ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2016/QĐ-UBND |
Bình Thuận, ngày 22 tháng 7 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật;
Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các Quy định pháp luật về phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 hướng dẫn thực hiện các Quy định pháp luật về phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 127/2011/TT-BTC ngày 09 tháng 9 năm 2011 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu phí tham quan di tích văn hóa, lịch sử, bảo tàng, danh lam thắng cảnh đối với người cao tuổi;
Căn cứ Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NÐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị quyết số 70/2014/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về danh mục và khung mức thu, mức thu tối đa các loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;
Thực hiện ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tại Công văn số 579/HĐND-KTXH ngày 07 tháng 7 năm 2016;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định mức thu, quản lý và sử dụng Phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 55/2012/QĐ-UBND ngày 13/12/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định chế độ thu, quản lý và sử dụng Phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
MỨC
THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ THAM QUAN DANH LAM THẮNG CẢNH, DI TÍCH LỊCH SỬ,
CÔNG TRÌNH VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2016/QĐ-UBND ngày 22 tháng 7 năm
2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
1. Quy định này Quy định chi tiết mức thu, việc thu nộp, quản lý và sử dụng đối với Phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa được cấp có thẩm quyền công nhận trên địa bàn tỉnh Bình Thuận theo danh mục quy định tại Phụ lục thu phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn tỉnh kèm theo Quy định này.
Trường hợp có phát sinh địa điểm danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa đã được cấp có thẩm quyền công nhận, nhưng chưa được quy định trong Phụ lục đính kèm, trên cơ sở đề nghị của các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có cơ quan, đơn vị được giao quản lý, khai thác các danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa: Sở Tài chính phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bổ sung để thực hiện. Việc quản lý, sử dụng số tiền phí thu được thực hiện theo các quy định tại Quy định này.
2. Phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa là khoản thu nhằm mục đích bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí về bảo quản, tu bổ, phục hồi và quản lý đối với danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa đó.
Điều 2. Đối tượng chịu Phí, đối tượng được miễn, giảm thu Phí
1. Đối tượng chịu Phí là tổ chức, cá nhân tham quan nghiên cứu, học tập về lịch sử, văn hóa tại các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa quy định tại Khoản 1 Điều 1 Quy định này (trừ các đối tượng được miễn thu Phí quy định tại Khoản 2 Điều này).
2. Đối tượng được miễn thu Phí:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.
Để được miễn nộp phí, người khuyết tật phải xuất trình giấy xác nhận khuyết tật.
b) Trẻ em dưới 06 tuổi.
3. Đối tượng được giảm thu Phí:
a) Người cao tuổi theo quy định tại Điều 2 Luật Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên;
b) Người khuyết tật nặng theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.
Người cao tuổi, người khuyết tật nặng theo quy định tại khoản này được giảm 50% mức thu phí hiện hành. Để được giảm thu phí người cao tuổi phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc bất kỳ một giấy tờ khác chứng minh là người cao tuổi; người khuyết tật nặng phải xuất trình giấy xác nhận khuyết tật.
c) Người được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa và các văn bản điều chỉnh, bổ sung, thay thế Quyết định này. Trường hợp khó xác định là người được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa theo quy định thì chỉ cần có giấy xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú.
4. Đối với người thuộc diện được hưởng nhiều khoản giảm theo quy định tại Khoản 3 Điều này thì được hưởng ở một mức giảm cao nhất.
Là các cơ quan, đơn vị do Ủy ban nhân dân các cấp giao trách nhiệm thu Phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn.
MỨC THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ THU ĐƯỢC
Mức thu phí tham quan danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn theo phụ lục đính kèm Quy định này.
Điều 5. Quản lý và sử dụng tiền Phí
1. Tùy theo tình hình thu Phí, mà hàng ngày hoặc chậm nhất trong vòng 01 tuần, tổ chức thu phải nộp toàn bộ số tiền thu phát sinh vào “Tài khoản tạm giữ tiền phí, lệ phí” mở tại Kho bạc Nhà nước.
a) Đơn vị thu phí được để lại 60% số tiền phí thu được để chi các nội dung sau:
- Chi thanh toán cho cá nhân trực tiếp thực hiện công việc thu Phí: Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và công đoàn phí), trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định;
- Chi phí phục vụ trực tiếp cho công việc thu Phí như văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, điện, nước, công tác phí (chi phí đi lại, tiền thuê chỗ ở, tiền lưu trú) và các nội dung chi khác có liên quan theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành;
- Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản, trang thiết bị; chi phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ tài sản, máy móc, trang thiết bị; chi phí vật tư, nguyên liệu và các khoản chi phí khác phục vụ trực tiếp cho công việc thu Phí;
Sau khi trang trải các khoản chi phí phục vụ công việc thu phí, phần kinh phí còn lại bổ sung kinh phí hoạt động thường xuyên thực hiện chế độ tự chủ của đơn vị.
b) Số tiền phí còn lại sau khi trừ số được để lại theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này được chuyển nộp ngân sách và được điều tiết 100% cho cấp ngân sách trực tiếp thu. Số tiền này được dùng để chi cho công tác tôn tạo các khu di tích, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức lễ hội tại di tích phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch.
2. Hàng năm, tổ chức thu lập dự toán thu, chi gửi cơ quan tài chính, cơ quan thuế cùng cấp, Kho bạc Nhà nước nơi tổ chức thu mở tài khoản tạm giữ tiền phí để kiểm soát chi theo quy định hiện hành. Hàng năm phải quyết toán thu chi theo thực tế. Sau khi quyết toán đúng chế độ, số tiền phí chưa chi trong năm được phép chuyển sang năm sau tiếp tục chi theo chế độ quy định
Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, công khai và các nội dung khác chưa được quy định cụ thể tại Quy định này thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002; Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 16/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NÐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ.
MỨC THU PHÍ THAM QUAN DANH LAM THẮNG CẢNH, DI TÍCH LỊCH SỬ,
CÔNG TRÌNH VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(kèm theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 22/2016/QĐ-UBND
ngày 22/7/2016 của UBND tỉnh Bình Thuận)
Stt |
Tên danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa |
Đơn vị quản lý |
Mức thu |
|
Người lớn |
Trẻ em (trên 06 tuổi) |
|||
1 |
Di tích lịch sử Tháp Pô Sah Inư |
Ban Quản lý Di tích lịch sử Tháp Pô Sah Inư - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
15.000 |
7.000 |
2 |
Khu trưng bày Xương cá voi - Đình Vạn Thủy Tú |
UBND thành phố Phan Thiết |
15.000 |
7.000 |
3 |
Khu di tích lịch sử Cổ Thạch tự Bình Thạnh |
UBND huyện Tuy Phong |
15.000 |
7.000 |
4 |
Điểm Du lịch sinh thái Bàu Trắng |
UBND huyện Bắc Bình |
15.000 |
7.000 |
5 |
Khu du lịch sinh thái Đồi Cát bay Mũi Né |
Trung tâm Sinh hoạt dã ngoại thanh thiếu nhi tỉnh |
15.000 |
7.000 |
6 |
Điểm tham quan du lịch Suối Tiên |
UBND thành phố Phan Thiết |
15.000 |
7.000 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.