình đề nghị xem xét, phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp bao gồm:
a) Báo cáo tiếp nhận thông tin trẻ em; đánh giá nguy cơ ban đầu, thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ em (theo Mẫu số 01 và 02 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP).
b) Báo cáo thu thập thông tin, xác minh và đánh giá nguy cơ cụ thể của trẻ em (theo Mẫu số 03 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP); biên bản cuộc họp xác định các biện pháp bảo vệ trẻ em; các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
c) Dự thảo Quyết định phê duyệt và kế hoạch hỗ trợ, can thiệp (theo Mẫu số 04 và 05 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP).
VI. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HỖ TRỢ, CAN THIỆP
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn phân công trong kế hoạch hỗ trợ, can thiệp và cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm chủ động phối hợp để thực hiện các hoạt động, cụ thể như sau:
a) Cán bộ phụ trách trẻ em xã/phường/thị trấn trực tiếp thực hiện một số hoạt động hỗ trợ, can thiệp và chủ trì, phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp, cụ thể:
- Kết nối dịch vụ trên địa bàn xã/phường/thị trấn; cung cấp kiến thức, kỹ năng cơ bản về bảo vệ, chăm sóc trẻ em và hướng dẫn trẻ em và cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em tiếp cận các dịch vụ bảo vệ trẻ em hoặc yêu cầu sự hỗ trợ của cơ quan có trách nhiệm bảo vệ trẻ em các cấp, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em ngoài địa bàn.
- Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ, can thiệp; kiến nghị Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn kịp thời điều chỉnh kế hoạch phù hợp với thay đổi của trẻ em và mức độ an toàn của môi trường trẻ em đang sinh sống.
- Vận động cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng tham gia hỗ trợ trẻ em.
b) Bệnh viện/cơ sở y tế có trách nhiệm:
- Tiếp nhận, khám và điều trị kịp thời cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại; và điều trị phơi nhiễm trong thời gian sớm nhất cho trẻ em nếu xác định rõ đối tượng xâm hại tình dục có nhiễm HIV.
- Cung cấp các dịch vụ trị liệu tâm lý, giúp trẻ em ổn định, phục hồi về tinh thần.
c) Cơ quan Công an xã/phường/thị trấn có trách nhiệm: Thực hiện các biện pháp bảo vệ nạn nhân, nhân chứng, đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch can thiệp, hỗ trợ.
d) Cơ quan Tư pháp xã/phường/thị trấn có trách nhiệm: Tư vấn, tham vấn, hỗ trợ thủ tục pháp lý cho trẻ em và gia đình nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ trước các cơ quan tố tụng.
đ) Nhà trường/cơ sở giáo dục có trách nhiệm:
- Bảo mật về thông tin liên quan đến trẻ em.
- Tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi nhất để trẻ em bị bạo lực, xâm hại, xâm hại tình dục trở lại trường học và không phải bỏ học.
- Phân công giáo viên chủ nhiệm, cán bộ hoặc thầy, cô phụ trách tư vấn học đường theo dõi tình hình tâm lý, sức khỏe của trẻ em để kịp thời hỗ trợ, can thiệp; hoạt động này thực hiện theo quy định về bảo mật thông tin của trẻ không gây ảnh hưởng đến tâm lý trẻ em.
e) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phối hợp thực hiện các hoạt động nhằm can thiệp, hỗ trợ trẻ em theo sự phân công; tránh thực hiện các hoạt động đơn lẻ làm ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống hàng ngày của trẻ em và gia đình.
2. Trung tâm Công tác xã hội tỉnh trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm liên hệ kết nối các tổ chức xã hội, cá nhân liên quan giới thiệu cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, can thiệp cần thiết cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại; nếu theo đề nghị của Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn hoặc Thường trực Ban Điều hành Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em cấp huyện mà tỉnh không có loại dịch vụ để hỗ trợ theo yêu cầu thì Trung tâm Công tác xã hội tỉnh có trách nhiệm kết nối với Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em để hỗ trợ.
VII. RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ SAU KHI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HỖ TRỢ, CAN THIỆP
1. Cán bộ phụ trách trẻ em xã/phường/thị trấn chủ trì, phối hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp tổ chức rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch (theo Mẫu số 06 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP). Trên cơ sở kết quả rà soát, đánh giá, người làm công tác bảo vệ trẻ em xã/phường/thị trấn có trách nhiệm:
a) Trình Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn về việc kết thúc kế hoạch hỗ trợ, can thiệp nếu trẻ em không còn nguy cơ bị bạo lực, xâm hại và các yếu tố về thể chất, tâm lý, nhận thức, tình cảm của trẻ em ổn định.
b) Trình Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn tiếp tục quy trình xây dựng, phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp nếu trẻ em vẫn có nguy cơ tiếp tục bị bạo lực, xâm hại hoặc các yếu tố về thể chất, tâm lý, nhận thức và tình cảm của trẻ em chưa ổn định.
2. Hồ sơ kế hoạch hỗ trợ, can thiệp được lưu trữ theo chế độ mật (đối với các trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục) tại UBND xã/phường/thị trấn và nhập vào cơ sở dữ liệu trẻ em.
1. Thời gian và loại báo cáo
a) Báo cáo nhanh (khẩn) hoặc đột xuất: Trong thời hạn 24 giờ kể từ ngày có kết quả xác thực vụ việc liên quan đến bạo lực, xâm hại, UBND xã/phường/thị trấn gửi báo cáo nhanh (khẩn) về UBND, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện hoặc gửi báo cáo đột xuất khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. Báo cáo này được sử dụng để cung cấp cho các ngành liên quan.
- Báo cáo định kỳ 03 tháng, 06 tháng và hàng năm (trước ngày 20/3, 20/6, 10/12), UBND xã/phường/thị trấn gửi báo cáo kết quả thực hiện quy trình trên địa bàn về UBND, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện để theo dõi, tổng hợp báo cáo Sở Lao động - Thương binh và xã hội.
- Định kỳ 03, 06 tháng, hàng năm (trước ngày 20/3, 20/6, 10/12), các sở, ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị liên quan báo cáo về công tác phối hợp thực hiện quy trình, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; đồng thời, khi báo cáo những vấn đề có liên quan đến trẻ em bị bạo lực, xâm hại cho cơ quan có thẩm quyền thì đồng gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để phối hợp hỗ trợ, can thiệp và tổng họp báo cáo.
- Định kỳ 03 tháng, 06 tháng, hàng năm (trước ngày 25/3, 25/6, 20/12), trên cơ sở tổng hợp báo cáo của các sở, ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị liên quan và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo kết quả thực hiện quy trình, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh.
2. Độ bảo mật thông tin: Tất cả các báo cáo phải bảo mật
a) Thông tin liên quan đến trẻ em và gia đình phải được bảo mật theo quy định.
c) Nơi nhận: Chỉ gửi cho những cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, hỗ trợ, can thiệp, xử lý các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại theo quy định của pháp luật.
3. Hình thức báo cáo
a) Đối với báo cáo nhanh (khẩn) hoặc đột xuất: Gửi báo cáo trước qua hệ thống thư điện tử công vụ (hay còn gọi là mail công vụ) để các cơ quan liên quan kịp thời nắm thông tin và có biện pháp hỗ trợ, can thiệp, xử lý; sau đó, trong thời hạn 02 ngày làm việc, gửi báo cáo bằng văn bản.
- Đối với báo cáo định kỳ 03, 06 tháng và hàng năm: Gửi báo cáo bằng văn bản, đóng dấu “mật”./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.