ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2188/QĐ-UBND |
Bến Tre, ngày 09 tháng 09 năm 2020 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính Phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2480/TTr-SNN ngày 07 tháng 9 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua Phương án đơn giản hóa 07 thủ tục hành chính trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Bến Tre (phụ lục kèm theo).
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
|
CHỦ TỊCH |
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TỈNH BẾN TRE
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2188/QĐ-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2020 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
LĨNH VỰC: LÂM NGHIỆP (01)
1. Thủ tục: Đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng các loài động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm II và động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục II và III CITES.
1.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về thời hạn giải quyết thủ tục hành chính: Kiến nghị rút ngắn thời hạn giải quyết: Từ 05 ngày làm việc xuống còn 02 ngày làm việc (đối với trường hợp không cần kiểm tra thực tế); từ 30 ngày xuống còn 15 ngày (đối với trường hợp cần tiến hành kiểm tra thực tế các điều kiện nuôi, trồng).
Lý do: Trình tự giải quyết thủ tục hành chính này tương đối đơn giản, nếu cơ sở đảm bảo điều kiện nuôi, trồng (thông qua việc kiểm tra, thẩm định hồ sơ) hoặc cần thiết phải thực hiện kiểm tra thực tế, việc kiểm tra thực tế sẽ không mất nhiều thời gian. Do đó, thời hạn giải quyết thủ tục hành chính này 02 ngày làm việc (đối với trường hợp không cần kiểm tra thực tế); 15 ngày (đối với trường hợp cần tiến hành kiểm tra thực tế các điều kiện nuôi, trồng) là hợp lý. Ngoài ra, việc cắt giảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính này không những tạo thuận lợi và sự hài lòng cho tổ chức/cá nhân mà còn góp phần nâng cao kết quả đạt chỉ tiêu cải cách hành chính ở địa phương.
1.2. Kiến nghị thực thi
Sửa đổi, bổ sung điểm b, khoản 3, Điều 18, Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp: Rút ngắn thời hạn giải quyết từ 05 ngày làm việc xuống còn 02 ngày làm việc (đối với trường hợp không cần kiểm tra thực tế); từ 30 ngày xuống còn 15 ngày (đối với trường hợp cần tiến hành kiểm tra thực tế các điều kiện nuôi, trồng).
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Tiết kiệm thời gian cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;
- Tỷ lệ (%) thời gian cắt giảm so với quy định hiện hành: 48,6 %.
LĨNH VỰC: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN (02)
1. Thủ tục: Cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản (trường hợp giấy chứng nhận ATTP vẫn còn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên giấy chứng nhận an toàn thực phẩm).
1.1. Nội dung đơn giản hóa
Về thời hạn giải quyết thủ tục hành chính: Kiến nghị rút ngắn thời hạn giải quyết từ 05 ngày làm việc xuống còn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Lý do: Thủ tục hành chính này thành phần hồ sơ, trình tự giải quyết khá đơn giản, chỉ đối chiếu, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ yêu cầu so với hồ sơ gốc lưu trữ tại cơ quan giải quyết, sau đó tiến hành trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân. Do đó, tổng thời hạn giải quyết thủ tục hành chính này 03 ngày làm việc là phù hợp. Ngoài ra, việc cắt giảm thời hạn giải quyết này không những tạo thuận lợi và sự hài lòng cho cá nhân/tổ chức mà còn góp phần nâng cao chỉ số cải cách hành chính ở địa phương.
1.2. Kiến nghị thực thi
Sửa đổi, bổ sung điểm b, khoản 5, Điều 17, Thông tư số 38/2018/TT- BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Rút ngắn thời hạn giải quyết từ 05 ngày làm việc xuống còn 03 ngày làm việc.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Tiết kiệm thời gian cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;
- Tỷ lệ (%) thời gian cắt giảm so với quy định hiện hành: 40%.
2. Thủ tục: Cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản.
2.1. Nội dung đơn giản hóa
Về thời hạn giải quyết thủ tục hành chính: Kiến nghị rút ngắn thời hạn giải quyết từ 03 ngày làm việc xuống còn 02 ngày làm việc, kể từ ngày kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm.
Lý do: Kết quả giải quyết thủ tục hành chính này là một trong những tiêu chí đánh giá điều kiện của cơ sở khi cá nhân/tổ chức yêu cầu cơ quan có thẩm quyền Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Do đó, việc rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục hành chính này góp phần tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian cho cơ sở sản xuất, kinh doanh đi vào hoạt động.
2.2. Kiến nghị thực thi
Sửa đổi, bổ sung khoản 3, Điều 11, Thông tư Liên tịch số 13/2014/TTLT- BYT-BNNPTNT-BCT ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm: Rút ngắn thời hạn giải quyết từ 03 ngày làm việc xuống còn 02 ngày làm việc kể từ ngày kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm.
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Tiết kiệm thời gian cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.
- Tỷ lệ (%) thời gian cắt giảm so với quy định hiện hành: 33,3%.
LĨNH VỰC: THỦY SẢN (01)
1. Thủ tục: Cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam (trong phạm vi 6 hải lý).
1.1 Nội dung đơn giản hóa
Về thời hạn giải quyết thủ tục hành chính: Kiến nghị rút ngắn thời hạn giải quyết từ 45 ngày xuống còn 40 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (đối với trường hợp cấp mới); 15 ngày xuống còn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (đối với trường hợp cấp lại).
Lý do: Tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian cho tổ chức/cá nhân yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính. Trình tự giải quyết thủ tục hành chính này khá đơn giản, chỉ xem xét tính hợp lệ các hồ sơ đăng ký và ý kiến của các đơn vị có liên quan (không thực hiện thẩm định thực tế), sau đó tiến hành trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân. Do đó, thời hạn giải quyết thủ tục hành chính này 40 ngày (đối với trường hợp cấp mới); 10 ngày (đối với trường hợp cấp lại) là phù hợp. Ngoài ra, việc cắt giảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính này không những tạo thuận lợi và sự hài lòng cho tổ chức/cá nhân mà còn góp phần nâng cao kết quả đạt chỉ tiêu cải cách hành chính ở địa phương.
1.2. Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi, bổ sung điểm b, khoản 3, Điều 37, Nghị định số 26/2019/NĐ- CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản: Rút ngắn thời hạn giải quyết từ 45 ngày xuống còn 40 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- Sửa đổi điểm b, khoản 4, Điều 37, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản: Rút ngắn thời hạn giải quyết từ 15 ngày xuống còn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Tiết kiệm thời gian cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;
- Tỷ lệ (%) thời gian cắt giảm so với quy định hiện hành: 18,2 %.
LĨNH VỰC: QUẢN LÝ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (01)
1. Thủ tục: Phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
1.1. Nội dung đơn giản hóa
Về thời hạn giải quyết thủ tục hành chính: Kiến nghị rút ngắn thời hạn giải quyết từ 25 ngày làm việc xuống còn 22 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ (rút ngắn thời hạn ở bước phê duyệt từ 05 ngày làm việc xuống còn 02 ngày làm việc).
Lý do: Trên địa bàn tỉnh Bến Tre, thẩm quyền phê duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính này được Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt (theo Quyết định số 10/2016/QĐ-UBND ngày 18/02/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Ủy ban nhân dân tỉnh). Do đó, 02 bước thẩm định và phê duyệt trong quy trình giải quyết đều do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện, nên việc rút ngắn thời hạn phê duyệt từ 05 ngày làm việc xuống còn 02 ngày làm việc là hợp lý. Bên cạnh đó, việc rút ngắn thời gian phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu còn tạo điều kiện thuận lợi cho công trình được triển khai nhanh, đảm bảo tiến độ theo quy định.
1.2. Kiến nghị thực thi
Sửa đổi, bổ sung khoản 3, Điều 7, Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu: Rút ngắn thời hạn phê duyệt từ 05 ngày làm việc xuống còn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Tiết kiệm thời gian cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;
- Tỷ lệ (%) thời gian cắt giảm so với quy định hiện hành: 12%.
LĨNH VỰC: NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (01)
1. Thủ tục: Công nhận nghề truyền thống
1.1. Nội dung đơn giản hóa
Về thời hạn giải quyết thủ tục hành chính: Kiến nghị rút ngắn thời hạn giải quyết từ 30 ngày làm việc xuống còn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Lý do: Để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức/cá nhân yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính; đồng thời việc rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục hành chính sẽ tạo điều kiện cho tổ chức/cá nhân sớm được tiếp cận các gói hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn của nhà nước theo quy định. Do đó, tổng thời hạn giải quyết thủ tục hành chính này 25 ngày làm việc là phù hợp.
1.2. Kiến nghị thực thi
Sửa đổi, bổ sung điểm b, khoản 4, Điều 6, Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn: Rút ngắn thời hạn giải quyết từ 30 ngày làm việc xuống còn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Tiết kiệm thời gian cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;
- Tỷ lệ (%) thời gian cắt giảm so với quy định hiện hành: 16,7%.
II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN LĨNH VỰC: LÂM NGHIỆP (01)
1. Thủ tục: Xác nhận bảng kê lâm sản
1.1. Nội dung đơn giản hóa
- Phần căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Kiến nghị bổ sung nội dung quy định về “Hồ sơ nguồn gốc lâm sản đối với động vật rừng và bộ phận, dẫn xuất của động vật rừng có nguồn gốc gây nuôi trong nước”.
Lý do: Qua thực tế giải quyết thủ tục hành chính, cơ quan giải quyết gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc do văn bản quy phạm pháp luật (phần căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính) chưa được quy định cụ thể, rõ ràng. Cụ thể như sau:
+ Khi thực hiện thủ tục hành chính “Xác nhận bảng kê lâm sản” đối với đối tượng động vật rừng và bộ phận, dẫn xuất của động vật rừng có nguồn gốc gây nuôi trong nước, thành phần hồ sơ bắt buộc phải có “hồ sơ nguồn gốc lâm sản”. Tuy nhiên, trong Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản, lại không có nội dung quy định cụ thể về “hồ sơ nguồn gốc lâm sản” đối với động vật rừng và bộ phận, dẫn xuất của động vật rừng có nguồn gốc gây nuôi trong nước. Trong khi đó, số lượng hồ sơ yêu cầu Xác nhận bảng kê lâm sản phát sinh thực tế trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, chủ yếu là đối tượng “động vật rừng gây nuôi trong nước”.
+ Việc này gây ra rất nhiều khó khăn, lúng túng cho cơ quan giải quyết thủ tục hành chính. Đồng thời, nếu nhìn ở khía cạnh khác, đây cũng là một kẽ hở dễ phát sinh tiêu cực, nhũng nhiễu, phiền hà cho người dân khi thực hiện thủ tục hành chính (do không có quy định cụ thể, rõ ràng). Vì vậy, việc bổ sung quy định cụ thể về “Hồ sơ nguồn gốc lâm sản đối với động vật rừng gây nuôi trong nước” là rất cấp thiết.
- Về thời hạn giải quyết thủ tục hành chính: Kiến nghị rút ngắn thời hạn giải quyết từ 10 ngày làm việc xuống còn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cụ thể: Rút ngắn từ 03 ngày làm việc xuống còn 02 ngày làm việc (đối với trường hợp không cần xác minh nguồn gốc lâm sản)”, từ 07 ngày làm việc xuống còn 05 ngày làm việc (đối với trường hợp cần tiến hành xác minh nguồn gốc lâm sản).
Lý do: Thủ tục hành chính này có tính chất đặc thù phải giải quyết sớm cho người dân, vì người mua lâm sản đa số ở ngoài tỉnh nên khi mua được lâm sản đều muốn vận chuyển ngay, người bán lâm sản phải thực hiện xác nhận bảng kê lâm sản để giao cho người mua. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân/tổ chức yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính, Hạt Kiểm lâm khi tiếp nhận hồ sơ đều khẩn trương tiến hành xác minh nguồn gốc lâm sản và thực hiện xác nhận bảng kê lâm sản, trả kết quả trong thời gian sớm nhất. Do đó, tổng thời hạn giải quyết thủ tục hành chính này 07 ngày làm việc là phù hợp. Ngoài ra, việc cắt giảm thời hạn giải quyết này không những tạo thuận lợi và sự hài lòng cho cá nhân/tổ chức mà còn góp phần nâng cao chỉ số cải cách hành chính ở địa phương.
1.2. Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi, bổ sung Điều 16, Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản: Bổ sung nội dung quy định về “Hồ sơ nguồn gốc lâm sản đối với động vật rừng và bộ phận, dẫn xuất của động vật rừng có nguồn gốc gây nuôi trong nước”;
- Sửa đổi, bổ sung điểm b, khoản 4, Điều 7, Thông tư số 27/2018/TT- BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản: Rút ngắn thời hạn giải quyết từ 03 ngày làm việc xuống còn 02 ngày làm việc (đối với trường hợp không cần xác minh nguồn gốc lâm sản);
- Sửa đổi, bổ sung điểm c, khoản 4, Điều 7, Thông tư số 27/2018/TT- BNNPTNT: Rút ngắn thời hạn giải quyết từ 07 ngày làm việc xuống còn 05 ngày làm việc (đối với trường hợp cần tiến hành xác minh nguồn gốc lâm sản).
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
- Giúp cho công tác quản lý nhà nước chặt chẽ; tạo sự minh bạch khi giải quyết thủ tục hành chính cho người dân;
- Tiết kiệm thời gian cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;
- Tỷ lệ (%) thời gian cắt giảm so với quy định hiện hành: 30%.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.