BỘ TƯ PHÁP |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2181/QĐ-BTP |
Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2015 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Luật Trách nhiệm Bồi thường của Nhà nước năm 2009;
Căn cứ Chỉ thị số 1565/CT-TTg ngày 6/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13/03/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 459/QĐ-BTP ngày 13 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt Kế hoạch công tác năm 2015 của Cục Bồi thường nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 1748/QĐ-BTP ngày 05 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch tổng kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
KT. BỘ
TRƯỞNG |
TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TỔNG KẾT 05 NĂM THI HÀNH LUẬT TRÁCH
NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2181/QĐ-BTP ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Bộ
trưởng Bộ Tư pháp)
Thực hiện Kế hoạch tổng kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (ban hành kèm theo Quyết định số 1748/QĐ-BTP ngày 5/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), để tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Luật TNBTCNN), Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị như sau:
1. Mục đích
Đánh giá chính xác, khách quan kết quả 05 năm triển khai thi hành Luật TNBTCNN theo yêu cầu tại Chỉ thị số 1565/CT-TTg ngày 06/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thi hành Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể về các mặt:
a) Đánh giá toàn diện kết quả đạt được trong việc thực hiện Luật TNBTCNN trên các hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án; sự thống nhất, đồng bộ giữa Luật TNBTCNN với Hiến pháp năm 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
b) Đánh giá tình hình yêu cầu và giải quyết bồi thường trong lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án; hoạt động quản lý nhà nước về công tác bồi thường; tác động tích cực của Luật TNBTCNN đến hoạt động công vụ, quyền con người, quyền công dân;
c) Làm rõ các hạn chế, khó khăn và vướng mắc trong công tác triển khai thi hành Luật TNBTCNN, đề xuất, kiến nghị các giải pháp khắc phục nhằm bảo đảm tính khả thi của cơ chế bồi thường nhà nước; góp phần thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp; đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế.
d) Đề xuất, kiến nghị những nội dung sửa đổi, bổ sung Luật TNBTCNN năm 2009;
đ) Khen thưởng đối với tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thi hành Luật TNBTCNN.
2. Yêu cầu
a) Hội nghị tổng kết phải được thực hiện toàn diện với sự tham gia của các Bộ, ngành, địa phương trên cả ba lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án.
b) Phát huy vai trò của Bộ Tư pháp trong việc giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án; phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động tố tụng.
c) Việc tổ chức Hội nghị tổng kết phải bảo đảm thiết thực, tiết kiệm và hiệu quả.
1. Báo cáo của Bộ Tư pháp đánh giá đúng và toàn diện tình hình 05 năm thực hiện Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó nêu rõ kết quả đạt được và những khó khăn, vướng mắc, bất cập về thể chế, về quá trình tổ chức thực hiện; nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc; kiến nghị, đề xuất giải pháp về xây dựng thể chế, công tác quản lý nhà nước về tổ chức, hoạt động bồi thường nhà nước, công tác kiện toàn tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác bồi thường nhà nước trong thời gian tới.
2. Tham luận của một số cơ quan, tổ chức có liên quan nhằm đánh giá kết quả công tác bồi thường nhà nước của các Bộ, ngành và địa phương, những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong tổ chức, triển khai thi hành Luật TNBTCNN; trao đổi kinh nghiệm, cách làm hay, từ đó nêu lên những đề xuất, kiến nghị về các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bồi thường nhà nước; nghiên cứu, trao đổi các nội dung sửa đổi, bổ sung Luật TNBTCNN nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong thời gian tới, cụ thể tập trung nghiên cứu, cho ý kiến đối với định hướng sửa đổi, bổ sung Luật TNBTCNN (sửa đổi).
3. Hướng dẫn, trao đổi nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc thông qua ý kiến của các Bộ, ngành và địa phương trong quá trình triển khai Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành.
1. Thành phần tham dự
Đại biểu dự Hội nghị với số lượng khoảng 117 đại biểu, bao gồm đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Đại biểu các cơ quan Trung ương và đại biểu đại diện cho các địa phương, cụ thể như sau:
a) Thành viên Ban Soạn thảo, Tổ biên tập dự án Luật TNBTCNN (40 đại biểu).
b) Bộ Tư pháp (20 đại biểu)
- Lãnh đạo Bộ Tư pháp chủ trì: Bộ trưởng, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc (Bộ trưởng chủ trì hoặc ủy quyền cho Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc khai mạc và kết luận tại Hội nghị).
- Đại diện Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ (18 đơn vị): Văn phòng Bộ; Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật; Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Cục Kiểm soát thủ tục hành chính; Vụ Thi đua - Khen thưởng; Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật; Cục Bổ trợ tư pháp; Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; Cục Trợ giúp pháp lý; Cục Công tác phía Nam; Tổng cục Thi hành án dân sự; Thanh tra Bộ Tư pháp; Cục Công nghệ thông tin; Báo Pháp luật Việt Nam; Tạp chí dân chủ pháp luật.
c) Đại biểu Trung ương
- Đại diện Lãnh đạo cơ quan Trung ương và UBND TP. Hà Nội (9 đại biểu): Văn phòng Chính phủ; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Trung ương Đảng; Ủy Ban Pháp luật, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội; Ban Nội chính Trung ương; Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương; UBND Tp. Hà Nội.
- Đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành (08 đại biểu) gồm: Tòa án nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Thanh tra Chính phủ; Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; Bộ Tài chính; Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và môi trường.
- Đại diện một số tổ chức, đoàn thể (05 đại biểu) gồm: Mặt trận tổ quốc Việt Nam; Liên đoàn Luật sư VN; Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, một số văn phòng Luật sư có trụ sở trên địa bàn TP. Hà Nội.
d) Đại biểu địa phương (35 đại biểu)
Đại biểu tham dự Hội nghị được lựa chọn theo nguyên tắc đại diện cho các vùng, miền, khu vực; ưu tiên các địa phương có vụ việc phức tạp về bồi thường nhà nước đã được giải quyết hoặc đang giải quyết.
- Đại diện Lãnh đạo UBND tỉnh, thành phố trong cả nước: 10 đại biểu.
- Đại diện Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và sở, ngành các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: 05 đại biểu.
- Đại diện Lãnh đạo Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: 10 đại biểu.
- Đại diện Lãnh đạo Cục thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: 10 đại biểu.
đ) Phóng viên một số báo, đài phát thanh, truyền hình đến dự và đưa tin Hội nghị.
2. Thời gian tổ chức Hội nghị
- Thời gian tổ chức Hội nghị: 01 ngày, vào tuần trung tuần tháng 01/2016.
3. Hình thức và địa điểm
- Hội nghị tổ chức theo hình thức tập trung với quy mô khoảng 117 đại biểu tham dự.
- Địa điểm: tại Thành phố Hà Nội
4. Tài liệu Hội nghị
a) Báo cáo tổng kết 05 năm thi hành Luật TNBTCNN và các phụ lục kèm theo.
b) Báo cáo định hướng sửa đổi Luật TNBTCNN.
c) Tham luận của một số Bộ, ngành, UND cấp tỉnh, Sở Tư pháp và các đơn vị có liên quan (có danh sách kèm theo).
5. Kinh phí tổ chức Hội nghị
- Kinh phí tổ chức Hội nghị tổng kết được sử dụng từ nguồn ngân sách giao cho Cục Bồi thường nhà nước năm 2015.
- Kinh phí Đại biểu tham dự Hội nghị về ăn ở, phương tiện đi lại … thực hiện theo chế độ hiện hành.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Phân công nhiệm vụ
a) Cục Bồi thường nhà nước
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị liên quan thuộc Bộ chuẩn bị nội dung, chương trình và các tài liệu của Hội nghị trình Lãnh đạo Bộ duyệt.
- Lập dự toán chi tiết tổ chức Hội nghị tổng kết, gửi Vụ Kế hoạch – Tài chính thẩm định.
- Phối hợp với Vụ Thi đua - Khen thưởng có văn bản hướng dẫn về tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục xét khen thưởng và thực hiện công tác khen thưởng đối với Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong triển khai thi hành Luật TNBTCNN.
b) Văn phòng Bộ
Phối hợp với Cục Bồi thường nhà nước, Cục Công nghệ thông tin chuẩn bị cơ sở vật chất và các điều kiện kỹ thuật cần thiết để tổ chức Hội nghị nêu tại phần II Kế hoạch này.
c) Vụ Kế hoạch – Tài chính chịu trách nhiệm thẩm định dự toán kinh phí tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 05 năm thi hành Luật TNBTCNN theo đúng quy định của pháp luật và tình hình quản lý, sử dụng ngân sách của Bộ năm 2015.
2. Tổ chức thực hiện
Căn cứ vào Kế hoạch này, Cục Bồi thường nhà nước chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ, Cục Công nghệ thông tin, các đơn vị liên quan xây dựng Bản phân công nhiệm vụ cụ thể trong việc tổ chức Hội nghị; đôn đốc, phối hợp và triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch; báo cáo Lãnh đạo Bộ về công tác chuẩn bị Hội nghị trước ngày 10/12/2015./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.