ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2216/2014/QĐ-UBND |
Quảng Ninh, ngày 06 tháng 10 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản cho nông ngư dân để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;
Căn cứ Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày 08/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg về cơ chế chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản cho nông ngư dân để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;
Căn cứ Thông tư số 53/2010/TT-BTC ngày 14/4/2010 của Bộ Tài chính quy định về chế độ tài chính để thực hiện phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa;
Căn cứ Thông tư số 187/2010/TT-BTC ngày 22/11/2010 của Bộ Tài chính về cơ chế chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; Thông tư số 33/2013/TT-BTC ngày 21/3/2013 sửa đổi, bổ sung Thông tư 187/2010/TT-BTC ngày 22/11/2010;
Căn cứ Thông tư số 21/2014/TT-BNNPTNT ngày 26/6/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn thực hiện Quyết định 142/2009/QĐ-TTg và Quyết định 49/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 17/2014/TT- BNNPTNT ngày 20/6/2014 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng chống dịch bệnh cho động vật thuỷ sản;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Văn bản số 3457/STC-KHNS4 ngày 29/9/2014 và ý kiến thẩm tra của Sở Tư pháp tại Văn bản số 2092/STP-XD&TDTHPL ngày 13/8/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng:
1. Phạm vi điều chỉnh:
1.1 Các loại thiên tai gây thiệt hại trực tiếp đối với cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thuỷ sản:
- Bão, lũ, lũ quét, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, lốc xoáy, mưa đá, sạt lở đất;
- Rét đậm, rét hại, sương muối;
- Động đất, sóng thần.
1.2. Các loại dịch hại, dịch bệnh nguy hiểm đối với cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thuỷ sản:
a) Loại dịch hại nguy hiểm đối với cây trồng
- Rầy nâu;
- Bệnh vàng lùn, lùn sọc đen, lùn xoắn lá;
- Bệnh chồi cỏ mía, chổi rồng.
b) Loại dịch bệnh nguy hiểm đối với vật nuôi:
- Bệnh cúm gia cầm;
- Bệnh lở mồm long móng gia súc;
- Bệnh tai xanh ở lợn.
c) Loại dịch bệnh nguy hiểm đối với nuôi trồng thuỷ sản.
- Bệnh đốm trắng đối với tôm sú, tôm chân trắng;
- Bệnh hội chứng Taura đối với tôm chân trắng;
- Bệnh đầu vàng đối với tôm sú, tôm chân trắng.
Trường hợp Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn có quy định điều chỉnh, bổ sung loại dịch hại, dịch bệnh nguy hiểm đối với cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thuỷ sản thì đối tượng áp dụng được thực hiện theo nội dung điều chỉnh, bổ sung.
2. Đối tượng áp dụng:
Tổ chức, cá nhân bao gồm: Hộ nông dân, ngư dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 2. Nguyên tắc và điều kiện hỗ trợ:
1. Nguyên tắc hỗ trợ:
- Nhà nước chia sẻ rủi ro, hỗ trợ một phần kinh phí cho người sản xuất bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh để khôi phục lại hoạt động sản xuất.
- Hỗ trợ kịp thời, trực tiếp bằng tiền hoặc giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản nhằm khôi phục sản xuất đảm bảo tính thời vụ.
- Trường hợp hỗ trợ bằng giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản phải bảo đảm chất lượng theo quy định của nhà nước; số lượng giống hỗ trợ theo tiêu chuẩn kĩ thuật sản xuất nhưng không vượt quá mức hỗ trợ bằng tiền theo mức quy định tại Điều 3 của Quyết định này.
- Việc hỗ trợ phải đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng và mức hỗ trợ.
2. Điều kiện hỗ trợ:
a) Thuộc phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng quy định tại Điều 1 Quyết định này.
b) Đối với thiệt hại do thiên tai: Nằm trong vùng bị thiên tai được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận.
c) Đối với thiệt hại do dịch bệnh:
- Nằm trong vùng công bố dịch của cơ quan có thẩm quyền đối với các loại dịch bệnh nguy hiểm bắt buộc phải công bố dịch theo quy định.
- Phải có xác nhận đã áp dụng các biện pháp phòng, trừ bệnh dịch theo quy định; cụ thể:
+ Đối với cây trồng: Có xác nhận đã thực hiện việc phun thuốc trừ sâu hoặc do điều kiện thời tiết bất thuận không thể tổ chức phòng trừ được, vệ sinh đồng ruộng theo chỉ đạo của cơ quan bảo vệ thực vật hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Đối với vật nuôi: Những hộ có gia súc, gia cầm bị mắc bệnh bắt buộc phải tiêu huỷ nằm trong vùng phải tiêm phòng, chỉ được hỗ trợ khi có xác nhận của cơ quan thú y về việc số gia súc, gia cầm đó đã được tiêm vắc xin phòng bệnh theo quy định.
+ Đối với giống thuỷ sản: Phải có giấy kiểm dịch giống thuỷ sản của cơ quan có thẩm quyền.
d) Có đầy đủ hồ sơ hỗ trợ theo quy định, bao gồm:
- Đơn đề nghị hỗ trợ của cơ sở bị thiệt hại.
- Biên bản kiểm tra, xác nhận của địa phương (xã, thôn...) ngay sau khi thiệt hại xảy ra.
- Giấy tờ chứng minh đã áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh (đối với thiệt hại do dịch bệnh gây ra) theo quy định tại Điểm c Khoản này.
- Các giấy tờ liên quan chứng nhận hợp pháp về số lượng, chất lượng, nguồn gốc giống thả, nuôi và giống cây trồng gieo ươm.
1. Hỗ trợ đối với diện tích cây trồng bị thiệt hại:
1.1- Diện tích gieo cấy lúa thuần:
- Thiệt hại từ 30% đến 50%, mức hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ trên 50% đến 70%, mức hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ trên 70%, mức hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha.
1.2- Diện tích mạ lúa thuần:
- Thiệt hại từ 30% đến 50%, mức hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ trên 50% đến 70%, mức hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ trên 70%, mức hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha.
1.3- Diện tích gieo cấy lúa lai:
- Thiệt hại từ 30% đến 50%, mức hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ trên 50% đến 70%, mức hỗ trợ 2.250.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ trên 70%, mức hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha.
1.4- Diện tích mạ lúa lai:
- Thiệt hại từ 30% đến 50%, mức hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ trên 50% đến 70%, mức hỗ trợ 22.500.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ trên 70%, mức hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha.
1.5- Hỗ trợ đối với diện tích ngô, rau màu các loại và cây hàng năm khác:
- Thiệt hại từ 30% đến 50%, mức hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ trên 50% đến 70%, mức hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ trên 70%, mức hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha.
1.6- Hỗ trợ đối với diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm và cây nông nghiệp tương tự khác:
- Thiệt hại từ 30% đến 50%, mức hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ trên 50% đến 70%, mức hỗ trợ 3.00.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ trên 70%, mức hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha.
2. Hỗ trợ gia súc, gia cầm nuôi bị thiệt hại:
2.1- Thiệt hại do thiên tai:
a) Đối với gia cầm:
- Gia cầm giống (dưới 21 ngày tuổi): Hỗ trợ 10.000 đồng/con.
- Gia cầm nuôi thương phẩm (từ 21 ngày tuổi trở lên): Hỗ trợ 20.000 đồng/con.
b) Đối với lợn:
- Lợn giống (dưới 30 ngày tuổi): Hỗ trợ 350.000 đồng/con.
- Lợn nuôi thương phẩm (từ 30 ngày tuổi trở lên): Hỗ trợ 750.000 đồng/con.
c) Đối với trâu, bò, ngựa:
- Bê, nghé, ngựa nuôi dưới 12 tháng tuổi: Hỗ trợ 3.000.000 đồng/con.
- Trâu, bò, ngựa nuôi từ 12 tháng tuổi trở lên: Hỗ trợ 4.000.000 đồng/con.
d) Đối với hươu, nai, cừu, dê hỗ trợ: 2.000.000 đồng/con.
2.2- Thiệt hại do dịch bệnh nguy hiểm:
Mức hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh nguy hiểm thực hiện theo quy định tại Quyết định số 3187/QĐ-UBND ngày 03/10/2008 của UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 440/QĐ-UBND ngày 01/3/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 3187/QĐ-UBND.
3- Hỗ trợ thiệt hại đối với nuôi trồng thuỷ sản do thiên tai và dịch bệnh:
Mức hỗ trợ cho từng đối tượng nuôi được quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Điều 4. Về nguồn kinh phí hỗ trợ:
- Các huyện, thị xã, thành phố chủ động sử dụng nguồn dự phòng ngân sách địa phương (cấp huyện, xã) để thực hiện chính sách hỗ trợ theo quy định tại Quyết định này;
- Trường hợp kinh phí thực hiện hỗ trợ vượt quá khả năng đảm bảo của các huyện, thị xã, thành phố thì địa phương báo cáo về tỉnh (qua Sở Tài chính tổng hợp) để được xem xét cấp bổ sung kinh phí thực hiện.
1. Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát và đôn đốc việc thực hiện chính sách hỗ trợ của các huyện, thị xã, thành phố đảm bảo đúng qui định.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:
- Thành lập Hội đồng thẩm định phương án hỗ trợ thiệt hại cụ thể cho các đối tượng do Ủy ban nhân dân cấp xã lập, đề nghị. Hội đồng thẩm định do Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế) là cơ quan thường trực; các thành viên bao gồm Phòng Tài chính kế hoạch, Hội Nông dân cấp huyện, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã có thiệt hại.
- Quyết định phê duyệt phương án hỗ trợ thiệt hại và chịu trách nhiệm về tính xác thực của nội dung hỗ trợ; đồng thời cấp kinh phí cho các xã, phường, thị trấn thực hiện chi trả hỗ trợ kịp thời.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập đoàn kiểm tra (bao gồm đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức chính trị - xã hội, đại diện thôn/bản, Ban công tác Mặt trận thôn/bản, đại diện hộ dân canh tác liền kề) tiến hành kiểm đếm, xác định mức độ thiệt hại cho từng trường hợp cụ thể ngay sau khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra; lập phương án hỗ trợ cụ thể cho từng đối tượng; niêm yết công khai phương án hỗ trợ tại nhà văn hóa thôn, khu, khe bản, UBND cấp xã trong thời gian 5 ngày để người dân giám sát; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện phương án hỗ trợ.
1. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các địa phương phản ánh về Ủy ban nhân dân Tỉnh (qua Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tổng hợp) để được xem xét xử lý.
2. Các Ông, (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch & đầu tư; Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, các tổ chức và cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
MỨC HỖ TRỢ GIỐNG THỦY SẢN ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT ĐỐI VỚI
THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH GÂY RA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2216/2014/QĐ-UBND ngày 06/10/2014 của UBND
tỉnh Quảng Ninh)
TT |
Đối tượng nuôi |
Đơn vị tính |
Mức hỗ trợ (đồng) |
Ghi chú |
||
Thiệt hại từ 30-50% |
Thiệt hại từ trên 50-70% |
Thiệt hại từ trên 70% |
||||
I |
Nhóm giáp xác |
|
|
|
|
|
1 |
Nuôi tôm sú thâm canh |
ha |
4,000,000 |
6,000,000 |
8,000,000 |
|
2 |
Nuôi tôm sú bán thâm canh |
ha |
2,500,000 |
4,500,000 |
6,500,000 |
|
3 |
Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh |
ha |
10,000,000 |
20,000,000 |
30,000,000 |
|
4 |
Nuôi tôm thẻ chân trắng bán thâm canh |
ha |
6,000,000 |
12,000,000 |
20,000,000 |
|
5 |
Nuôi tôm quảng canh cải tiến |
ha |
2,000,000 |
4,000,000 |
6,000,000 |
|
6 |
Nuôi tôm hùm trong lồng |
100 m3 lồng |
3,000,000 |
7,000,000 |
10,000,000 |
|
7 |
Cua, ghẹ nuôi thâm canh |
ha |
4,000,000 |
5,000,000 |
6,000,000 |
|
8 |
Cua, ghẹ nuôi bán thâm canh |
ha |
2,000,000 |
3,000,000 |
4,000,000 |
|
II |
Nhóm nhuyễn thể |
|
|
|
|
|
1 |
Nuôi bãi triều: nghêu, ngao, tu hài |
ha |
20,000,000 |
40,000,000 |
60,000,000 |
|
2 |
Nuôi khay (lồng): tu hài |
100 m3 lồng |
3,000,000 |
7,000,000 |
10,000,000 |
|
3 |
Nuôi dây treo: hầu biển, hà, trai, điệp quạt |
ha |
20,000,000 |
40,000,000 |
60,000,000 |
|
III |
Nhóm cá |
|
|
|
|
|
1 |
Nuôi lồng bè đối với cá biển, cá nước lợ |
100 m3 lồng |
3,000,000 |
7,000,000 |
10,000,000 |
|
2 |
Nuôi đầm phá đối với cá nước lợ |
ha |
10,000,000 |
20,000,000 |
30,000,000 |
|
3 |
Nuôi cá nước ngọt |
ha |
3,000,000 |
7,000,000 |
10,000,000 |
|
4 |
Các đối tượng thủy, hải sản khác |
ha hoặc 100m3 |
5,000,000 |
6,000,000 |
7,000,000 |
Nếu nuôi trong lồng (khay) hoặc lồng bè tính theo m3 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.