ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2223/QĐ-UBND |
Hà Giang, ngày 07 tháng 12 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ NHÀ Ở CHO HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN CÁC HUYỆN NGHÈO THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Thông tư số 01/2022/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Thông tư 46/TT-BTC ngày 28 tháng 7 năm 2022 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 167/TTr-SXD ngày 29 tháng 11 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt và ban hành kèm theo quyết định này Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo của tỉnh Hà Giang thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Điều 2. Giao Sở Xây dựng - cơ quan chủ trì thực hiện Đề án có trách nhiệm phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và giám sát việc triển khai thực hiện các nội dung Đề án được phê duyệt đảm bảo đạt mục tiêu và hiệu quả đề ra.
Điều 3: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở: Xây dựng, Lao động - TBXH, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện: Bắc Mê, Xín Mần, Hoàng Su Phì, Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐỀ ÁN
HỖ TRỢ
NHÀ Ở CHO HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN CÁC HUYỆN NGHÈO THUỘC CHƯƠNG
TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(kèm theo Quyết định số 2223/QĐ-UBND
ngày 07 tháng 12 năm
2022 của UBND tỉnh Hà Giang)
I. MỞ ĐẦU
Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, với diện tích tự nhiên là 7.945,8 km2. Phía Bắc và Tây có đường biên giới giáp với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dài 277,556 km; phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Toàn tỉnh có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 01 thành phố và 10 huyện; có 193 đơn vị hành chính cấp xã gồm 05 phường, 13 thị trấn và 175 xã. Trung tâm hành chính của tỉnh là Thành phố Hà Giang, cách Thủ đô Hà Nội 320 km. Địa hình của tỉnh Hà Giang khá phức tạp, có thể chia làm 3 vùng: vùng núi thấp gồm Thành phố Hà Giang, Bắc Quang, Quang Bình, Bắc Mê, Vị Xuyên; vùng cao núi đá phía Bắc gồm Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc; vùng núi cao núi đất phía Tây gồm Hoàng Su Phì, Xín Mần.
Công tác xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị và là chính sách xã hội cơ bản mang tính nhân văn sâu sắc, là chương trình, mục tiêu để thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao điều kiện sống của người nghèo về mọi mặt. Đối với công tác hỗ trợ về nhà ở, trong thời gian qua, từ cấp trung ương đến địa phương đã có nhiều chương trình hỗ trợ cho việc cải thiện nhà ở cho hộ nghèo, nhưng thực tế số lượng hộ nghèo đang gặp khó khăn về nhà ở trong tỉnh còn lớn, phát sinh và gia tăng qua từng năm do tác động của kinh tế thị trường, thiên tai, dịch bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân.
Ngày 18 tháng 01 năm 2022 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn. Trên cơ sở Quyết định số 90/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2022 về việc Phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, trong đó tỉnh Hà Giang có 07 huyện nghèo (trên tổng số 11 huyện, thành phố) gồm: Bắc Mê, Xín Mần, Hoàng Su Phì, Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn.
Thực hiện Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 01/2022/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2022 hướng dẫn thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Để giải quyết tốt chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn 07 huyện nghèo nói trên của địa phương, cũng như để cụ thể hóa chỉ đạo của Bộ Xây dựng tại Thông tư số 01/2022/TT-BXD, việc xây dựng đề án hỗ trợ là cần thiết, làm cơ sở triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đảm bảo chương trình hỗ trợ đúng đối tượng, đúng mục đích và có hiệu quả.
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHÀ Ở ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Nhận xét, đánh giá thực trạng nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh
a) Về số lượng nhà ở: Theo kết quả rà soát hộ nghèo cuối năm 2021 theo chuẩn nghèo đa chiều của Chính phủ áp dụng cho giai đoạn 2022-2025, trên địa bàn 07 huyện nghèo gồm: Bắc Mê, Xín Mần, Hoàng Su Phì, Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn có 77.041 hộ nghèo và cận nghèo (chiếm tỷ lệ 73,26% tổng số hộ trên địa bàn 7 huyện nghèo), trong đó có 17.634 hộ nghèo, 1.631 hộ cận nghèo có nhà ở thiếu kiên cố; 7.464 hộ nghèo, 508 hộ cận nghèo có diện tích nhà ở bình quân đầu người dưới 8m2/người.
b) Về chất lượng nhà ở:
Theo kết quả tổng rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2021 trên địa bàn tỉnh Hà Giang:
- Số hộ gia đình đang sống trong ngôi nhà/căn hộ thuộc loại không bền chắc: 28.804 hộ, chiếm tỷ lệ 27,8% tổng số hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh.
- Diện tích nhà ở bình quân dưới 8m2/người: 11.200 hộ, chiếm tỷ lệ 10,8% tổng số hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh.
Qua số liệu thống kê nhận thấy, số lượng nhà ở không đảm bảo về chất lượng (về kết cấu, diện tích) của các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang là rất lớn; chủ yếu vật liệu làm nhà được dựng bằng các loại gỗ tạp, nhà trình tường đất, vách tre nứa, mái thường lợp bằng lá hoặc tấm lợp fibro ximăng...đã xây dựng từ lâu, không đảm bảo điều kiện để sử dụng lâu dài; nhiều hộ có diện tích nhỏ (dưới 8m2/người), không có công trình vệ sinh riêng, không đảm bảo chất lượng sống.
2. Đánh giá tác động của yếu tố khí hậu đối với nhà ở về đảm bảo an toàn khi xảy ra bão, tố, lốc trên địa bàn:
Nhà ở của các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo hầu hết đều không đảm bảo về chất lượng, thường xuyên chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu như: mưa to, mưa đá, giông lốc, băng giá, sạt lở, lũ quét.... Các huyện nghèo đều là huyện vùng cao núi đá, địa hình đồi núi bị chia cắt mạnh, thời tiết khắc nghiệt, vật liệu xây dựng chủ yếu làm bằng đất, nhà tranh, tre, nứa lá, mái lợp ngói âm dương và một số vật liệu địa phương không bền chắc. Do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhiều hộ thường bị tốc mái, đất đá sạt lở, sập đổ tường nhà khi mưa to kéo dài gây mất an toàn và thiệt hại về kinh tế cho các hộ gia đình.
3. Nhận xét, đánh giá chung về thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo đã và đang thực hiện tại địa phương
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với hộ nghèo như: Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ (giai đoạn 1), hoàn thành hỗ trợ về nhà ở cho 16.626 hộ; Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2), hoàn thành hỗ trợ về nhà ở cho 1.256 hộ; Chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, hoàn thành hỗ trợ về nhà ở cho 1.042 hộ; Chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công, cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Hà Giang theo Quyết định số 1953-QĐ/TU ngày 25/7/2019 của Tỉnh ủy Hà Giang, tính đến thời điểm tháng 11 năm 2022, chương trình đã triển khai hỗ trợ được 6.700 căn nhà.
a) Về ưu điểm:
Công tác hỗ trợ về nhà ở đối với hộ nghèo trên địa bàn tỉnh nhận được sự quan tâm, lãnh chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMT Tổ quốc tỉnh và sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là sự tham gia hưởng ứng của nhân dân trong quá trình triển khai, nỗ lực hoàn thành mục tiêu của các chương trình đã đề ra. Các đối tượng được hỗ trợ là những đối tượng được rà soát, bình xét theo đúng quy định, đảm bảo công khai minh bạch, công tác tuyên truyền hướng dẫn thực hiện được chú trọng và kiểm tra, giải đáp thường xuyên.
UBND các cấp đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đê có thêm nguồn lực xã hội hoá... để hỗ trợ thêm cho các hộ thuộc đối tượng được hỗ trợ, nhiều hộ gia đình đã được hỗ trợ thêm từ các tổ chức, đoàn thể. Ngoài ra, UBND cấp huyện, cấp xã đã thực hiện nghiêm nhiệm vụ được giao là theo dõi, giám sát, và vận động các tổ chức Đoàn thể, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh... giúp đỡ các hộ gia đình trong quá trình xây dựng, huy động nguồn lực hỗ trợ cả về vốn và nhân công để giúp đỡ những hộ gia đình không có khả năng tự xây dựng sửa chữa nhà ở.
Các chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở là một trong những chủ trương chính sách lớn của Đảng và nhà nước, nhằm mục đích cùng với việc thực hiện các chính sách thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững. Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở đã làm thay đổi diện mạo, tạo sức sống, động lực mới để người nghèo đặc biệt là người dân tộc thiểu số sống ở các xã vùng sâu, vùng xa phát huy nội lực xoá đói, giảm nghèo. Các chương trình tạo điều kiện cho các đối tượng được hỗ trợ về nhà ở có điều kiện tạo lập chỗ ở ổn định, yên tâm với cuộc sống sản xuất, góp phần tích cực trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, ổn định chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói riêng và Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo nói chung.
b) Về các hạn chế, tồn tại:
- Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:
+ Mặc dù trong những năm qua, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, tuy nhiên nguồn kinh phí từ ngân sách hỗ trợ có hạn, điều kiện để nhận được chính sách hỗ trợ chưa thật sự phù hợp, mức hỗ trợ còn thấp, nhất là đối với chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo hình thức vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội... nên số hộ nghèo có khó khăn về nhà ở chưa được cải thiện, hầu hết chưa đảm bảo “3 cứng” (nền - móng cứng, khung - tường cứng, mái cứng)...
+ Là một tỉnh miền núi, nguồn lực của tỉnh còn khó khăn, nguồn vốn để thực hiện Chương trình chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách Trung ương cấp, việc huy động các nguồn lực khác ngoài ngân sách rất hạn chế, đặc biệt là kinh phí đối ứng để bổ sung vào quá trình làm nhà đối với các hộ nghèo, cận nghèo. Giá thành nguyên vật liệu làm nhà ở cao hơn các huyện vùng thấp do chi phí vận chuyển xa, khó khăn...
+ Đa số các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang đều thuộc những huyện vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại đến các hộ gia đình thuộc đối tượng hỗ trợ còn nhiều khó khăn, nên công tác tuyên truyền, vận động tại các cơ sở còn hạn chế, chưa phát huy tối đa hiệu quả.
+ Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành; sự luân chuyển cán bộ chuyên trách theo định kỳ dẫn đến việc số liệu tổng hợp qua các đợt rà soát không thống nhất, thiếu sự liên kết giữa các cơ quan chuyên môn phụ trách về lĩnh vực giảm nghèo của UBND cấp huyện trong thực hiện nhiệm vụ. Cán bộ phụ trách tổng hợp số liệu tại một số huyện còn lúng túng, không thực sự chú trọng đến công tác rà soát, kiểm tra đối tượng đề nghị nhận hỗ trợ, vì vậy có các đối tượng rà soát chưa đúng theo quy định và nhiều đối tượng được hỗ trợ còn bị bỏ sót, dẫn đến việc phải thay đổi số liệu trong quá trình thực hiện chương trình.
+ Hầu hết các hộ nghèo có khó khăn về nhà ở đều đã có các khoản vay theo chính sách khác đang trong kỳ phải trả nợ gốc + lãi. Hiện không ít hộ gia đình thuộc diện được vay và hỗ trợ để xây mới, sửa chữa nhà ở đã lâm vào cảnh nợ nần (do không huy động được nguồn vốn của từ gia đình, dòng họ và các nguồn khác).
+ Công tác báo cáo: là tỉnh miền núi, đa số các đối tượng được hỗ trợ đều sống ở vùng sâu, vùng xa, phương tiện đi lại khó khăn, các hộ sống phân tán. Do vậy các văn bản hướng dẫn triển khai, thực hiện với thời gian quá ngắn dẫn đến các báo cáo về số liệu gửi về Bộ Xây dựng còn chậm, không đảm bảo thời gian.
+ Số hộ nghèo có nhu cầu được hỗ trợ về nhà ở trên địa bàn là rất lớn, trong quá trình triển khai hỗ trợ thực tế liên tục có biến động dẫn đến phải điều chỉnh đề án hỗ trợ nhiều lần.
- Biện pháp khắc phục:
+ Các cấp ngành từ trung ương đến địa phương cần quan tâm hơn nữa trong việc lãnh chỉ đạo hướng dẫn, triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ.
+ Các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và UBND cấp huyện, xã cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, đặc biệt là quá trình rà soát, tổng hợp số liệu để xây dựng đề án hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
+ UBND cấp huyện, cấp xã cần chú trọng trong quá trình triển khai công tác rà soát, thống kê số hộ có nhu cầu thực tế nhận hỗ trợ về nhà ở, đảm bảo số liệu của các huyện khi tổng hợp báo cáo UBND tỉnh là chính xác nhất, không bị thay đổi nhiều lần, gây khó khăn cho công tác quản lý.
III. ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ NGUỒN LỰC CỦA ĐỊA PHƯƠNG ĐÃ THỰC HIỆN NHẰM HỖ TRỢ NHÀ Ở ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO
1. Về phương thức huy động nguồn lực:
- Về nhân lực, ngày công lao động: được UBND các cấp, đặc biệt là cấp huyện, xã quan tâm, chú trọng thực hiện, vận động, huy động chủ yếu từ cộng đồng dân cư, các cơ quan đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở, tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị lực lượng vũ trang như công an, quân đội.
- Về kinh phí: qua các chương trình chính sách đã và đang triển khai trên địa bàn tỉnh, ngoài định mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của các đề án hỗ trợ từ trung ương đến địa phương, hầu hết nguồn kinh phí để hỗ trợ cho các đối tượng có khó khăn về nhà ở đều có sự chung tay giúp sức từ nhiều nguồn huy động khác như: nguồn kinh phí do gia đình tự huy động từ người thân, họ hàng hoặc bán gia súc, vay tín dụng từ ngân hàng...; sự ủng hộ quyên góp của các cá nhân, nhà hảo tâm, các công ty, doanh nghiệp và các tổ chức chính trị xã hội trong và ngoài tỉnh; sự ủng hộ của các cán bộ, công chức, viên chức từ các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh, số kinh phí đã huy động thực hiện của một số chương trình chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với hộ nghèo đã triển khai trên địa bàn tỉnh như sau:
+ Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ (giai đoạn 1): mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương là 06 triệu đồng/hộ, Ngân hàng Chính sách Xã hội cho vay tín dụng tối đa 08 triệu đồng/hộ, số hộ đã được hỗ trợ về nhà ở là 16.626 hộ, kinh phí huy động từ các nguồn vốn khác là 69,315 tỷ đồng.
+ Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011- 2015 theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2): chương trình hỗ trợ bằng nguồn vốn vay tín dụng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội, với mức vay vốn là tối đa 25 triệu đồng/hộ, số hộ đã được hỗ trợ về nhà ở là 1.256 hộ, kinh phí huy động từ các nguồn vốn khác là 9,991 tỷ đồng.
+ Chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công, cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Hà Giang theo Quyết định số 1953-QĐ/TU ngày 25/7/2019 của Tỉnh ủy Hà Giang, tính đến thời điểm tháng 11 năm 2022, chương trình đã triển khai hỗ trợ được 6.700 căn nhà: kinh phí thực hiện được huy động hoàn toàn từ nguồn vốn xã hội hóa, các cá nhân, tổ chức chính trị - xã hội: 396,725 tỷ đồng.
2. Về quản lý nguồn lực của địa phương trong quá trình thực hiện hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo:
Quá trình triển khai, các chương trình chính sách hỗ trợ về nhà ở trên địa bàn tỉnh luôn nhận được sự quan tâm, lãnh chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND các cấp từ tỉnh đến cơ sở và các tổ chức chính trị xã hội. Dưới sự chỉ đạo, triển khai quyết liệt của các cấp, các ngành và sự tham gia hưởng ứng của nhân dân, nguồn lực hỗ trợ cả về vốn và nhân công được duy trì liên tục trong suốt quá trình thực hiện, đảm bảo không bỏ sót đối tượng cần hỗ trợ và hoàn thành được mục tiêu, tiến độ đề ra.
UBND các cấp thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động để có thêm nguồn lực về kinh phí từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức đoàn thể xã hội, đồng thời huy động nhân công để giúp đỡ những hộ gia đình không có khả năng tự xây dựng nhà ở. Các huyện, thành phố thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện, tổ giúp việc Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện từng giai đoạn; phân công các cơ quan, đơn vị phụ trách, giúp đỡ, hỗ trợ xây nhà ở theo địa chỉ. Chỉ đạo và triển khai công tác rà soát đối tượng có nhu cầu nhận hỗ trợ theo quy định; Tổ chức lễ ra quân đồng thời với phát động ủng hộ tại huyện và các xã. Triển khai khởi công xây dựng ngay số hộ đã được thẩm định theo kinh phí được phân bổ và tự vận động.
3. Về thực hiện việc quản lý sử dụng, cấp phát, thanh toán nguồn vốn cấp, vay tín dụng ưu đãi cũng như các nguồn vốn huy động khác: tỉnh đã triển khai và thực hiện theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hiện hành về quản lý, sử dụng nguồn ngân sách nhà nước. Việc quản lý sử dụng, cấp phát, thanh toán nguồn vốn cấp, vay tín dụng ưu đãi cũng như các nguồn vốn huy động khác được các cấp, ngành thực hiện nghiêm, đảm bảo công khai, minh bạch đúng đối tượng thụ hưởng theo quy định.
4. Về cách thức hỗ trợ:
Việc hỗ trợ được thực hiện theo phương châm Nhà nước hỗ trợ và vận động sự giúp đỡ từ cộng đồng, hộ gia đình tham gia đóng góp để xây dựng nhà ở đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng hộ gia đình; kết hợp, lồng ghép với các chương trình đầu tư, hỗ trợ khác của Trung ương và địa phương để phát huy hiệu quả các chính sách. Đối với các hộ gia đình không có khả năng tự xây dựng nhà ở, UBND cấp huyện, xã vận động sự giúp sức từ cộng đồng dân cư, cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn chung tay xây dựng sau đó bàn giao cho hộ gia đình.
5. Đánh giá chung về việc thực hiện huy động và quản lý nguồn lực của địa phương trong quá trình thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo đã thực hiện trong thời gian qua:
- Các chương trình hỗ trợ nhà ở trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua nhận được sự quan tâm, đồng tình, hưởng ứng và sự vào cuộc, chỉ đạo quyết liệt của cả hệ thống chính trị các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sở và các tổ chức chính trị xã hội; các ngành thành viên Ban chỉ đạo từ cấp tỉnh đến huyện, xã đã chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo tỉnh từ công tác chỉ đạo rà soát, thẩm định đối tượng, hướng dẫn tổ chức triển khai, công tác kiểm tra, giám sát, tuyên truyền...
- Việc thực hiện huy động và quản lý nguồn lực trên địa bàn tỉnh được thực hiện đảm bảo tính công khai, minh bạch và tuân thủ các quy định, hướng dẫn của các cơ quan cấp trên. Các chương trình triển khai hỗ trợ đảm bảo đúng đối tượng, UBND cấp huyện, xã đã tổ chức phân công các cán bộ phụ trách theo dõi trực tiếp quá trình hỗ trợ theo địa chỉ, do đó không xảy ra tình trạng lợi dụng chính sách để trục lợi, chiếm đoạt nguồn kinh phí hỗ trợ; không xảy ra tình trạng khiếu kiện giữa các hộ được hỗ trợ và không được hỗ trợ. Công tác bình xét, phê duyệt danh sách đối tượng nhận hỗ trợ được thực hiện chặt chẽ, công khai và có sự thống nhất từ cấp cơ sở.
- Sau khi được hưởng chính sách hỗ trợ, đời sống của các hộ nghèo không ngừng được cải thiện, đặc biệt là được tiếp cận những điều kiện tốt hơn về nhà ở, đảm bảo an toàn, ổn định. Các chương trình hỗ trợ đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.
IV. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu, nguyên tắc hỗ trợ
1.1. Mục tiêu: Thực hiện hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025) trên địa bàn 07 huyện nghèo của tỉnh Hà Giang được phê duyệt tại Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, gồm các huyện: Bắc Mê, Xín Mần, Hoàng Su Phì, Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn. Đảm bảo hộ được hỗ trợ có nhà ở an toàn, ổn định, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.
1.2. Nguyên tắc hỗ trợ: tuân thủ quy định, hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư số 01/2022/TT-BXD ngày 30/6/2022 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, cụ thể như sau:
a) Bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân. Ưu tiên sử dụng nguyên vật liệu địa phương và sử dụng lao động tại chỗ để thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình.
b) Phân quyền, phân cấp cho địa phương trong xây dựng, tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện, đặc điểm, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc, các vùng miền gắn với củng cố quốc phòng, an ninh.
c) Hỗ trợ trực tiếp đến từng hộ nghèo, hộ cận nghèo. Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số và hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng.
d) Huy động từ nhiều nguồn vốn để thực hiện, kết hợp giữa Nhà nước và nhân dân cùng làm theo nguyên tắc: Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tự tổ chức xây dựng nhà ở.
e) Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo ở các cấp, các ngành. Có biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực và xử lý nghiêm hành vi tham nhũng, lãng phí và các vi phạm trong quá trình thực hiện.
2. Yêu cầu về diện tích và chất lượng nhà ở: tuân thủ quy định, hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư số 01/2022/TT-BXD ngày 30/6/2022 của Bộ Xây dựng, cụ thể:
2.1. Sau khi được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa, nhà ở phải đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30m2, đảm bảo “3 cứng” (nền - móng cứng, khung - tường cứng, mái cứng) và tuổi thọ căn nhà từ 20 năm trở lên.
2.2. Các bộ phận nền - móng, khung - tường, mái của căn nhà phải được làm từ các loại vật liệu có chất lượng tốt, không làm từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng, dễ cháy. Cụ thể:
a) “Nền - móng cứng” là nền - móng nhà làm bằng các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nền như: vữa xi măng - cát, bê tông, bê tông cốt thép, xây gạch/đá, gạch lát, gỗ;
b) “Khung - tường cứng” bao gồm hệ thống khung, cột, tường. Tùy điều kiện cụ thể, khung, cột được làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; tường xây gạch/đá hoặc làm từ gỗ bền chắc;
c) “Mái cứng” gồm hệ thống đỡ mái và mái lợp. Tùy điều kiện cụ thể, hệ thống đỡ mái có thể làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc. Mái làm bằng bê tông cốt thép, lợp ngói. Trường hợp mái bằng tôn lợp giả ngói, tôn lạnh, tôn cách nhiệt, tôn cán sóng và có kết cấu đỡ chắc chắn (khung sắt, gỗ...) liên kết bền chặt với tường xây, cột bê tông cốt thép thì mái tôn trong trường hợp này được coi là vật liệu bền chắc.
Tùy điều kiện thực tế, các bộ phận nhà ở có thể làm bằng các loại vật liệu có chất lượng tương đương có sẵn tại địa phương đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo thời hạn sử dụng, Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Sở Xây dựng quy định chủng loại vật liệu địa phương cụ thể (nếu có), báo cáo Bộ Xây dựng xem xét, quyết định.
3. Đối tượng và tiêu chí được hỗ trợ nhà ở
3.1. Đối tượng được hỗ trợ nhà ở
- Là hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025) trong danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, đang cư trú trên địa bàn huyện nghèo và là hộ độc lập có thời gian tách hộ đến khi Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 có hiệu lực thi hành (từ ngày 18/01/2022) tối thiểu 03 năm.
- Đối tượng thụ hưởng hỗ trợ nhà ở không bao gồm các hộ đã được hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và các chương trình, đề án, chính sách khác.
3.2. Tiêu chí được hỗ trợ nhà ở
Hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ nhà ở thuộc một trong các trường hợp sau:
- Là hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có nhà ở hoặc nhà ở thuộc loại không bền chắc (trong ba kết cấu chính là nền - móng, khung - tường, mái thì có ít nhất hai kết cấu được làm bằng vật liệu không bền chắc).
- Diện tích nhà ở bình quân đầu người của hộ nghèo, hộ cận nghèo nhỏ hơn 8m2.
- Chưa được hỗ trợ nhà ở từ các chương trình, đề án, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội hoặc tổ chức xã hội khác.
4. Phạm vi áp dụng: trên địa bàn 07 huyện nghèo của tỉnh Hà Giang được phê duyệt tại Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, gồm các huyện: Bắc Mê, Xín Mần, Hoàng Su Phì, Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn.
5. Xác định số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo cần hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở trên địa bàn tỉnh (tổng số 9.628 hộ). Trong đó:
5.1. Tổng số hộ nghèo thuộc diện đối tượng được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở (tính đến thời điểm Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 có hiệu lực thi hành): 8.574 hộ.
5.2. Tổng số hộ cận nghèo thuộc diện đối tượng được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở (tính đến thời điểm Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 có hiệu lực thi hành): 1.054 hộ.
6. Phân loại đối tượng ưu tiên
6.1. Thứ tự ưu tiên hỗ trợ
a) Hộ nghèo dân tộc thiểu số: 8.573 hộ.
b) Hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng: 0 hộ.
c) Hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội: 11 hộ (0 hộ nghèo, 11 hộ cận nghèo)
d) Hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật): 64 hộ (0 hộ nghèo, 64 hộ cận nghèo)
đ) Hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc vùng thường xuyên xảy ra thiên tai: 0 hộ
e) Các hộ nghèo, hộ cận nghèo còn lại: 980 hộ (01 hộ nghèo, 979 hộ cận nghèo)
6.2. Đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo có cùng mức độ ưu tiên, việc hỗ trợ được thực hiện theo thứ tự sau:
a) Hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà ở hư hỏng, dột nát (làm bằng các vật liệu nhanh hỏng, chất lượng thấp) có nguy cơ sập đổ, không đảm bảo an toàn;
b) Hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có nhà ở (là hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có nhà ở riêng, hiện đang ở cùng bố mẹ nhưng đã tách hộ, ở nhờ nhà của người khác, thuê nhà ở - trừ trường hợp được thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước);
c) Hộ nghèo, hộ cận nghèo có đông nhân khẩu.
7. Nguồn vốn thực hiện
- Ngân sách trung ương hỗ trợ 40.000.000 đồng/hộ xây mới, 20.000.000 đồng/hộ sửa chữa (theo quy định tại Điều 9 Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của TTCP; Khoản 1, Điều 19 Thông tư số 46/2022/TT-BTC ngày 28/7/2022 của Bộ Tài chính).
- Tùy theo điều kiện, địa phương có thể vận động nguồn xã hội hóa và nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ thêm cho hộ nghèo, cận nghèo ngoài nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ.
8. Xác định tổng số vốn thực hiện và phân khai nguồn vốn thực hiện
- Vốn ngân sách Trung ương: 327,26 tỷ đồng
- Vốn ngân sách địa phương: tùy điều kiện thực tế và khả năng cân đối của ngân sách địa phương để quyết định việc hỗ trợ thêm từ ngân sách địa phương và huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác để tăng thêm mức hỗ trợ.
9. Cách thức thực hiện
9.1. Bình xét và phê duyệt danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ nhà ở
a) Tại cấp thôn và tương đương (viết tắt là cấp thôn):
- Công chức được giao nhiệm vụ làm công tác giảm nghèo cấp xã phối hợp Trưởng thôn tổ chức họp để phổ biến nội dung chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và Thông tư số 01/2022/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ Xây dựng đến các hộ dân; lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở.
- Trên cơ sở danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở, tổ chức bình xét, đề xuất danh sách các hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ về nhà ở (theo mẫu tại Phụ lục I kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ Xây dựng) gửi về Ủy ban nhân dân cấp xã để xem xét, rà soát. Cuộc họp bao gồm Ban chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp xã, công chức được giao nhiệm vụ làm công tác giảm nghèo cấp xã, Trưởng thôn (chủ trì họp), Bí thư Chi bộ thôn, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và đại diện của các hộ nghèo, hộ cận nghèo trong thôn; mời đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã giám sát.
- Hộ được đưa vào danh sách đề nghị hỗ trợ phải được trên 50% số người tham dự cuộc hợp đồng ý (theo hình thức biểu quyết giơ tay hoặc bỏ phiếu kín).
b) Tại cấp xã:
- Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết công khai danh sách các hộ nghèo, hộ cận nghèo được đề xuất hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở tại nhà văn hóa hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng thôn và trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã; thông báo qua đài truyền thanh cấp xã (nếu có) trong thời gian 03 ngày;
- Hết thời hạn niêm yết công khai, Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát, thẩm định, tổng hợp và gửi về Ủy ban nhân dân cấp huyện danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc diện được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở.
c) Sau 03 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp và phê duyệt danh sách báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp phải điều chỉnh lại danh sách thì phải phê duyệt lại và báo cáo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
d) Trường hợp phát sinh khiếu nại, tố cáo trong quá trình phê duyệt danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ về nhà ở thì việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại, Luật tố cáo.
9.2. Cấp vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ làm nhà ở: theo phương án phân bổ kế hoạch vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 và hằng năm do Bộ Xây dựng chủ trì thực hiện.
9.3. Thực hiện xây dựng nhà ở: hàng năm căn cứ nguồn vốn được phân bổ từ ngân sách Trung ương, UBND tỉnh phân bổ cho các huyện, thành phố để triển khai thực hiện.
10. Tiến độ thực hiện: đến hết năm 2025 (theo thời gian thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022).
11. Tiến độ huy động vốn hàng năm
a) Năm 2023: 183,5 tỷ đồng (dự kiến hỗ trợ khoảng 56%)
b) Năm 2024: 71,88 đồng (dự kiến hỗ trợ khoảng 22%)
c) Năm 2025: 71,88 tỷ đồng (dự kiến hỗ trợ khoảng 22%)
Tổng kinh phí dự kiến là 327,26 tỷ đồng từ ngân sách trung ương. Ngoài ra, tỉnh vận động nguồn xã hội hóa và nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ thêm cho hộ nghèo, hộ cận nghèo ngoài nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ.
(Có biểu chi tiết mức phân bổ vốn cho từng huyện để thực hiện chương trình theo từng năm kèm theo)
12. Tổ chức thực hiện
12.1. Giao Sở Xây dựng là cơ quan chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ đến người dân bằng hình thức phù hợp; tổ chức công bố công khai các tiêu chí, đối tượng được thụ hưởng chính sách; hướng dẫn các thôn, xã xác định thực trạng về nhà ở và chất lượng về nhà ở sau khi được hỗ trợ.
- Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn nghiên cứu, thiết kế tối thiểu 03 mẫu nhà ở điển hình, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, dân tộc và tình hình thực tế tại các địa phương để người dân tự lựa chọn và xây dựng nhà phù hợp với điều kiện và khả năng của từng hộ.
- Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, các cấp chính quyền địa phương phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn, vận động cộng đồng ủng hộ, giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo xây mới hoặc sửa chữa nhà ở.
- Lập kế hoạch vốn thực hiện chính sách (bao gồm tất cả các nguồn vốn), báo cáo tiến độ thực hiện, kết quả giải ngân hằng năm gửi UBND tỉnh và các cơ quan liên quan theo quy định.
- Phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình; tham mưu UBND tỉnh xây dựng báo cáo kết quả thực hiện định kỳ theo quý, năm và đột xuất gửi các Bộ, ngành TW, UBND tỉnh và các cơ quan liên quan theo quy định.
12.2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Có trách nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng và các ngành liên quan để tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện đề án và phối hợp thực hiện các nội dung có liên quan đến trách nhiệm thuộc lĩnh vực quản lý của ngành.
12.3. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổng hợp kế hoạch và nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và hằng năm báo cáo Ban chỉ đạo, UBND tỉnh trên cơ sở kế hoạch vốn thực hiện Đề án do Sở Xây dựng đề xuất.
12.4. Giao Sở Tài chính căn cứ dự toán Trung ương giao hàng năm và đề xuất của cơ quan quản lý chương trình, tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí thực hiện Đề án.
12.5. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Giang chủ trì phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn và các tổ chức chính trị - xã hội vận động quỹ “vì người nghèo” để bổ sung vào nguồn vốn hỗ trợ và phối hợp các ngành tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát việc hỗ trợ.
12.6. Tỉnh Đoàn Hà Giang có trách nhiệm chỉ đạo các cấp bộ Đoàn tuyên truyền, phổ biến chính sách; tham gia vận động các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng ủng hộ bằng tiền, vật liệu xây dựng hoặc ngày công lao động để giúp đỡ các hộ nghèo, hộ cận nghèo xây dựng nhà ở; Chỉ đạo Đoàn các cấp, các chi đoàn cơ sở tham gia xây dựng nhà ở cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xây dựng nhà ở cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật).
12.7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Tổng hợp, phê duyệt theo thẩm quyền danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở trên địa bàn theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 01/2022/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ Xây dựng.
b) Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện, đảm bảo chính sách đến được từng hộ nghèo, hộ cận nghèo có khó khăn về nhà ở thuộc diện đối tượng được hỗ trợ; không để xảy ra thất thoát, tiêu cực; đảm bảo các hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà ở đạt chất lượng theo quy định sau khi được hỗ trợ.
c) Hàng năm phân bổ nguồn kinh phí cho UBND các xã, thị trấn để thực hiện và có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc hỗ trợ theo đúng định.
d) Báo cáo về tiến độ thực hiện, giải ngân nguồn vốn ngân sách trung ương cấp, việc lồng ghép, huy động các nguồn lực (ngoài vốn ngân sách trung ương cấp) để thực hiện Đề án trên địa bàn, gửi Sở Xây dựng tổng hợp báo cáo chung.
12.8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ do Ủy ban nhân dân các huyện phân bổ để thực hiện hỗ trợ theo quy định. Tuân thủ quy định về cơ chế thanh toán theo Điều 20 Thông tư số 46/2022/TT-BTC ngày 28/7/2022 của Bộ Tài chính về Quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:
- Căn cứ danh sách các hộ gia đình được hỗ trợ nhà ở và mức hỗ trợ cụ thể đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; căn cứ biên bản xác nhận hoàn thành theo giai đoạn xây mới hoặc sửa chữa nhà ở và biên bản xác nhận hoàn thành xây mới hoặc sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đưa vào sử dụng theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện thanh toán như sau:
+ Đối với hộ gia đình thực hiện xây dựng mới nhà ở: Hỗ trợ lần đầu 70% mức hỗ trợ xây mới nhà ở sau khi hoàn thành phần móng; 30% còn lại sau khi hộ gia đình hoàn thành công trình xây mới nhà ở;
+ Đối với hộ gia đình thực hiện sửa chữa nhà ở: Hỗ trợ lần đầu 70% mức hỗ trợ sửa chữa nhà ở sau khi hộ gia đình đã hoàn thành từ 30% khối lượng công việc; 30% còn lại giải ngân sau khi hộ gia đình hoàn thành công trình sửa chữa nhà ở.
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giám sát để các hộ gia đình sử dụng tiền hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đúng mục đích, đảm bảo chất lượng nhà ở; đồng thời, phối hợp với các cơ quan liên quan ở địa phương thực hiện công khai chính sách hỗ trợ của nhà nước: danh sách hỗ trợ nhà ở, mức hỗ trợ từng hộ gia đình trước và sau khi có quyết định hỗ trợ của cấp có thẩm quyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tại các thôn, bản theo quy định tại Thông tư số 54/2006/TT-BTC ngày 19 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai hỗ trợ trực tiếp của ngân sách đối với các cá nhân, dân cư.
b) Rà soát, thẩm định, tổng hợp danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở trình Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp phê duyệt theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 01/2022/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ Xây dựng.
c) Nghiệm thu, xác nhận khối lượng xây dựng hoàn thành theo giai đoạn (hoàn thành phần móng đối với những hộ nghèo, hộ cận nghèo xây dựng mới hoặc hoàn thành từ 30% khối lượng công việc xây dựng trở lên đối với những hộ nghèo, hộ cận nghèo thực hiện sửa chữa nhà ở hiện có) và xác nhận hoàn thành công trình đưa vào sử dụng để làm cơ sở giải ngân vốn hỗ trợ theo quy định;
d) Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo, giám sát các hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng vốn hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở đúng mục đích, đảm bảo nhà ở phải được xây dựng hoàn chỉnh để đưa vào sử dụng; vận động các tổ chức, đoàn thể như: Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giúp đỡ các hộ nghèo, hộ cận nghèo xây mới hoặc sửa chữa nhà ở; phát huy cao nhất khả năng huy động nguồn lực từ cộng đồng, các nhà cung ứng vật liệu và hộ gia đình; tận dụng, khai thác vật liệu tại chỗ như cát, đá, sỏi, gỗ theo quy định của pháp luật để đảm bảo giảm giá thành xây dựng nhà ở.
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Kết luận: Trên đây là Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang xây dựng Đề án báo cáo Bộ Xây dựng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Kiến nghị và đề xuất:
Đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương:
- Quan tâm và bố trí vốn kịp thời để tỉnh Hà Giang thực hiện có hiệu quả chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 theo nội dung Đề án được UBND tỉnh phê duyệt.
- Xem xét công nhận mẫu nhà trình tường đất, lợp ngói địa phương của Dân tộc Mông vào loại nhà bền chắc kiên cố (thực tế loại nhà này có giá trị sử dụng trên dưới 100 năm) làm cơ sở triển khai đầu tư hỗ trợ cho các hộ gia đình trong đề án.
- Định kỳ rà soát lại các chương trình dự án liên quan đến công tác xóa đói giảm nghèo liên quan đến việc hỗ trợ về nhà ở để kịp thời chỉnh sửa những tồn tại vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện./.
PHỤ LỤC:
BIỂU
CHI TIẾT MỨC PHÂN BỔ VỐN CHO TỪNG HUYỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH THEO TỪNG NĂM
(Kèm theo Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các
huyện nghèo thuộc CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025)
Số TT |
Tên huyện |
Tổng nhu cầu kinh phí giai đoạn 2021 - 2025 |
Số liệu hỗ trợ nhà ở giai đoạn 2021-2025 |
Dự kiến phân bổ năm 2023 |
Hỗ trợ nhà ở năm 2023 |
Hỗ trợ nhà ở năm 2024-2025 |
|||||||||||
Xây mới |
Sửa chữa |
Xây mới |
Sửa chữa |
Xây mới |
Sửa chữa |
||||||||||||
Số lượng (hộ) |
Định mức (triệu đồng) |
Kinh phí (triệu đồng) |
Số lượng (hộ) |
Định mức (triệu đồng) |
Kinh phí (triệu đồng) |
Số lượng (hộ) |
Kinh phí (triệu đồng) |
Số lượng (hộ) |
Kinh phí (triệu đồng) |
Số lượng (hộ) |
Kinh phí (triệu đồng) |
Số lượng (hộ) |
Kinh phí (triệu đồng) |
||||
A |
B |
1=4+7 |
2 |
3 |
4=2*3 |
5 |
6 |
7=5*6 |
8 |
9 |
10=9*3 |
11 |
12=11*6 |
13 |
14=13*3 |
11 |
12=11*6 |
|
Tổng cộng |
327.260 |
6.735 |
|
269.400 |
2.893 |
|
57.860 |
183.500 |
3.776 |
151.040 |
1.623 |
32.460 |
2.959 |
118.360 |
1.270 |
25.400 |
1 |
H. Mèo Vạc |
43.000 |
980 |
40 |
39.200 |
190 |
20 |
3.800 |
24.140 |
550 |
22.000 |
107 |
2.140 |
430 |
17.200 |
83 |
1.660 |
2 |
H. Đồng Văn |
30.740 |
630 |
40 |
25.200 |
277 |
20 |
5.540 |
17.220 |
353 |
14.120 |
155 |
3.100 |
277 |
11.080 |
122 |
2.440 |
3 |
H. Yên Minh |
57.440 |
1.244 |
40 |
49.760 |
384 |
20 |
7.680 |
32.220 |
698 |
27.920 |
215 |
4.300 |
546 |
21.840 |
169 |
3.380 |
4 |
H. Quản Bạ |
41.620 |
680 |
40 |
27.200 |
721 |
20 |
14.420 |
23.340 |
381 |
15.240 |
405 |
8.100 |
299 |
11.960 |
316 |
6.320 |
5 |
H. Bắc Mê |
34.880 |
641 |
40 |
25.640 |
462 |
20 |
9.240 |
19.540 |
359 |
14.360 |
259 |
5.180 |
282 |
11.280 |
203 |
4.060 |
6 |
H. Hoàng Su Phì |
73.020 |
1.520 |
40 |
60.800 |
611 |
20 |
12.220 |
40.940 |
852 |
34.080 |
343 |
6.860 |
668 |
26.720 |
268 |
5.360 |
7 |
H. Xín Mần |
46.560 |
1.040 |
40 |
41.600 |
248 |
20 |
4.960 |
26.100 |
583 |
23.320 |
139 |
2.780 |
457 |
18.280 |
109 |
2.180 |
BIỂU
TỔNG HỢP HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN CÁC HUYỆN NGHÈO THUỘC DIỆN ĐỐI TƯỢNG
ĐƯỢC HỖ TRỢ NHÀ Ở THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MTQG 2021-2025
(Kèm theo Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
trên địa bàn các huyện nghèo thuộc CTMTQG gia giảm nghèo bền vững giai đoạn
2021 - 2025)
TT |
Nội dung |
Đơn vị |
Tổng số |
Hộ nghèo |
Hộ cận nghèo |
Ghi chú |
||||
I |
Huyện Bắc Mê |
hộ |
1.103 |
885 |
218 |
|
||||
1 |
Hộ xây mới nhà ở |
hộ |
641 |
563 |
78 |
|
||||
a) |
Hộ nghèo dân tộc thiểu số |
hộ |
563 |
563 |
- |
|
||||
b) |
Hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
c) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội |
hộ |
1 |
- |
1 |
|
||||
d) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật) |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
đ) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc vùng thường xuyên xảy ra thiên tai |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
e) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo còn lại |
hộ |
77 |
- |
77 |
|
||||
2 |
Hộ sửa chữa nhà ở |
hộ |
462 |
322 |
140 |
|
||||
a) |
Hộ nghèo dân tộc thiểu số |
hộ |
322 |
322 |
- |
|
||||
b) |
Hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
c) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội |
hộ |
1 |
- |
1 |
|
||||
d) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật) |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
đ) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc vùng thường xuyên xảy ra thiên tai |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
e) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo còn lại |
hộ |
139 |
- |
139 |
|
||||
II |
Huyện Xín Mần |
hộ |
1.288 |
1.161 |
127 |
|
||||
1 |
Hộ xây mới nhà ở |
hộ |
1.040 |
958 |
82 |
|
||||
a) |
Hộ nghèo dân tộc thiểu số |
hộ |
958 |
958 |
- |
|
||||
b) |
Hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
c) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
d) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật) |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
đ) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc vùng thường xuyên xảy ra thiên tai |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
e) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo còn lại |
hộ |
82 |
- |
82 |
|
||||
2 |
Hộ sửa chữa nhà ở |
hộ |
248 |
203 |
45 |
|
||||
a) |
Hộ nghèo dân tộc thiểu số |
hộ |
203 |
203 |
- |
|
||||
b) |
Hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
c) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
d) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật) |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
đ) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc vùng thường xuyên xảy ra thiên tai |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
e) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo còn lại |
hộ |
45 |
- |
45 |
|
||||
III |
Huyện Hoàng Su Phì |
hộ |
2.131 |
1.758 |
373 |
|
||||
1 |
Hộ xây mới nhà ở |
hộ |
1.520 |
1.281 |
239 |
|
||||
a) |
Hộ nghèo dân tộc thiểu số |
hộ |
1.280 |
1.280 |
- |
|
||||
b) |
Hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
c) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
d) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật) |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
đ) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc vùng thường xuyên xảy ra thiên tai |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
e) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo còn lại |
hộ |
240 |
1 |
239 |
|
||||
2 |
Hộ sửa chữa nhà ở |
hộ |
611 |
477 |
134 |
|
||||
a) |
Hộ nghèo dân tộc thiểu số |
hộ |
477 |
477 |
- |
|
||||
b) |
Hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
c) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
d) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật) |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
đ) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc vùng thường xuyên xảy ra thiên tai |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
e) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo còn lại |
hộ |
134 |
- |
134 |
|
||||
IV |
Huyện Quản Bạ |
hộ |
1.401 |
1.351 |
50 |
|
||||
1 |
Hộ xây mới nhà ở |
hộ |
680 |
680 |
- |
|
||||
a) |
Hộ nghèo dân tộc thiểu số |
hộ |
680 |
680 |
- |
|
||||
b) |
Hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
c) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
d) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật) |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
đ) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc vùng thường xuyên xảy ra thiên tai |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
e) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo còn lại |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
2 |
Hộ sửa chữa nhà ở |
hộ |
721 |
671 |
50 |
|
||||
a) |
Hộ nghèo dân tộc thiểu số |
hộ |
671 |
671 |
- |
|
||||
b) |
Hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
c) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
d) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật) |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
đ) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc vùng thường xuyên xảy ra thiên tai |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
e) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo còn lại |
hộ |
50 |
- |
50 |
|
||||
V |
Huyện Yên Minh |
hộ |
1.628 |
1.518 |
110 |
|
||||
1 |
Hộ xây mới nhà ở |
hộ |
1.244 |
1.170 |
74 |
|
||||
a) |
Hộ nghèo dân tộc thiểu số |
hộ |
1.170 |
1.170 |
- |
|
||||
b) |
Hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
c) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
d) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật) |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
d) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc vùng thường xuyên xảy ra thiên tai |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
e) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo còn lại |
hộ |
74 |
- |
74 |
|
||||
2 |
Hộ sửa chữa nhà ở |
hộ |
384 |
348 |
36 |
|
||||
a) |
Hộ nghèo dân tộc thiểu số |
hộ |
348 |
348 |
- |
|
||||
b) |
Hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
c) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
d) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật) |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
đ) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc vùng thường xuyên xảy ra thiên tai |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
e) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo còn lại |
hộ |
36 |
- |
36 |
|
||||
VI |
Huyện Mèo Vạc |
hộ |
1.170 |
1.084 |
86 |
|
||||
1 |
Hộ xây mới nhà ở |
hộ |
980 |
912 |
68 |
|
||||
2 |
Hộ sửa chữa nhà ở |
hộ |
190 |
172 |
18 |
|
||||
a) |
Hộ nghèo dân tộc thiểu số |
hộ |
172 |
172 |
- |
|
||||
b) |
Hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
c) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội |
hộ |
2 |
- |
2 |
|
||||
d) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật) |
hộ |
14 |
- |
14 |
|
||||
d) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc vùng thường xuyên xảy ra thiên tai |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
e) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo còn lại |
hộ |
2 |
- |
2 |
|
||||
VII |
Huyện Đồng Văn |
hộ |
907 |
817 |
90 |
|
||||
1 |
Hộ xây mới nhà ở |
hộ |
630 |
571 |
59 |
|
||||
a) |
Hộ nghèo dân tộc thiểu số |
hộ |
571 |
571 |
- |
|
||||
b) |
Hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
c) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
d) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật) |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
d) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc vùng thường xuyên xảy ra thiên tai |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
e) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo còn lại |
hộ |
59 |
- |
59 |
|
||||
2 |
Hộ sửa chữa nhà ở |
hộ |
277 |
246 |
31 |
|
||||
a) |
Hộ nghèo dân tộc thiểu số |
hộ |
246 |
246 |
- |
|
||||
b) |
Hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
c) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
d) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật) |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
d) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc vùng thường xuyên xảy ra thiên tai |
hộ |
- |
- |
- |
|
||||
e) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo còn lại |
hộ |
31 |
- |
31 |
|
||||
TỔNG SỐ |
hộ |
9.628 |
8.574 |
1.054 |
|
|||||
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|||||
1. Hộ xây mới nhà ở |
hộ |
6.735 |
6.135 |
600 |
|
|||||
2. Hộ sửa chữa nhà ở |
hộ |
2.893 |
2.439 |
454 |
|
|||||
|
|
|
|
|
||||||
Kinh phí |
Xây mới |
269.400.000.000 |
đồng |
|
||||||
Sửa chữa |
57.860.000.000 |
đồng |
||||||||
Tổng: |
327.260.000.000 |
đồng |
||||||||
|
||||||||||
Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên |
|
|||||||||
|
||||||||||
a) |
Hộ nghèo dân tộc thiểu số |
8.573 |
|
|
||||||
b) |
Hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng |
- |
|
|
||||||
c) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội |
11 |
- |
Hộ nghèo |
||||||
11 |
Hộ cận nghèo |
|||||||||
d) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật) |
64 |
- |
Hộ nghèo |
||||||
64 |
Hộ cận nghèo |
|||||||||
đ) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc vùng thường xuyên xảy ra thiên tai |
- |
|
|
||||||
e) |
Hộ nghèo, hộ cận nghèo còn lại |
980 |
1 |
Hộ nghèo |
||||||
979 |
Hộ cận nghèo |
|||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.