ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2232/QĐ-UBND |
Quảng Bình, ngày 16 tháng 7 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 21/2019/QĐ-UBND ngày 10/7/2019 của UBND tỉnh ban hành Quy chế xây dựng và quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh Quảng Bình;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 1482/SNN-TCCB ngày 01/7/2021 và đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này hai (02) quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình.
Điều 2. Trên cơ sở các dịch vụ công trực tuyến đã được phê duyệt, trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông, Chi cục Kiểm lâm theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp tổ chức xây dựng, chạy thử nghiệm, hoàn thiện các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công của tỉnh và tích hợp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia; đảm bảo đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP , Nghị định số 45/2020/NĐ-CP , Quyết định số 21/2019/QĐ-UBND và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Trong đó:
1. Căn cứ vào mức độ bảo đảm an toàn của các giải pháp xác thực danh tính điện tử tổ chức, cá nhân trên Chức năng đăng ký, đăng nhập tài khoản của Cổng dịch vụ công Quốc gia được tích hợp, kết nối với Cổng dịch vụ công của tỉnh để lựa chọn, xác định phương thức xác thực điện tử bằng tài khoản đăng ký, đăng nhập hoặc thực hiện ký số hoặc bằng giải pháp xác thực khác đối với biểu mẫu điện tử (e-form), hồ sơ bản điện tử (file) theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ; đồng thời đăng tải, hướng dẫn cụ thể cho tổ chức, cá nhân ngay trên dịch vụ công trực tuyến được cung cấp.
2. Xây dựng mẫu kết quả thủ tục hành chính (TTHC) bản điện tử để trả kết quả bản điện tử cho tổ chức, cá nhân tại Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 14 và Điều 16 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP .
3. Đăng tải số điện thoại và hộp thư điện tử của đơn vị đầu mối thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm kèm theo từng dịch vụ công trực tuyến được cung cấp để tổ chức, cá nhân liên hệ khi cần được hướng dẫn, hỗ trợ.
Điều 3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm:
1. Áp dụng các quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến được phê duyệt tại Quyết định này thay cho các quy trình nội bộ trong giải quyết TTHC đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành theo hướng dẫn tại Công văn số 1388/UBND-KSTT ngày 20/8/2018 của UBND tỉnh về việc xây dựng quy trình tin học hóa giải quyết TTHC.
2. Lập Danh sách đăng ký tài khoản cho cán bộ, công chức, viên chức được phân công thực hiện các bước xử lý công việc quy định tại các quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến ban hành kèm theo Quyết định này, gửi Sở Thông tin và Truyền thông để thiết lập cấu hình điện tử; đồng thời tổ chức thực hiện việc cập nhật thông tin, dữ liệu về tình hình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, trả kết quả TTHC lên Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh theo quy định.
3. Tổ chức thực hiện việc số hóa kết quả giải quyết TTHC đang được quản lý, lưu giữ bằng văn bản giấy sang dữ liệu điện tử để tích hợp, chia sẻ, khai thác theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP .
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Chi cục Kiểm lâm và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
CÁC DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN MỨC ĐỘ 4 THUỘC
THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, CHI CỤC KIỂM
LÂM TỈNH QUẢNG BÌNH
(Kèm theo Quyết định số 2232/QĐ-UBND ngày 16/7/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng
Bình)
DANH MỤC DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN MỨC ĐỘ 4
STT |
Tên dịch vụ công |
Ghi chú |
1 |
Thủ tục công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp |
|
2 |
Thủ tục phê duyệt phương án khai thác động vật rừng thông thường |
|
CÁC QUY TRÌNH THỰC HIỆN DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN MỨC ĐỘ 4 LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP
Áp dụng tại cơ quan: Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình
Quy trình |
Đối tượng thực hiện |
Nội dung công việc |
Thời gian thực hiện |
Bước nộp hồ sơ |
Người nộp hồ sơ |
I. Nộp hồ sơ trực tuyến: 1. Truy nhập Cổng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) trên mạng internet tại địa chỉ: https://dichvucong.quangbinh.gov.vn. 2. Đăng ký/Đăng nhập vào Hệ thống. 3. Chọn cơ quan thực hiện là Sở Nông nghiệp và PTNT, tại danh sách dịch vụ công lựa chọn dịch vụ “Công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp”. 4. Cập nhật, số hóa đầy đủ các thành phần hồ sơ, bao gồm: - Bản sao Văn bản đề nghị công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp-Mẫu số 04 Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT (Có chữ ký, đóng dấu (nếu là tổ chức)) - Bản sao Báo cáo kỹ thuật về nguồn giống-Mẫu số 04 Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT (Có chữ ký, đóng dấu (nếu là tổ chức)) 5. Hồ sơ gửi dưới hình thức khai báo thông tin trên biểu mẫu điện tử (e-form) sẵn có của Hệ thống hoặc đăng tải các giấy tờ, tài liệu điện tử hợp lệ hoặc dẫn nguồn tài liệu từ Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân. Đối với thành phần hồ sơ có yêu cầu nộp bản điện tử có chữ ký số xác thực, Sở Nông nghiệp và PTNT có nội dung hướng dẫn để công khai ngay trên dịch vụ công trực tuyến được cung cấp, trường hợp bản điện tử chưa có ký số thì hướng dẫn việc đối chiếu hoặc nộp trực tiếp hồ sơ gốc khi đến nhận kết quả hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích. 6. Đăng ký hình thức nhận kết quả thủ tục hành chính (TTHC): Trực tiếp/ hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích/ hoặc trực tuyến (nếu có). 7. Đăng ký hình thức nhận thông báo về tình hình giải quyết hồ sơ: Thư điện tử (email) /hoặc tin nhắn qua mạng xã hội (Zalo) /hoặc tin nhắn SMS trên điện thoại di động. 8. Người nộp hồ sơ được cấp mã để tra cứu tình trạng giải quyết hồ sơ trực tuyến. 9. Trong quá trình thực hiện dịch vụ công, tổ chức, cá nhân có thể liên hệ qua số điện thoại và hộp thư điện tử của Chi cục Kiểm lâm được đăng tải kèm theo quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến này để được hướng dẫn, hỗ trợ. II. Nộp hồ sơ trực tiếp: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình (Số 92 đường Hữu Nghị, TP. Đồng Hới, Quảng Bình) hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích theo thành phần hồ sơ và hướng dẫn nêu trên. |
|
Bước 1 |
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận một cửa của Chi cục Kiểm lâm |
1. Kiểm tra, hoàn thiện thông tin của người nộp hồ sơ. Xác nhận hình thức nộp hồ sơ: Trực tiếp /hoặc trực tuyến /hoặc qua dịch vụ bưu chính. 2. Kiểm tra thành phần hồ sơ điện tử: - Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Tiếp nhận, cập nhật lưu trữ hồ sơ điện tử; chuyển đến Lãnh đạo Phòng Sử dụng và Phát triển rừng để phân công xử lý; gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ. - Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ: Gửi thông báo cho người nộp, hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. |
04 giờ làm việc |
Bước 2 |
Lãnh đạo Phòng Sử dụng và PTR |
Xác nhận hồ sơ chuyển đến, phân công chuyên viên xử lý hồ sơ. |
04 giờ làm việc |
Bước 3 |
Chuyên viên Phòng Sử dụng và PTR |
Xác nhận hồ sơ chuyển đến; xử lý hồ sơ; đề xuất Lãnh đạo Phòng cho thẩm định hiện trường nguồn giống. Trường hợp cần bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, chuyển ngược về Bộ phận một cửa (kèm văn bản hướng dẫn, nêu rõ lý do, nội dung bổ sung...). |
02 ngày làm việc |
Bước 4 |
Lãnh đạo Phòng Sử dụng và PTR |
Xem xét, thống nhất, đề xuất Hội đồng thẩm định nguồn giống kiểm tra hiện trường và chuyển lại cho Chuyên viên Phòng Sử dụng và PTR |
04 giờ làm việc |
Bước 5 |
Chuyên viên Phòng Sử dụng và PTR |
Tham mưu Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hiện trường nguồn giống, họp hội đồng thẩm định. Tham mưu báo cáo thẩm định và dự thảo Quyết định công nhận nguồn giống, trình Lãnh đạo Phòng Sử dụng và PTR xem xét, trình Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm |
09 ngày làm việc |
Bước 6 |
Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm |
Xem xét, thống nhất trình Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT. Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh: Chuyển ngược về Phòng (Chuyên viên xử lý) |
02 ngày làm việc |
Bước 7 |
Chuyên viên Phòng Sử dụng và PTR |
Theo dõi việc Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành Quyết định. Sau khi nhận được kết quả từ Sở Nông nghiệp và PTNT, gửi kết quả cho Bộ phận Một cửa Chi cục Kiểm lâm. |
03 ngày làm việc |
Bước 8 |
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận một cửa Chi cục Kiểm lâm |
Xác nhận trên phần mềm một cửa và kết quả TTHC đã có tại bộ phận một cửa; thông báo cho tổ chức, cá nhân theo hình thức đăng ký. |
04 giờ làm việc |
Bước nhận kết quả |
Người nộp hồ sơ |
- Xuất trình đối chiếu hoặc nộp bản giấy các hồ sơ, văn bản điện tử có yêu cầu xác thực bằng chữ ký số nhưng chưa được ký số khi đến nhận kết quả hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích. - Nộp phí công nhận nguồn giống trực tiếp hoặc thanh toán trực tuyến theo mức phí quy định tại Nghị quyết số 40/2018/NQ-HĐND ngày 08/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình Quy định một số loại phí, lệ phí, học phí và giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Thông tư số 14/2018/TT-BTC ngày 07/02/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp. - Nhận kết quả TTHC theo hình thức đã đăng ký: Trực tiếp /hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích/hoặc trực tuyến. Đồng thời nhận kết quả TTHC bản điện tử tại Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Cổng dịch vụ công. |
Không tính vào thời gian giải quyết |
|
|
Tổng thời gian giải quyết TTHC |
18 ngày làm việc |
Mẫu số 04. Văn bản đề nghị công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
TÊN
CQ, TC CHỦ QUẢN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /........ V/v công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp |
......, ngày..... tháng..... năm 20... |
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Căn cứ kết quả xây dựng nguồn giống và tiêu chuẩn quốc gia về nguồn giống cây trồng lâm nghiệp, chúng tôi làm đơn này đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định và công nhận nguồn giống sau đây:
Tên chủ nguồn giống (tổ chức, cá nhân) |
|
Địa chỉ (Kèm số điện thoại/Fax/E-mail nếu có) |
|
Loài cây |
1. Tên khoa học 2. Tên Việt Nam |
Vị trí hành chính và địa lý của nguồn giống |
- Tỉnh:.......... Huyện:............ Xã:.......... - Thuộc lô, khoảnh, tiểu khu, lâm trường, công ty, tổ chức khác: - Vĩ độ: ....... Kinh độ: ....... - Độ cao trên mặt nước biển: |
Các Thông tin chi tiết về nguồn giống đề nghị công nhận: 1. Năm trồng: 2. Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ươm từ hạt, cây ghép, cây giâm hom, cây nuôi cấy mô, xuất xứ, số cây trội được lấy hạt, số dòng vô tính): 3. Sơ đồ bố trí cây trồng: |
|
1. Diện tích: 2. Chiều cao trung bình (m): 3. Đường kính trung bình ở vị trí 1.3m (m): 4. Đường kính tán cây trung bình (m): 5. Cự ly trồng ban đầu và mật độ hiện tại (số cây/ha): 6. Tình hình ra hoa, kết quả (hạt): 7. Năng suất, chất lượng: 8. Tóm tắt các kết quả khảo nghiệm hoặc trồng thử bằng nguồn giống này (nếu có): |
|
Sơ đồ vị trí nguồn giống (nếu có): |
|
Loại hình nguồn giống đề nghị được công nhận: □ Vườn giống hữu tính □ Vườn giống vô tính □ Lâm phần tuyển chọn □ Rừng giống chuyển hóa □ Rừng giống trồng □ Cây mẹ (cây trội) □ Vườn cây đầu dòng |
Nơi nhận: |
Tổ
chức, cá nhân đề nghị |
Mẫu số 05: Mẫu báo cáo kỹ thuật về nguồn giống cây trồng lâm nghiệp
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
TÊN
CQ, TC CHỦ QUẢN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /........ |
........ , ngày..... tháng..... năm 20... |
BÁO CÁO
KỸ THUẬT VỀ NGUỒN GIỐNG
1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail:
2. Thông tin về nguồn giống:
+ Nguồn gốc.
+ Tuổi trung bình hoặc năm trồng.
+ Nguồn vật liệu giống ban đầu.
+ Sơ đồ bố trí nguồn giống
+ Diện tích trồng.
+ Các chỉ tiêu sinh trưởng: đường kính bình quân, chiều cao bình quân, đường kính tán.
+ Mật độ trồng (Cự ly trồng); Mật độ hiện tại.
+ Tình hình ra hoa kết quả, kết hạt.
+ Tóm tắt các biện pháp lâm sinh đã áp dụng: xử lý thực bì, bón phân, chăm sóc, tỉa thưa...
3. Kết luận và đề nghị:
Nơi nhận: |
Tổ
chức, cá nhân đề nghị |
Áp dụng tại cơ quan: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình
Quy trình |
Đối tượng thực hiện |
Nội dung công việc |
Thời gian thực hiện |
Bước nộp hồ sơ |
Người nộp hồ sơ |
I. Nộp hồ sơ trực tuyến: 1. Truy nhập Cổng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) trên mạng internet tại địa chỉ: https://dichvucong.quangbinh.gov.vn. 2. Đăng ký/Đăng nhập vào Hệ thống. 3. Chọn cơ quan thực hiện là Chi cục Kiểm lâm, tại danh sách dịch vụ công lựa chọn dịch vụ “Phê duyệt phương án khai thác động vật rừng thông thường”. 4. Cập nhật, số hóa đầy đủ các thành phần hồ sơ, bao gồm: Bản sao Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên theo-Mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 (Có chữ ký, đóng dấu (nếu là tổ chức)) 5. Hồ sơ gửi dưới hình thức khai báo thông tin trên biểu mẫu điện tử (e-form) sẵn có của Hệ thống hoặc đăng tải các giấy tờ, tài liệu điện tử hợp lệ hoặc dẫn nguồn tài liệu từ Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân. Đối với thành phần hồ sơ có yêu cầu nộp bản điện tử có chữ ký số xác thực, Chi cục Kiểm lâm có nội dung hướng dẫn để công khai ngay trên dịch vụ công trực tuyến được cung cấp, trường hợp bản điện tử chưa có ký số thì hướng dẫn việc đối chiếu hoặc nộp trực tiếp hồ sơ gốc khi đến nhận kết quả hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích. 6. Đăng ký hình thức nhận kết quả thủ tục hành chính (TTHC): Trực tiếp/ hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích/ hoặc trực tuyến (nếu có). 7. Đăng ký hình thức nhận thông báo về tình hình giải quyết hồ sơ: Thư điện tử (email) /hoặc tin nhắn qua mạng xã hội (Zalo) /hoặc tin nhắn SMS trên điện thoại di động. 8. Người nộp hồ sơ được cấp mã để tra cứu tình trạng giải quyết hồ sơ trực tuyến. 9. Trong quá trình thực hiện dịch vụ công, tổ chức, cá nhân có thể liên hệ qua số điện thoại và hộp thư điện tử của Chi cục Kiểm lâm được đăng tải kèm theo quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến này để được hướng dẫn, hỗ trợ. II. Nộp hồ sơ trực tiếp: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình (Số 92 đường Hữu Nghị, TP. Đồng Hới, Quảng Bình) hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích theo thành phần hồ sơ và hướng dẫn nêu trên. |
|
Bước 1 |
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận một cửa của Chi cục Kiểm lâm |
1. Kiểm tra, hoàn thiện thông tin của người nộp hồ sơ. Xác nhận hình thức nộp hồ sơ: Trực tiếp /hoặc trực tuyến /hoặc qua dịch vụ bưu chính. 2. Kiểm tra thành phần hồ sơ điện tử: - Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Tiếp nhận, cập nhật lưu trữ hồ sơ điện tử; chuyển đến Lãnh đạo Phòng QLBVR và BTTN để phân công xử lý; gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ. - Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ: Gửi thông báo cho người nộp, hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. |
04 giờ làm việc |
Bước 2 |
Lãnh đạo Phòng QLBVR và BTTN |
Xác nhận hồ sơ chuyển đến, phân công chuyên viên xử lý hồ sơ. |
04 giờ làm việc |
Bước 3 |
Chuyên viên Phòng QLBVR và BTTN |
- Xác nhận hồ sơ chuyển đến; xử lý hồ sơ; tham mưu tổ chức thành lập hội đồng thẩm định trình Lãnh đạo Phòng QLBVR và BTTN. - Trường hợp cần bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, chuyển ngược về Bộ phận một cửa (kèm văn bản hướng dẫn, nêu rõ lý do, nội dung bổ sung...) |
01 ngày làm việc |
Bước 4 |
Lãnh đạo Phòng QLBVR và BTTN |
Xem xét, trình Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm phê duyệt, chuyển lại cho chuyên viên Phòng QLBVR và BTTN |
|
Bước 5 |
Chuyên viên Phòng QLBVR và BTTN |
Tham mưu đánh giá phương án khai thác và lập biên bản thẩm định phương án khai thác của Hội đồng thẩm định; tham mưu văn bản phê duyệt phương án khai thác hoặc văn bản thông báo đối với trường hợp không phê duyệt, trình Lãnh đạo Phòng QLBVR và BTTN xem xét, ký trình Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm. |
04 ngày làm việc |
Bước 6 |
Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm |
Xem xét, ký văn bản phê duyệt phương án khai thác hoặc văn bản thông báo đối với trường hợp không phê duyệt. Chuyển kết quả cho Chuyên viên Phòng QLBVR và BTTN |
04 giờ làm việc |
Bước 7 |
Chuyên viên Phòng QLBVR và BTTN |
Sau khi nhận được kết quả từ Chi cục Kiểm lâm, gửi kết quả cho Bộ phận Một cửa Chi cục Kiểm lâm. |
02 giờ làm việc |
Bước 8 |
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận một cửa Chi cục Kiểm lâm |
Xác nhận trên phần mềm một cửa và kết quả TTHC đã có tại bộ phận một cửa; thông báo cho tổ chức, cá nhân theo hình thức đăng ký. |
02 giờ làm việc |
Bước nhận kết quả |
Người nộp hồ sơ |
- Xuất trình đối chiếu hoặc nộp bản giấy các hồ sơ, văn bản điện tử có yêu cầu xác thực bằng chữ ký số nhưng chưa được ký số khi đến nhận kết quả hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích. - Nhận kết quả TTHC theo hình thức đã đăng ký: Trực tiếp /hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích/hoặc trực tuyến. Đồng thời nhận kết quả TTHC bản điện tử tại Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Cổng dịch vụ công. |
Không tính vào thời gian giải quyết |
|
|
Tổng thời gian giải quyết TTHC |
07 ngày làm việc |
Mẫu số 09. Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG TỪ TỰ NHIÊN
I. THÔNG TIN VỀ CHỦ RỪNG
1. Tên và địa chỉ
- Tổ chức: tên đầy đủ; địa chỉ; điện thoại liên hệ; số giấy phép đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập; ngày cấp, nơi cấp.
- Cá nhân: họ và tên; địa chỉ thường trú; số điện thoại liên hệ; số chứng minh nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước; ngày cấp, nơi cấp.
Trường hợp chủ rừng liên kết với tổ chức, cá nhân khác để khai thác, đề nghị nêu rõ:
- Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp.
- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp.
2. Giới thiệu chung:
Giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ, lịch sử hình thành, quá trình thực hiện các hoạt động có liên quan,...
3. Mục đích khai thác:
II. HIỆN TRẠNG KHU VỰC KHAI THÁC, LOÀI KHAI THÁC, PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC
1. Tổng quan chung khu vực khai thác
a) Điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, thủy văn), kinh tế, xã hội.
b) Hiện trạng rừng (kiểu rừng, diện tích), khu hệ động vật, thực vật của khu vực:
- Kiểu rừng (rừng thường xanh, rừng rụng lá ....), chất lượng rừng (rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo ...), diện tích từng kiểu rừng.
- Rừng theo phân loại rừng quy định tại Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017.
- Tổng diện tích đất không có rừng.
2. Mô tả hiện trạng của địa điểm đề nghị khai thác:
a) Vị trí khu vực khai thác: thuộc lô: ..., khoảnh: ..., tiểu khu: ...
b) Ranh giới: mô tả rõ ranh giới tự nhiên, kèm bản đồ khu khai thác tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000
c) Diện tích khu vực khai thác:
d) Tên chủ rừng: địa chỉ, số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao, cho thuê đất rừng (trường hợp có 2 chủ rừng trở lên thì lập bảng kèm theo).
đ) Loại rừng/hệ sinh thái khu vực khai thác:
3. Loài đề nghị khai thác
a) Mô tả về loài:
- Đặc tính sinh học của loài.
- Độ tuổi sinh sản và mùa sinh sản.
b) Mô tả hiện trạng của loài tại khu vực đề nghị khai thác:
- Kích thước quần thể, phân bố theo sinh cảnh, mật độ/trữ lượng; tăng trưởng số lượng (số lượng sinh sản trung bình hàng năm, tỷ lệ sống sót).
- Số lượng con trưởng thành (số con cái và đực).
- Số lượng con non (số con đực và cái nếu phân biệt được).
- Số lượng con già (không còn khả năng sinh sản).
- Đánh giá sự biến đổi của quần thể sau khi khai thác trong thời gian tới.
c) Tài liệu kèm theo:
- Bản đồ điều tra, phân bố loài đề nghị khai thác tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000.
- Các tài liệu khác nếu có.
4. Phương án khai thác
a) Loài đề nghị khai thác:
- Tên loài (gồm tên thông thường và tên khoa học).
- Loại mẫu vật khai thác.
- Số lượng (tổng số lượng) và đơn vị tính.
- Tổng số lượng cá thể đực, số lượng cá thể cái.
- Độ tuổi (con non, con trưởng thành).
Trường hợp khai thác nhiều loài, các thông tin nêu trên phải được mô tả cụ thể cho từng loài.
b) Thời gian khai thác: từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm ... (tối đa không quá 03 tháng).
c) Phương pháp khai thác:
- Phương tiện, công cụ sử dụng trong khai thác: tên, số lượng ...
- Phương thức khai thác (săn, bắn, bẫy, lưới,...).
- Phương thức khác.
d) Danh sách những người thực hiện khai thác.
|
………,
ngày…….tháng……năm .... |
PHÊ DUYỆT CỦA CHI CỤC KIỂM LÂM SỞ TẠI
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
………., ngày…… tháng……. năm ....
(Người có thẩm quyền ký, ghi rõ họ tên, chức danh, đóng dấu)
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.