ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2014/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 7 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 26 tháng 6 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải hành khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa;
Căn cứ Thông tư số 21/2011/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đăng ký phương tiện thủy nội địa;
Căn cứ Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa;
Căn cứ Thông tư số 15/2012/TT-BGTVT ngày 10 tháng 5 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải quy định về trang bị và sử dụng áo phao cứu sinh, dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông;
Căn cứ Thông tư số 43/2012/TT-BGTVT ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải quy định các yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi;
Căn cứ Quyết định số 19/2005/QĐ-BGTVT ngày 25 tháng 3 năm 2005 của Bộ giao thông vận tải quy định điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa phải đăng ký nhưng không thuộc diện đăng kiểm;
Xét đề nghị của Liên Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch – Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 1965/TTLS-SVHTTDL-SGTVT ngày 21 tháng 4 năm 2014, Công văn số 2716/SVHTTDL-LH ngày 28 tháng 5 năm 2014, Công văn số 3121/SVHTTDL-LH ngày 17 tháng 6 năm 2014 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Công văn số 2395/STP-VB ngày 12 tháng 5 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý hoạt động vận tải hành khách du lịch đường thủy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUẢN
LÝ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH DU LỊCH ĐƯỜNG THỦY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND từ ngày 01 tháng 7 năm 2014
của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định quản lý về hoạt động vận tải hành khách du lịch đường thủy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm yêu cầu, điều kiện hoạt động của cảng, bến khách du lịch đường thủy, khu vực neo đậu và phương tiện vận tải hành khách du lịch đường thủy; yêu cầu, điều kiện hoạt động và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động du lịch đường thủy.
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến vận tải hành khách du lịch đường thủy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong Quy định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động vận tải hành khách du lịch đường thủy: bao gồm các hoạt động văn hóa, thể thao, tham quan và du lịch nhằm mục đích phục vụ khách du lịch được thực hiện trên hệ thống sông, kênh, rạch đã được cơ quan thẩm quyền công bố là tuyến giao thông đường thủy.
2. Cảng, bến khách du lịch đường thủy là cảng, bến để phương tiện vận tải hành khách du lịch đường thủy neo đậu đón trả khách và thực hiện các dịch vụ khác (nếu có).
3. Khu vực neo đậu là phạm vi neo đậu của phương tiện vận tải hành khách thủy. Khu vực neo đậu có 2 loại là khu vực neo đậu công cộng và khu vực neo đậu cá nhân.
4. Phương tiện vận tải hành khách du lịch đường thủy là phương tiện thủy vận tải hành khách đường thủy (nội địa, hàng hải) theo tuyến cố định hoặc hợp đồng (chương trình du lịch) với mục đích du lịch.
Điều 3. Các nguyên tắc quản lý chung trong hoạt động du lịch đường thủy
1. Thành phố Hồ Chí Minh khuyến khích các nhà đầu tư tham gia khai thác các cơ sở hạ tầng du lịch đường thủy, điểm du lịch văn hóa, lịch sử nhằm giữ gìn và khai thác các giá trị nhân văn, môi trường sinh thái phục vụ phát triển du lịch đường thủy đồng thời đảm bảo tuân thủ pháp luật hiện hành và phối hợp với quy hoạch của Thành phố.
2. Phát triển du lịch đường thủy phải đảm bảo an toàn, trật tự, vệ sinh và văn minh; Đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong kinh doanh du lịch đường thủy.
QUY ĐỊNH VỀ CẢNG, BẾN VÀ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH DU LỊCH ĐƯỜNG THỦY
Điều 4. Điều kiện về cảng, bến khách du lịch đường thủy, khu vực neo đậu
1. Cảng, bến khách du lịch đường thủy ngoài việc thực hiện theo quy định tại Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa phải thực hiện các quy định sau:
a) Phải có bảng thông tin về chương trình sản phẩm du lịch đường thủy được bán và phục vụ tại bến; bảng hướng dẫn lối đi; bảng thông tin về giờ hoạt động của các phương tiện, luồng tuyến du lịch đường thủy; bảng giá các dịch vụ bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
b) Có trang thiết bị, điều kiện phòng cháy chữa cháy theo quy định.
c) Có nhà vệ sinh công cộng đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường.
d) Điểm dừng, đỗ giữ xe cho khách tại chỗ hoặc khu vực lân cận thuận lợi cho hành khách.
đ) Có trang bị phòng chống các sự cố, rủi ro, tai nạn cho phương tiện và hành khách du lịch.
e) Có trang bị nhằm quản lý các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động du lịch theo đúng quy định hiện hành.
g) Khuyến khích có thêm các tiện nghi, tiện ích và dịch vụ kèm thêm phục vụ nhu cầu của hành khách du lịch nhưng không làm thay đổi công năng chính của cảng, bến khách du lịch đường thủy.
h) Được cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc cấp giấy phép hoạt động theo quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa.
2. Khu vực neo đậu
a) Đối với khu vực neo đậu công cộng, ngoài thực hiện quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ và Điểm g Khoản 1 của Điều này phải có đủ trang thiết bị đảm bảo neo đậu an toàn, có phương tiện cứu hộ, cứu nạn.
b) Đối với khu vực neo đậu phương tiện vận tải hành khách đường thủy cá nhân ngoài thực hiện quy định Điểm a Khoản 1 của Điều này phải có đủ trang thiết bị đảm bảo neo đậu an toàn.
c) Đảm bảo dịch vụ hậu cần cần thiết, bao gồm nhiên liệu, nước, điện, thu gom rác thải cho các phương tiện vận tải hành khách du lịch đường thủy neo đậu.
1. Phương tiện vận tải hành khách du lịch đường thủy phải được đăng ký theo quy định tại Thông tư số 21/2011/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đăng ký phương tiện thủy nội địa.
2. Đăng kiểm phương tiện vận tải hành khách du lịch đường thủy
a) Phương tiện vận tải hành khách du lịch đường thủy thuộc diện phải đăng ký và đăng kiểm thực hiện theo các quy định hiện hành.
b) Phương tiện vận tải hành khách du lịch đường thủy thuộc diện phải đăng ký mà không đăng kiểm thực hiện theo Quyết định số 19/2005/QĐ- BGTVT ngày 25 tháng 3 năm 2005 của Bộ Giao thông vận tải về quy định điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa phải đăng ký nhưng không thuộc diện đăng kiểm.
c) Phương tiện vận tải hành khách du lịch đường thủy thuộc diện miễn đăng ký theo quy định tại Khoản 4 Điều 24 Luật Giao thông đường thủy nội địa phải công khai, chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành (nếu có) và đảm bảo tiêu chuẩn an toàn được quy định tại Quyết định 19/2005/QĐ-BGTVT ngày 25 tháng 3 năm 2005 của Bộ Giao thông vận tải.
3. Điều kiện an toàn, kỹ thuật: thực hiện các quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 26 tháng 6 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về đảm bảo an toàn giao thông trong hoạt động vận tải hành khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa.
1. Đối với chủ cảng, bến khách du lịch và người khai thác cảng, bến khách du lịch
a) Thực hiện chức năng chuyên ngành về giao thông vận tải đường thủy nội địa tại cảng, bến thủy nội địa trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
b) Chấp hành các quy định tại Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải.
c) Đảm bảo các điều kiện được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Quy định này.
2. Đối với chủ khu vực neo đậu và người khai thác khu vực neo đậu
a) Thực hiện quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
b) Thực hiện nghiêm túc các quy định tại Thông tư số 25/2010/TT- BGTVT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải.
c) Đảm bảo các điều kiện được quy định tại Khoản 2 Điều 4 Quy định này.
1. Đối với chủ phương tiện
a) Phương tiện đảm bảo thực hiện đúng Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 5 của Quy định này.
b) Trường hợp chủ phương tiện cho thuê phương tiện phải ký kết hợp đồng với người khai thác, sử dụng phương tiện theo quy định của pháp luật; đảm bảo người khai thác, sử dụng phương tiện thực hiện đầy đủ quy định pháp luật Nhà nước và nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết.
c) Đối với phương tiện là tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi ngoài thực hiện các quy định trong Quy định này phải thực hiện các yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ môi trường tại Thông tư số 43/2012/TT- BGTVT ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải.
2. Đối với người khai thác, sử dụng phương tiện
a) Có trách nhiệm tuyển dụng, ký hợp đồng lao động với người đáp ứng tiêu chuẩn về chứng chỉ, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức danh công việc thực hiện theo quy định của pháp luật; bố trí đủ các chức danh, định biên thuyền viên làm việc trên phương tiện và lập danh bạ thuyền viên theo quy định.
b) Chấp hành nghiêm túc Luật Giao thông đường thủy nội địa; các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường liên quan tới hoạt động của phương tiện vận tải thủy nội địa.
c) Đảm bảo các điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy, trang bị phương tiện chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; nắm vững và tổ chức phổ biến cho thuyền viên pháp luật và kiến thức phòng cháy, chữa cháy, hướng dẫn cách thao tác sử dụng các phương tiện chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; tham gia chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khi được các cơ quan chức năng huy động.
3. Không dùng phương tiện thủy nội địa hoạt động, kinh doanh lữ hành khi chưa đủ điều kiện kinh doanh lữ hành theo quy định hiện hành của pháp luật.
4. Chỉ ký kết hợp đồng du lịch với doanh nghiệp lữ hành đủ điều kiện kinh doanh lữ hành và yêu cầu doanh nghiệp lữ hành cung cấp thông tin chi tiết lộ trình của phương tiện và danh sách khách du lịch cho Cảng vụ đường thủy nội địa Thành phố hoặc ban quản lý cảng, bến khách du lịch đường thủy và người lái phương tiện.
Điều 8. Quyền và trách nhiệm của thuyền viên và người lái phương tiện
1. Thực hiện trách nhiệm của thuyền viên và người lái phương tiện thủy nội địa được quy định tại Điều 8 Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT - BGTVT-BVHTTDL ngày 26 tháng 6 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa.
2. Khi tham gia giao thông chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường thủy nội địa, các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường liên quan tới hoạt động của phương tiện vận tải thủy nội địa.
3. Khi vào khu vực cảng, bến khách du lịch đường thủy phải tuân theo sự điều khiển và hướng dẫn của Cảng vụ đường thủy nội địa Thành phố hoặc ban quản lý cảng bến khách du lịch thủy theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa.
4. Xử lý tai nạn trong vùng nước cảng, bến du lịch thủy theo quy định tại Điều 19 Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa.
5. Đảm bảo các điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy, trang bị phương tiện chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; tổ chức phổ biến cho thuyền viên pháp luật và kiến thức phòng cháy chữa cháy, hướng dẫn cho khách cách thao tác sử dụng các trang bị chữa cháy và cứu nạn; tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi được các cơ quan chức năng huy động.
6. Thực hiện lộ trình theo đúng chương trình du lịch, tham quan đ thỏa thuận và ký với doanh nghiệp lữ hành hay khách tham quan.
Điều 9. Quyền và trách nhiệm của nhân viên phục vụ trên phương tiện
Thực hiện Điều 9 Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 26 tháng 6 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa. Tổ chức và hướng dẫn về nội quy an toàn, sử dụng các trang thiết bị an toàn cá nhân (áo phao, búa phá cửa thoát hiểm, bình cứu hỏa...) cho khách du lịch.
1. Chấp hành nghiêm các quy định pháp luật hiện hành trong hoạt động du lịch và Quy định này.
2. Cung cấp danh sách đoàn khách chính xác và lộ trình du lịch cho người lái phương tiện làm thủ tục xuất bến.
Điều 10. Quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp du lịch
1. Chấp hành nghiêm các quy định pháp luật hiện hành trong hoạt động du lịch.
2. Cung cấp danh sách đoàn khách chính xác và lộ trình du lịch cho người lái phương tiện làm thủ tục xuất bến.
3. Chủ động đề xuất mở các luồng, tuyến đường thủy mới, bến mới gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Sở Giao thông vận tải xem xét.
Điều 11. Quyền và trách nhiệm của khách du lịch
Thực hiện Điều 10 Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT -BGTVT- BVHTTDL ngày 26 tháng 6 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Là cơ quan thường trực, tổ chức giám sát việc thực hiện Quy định này. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan đề xuất các biện pháp giải quyết các phát sinh trong quá trình thực hiện Quy định này.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các cơ quan có liên quan tổ chức tập huấn nghiệp vụ du lịch cho các thuyền viên, người lái phương tiện.
3. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các cơ quan có liên quan kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về đảm bảo an toàn cho khách du lịch của các phương tiện và tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy.
4. Chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ phục vụ khách; chất lượng tiêu chuẩn dịch vụ trên tàu du lịch.
5. Chủ trì, phối hợp Sở Giao thông vận tải và các cơ quan chức năng liên quan hướng dẫn cá nhân, tổ chức, đơn vị trong việc tổ chức các chương trình, sự kiện phục vụ du lịch đường thủy theo đúng quy định. Trường hợp phát sinh những nội dung chưa được pháp luật quy định hoặc vượt thẩm quyền, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo đề xuất trình Ủy ban nhân dân Thành phố.
6. Đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố về chính sách khuyến khích tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư tham gia phát triển cơ sở hạ tầng du lịch thủy.
7. Là đầu mối tổng hợp tình hình hoạt động du lịch đường thủy, báo cáo tình hình thực hiện quy định cho Ủy ban nhân dân Thành phố.
Điều 13. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khảo sát, xác định, phân luồng, cắm mốc, biển báo an toàn giao thông và công bố luồng tuyến du lịch theo đúng quy định.
2. Thực hiện trách nhiệm được quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 26 tháng 6 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa.
Điều 14. Trách nhiệm của Công an Thành phố
1. Đảm bảo an ninh trật tự đối với hoạt động của phương tiện vận tải du lịch đường thủy; đăng ký và quản lý lưu trú, quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện liên quan đến hoạt động của phương tiện vận tải du lịch đường thủy.
2. Tiếp nhận và xử lý kịp thời các thông tin có liên quan đến an ninh trật tự, an toàn hội. Chủ động kiểm tra, xử lý các phương tiện vận tải du lịch đường thủy có vi phạm về an toàn giao thông đường thủy nội địa, vi phạm về quản lý lưu trú và các vi phạm khác theo quy định của pháp luật. Trao đổi thông tin về người, phương tiện hoạt động du lịch trên có vi phạm về an ninh trật tự, an toàn hội cho các cơ quan chức năng liên quan để tăng cường công tác phối hợp và quản lý.
Điều 15 Trách nhiệm của Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
1. Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp an toàn về phòng cháy, chữa cháy tại cảng, bến khách du lịch đường thủy và các phương tiện vận tải hành khách du lịch đường thủy theo quy định và xử lý nghiêm các vi phạm về phòng cháy, chữa cháy.
2. Thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy đối với các phương tiện vận tải hành khách du lịch đường thủy đóng mới hoặc cải tạo và các cảng, bến khách du lịch đường thủy xây dựng mới hoặc cải tạo thuộc diện thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy.
3. Tổ chức chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi có sự cố cháy, nổ hoặc chìm tàu xảy ra. Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố, Cảng vụ hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ khi có sự cố trên các tuyến giao thông thủy phục vụ hoạt động du lịch.
Điều 16. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Chủ trì và chịu trách nhiệm chính trong việc phối hợp với các sở, ngành, quận, huyện thu gom rác thải trên và ven kênh rạch thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Chủ trì và chịu trách nhiệm trong việc tuyên truyền và nâng cao nhận thức và tính tự giác của cộng đồng trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và nguồn lợi thủy sản.
Điều 17. Trách nhiệm của Sở Y tế
1. Quy định danh mục thuốc thông thường và thiết bị y tế trên phương tiện vận tải du lịch đường thủy.
2. Cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực thẩm cho phương tiện vận tải du lịch đường thủy phục vụ dịch vụ ăn uống cho du khách.
3. Phối hợp với đơn vị cứu hộ cứu nạn cho khách du lịch khi xảy ra sự cố và tai nạn chìm tàu.
Điều 18 Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới tại các cộng đồng dân cư ven sông.
2. Hỗ trợ đào tạo nghề cho người nông dân nhằm tăng thêm thu nhập.
3. Hướng dẫn thủ tục và hỗ trợ vốn vay cho cộng đồng dân cư ven sông trong việc cải tạo cơ sở vật chất, xây dựng điểm đến du lịch cộng đồng nhằm thực hiện Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Điều 19. Trách nhiệm của Sở Tài chính
1. Hướng dẫn cho các doanh nghiệp kinh doanh cảng, bến khách du lịch đường thủy xây dựng phương án mức thu dịch vụ, phí không nằm trong quy định thu phí và lệ phí của Nhà nước.
2. Tổ chức, cá nhân được thu phí dịch vụ, xây dựng mức thu gửi Sở Tài chính thẩm định trước khi trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét quyết định.
Điều 20. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các quận, huyện
1. Chủ động phối hợp với các ngành chức năng quản lý địa bàn về hoạt động kinh doanh vận tải khách du lịch đường thủy, đảm bảo an ninh trật tự an toàn hội các điểm đến trên địa bàn, hỗ trợ công tác cứu hộ và sơ cứu nạn nhân khi gặp nạn trên địa bàn.
2. Tiếp nhận các đề xuất của các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư về quy hoạch phát triển các điểm du lịch, cảng, bến khách du lịch đường thủy.
3. Chủ động phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, xử lý các cảng, bến tàu và phương tiện vận tải hành khách du lịch đường thủy hoạt động trái phép.
4. Chủ động phối hợp với các ngành chức năng đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn quản lý.
5. Chủ động đề xuất các đề án, kế hoạch cải tạo mặt tiền trên bờ các luồng tuyến du lịch đường thủy, mặt tiền khu nhà ở ven bờ; phối hợp với Sở Giao thông vận tải tổ chức quản lý giữ gìn cảnh quan trên các luồng tuyến du lịch đường thủy.
6. Tuyên truyền vận động nhân dân ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường và tổ chức mạng lưới thu gom rác thải để cải thiện tình hình rác thải trên sông, kênh, rạch trên địa bàn.
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố và các đơn vị liên quan lên kế hoạch kiểm tra định kỳ hàng năm, xác định nội dung, đối tượng kiểm tra, thành phần đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra tình hình hoạt động vận tải hành khách du lịch đường thủy.
2. Trường hợp phát hiện các hành vi sai phạm trong nhiều lĩnh vực khác nhau mà một cơ quan không đủ thẩm quyền xử lý, đơn vị kiểm tra nhanh chóng thông tin sự việc và đề nghị đơn vị có trách nhiệm gần nơi xảy ra vi phạm nhất phối hợp để kịp thời xử lý tại chỗ. Trong trường hợp không thể phối hợp tại thời điểm kiểm tra, đơn vị kiểm tra phải lập biên bản ghi nhận đầy đủ các hành vi, chứng cứ vi phạm để sau đó đề nghị đơn vị có thẩm quyền phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Định kỳ hàng tháng, các tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch đường thủy nội địa báo cáo tình hình, kết quả hoạt động và gửi báo cáo về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Điều 22. Các Sở, ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, các tổ chức liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ để lập kế hoạch tổ chức thực hiện Quy định này.
Điều 23. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có quy định nào chưa phù hợp, phát sinh những vấn đề mới chưa được quy định hoặc có sự thay đổi các quy định pháp luật liên quan, các cơ quan chức năng liên quan kịp thời phản ảnh, thông tin về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo đề xuất trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.