UBND TỈNH ĐỒNG
THÁP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/QĐ-VPUBND |
Đồng Tháp, ngày 24 tháng 01 năm 2018 |
CHÁNH VĂN PHÒNG UBND TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 117/2013/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01 tháng 03 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 142/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp Quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp;
Căn cứ Quyết định số 26/2013/ QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc quy định định mức chi hỗ trợ cán bộ, công chức là đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp;
Căn cứ Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND-HC ngày 08 tháng 3 năm 2016 của UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Phòng Quản Trị - Tài vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế chi tiêu nội bộ, quản lý và sử dụng kinh phí, tài sản công của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 63/QĐ-VPUBND ngày 10 tháng 8 năm 2017 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ, quản lý và sử dụng tài sản công của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
Điều 3. Chánh, Phó Chánh Văn phòng; Trưởng, Phó các phòng, đơn vị trực thuộc; toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHÁNH VĂN PHÒNG |
CHI TIÊU NỘI BỘ, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ, TÀI SẢN CÔNG CỦA
VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 22/QĐ-VPUBND ngày 24 tháng 01 năm 2018)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này được áp dụng tại Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh.
2. Kinh phí và tài sản của Nhà nước giao cho Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh quản lý và sử dụng.
3. Công chức, viên chức thuộc biên chế Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh có trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
Điều 2. Các nội dung chi thuộc kinh phí thực hiện tự chủ và kinh phí không thực hiện tự chủ
1. Các nội dung chi thuộc kinh phí thực hiện tự chủ (kinh phí khoán)
Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương; Tiền thưởng; Các khoản đóng góp và các chi phí liên quan đến hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh như: thanh toán dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng, văn phòng phẩm; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; công tác phí; chi phí giao tiếp; Chi hỗ trợ cán bộ, công chức là đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính tại Văn phòng UBND tỉnh;...
Đối với nguồn thu của Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh như thu tiền nhà khách, thu khác (nếu có): được sử dụng để giảm chi phí tiền điện, nước, chi phí quản lý của các nhà khách.
2. Các nội dung chi thuộc kinh phí không thực hiện tự chủ (kinh phí ngoài khoán)
Chi phí sửa chữa và mua sắm tài sản cố định; thanh toán dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; công tác phí; chi đoàn ra; đoàn vào; Chi phí hoạt động của Trung tâm Hành chính công, chi thăm hỏi các đối tượng chính sách, chi hoạt động của Hội Đồng hương Đồng Tháp tại Thành phố Hồ Chí Minh, chi phí biên giới, kinh phí bồi dưỡng công tác tiếp dân; duy trì ISO, kinh phí đặc biệt, kinh phí hoạt động Đảng, thanh toán các khoản chi soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật,...chi phí giao tiếp và các hoạt động của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh.
3. Các khoản kinh phí được giao cho Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh
Cổng Thông tin điện tử, kinh phí cắm mốc biên giới, kinh phí giao cho các đơn vị sự nghiệp thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh không thuộc phạm vi thực hiện khoán theo Quy chế này.
Điều 3. Về chi phí làm ngoài giờ
1. Tất cả các công chức, viên chức trong cơ quan được lãnh đạo giao việc làm thêm giờ đều được thanh toán tiền ngoài giờ theo quy định. Những công việc được phân công làm thêm giờ, cụ thể như sau:
a) Bộ phận trực hành chính, đội xe: buổi sáng những ngày nghỉ hoặc những ngày lễ (nếu được phân công).
b) Các bộ phận khác: chỉ áp dụng đối với các trường hợp phát sinh những công việc mới, đột xuất ngoài nhiệm vụ thường xuyên và ngày lễ, tết (nếu được phân công).
c) Một số bộ phận khác phục vụ các công việc mang tính đặc thù của Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh.
Thời gian làm ngoài giờ của công chức, viên chức tối đa không quá 200 giờ/năm.
2. Phương thức thực hiện, thanh toán: Công chức, viên chức xét thấy công việc cần phải thực hiện làm ngoài giờ để giải quyết kịp thời gian, báo cáo lãnh đạo Văn phòng phụ trách trực tiếp giao việc (theo mẫu quy định) để thực hiện; xong gởi phiếu giao việc cho Trưởng phòng, bộ phận tổng hợp, cuối tháng chuyển Phòng Quản trị - Tài vụ thanh toán. Phòng Quản trị - Tài vụ căn cứ vào các bảng tổng hợp của các Phòng, xác định tiền làm ngoài giờ của từng công chức trình Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh duyệt để thanh toán.
Điều 4: Thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm
Thực hiện theo Thông tư số 141/2011/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 5. Chi phí dịch vụ công cộng
1. Về chi phí điện
Thực hiện theo các quy định tại Quyết định số 37/QĐ-VPUBND ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh về việc ban hành Quy định tiết kiệm trong sử dụng điện của Văn phòng. Phòng Quản trị - Tài vụ tổ chức bộ phận theo dõi, kiểm tra việc thực hiện tiết kiệm điện đối với từng phòng, bộ phận cơ quan, thanh toán tiền điện thực tế từng tháng; báo cáo kết quả thực hiện, kể cả đề xuất, kiến nghị (nếu có) đến Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh để chỉ đạo và thông báo đến các phòng, bộ phận nắm (thời gian từ 25 đến 30 hàng tháng); phấn đấu giảm chỉ số sử dụng điện theo quy định.
2. Về chi phí nước
Sử dụng tiết kiệm, sử dụng đúng mục đích. Phòng Quản trị - Tài vụ phải thường xuyên kiểm tra hệ thống ống dẫn nước, tránh hư hỏng, rò rỉ; đồng thời, thường xuyên theo dõi chỉ số sử dụng nước để đối chiếu tìm nguyên nhân (nếu chỉ số sử dụng nước tăng đột ngột), báo cáo Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh kịp thời xử lý. Công chức, viên chức khi phát hiện ống dẫn nước, vòi nước bị chảy, rò rỉ phải có trách nhiệm đóng khóa lại, thông báo Phòng Quản trị - Tài vụ để xử lý.
3. Về chi phí nhiên liệu
a) Sử dụng xe ôtô công
a.1. Đối tượng được sử dụng xe ôtô
- Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh;
- Chánh, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh.
Đối với công chức, viên chức do tính cấp bách, khẩn trương của công việc và được Chủ tịch và các Phó Chủ tịch, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh cử đi công tác có thể được bố trí xe ôtô thực hiện nhiệm vụ. Việc bố trí xe do người cử đi công tác quyết định.
a.2. Phương thức thực hiện
- Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh là cơ quan được Ủy ban nhân dân Tỉnh giao trách nhiệm quản lý thống nhất tất cả các xe ôtô của Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh để phục vụ công tác chung của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh và công tác của Văn phòng.
- Việc sử dụng, bố trí xe ôtô đi công tác đối với các chức danh theo quy định khi đi cách trụ sở tối thiểu 10 km trở lên; trừ trường hợp đặc biệt do Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh và Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh chấp thuận; tất cả các xe ôtô phải căn cứ vào sự điều động của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh theo mẫu quy định; trường hợp đột xuất, người lái xe căn cứ vào lệnh điều động trực tiếp (miệng, điện thoại) của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh hoặc Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh để thực thi ngay công việc, sau đó lập thủ tục bổ sung.
Người lái xe có trách nhiệm quản lý, kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị an toàn xe theo quy định.
a.3. Một số trường hợp đặc thù
- Trường hợp công chức, viên chức được bố trí xe đi công tác nếu kết hợp tham quan du lịch ngoài chương trình, kế hoạch phải được Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh đồng ý, phần chi phí phát sinh như: nhiên liệu, tiền phòng nghỉ, phụ cấp lưu trú,… do người chủ trì tổ chức đoàn tham quan chịu trách nhiệm và thanh toán.
- Trường hợp các sở, ngành, đơn vị có nhu cầu cấp thiết mượn xe ôtô để thực hiện nhiệm vụ, phải được sự đồng ý của Chủ tịch hay các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh hoặc Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh, phần nhiên liệu và các chi phí phát sinh trong quá trình đi công tác, đơn vị mượn chịu trách nhiệm thanh toán.
Ngoài ra một số trường hợp được sử dụng xe ôtô như: ốm đau, tai nạn, đám tiệc,...phải được Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh hoặc Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh chấp thuận.
b. Nhiên liệu
b.1. Xăng, dầu: Các xe ôtô của Văn phòng, của ngành chức năng (được tăng cường) sử dụng cho công tác được khoán theo định mức sau:
- Xe Toyota Camry 66A - 3456 (05 chỗ) : 15 lít/100km.
- Xe Toyota Camry 66A - 0739 (05 chỗ) : 14 lít/100km.
- Xe Toyota Altis 66A - 002.29 (05 chỗ) : 15 lít/100km.
- Xe Toyota Innova 66A - 7979 (07 chỗ) : 15 lít/100km.
- Xe Toyota Hiace 66A - 0630 (12 chỗ) : 17 lít/100km.
- Xe Toyota Innova 66A - 000.90 (07 chỗ) : 15 lít/100km.
b.2. Nhớt: được tính theo định mức căn cứ vào quy định của nhà sản xuất;
trường hợp đặc biệt do Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh chấp thuận.
Ngoài ra, theo yêu cầu công tác, Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh mượn các xe ôtô, ca nô của các sở, ngành, đơn vị thì thanh toán theo thực tế của từng chuyến công tác; Ngược lại, các ngành, sở, đơn vị có nhu cầu mượn phương tiện của Văn phòng thì các đơn vị mượn thanh toán tiền nhiên liệu theo thực tế (trừ trường hợp đặc biệt phải có phê duyệt của Chủ tịch hay các Phó Chủ tịch hoặc Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh).
c. Nguồn kinh phí thanh, quyết toán
- Trường hợp bố trí phương tiện phục vụ cho công tác của Văn phòng UBND
Tỉnh: thanh, quyết toán từ nguồn kinh phí tự chủ của Văn phòng.
- Trường hợp bố trí phương tiện phục vụ cho công tác của Ủy ban nhân dân Tỉnh: thanh, quyết toán từ nguồn kinh phí không thực hiện tự chủ của Văn phòng.
Phòng Quản trị - Tài vụ phải mở sổ theo dõi, tổng hợp số liệu chi phí phát sinh từng loại xe ôtô để thanh, quyết toán và công khai theo đúng quy định.
Điều 6. Mua sắm, sử dụng văn phòng phẩm, dụng cụ
1. Sử dụng văn phòng phẩm
Gồm: bút bi, bút xóa, bút dạ quang, tập, kim kẹp, keo dán, giấy kẻ ngang, sổ ghi biên bản, các loại kẹp bướm, bìa sơ mi, mực dấu, pin,.., dùng phục vụ công tác hàng ngày của công chức, viên chức trong cơ quan phải được quản lý chi, xuất chặt chẽ theo nội dung công việc của từng phòng, cấp lãnh đạo. Đối với các loại dụng cụ, giấy photocopy, giấy in vi tính, giấy fax, mực in vi tính, mực photocopy, mực máy fax,... dùng để phục vụ nhiệm vụ chung được mua nhập kho và xuất kho sử dụng theo yêu cầu công việc.
Văn phòng phẩm mang tính sử dụng thường xuyên nên chọn loại có chất lượng ở mức trung bình, khá; hạn chế sử dụng văn phòng phẩm cao cấp, trừ trường hợp đặc biệt đối với các hoạt động, nhiệm vụ mang tính đặc thù của Văn phòng và theo yêu cầu của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh.
Công chức, viên chức sử dụng văn phòng phẩm phải hết sức tiết kiệm trên tinh thần tận dụng tối đa tính năng các dụng cụ văn phòng phẩm, tránh lãng phí, nhất là khâu in ấn, sao chụp tài liệu; tận dụng triệt để những giấy đã in sai từ ngữ còn sử dụng được, hạn chế in, photo những tài liệu ngoài nghiệp vụ chuyên môn.
2. Phương thức thực hiện
Hàng tháng, chậm nhất đến hết ngày 25, Trưởng các phòng tổng hợp nhu cầu sử dụng văn phòng phẩm của các công chức, viên chức trong Phòng gởi Phòng Quản trị - Tài vụ xem xét, tổng hợp trình Chánh Văn phòng phê duyệt. Đối với Chủ tịch, các Phó Chủ tịch; Chánh, các Phó Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh Phòng Quản trị - Tài vụ tổng hợp đưa vào kế hoạch chung của Văn phòng tổ chức mua sắm. Việc mua sắm, Phòng Quản trị - Tài vụ có kế hoạch tổ chức mua theo tháng và tổ chức mua sắm theo đúng quy định.
Điều 7. Chi phí về điện thoại, sử dụng tài liệu sách, báo
1. Trang bị và sử dụng điện thoại
a) Đối tượng và định mức trang bị, thanh toán tiền điện thoại
Thực hiện theo đúng đối tượng và quy định tại Quyết định số 22/2003/QĐ- UB ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan hành chính, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
b) Đối với điện thoại cố định công vụ tại Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh
- Đối tượng được trang bị điện thoại cố định: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh; Chánh, các Phó Chánh Văn phòng; Trưởng phòng các phòng thuộc Văn phòng (nếu có phòng riêng); các phòng, các bộ phận thuộc phòng được chia thành bộ phận, lĩnh vực; các đội: đội xe, đội bảo vệ.
- Về nguyên tắc sử dụng điện thoại cố định công vụ:
+ Chỉ sử dụng trong quan hệ làm việc, phục vụ cho công tác chuyên môn; không sử dụng điện thoại cơ quan vào việc riêng.
+ Nội dung trao đổi điện thoại ngắn gọn, đúng nội dung; hạn chế gọi đường dài nếu xét thấy không thật sự cần thiết.
c) Phương thức quản lý, thanh toán
- Đối với mức khoán chi tiền điện thoại di động và điện thoại cố định ở nhà riêng thuộc đối tượng theo Quyết định số 22/2003/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân Tỉnh, sẽ thanh toán theo định mức khoán. Phòng Quản trị - Tài vụ căn cứ vào định mức lập bảng kê thanh toán từ đầu tháng.
- Đối với điện thoại cố định cơ quan trang bị các đồng chí lãnh đạo, các phòng: Phòng Quản trị - Tài vụ căn cứ vào hóa đơn tiền điện thoại của cơ quan bưu chính viễn thông thanh toán theo thực tế; đồng thời, mở sổ theo dõi định mức tăng, giảm của các máy; báo cáo với Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh và người được giao quản lý máy biết, nếu tăng cao phải xác định rõ nguyên nhân và quy trách nhiệm (nếu chủ quan).
- Trưởng phòng và các đồng chí được giao phụ trách chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng máy điện thoại cố định của Phòng và cá nhân đúng mục đích, tiết kiệm.
2. Sử dụng Internet
Văn phòng kết nối và thuê bao mạng dịch vụ Internet đối với tất cả các máy tính được trang bị của Văn phòng để phục vụ công tác nghiệp vụ, chuyên môn và công tác nghiên cứu (trừ một số máy tính không có nhu cầu cần thiết). Công chức, viên chức phải sử dụng và khai thác trên tinh thần đúng mục đích, đúng nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác và thật sự tiết kiệm thời gian. Không được sử dụng các trang Website không đúng nghiệp vụ chuyên môn như: trò chơi, giải trí …trong và ngoài giờ làm việc.
3. Báo chí
Tất cả các công chức, viên chức nghiên cứu tài liệu, sách, báo trên Internet để phục vụ cho công tác nghiệp vụ, chuyên môn.
Đối với lãnh đạo là Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh; Chánh, các Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh tùy theo yêu cầu đặc thù công việc được sử dụng tài liệu sách, báo chí theo nhu cầu. Riêng các bộ phận thuộc Phòng Quản trị - Tài vụ: nhà ăn, nhà khách, phục vụ, đội xe, bảo vệ, tổ cây kiểng được mua 01 tờ báo ngày.
Phương thức thực hiện: công chức, viên chức đăng ký với Trưởng phòng Phòng Hành chính - Tổ chức tổng hợp trình Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh duyệt.
Điều 8. Về chi phí tổ chức hội nghị, họp
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính và Quyết định số 40/2010/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
Trường hợp các cuộc hội nghị, họp do Ủy ban nhân dân Tỉnh triệu tập, chi phí được thanh toán từ nguồn kinh phí không thực hiện tự chủ của Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh.
Công chức, viên chức đi công tác theo sự phân công của lãnh đạo, được thanh toán công tác phí từ ngày bắt đầu đi, đến ngày trở về cơ quan, bao gồm thời gian đi trên đường, lưu trú, ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định tại Nghị quyết số 142/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp Quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, cụ thể như sau:
1. Căn cứ tính chất công việc
Tùy theo từng chuyến đi công tác và trong phạm vi nguồn kinh phí được giao, Chánh Văn phòng xem xét chấp thuận cho công chức, viên chức được thanh toán tiền phương tiện đi công tác bằng phương tiện máy bay, tàu hỏa, xe ôtô (trừ các trường hợp có tiêu chuẩn đi công tác bằng máy bay).
Chứng từ và định mức thanh toán theo chứng từ thực tế: tiền vé máy bay, vé tàu hỏa, xe ôtô theo hạng, lệ phí sân bay, tiền taxi đưa, đón và các khoản phí có liên quan theo quy định. Riêng chứng từ thanh toán vé máy bay ngoài cuốn vé (hoặc vé điện tử) phải kèm theo thẻ lên máy bay.
2. Đối với đối tượng cán bộ lãnh đạo
Cán bộ lãnh đạo có tiêu chuẩn được bố trí xe ôtô đưa đi công tác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, nhưng Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh không bố trí được xe thì được thanh toán theo quy định tại Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính.
3. Đối với công chức, viên chức:
Công chức, viên chức không có tiêu chuẩn bố trí xe ôtô mà phải tự túc phương tiện đi công tác từ 15 km trở lên được thanh toán:
a) Tiền tàu, xe:
- Tự túc phương tiện cá nhân của mình đi công tác được thanh toán khoán mức 2.000 đồng/km (gồm: khấu hao xe 800 đồng/km, nhiên liệu 1.200 đồng/km); chi phí qua đò, phà, cầu…thanh toán theo thực tế.
- Đi bằng phương tiện công cộng: thanh toán tiền vé xe, đò, phà theo giá cước vận tải hành khách công cộng thông thường tại địa phương theo thực tế.
b) Phụ cấp công tác phí
Được tính từ ngày bắt đầu đi công tác đến khi kết thúc đợt công tác trở về cơ quan (kể cả trường hợp đi và về trong ngày), cụ thể:
- Trong tỉnh: có cự ly từ cơ quan đến nơi công tác từ 15 km trở lên là 100.000 đồng/ngày/người.
- Ngoài tỉnh: 200.000 đồng/ngày/người.
c) Tiền thuê phòng nghỉ nơi đến công tác, được thanh toán theo các mức sau:
- Đi công tác tại các quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Cần Thơ, thành phố Đà Nẵng; và các thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh (thành phố Huế, thành phố Vinh, thành phố Đà Lạt, thành phố Nha Trang, thành phố Quy Nhơn, thành phố Buôn Mê Thuột):
+ Đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh: được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 1.000.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn một người/1 phòng.
+ Đối với công chức, viên chức còn lại: được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 800.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.
- Đi công tác tại các vùng còn lại:
+ Đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh: được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 800.000 đồng/ ngày/phòng theo tiêu chuẩn một người/1 phòng.
+ Đối với công chức, viên chức còn lại: được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 600.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.
Trường hợp đi công tác một mình hoặc đoàn công tác có lẻ người hoặc lẻ người khác giới (đối với công chức, viên chức còn lại), thì được thuê phòng riêng theo mức giá thuê phòng thực tế nhưng không được vượt mức tiền thuê phòng của những người đi cùng đoàn (theo tiêu chuẩn 2 người/phòng).
Trường hợp công chức, viên chức được cử đi công tác cùng đoàn với Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh thì được thanh toán theo mức giá thuê phòng thực tế của loại phòng tiêu chuẩn (phòng Standard) tại khách sạn nơi Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh nghỉ và theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.
4. Thanh toán khoán công tác phí theo tháng
a) Đối với công chức, viên chức Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh thường xuyên đi công tác, hội họp trong phạm vi dưới 15 km được thanh toán với mức khoán gọn là 06 lít xăng/người/tháng.
b) Đối với các bộ phận thường xuyên phải đi công tác lưu động trên 10 ngày/ tháng như: văn thư (02 suất), tài vụ giao dịch (02 suất), bộ phận nấu ăn (01 suất) được khoán với mức 06 lít xăng/suất/tháng.
5. Phương thức thanh toán
a) Thủ tục thanh, quyết toán công tác phí gồm: bảng đề nghị thanh toán; văn bản hoặc kế hoạch công tác được Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh duyệt số lượng ngày cử đi công tác, giấy đi đường có đóng dấu của Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh và ký xác nhận đóng dấu ngày đến, ngày đi của cơ quan nơi công chức, viên chức đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách nơi lưu trú) các chứng từ, hóa đơn hợp pháp và thuyết minh kèm theo. Thời gian thanh toán sau mỗi chuyến công tác không quá 07 ngày. Riêng mức khoán xăng được cấp đầu tháng, Phòng Quản trị - Tài vụ viết phiếu và thanh, quyết toán. Không thanh toán tiền mua quà và các trường hợp công chức, viên chức đi đám, tiệc mang tính chất cá nhân.
b) Nguồn kinh phí thanh toán: Trường hợp công chức, viên chức thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh được cử đi công tác phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của Văn phòng thì chi phí phát sinh được thanh toán từ nguồn kinh phí thực hiện tự chủ của Văn phòng. Trường hợp công chức, viên chức thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh được cử đi công tác thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh do Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh phân công, triệu tập thì thanh toán từ nguồn kinh phí không thực hiện tự chủ của Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh.
6. Trường hợp đi công tác theo đoàn công tác phối hợp liên ngành, liên cơ quan
a) Trường hợp Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh có nhu cầu trưng tập công chức, viên chức thuộc các sở, ngành để thực hiện nhiệm vụ chính trị của Văn phòng thì Văn phòng chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí cho đoàn công tác gồm: tiền tàu xe đi lại, cước hành lý, cước mang tài liệu, phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ nghỉ tại nơi đến công tác theo mức chi quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh. Nguồn kinh phí: thanh toán từ nguồn kinh phí không tự chủ.
b) Trường hợp đi công tác theo đoàn phối hợp liên ngành do Ủy ban nhân dân Tỉnh triệu tập để thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh (phương tiện do Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh bố trí) thì Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh chịu trách nhiệm thanh toán chi phí gồm: tiền tàu xe, cước hành lý, tài liệu. Nguồn kinh phí: thanh toán từ nguồn kinh phí không thực hiện tự chủ. Riêng cơ quan, đơn vị cử người đi công tác có trách nhiệm thanh toán tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ cho người thuộc cơ quan mình cử đi công tác.
Điều 10. Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên
1. Về mua sắm tài sản thường xuyên
a) Thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
b) Việc mua sắm tài sản thường xuyên phục vụ cho hoạt động của Văn phòng về nguyên tắc phải thực hiện thông qua hình thức mua sắm tập trung (theo quy định), đấu thầu, hay chào giá cạnh tranh, hạn chế mua trực tiếp, trừ trường hợp đặc biệt phải được Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh duyệt và thực hiện công khai theo quy định.
2. Về sửa chữa, thanh lý tài sản
a) Thực hiện theo Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành Quy trình, trình tự, thủ tục xây dựng (sửa chữa) các công trình xây dựng cơ bản dưới 200 triệu đồng và trang thiết bị, phương tiện dưới 100 triệu đồng bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước.
b) Tài sản công giao cho công chức, viên chức có thẩm quyền quản lý: có trách nhiệm bảo quản tốt tài sản, sử dụng tài sản đúng mục đích; không sử dụng tài sản công được giao vào việc riêng hoặc cho mượn. Trường hợp tài sản bị mất, hư hỏng phải thông báo Phòng Quản trị - Tài vụ cho Tổ kỹ thuật xác định nguyên nhân trình Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh cho sửa chữa, thay mới hay thanh lý nếu nguyên nhân khách quan; chủ quan sẽ do cá nhân bồi thường theo quy định.
c) Tài sản công phục vụ chung của Văn phòng: Tất cả công chức, viên chức có trách nhiệm bảo quản và sử dụng cho nhiệm vụ chung của Văn phòng. Khi phát sinh tài sản bị hỏng cần sửa chữa hay thanh lý phải thông báo Phòng Quản trị - Tài vụ xử lý như nội dung nêu trên.
3. Sử dụng máy móc, thiết bị văn phòng
a) Máy photocopy: phải được bảo trì thường xuyên theo định kỳ; việc sử dụng máy, giấy, mực để photo tài liệu trên tinh thần đúng mục đích, hết sức tiết kiệm, tránh lãng phí. Sao chụp tài liệu đúng số lượng và bảo mật theo quy định. Không photo những tài liệu phục vụ cho mục đích cá nhân. Trường hợp đặc biệt phải có ý kiến chấp thuận của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh.
b) Đối với máy in, máy fax: sử dụng hợp lý, cần xem kỹ các nội dung trước khi in, fax; hạn chế thấp nhất việc in sai hay fax những tài liệu không cấp thiết về thời gian để thực hiện tốt việc tiết kiệm, tránh lãng phí về giấy, mực.
c) Máy móc, thiết bị văn phòng giao cho cá nhân quản lý, sử dụng phải có trách nhiệm bảo quản, trường hợp bị hư hỏng do nguyên nhân chủ quan thì cá nhân có trách nhiệm sửa chữa. Trường hợp mất do nguyên nhân chủ quan thì cá nhân chịu trách nhiệm bồi thường.
d) Phòng Quản trị - Tài vụ rà soát, xác định lại từng lĩnh vực mua sắm thường xuyên và định kỳ của Văn phòng; có kế hoạch và tổ chức thực hiện mua sắm, sửa chữa hay thanh lý theo đúng quy định; đảm bảo công khai, dân chủ.
Điều 11: Chi phí nghiệp vụ chuyên môn
Tổ cây kiểng - điện - nước, tổ bảo vệ trụ sở tiếp công dân, tổ phục vụ thuộc Phòng Quản trị - Tài vụ được trang bị trang phục bảo hộ lao động như sau: Quần, áo, nón, giày: 01 năm/03 bộ/người (về giá cả, màu sắc do Chánh Văn phòng quyết định).
1. Tiếp khách nước ngoài và trong nước làm việc tại Đồng Tháp
Thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước và Quyết định số 25/QĐ-UBND-HC ngày 18 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế và chi tiêu tiếp khách trong nước tại tỉnh Đồng Tháp.
2. Nguyên tắc quản lý trong tiếp khách
a) Việc chi tiếp khách phải thật sự tiết kiệm, đúng đối tượng, thành phần, theo chứng từ chi thực tế, nhưng không vượt quá định mức quy định.
b) Mọi cuộc tiếp khách đều phải được sự đồng ý hay phê duyệt của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh. Việc tiếp khách chủ yếu tổ chức tại Nhà ăn Văn phòng, hạn chế tiếp ở nhà hàng, khách sạn…, trừ trường hợp đặc biệt trong công tác đối ngoại.
3. Định mức chi
a) Mức chi nước uống đối với khách đến làm việc tại cơ quan: mức chi tối đa không quá 20.000 đồng/người/ngày.
b) Mức chi tiếp khách tối đa không quá 200.000 đồng/1 suất.
Ngoài những nội dung nêu trên về chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài, tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại tỉnh Đồng Tháp và chi tiêu tiếp khách trong nước đến công tác tại cơ quan, thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 18 tháng 8 năm 2010 của Bộ Tài chính.
4. Thanh toán
Khi tổ chức hội họp, hội thảo, tiếp khách trong và ngoài nước: công chức, viên chức được giao nhiệm vụ phối hợp Phòng Quản trị - Tài vụ có kế hoạch cụ thể trình lãnh đạo duyệt, phân công. Phòng Quản trị - Tài vụ căn cứ vào Kế hoạch hay thư mời, thông báo ứng kinh phí và thanh toán theo định mức quy định. Trường hợp đột xuất, được Chủ tịch, các Phó Chủ tịch hay Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh chỉ đạo trực tiếp thì sau buổi tiếp phải làm bảng kê thanh toán (kèm hóa đơn Bộ Tài chính, nếu tiếp khách ngoài nhà ăn) thông qua lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp xác nhận, gởi Phòng Quản trị - Tài vụ trình lãnh đạo duyệt thanh toán.
5. Nguồn kinh phí
a) Đối tượng khách đến làm việc với Văn phòng UBND Tỉnh thì chi phí phát sinh được thanh toán từ nguồn kinh phí thực hiện tự chủ.
b) Đối tượng khách đến làm việc với Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND Tỉnh thì chi phí phát sinh được thanh toán từ nguồn kinh phí không thực hiện tự chủ.
Phòng Quản trị - Tài vụ theo dõi chặt chẽ các khoản chi này và xác định từng đối tượng khách để phân nguồn thanh toán, hạch toán; hàng tháng báo cáo Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh (chậm nhất ngày 25) và công khai tài chính theo quy định.
1. Về tạm ứng kinh phí công tác
a) Công chức, viên chức được cử đi công tác được ứng khoản kinh phí tương ứng với định mức được quy định về công tác phí, hội nghị phí…theo mẫu quy định có sẵn; đồng thời, phải thanh toán chi phí, hoàn tạm ứng sau 10 ngày kể từ ngày kết thúc chuyến công tác và thanh toán theo từng chuyến công tác.
b) Đối với các lái xe ôtô cơ quan được ứng thường xuyên với định mức không quá 05 triệu đồng/người xe; trường hợp đặc biệt có thể cao hơn do Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh quyết định và sau mỗi chuyến hay tối đa không quá 03 chuyến công tác phải thực hiện các thủ tục thanh toán chi phí, hoàn tạm ứng.
c) Đối với một số trường hợp đặc biệt, đề nghị Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh duyệt kéo dài thời gian thanh toán tạm ứng, nhưng phải báo rõ lý do và thời gian hoàn tạm ứng, nhưng cũng phải thanh toán dứt điểm nợ vào cuối năm khi kết thúc năm tài chính (31/12).
d) Phòng Quản trị - Tài vụ mở sổ theo dõi chặt chẽ và hàng tháng báo cáo số dư nợ và tình hình về nợ tạm ứng, kể cả đề xuất (nếu có) Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh biết để điều hành, chỉ đạo (chậm nhất ngày 25).
2. Các khoản chi khác
Chi lẵng hoa chúc mừng các đơn vị, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có mối quan hệ với cơ quan (nhân sự kiện chính trị, ngày kỷ niệm, ngày thành lập ngành, thành lập doanh nghiệp hay đón nhận các danh hiệu cao quý do Đảng và Nhà nước trao tặng...). Mức chi tối đa: 1.000.000 đồng/lần/đơn vị.
Chi phí phát sinh được thanh toán từ nguồn kinh phí không thực hiện tự chủ.
Điều 15. Phân phối kinh phí tiết kiệm được
a) Kết thúc năm ngân sách, sau khi hoàn thành các nhiệm vụ được giao, số chi thực tế thấp hơn số dự toán được giao về kinh phí thực hiện chế độ tự chủ thì phần chênh lệch này được xác định là kinh phí tiết kiệm. Các hoạt động nghiệp vụ đặc thù đã giao kinh phí thực hiện chế độ tự chủ nếu không thực hiện nhiệm vụ đã giao, hoặc thực hiện không đầy đủ khối lượng công việc thì không được xác định là kinh phí tiết kiệm và phải nộp trả ngân sách nhà nước phần kinh phí không thực hiện.
b) Tùy theo số tiền tiết kiệm được, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh quyết định chi tăng thu nhập theo hàng tháng, quý, năm.
c) Kinh phí tiết kiệm được, chi trả thu nhập tăng thêm trực tiếp cho từng cán bộ, công chức và người lao động theo nguyên tắc gắn với hiệu quả, kết quả công việc của từng người có thành tích đóng góp để tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao thì được trả thu nhập tăng thêm cao hơn. Mức chi trả cụ thể do Thủ trưởng cơ quan quyết định sau khi thống nhất ý kiến với tổ chức công đoàn cơ quan.
d) Căn cứ vào số tiết kiệm được phân bổ theo thứ tự như sau:
+ Bổ sung thu nhập cho công chức: hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa không quá 1,0 lần so với mức tiền lương ngạch, bậc, chức vụ do nhà nước quy định để chi trả thu nhập tăng thêm cho công chức.
+ Chi khen thưởng: chi khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho tập thể, cá nhân theo kết quả công việc và thành tích đóng góp ngoài chế độ khen thưởng theo quy định hiện hành của Luật thi đua khen thưởng;
+ Chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của công chức; trợ cấp khó khăn đột xuất cho công chức, kể cả đối với những trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho người lao động trong biên chế khi thực hiện tinh giản biên chế;
+ Trích lập quỹ dự phòng để ổn định thu nhập cho công chức. Số kinh phí tiết kiệm được, cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển vào quỹ dự phòng ổn định thu nhập;
đ) Phòng Quản trị - Tài vụ theo dõi chặt chẽ các khoản chi trong khoán. Căn cứ vào dự toán và các khoản chi thực tế hàng tháng, tổng hợp, xác định số kinh phí ước tiết kiệm được báo cáo, đề xuất phương án chi tăng thu nhập (nếu có) trình Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh duyệt, mức tạm ứng chi không quá 60% kinh phí ước tiết kiệm được. Vào cuối năm sau khi xác định chính xác số kinh phí tiết kiệm được, cân đối mức chi tăng thu nhập tăng thêm cho công chức.
Kinh phí sửa chữa và mua sắm tài sản cố định, trang thiết bị và phương tiện phục vụ công tác chuyên môn; các khoản chi có liên quan đến hoạt động của Ủy ban nhân dân Tỉnh như: thanh toán dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng, văn phòng phẩm; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; công tác phí; chi đoàn ra; đoàn vào, chi phí giao tiếp,...
Chi phí hoạt động của Trung tâm Hành chính công, trụ sở tiếp công dân; chi thăm hỏi các đối tượng chính sách, chi hỗ trợ cho hoạt động của Hội Đồng hương Đồng Tháp tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chi phí biên giới, kinh phí bồi dưỡng công tác tiếp dân; duy trì hoạt động hệ thống ISO, kinh phí đặc biệt, kinh phí hoạt động Đảng, thanh toán các khoản chi soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, kinh phí thực hiện tinh giản biên chế,…
Phương thức quản lý, thanh toán: Việc quản lý, sử dụng các khoản kinh phí không thực hiện tự chủ nêu trên thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.