ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 220/2014/QĐ-UBND |
Bắc Giang, ngày 26 tháng 04 năm 2014 |
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP GIẢI QUYẾT CÁC VIỆC ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI VÀ TRA CỨU, CUNG CẤP THÔNG TIN LÝ LỊCH TƯ PHÁP
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình ngày 09/6/2000;
Căn cứ Luật Lý lịch tư pháp ngày 17/6/2009;
Căn cứ Luật Nuôi con nuôi ngày 17/6/2010;
Căn cứ Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23/11/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp; Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10/5/2012 của liên Bộ: Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an; Bộ Quốc phòng hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp; Thông tư số 22/2013/TT-BTP ngày 31/12/2013 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
Sau khi thống nhất với Tòa án nhân dân tỉnh; Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh; Cục Thi hành án dân sự tỉnh; theo đề nghị của Sở Tư pháp tại Tờ trình số 15/TTr-STP ngày 08/4/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp giải quyết các việc đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài và tra cứu, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 106/2011/QĐ-UBND ngày 31/3/2011 của UBND tỉnh ban hành Quy định quy trình giải quyết các việc đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài và tra cứu, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp; Quyết định số 469/2012/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều Quy định quy trình giải quyết các việc đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài và tra cứu, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp ban hành kèm theo Quyết định số 106/2011/QĐ-UBND ngày 31/3/2011 của UBND tỉnh.
Điều 3. Giám đốc Sở, Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHỐI
HỢP GIẢI QUYẾT CÁC VIỆC ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI VÀ TRA CỨU, CUNG CẤP
THÔNG TIN LÝ LỊCH TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 220/2014/QĐ-UBND ngày 26/4/2014 của UBND tỉnh
Bắc Giang)
Quy chế này xác định trách nhiệm phối hợp của các cơ quan liên quan trong giải quyết các việc đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài (bao gồm đăng ký kết hôn, đăng ký nuôi con nuôi) và tra cứu, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.
Quy chế này áp dụng đối với Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện, Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự, các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em tỉnh Bắc Giang và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
1. Sở Tư pháp là cơ quan chủ trì, chủ động phối hợp và đôn đốc các cơ quan chức năng trong quá trình giải quyết các việc đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài, tra cứu, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.
2. Việc phối hợp được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ, kịp thời tuân thủ các quy định của pháp luật về giải quyết các việc đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài và tra cứu, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.
3. Các cơ quan chức năng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn theo pháp luật quy định phối hợp với Sở Tư pháp giải quyết các việc đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài, tra cứu, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ đó.
Mục 1: PHỐI HỢP GIẢI QUYẾT VIỆC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI, TRA CỨU, CUNG CẤP THÔNG TIN LÝ LỊCH TƯ PHÁP
Điều 4. Giải quyết việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
1. Trong thời hạn 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Tư pháp thực hiện phỏng vấn hai bên nam, nữ; nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ, báo cáo kết quả và đề xuất ý kiến kèm theo 01 bộ hồ sơ đăng ký kết hôn trình UBND tỉnh quyết định.
2. Trường hợp xét thấy hồ sơ kết hôn có vấn đề cần xác minh thuộc chức năng của cơ quan Công an, Sở Tư pháp có Công văn nêu rõ vấn đề cần xác minh, kèm theo bản photocopy 01 bộ hồ sơ đăng ký kết hôn (bản photocopy không phải chứng thực) gửi Công an tỉnh đề nghị xác minh.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Công văn của Sở Tư pháp, Công an tỉnh thực hiện xác minh vấn đề được yêu cầu và trả lời bằng văn bản cho Sở Tư pháp.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Sở Tư pháp cùng hồ sơ đăng ký kết hôn, Văn phòng UBND tỉnh nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn và trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp để tổ chức lễ đăng ký kết hôn.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Văn phòng UBND tỉnh thông báo cho Sở Tư pháp và nêu rõ lý do.
Điều 5. Tra cứu thông tin lý lịch tư pháp
Thời hạn tra cứu thông tin cấp Phiếu lý lịch tư pháp được thực hiện như sau:
1. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Tư pháp có Phiếu xác minh lý lịch tư pháp kèm theo 01 bộ hồ sơ gửi Công an tỉnh đề nghị xác minh tình trạng án tích.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Phiếu xác minh lý lịch tư pháp, Công an tỉnh thực hiện tra cứu thông tin về tình trạng án tích của đương sự và gửi cho Sở Tư pháp kết quả tra cứu; trường hợp phải tra cứu thông tin trong hệ thống hồ sơ, tàng thư của Bộ Công an thì thời hạn không quá 09 ngày làm việc theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
Trường hợp tra cứu thông tin về tình trạng án tích để cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo đề nghị của cơ quan tiến hành tố tụng trong trường hợp khẩn cấp thì thời hạn không quá 24 giờ theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
3. Trường hợp kết quả tra cứu thông tin lý lịch tư pháp của Công an tỉnh vẫn chưa đủ căn cứ để kết luận hoặc nội dung về tình trạng án tích của đương sự có điểm chưa rõ ràng, đầy đủ thì Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án hoặc Tòa án đã xét xử phúc thẩm vụ án liên quan đến đương sự để tra cứu hồ sơ, nhằm khẳng định người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp có án tích hay không có án tích.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị tra cứu thông tin, Tòa án tra cứu và thông báo kết quả cho Sở Tư pháp.
Điều 6. Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp
1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc kê từ ngày nhận được bản án, quyết định hoặc kể từ ngày cấp giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 1, các điểm i, k, l khoản 3, các khoản 4, 5, 7 và khoản 8 Điều 13, Điều 14 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP của liên Bộ: Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án có trách nhiệm gửi trích lục bản án hoặc bản án, quyết định, giấy chứng nhận cho Sở Tư pháp.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày bản án phạt cảnh cáo có hiệu lực pháp luật, Tòa án có trách nhiệm gửi trích lục bản án hoặc bản án cho Sở Tư pháp.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra các quyết định quy định tại các điểm a, c, đ, e, g, h khoản 3 và khoản 6 Điều 13 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP của liên Bộ: Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án có trách nhiệm gửi quyết định cho Sở Tư pháp.
Đối với các quyết định quy định tại điểm b, d khoản 3 Điều 13 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP , Tòa án có trách nhiệm gửi cho Sở Tư pháp ngay sau khi ra quyết định.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, cấp giấy xác nhận hoặc kể từ ngày người bị kết án đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án, Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm gửi quyết định, giấy xác nhận, văn bản thông báo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 17 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP của liên Bộ: Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng cho Sở Tư pháp.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù trong trường hợp kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh có trách nhiệm gửi Quyết định đó cho Sở Tư pháp.
4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận quy định tại các điểm a, b khoản 4 Điều 16 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP của liên Bộ: Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Công an cấp huyện có trách nhiệm gửi giấy chứng nhận đó cho Sở Tư pháp.
5. Định kỳ hàng quý, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị kèm theo trích sao báo cáo thống kê thông tin lý lịch tư pháp của Sở Tư pháp, Tòa án nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Công an cấp huyện, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Chi cục Thi hành án cấp huyện có nhiệm vụ rà soát, xác minh, đối chiếu số liệu thông tin lý lịch tư pháp đã cung cấp cho Sở Tư pháp và thông báo cho Sở Tư pháp.
Mục 2: PHỐI HỢP GIẢI QUYẾT VIỆC NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Điều 7. Lập biên bản trẻ em bị bỏ rơi và tiếp nhận trẻ em bị bỏ rơi vào cơ sở nuôi dưỡng
1. Người phát hiện trẻ em bị bỏ rơi có trách nhiệm thông báo ngay cho UBND cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi trẻ em bị bỏ rơi để lập biên bản trẻ em bị bỏ rơi.
2. UBND cấp xã nơi trẻ em bị bỏ rơi có trách nhiệm tìm người tạm thời nuôi dưỡng trẻ em. Trường hợp không có người nhận tạm thời nuôi dưỡng trẻ em thì UBND cấp xã liên hệ ngay với cơ sở nuôi dưỡng để tiến hành thủ tục tiếp nhận trẻ em bị bỏ rơi theo thủ tục tiếp nhận đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp.
Trường hợp người tạm thời nuôi dưỡng không còn đủ khả năng tiếp tục nuôi dưỡng, hoặc không còn nguyện vọng tiếp tục tạm thời nuôi dưỡng, hoặc hết thời hạn thông báo tìm cha, mẹ đẻ của trẻ em mà không tìm được cha, mẹ đẻ hoặc không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì UBND cấp xã nơi trẻ em bị bỏ rơi lập hồ sơ đề nghị tiếp nhận trẻ em bị bỏ rơi vào cơ sở nuôi dưỡng.
3. UBND cấp xã, nơi lập biên bản có trách nhiệm thông báo trên Đài phát thanh và Truyền hình địa phương để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ em. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng, nếu không tìm thấy cha, mẹ đẻ của trẻ em thì người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc cơ sở nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.
Điều 8. Lập danh sách và hồ sơ trẻ em cần tìm gia đình thay thế
1. Cơ sở nuôi dưỡng có trách nhiệm lập danh sách và hồ sơ trẻ em đã được tiếp nhận chính thức vào cơ sở nuôi dưỡng thuộc đối tượng cần tìm gia đình thay thế.
2. Danh sách trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng cần tìm gia đình thay thế được lập theo quy định sau:
a) Danh sách 1 là danh sách trẻ em có sức khỏe bình thường theo mẫu TP/CN-2011/DS.01 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi (sau đây gọi tắt là Thông tư số 22/2011/TT-BTP).
b) Danh sách 2 là danh sách trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, trẻ em từ 5 tuổi trở lên hoặc hai trẻ em trở lên cùng là anh chị em ruột theo mẫu TP/CN-2011/DS.02 ban hành kèm theo Thông tư số 22/2011/TT-BTP .
3. Đối với trẻ em thuộc Danh sách 1, cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ và danh sách trẻ em, xin ý kiến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi gửi Sở Tư pháp theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP của Chính phủ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Danh sách, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến trả lời cơ sở nuôi dưỡng. Sau khi có ý kiến của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ sở nuôi dưỡng gửi danh sách và hồ sơ trẻ em cho Sở Tư pháp để thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em theo quy định.
4. Đối với trẻ em thuộc Danh sách 2, cơ sở nuôi dưỡng lập danh sách trẻ em kèm theo hồ sơ của trẻ em, xin ý kiến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi gửi Sở Tư pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP .
Sở Tư pháp gửi Danh sách 2 cho Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp để Cục Con nuôi đề nghị Văn phòng con nuôi nước ngoài hỗ trợ khám sức khỏe chuyên sâu, chăm sóc y tế và tìm gia đình thay thế ở nước ngoài cho trẻ em.
Điều 9. Thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em Danh sách 1
1. Việc thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em ở địa phương theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 15 Luật Nuôi con nuôi được thực hiện trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp.
2. Trong thời hạn 07 ngày kể từ khi hết thời hạn thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em, nếu không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Sở Tư pháp chuyển Danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế cho Cục Con nuôi để tiến hành thủ tục tìm gia đình thay thế trên phạm vi toàn quốc.
Điều 10. Xác minh hồ sơ của trẻ em bị bỏ rơi được cho làm con nuôi người nước ngoài
1. Sở Tư pháp có trách nhiệm đề nghị Công an tỉnh xác minh nguồn gốc trẻ em đối với các trường hợp trẻ em bị bỏ rơi được cho làm con nuôi người nước ngoài.
2. Việc xác minh nguồn gốc của trẻ em bị bỏ rơi thuộc Danh sách 1 được thực hiện đồng thời với việc thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em ngay khi Sở Tư pháp nhận được hồ sơ của trẻ em đầy đủ theo quy định.
Công an tỉnh có trách nhiệm xác minh và trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp. Nội dung trả lời xác minh của Công an tỉnh nêu rõ nguồn gốc trẻ em bị bỏ rơi, không xác định được cha, mẹ đẻ. Trường hợp xác định được cha, mẹ đẻ của trẻ em thì nêu rõ họ, tên, nơi cư trú của cha, mẹ đẻ của trẻ em để Sở Tư pháp tiến hành thủ tục lấy ý kiến của những người liên quan về việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài.
3. Công an tỉnh có trách nhiệm xác minh nguồn gốc của trẻ em bị bỏ rơi thuộc diện Danh sách 2 và trả lời bằng văn bản trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp nhằm tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo sớm tìm được gia đình thay thế ở nước ngoài và được chữa trị, chăm sóc sức khỏe trong điều kiện y tế hiện đại.
Điều 11. Xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi người nước ngoài
1. Đối với trẻ em thuộc Danh sách 1 được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ của trẻ em theo quy định, Sở Tư pháp tiến hành lấy ý kiến của những người liên quan theo quy định tại Điều 21 Luật Nuôi con nuôi về việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, thực hiện việc xác minh hồ sơ của trẻ em theo quy định tại Điều 33 Luật Nuôi con nuôi và Điều 10 Quy chế này.
b) Sau khi kiểm tra, xác minh hồ sơ trẻ em theo quy định, nếu thấy trẻ em có đủ điều kiện để cho làm con nuôi người nước ngoài, Sở Tư pháp xác nhận, lập danh sách trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi người nước ngoài, gửi Cục Con nuôi. Việc xác nhận phải được thực hiện đối với từng trường hợp trẻ em cụ thể và phải đảm bảo các yêu cầu tại Điều 16 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi.
2. Đối với trẻ em thuộc Danh sách 2 được thực hiện như sau:
a) Khi nhận được hồ sơ trẻ em và Danh sách 2, Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ của trẻ em, tiến hành lấy ý kiến của những người liên quan theo quy định tại Điều 21 Luật Nuôi con nuôi về việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài và có Công văn kèm hồ sơ yêu cầu Công an tỉnh xác minh đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi.
b) Trường hợp hồ sơ trẻ em đầy đủ theo quy định thì xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi người nước ngoài và gửi danh sách kèm theo hồ sơ trẻ em cho Cục Con nuôi để tìm gia đình nước ngoài nhận đích danh trẻ em làm con nuôi.
Điều 12. Giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài
Việc giới thiệu trẻ em thuộc Danh sách 1 làm con nuôi người nước ngoài phải bảo đảm các căn cứ để giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài quy định tại Điều 35 Luật Nuôi con nuôi và thực hiện như sau:
1. Sở Tư pháp gửi công văn và phương án giới thiệu trẻ em kèm theo phụ lục tóm tắt hồ sơ của trẻ em và hồ sơ của người nhận con nuôi cho các cơ quan: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Công an tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Cơ sở nuôi dưỡng có trẻ em được giới thiệu làm con nuôi người nước ngoài đề nghị cho ý kiến về các phương án giới thiệu trẻ em cho người nhận con nuôi.
2. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, các cơ quan được lấy ý kiến có văn bản trả lời Sở Tư pháp. Sở Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các cơ quan liên quan và báo cáo UBND tỉnh kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi.
Trường hợp không thống nhất tuyệt đối về ý kiến lựa chọn phương án giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài thì Sở Tư pháp quyết định theo ý kiến đa số.
Trường hợp các ý kiến đối lập và không thống nhất thì Sở Tư pháp quyết định tổ chức hội nghị lấy ý kiến trực tiếp của các ngành liên quan quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, Văn phòng UBND tỉnh nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh về việc đồng ý hoặc không đồng ý với việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài của Sở Tư pháp.
Trường hợp UBND tỉnh đồng ý, thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của UBND tỉnh, Sở Tư pháp báo cáo kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài cho Cục Con nuôi. Trường hợp không đồng ý, UBND tỉnh thông báo rõ lý do để Sở Tư pháp tiến hành giới thiệu lại.
Điều 13. Quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài
Sau khi nhận được thông báo của Bộ Tư pháp quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Nuôi con nuôi, Sở Tư pháp trình UBND tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Sở Tư pháp kèm theo 01 bộ hồ sơ, Văn phòng UBND tỉnh nghiên cứu, đề xuất với UBND tỉnh Quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài và trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp.
Điều 14. Trách nhiệm của các cơ quan
1. Sở Tư pháp là cơ quan tiếp nhận, thụ lý hồ sơ, chịu trách nhiệm về tính đầy đủ của các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ theo quy định; chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch hoặc đề xuất nội dung phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; phối hợp với các cơ quan chức năng thẩm tra, xác minh và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về nội dung đề xuất.
2. Công an tỉnh có trách nhiệm điều tra, xác minh, tra cứu và cung cấp thông tin theo đề nghị của Sở Tư pháp và chịu trách nhiệm về kết quả điều tra, xác minh, tra cứu.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chỉ đạo cơ sở nuôi dưỡng trẻ em lập hồ sơ của trẻ em cho làm con nuôi người nước ngoài, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định, chịu trách nhiệm về tính xác thực của các giấy tờ trong hồ sơ, nguồn gốc của trẻ em và về sự giới thiệu của đơn vị.
4. Tòa án nhân dân tỉnh có trách nhiệm cung cấp, trao đổi, tra cứu và chỉ đạo Tòa án nhân dân cấp huyện phố thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn việc cung cấp, trao đổi thông tin lý lịch tư pháp theo quy định.
5. Cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm cung cấp, trao đổi và chỉ đạo Chi cục Thi hành án dân sự thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn việc cung cấp, trao đổi thông tin lý lịch tư pháp theo quy định.
6. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh có trách nhiệm cung cấp, trao đổi thông tin lý lịch tư pháp đảm bảo đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn theo quy định.
7. Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm xem xét hồ sơ và trình UBND tỉnh quyết định. Trường hợp từ chối giải quyết phải kịp thời có văn bản trả lời Sở Tư pháp và nêu rõ lý do.
1. Các Sở, cơ quan liên quan đến giải quyết các việc hộ tịch có yếu tố nước ngoài, tra cứu, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy chế, kịp thời tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
2. Giao Sở Tư pháp theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Quy chế này, định kỳ báo cáo UBND tỉnh theo quy định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.