ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2162/QĐ-UBND |
Hà Giang, ngày 19 tháng 10 năm 2021 |
BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ CÁT, SỎI LÒNG SÔNG CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;
Căn cứ Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông;
Căn cứ Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản;
Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 2982/TTr- STNMT ngày 15 tháng 10 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án bảo vệ cát, sỏi lòng sông chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Giao thông vận tải, Nội vụ; Thủ trưởng các cơ quan: Công an tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang, Báo Hà Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các tổ chức, cá nhân sử dụng đất, mặt nước; các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản cát, sỏi; các tổ chức, cá nhân kinh doanh, tập kết cát, sỏi và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
BẢO VỆ CÁT, SỎI LÒNG SÔNG CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HÀ GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2162/QĐ-UBND ngày 19 tháng 10 năm 2021 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang)
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN
Thời gian qua, công tác quản lý và hoạt động khai thác cát, sỏi trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến tích cực, nhiều khu vực cát, sỏi được quản lý chặt chẽ, khai thác có tổ chức và dần đi vào nề nếp, tạo việc làm cho nhân dân địa phương, phục vụ nhu cầu vật liệu để xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương và đóng góp vào ngân sách của tỉnh. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về cát, sỏi và tình hình hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông, lòng suối, lòng hồ thủy điện (sau đây gọi chung là lòng sông) trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số bất cập như: Công tác kiểm tra, xử lý của các cấp, các ngành đã được tăng cường nhưng hiệu quả chưa cao; vẫn còn tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác cát, sỏi chưa chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về khoáng sản và các quy định của pháp luật khác có liên quan; tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép vẫn còn diễn ra tại một số khu vực, gây ảnh hưởng đến môi trường, sạt lở bờ bãi ven sông suối, thất thoát tài nguyên khoáng sản, thất thu thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, gây mất trật tự an ninh khu vực.
Trước thực trạng hoạt động khai thác, tập kết cát, sỏi lòng sông và công tác quản lý nhà nước về cát, sỏi trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Nhằm đảm bảo công tác quản lý, bảo vệ có hiệu quả cát, sỏi lòng sông chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Hà Giang, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, bảo vệ môi trường, sinh thái, đảm bảo an ninh trật tự..., việc ban hành Phương án bảo vệ cát, sỏi lòng sông chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Hà Giang là hết sức cần thiết nhằm cụ thể hóa một số nội dung của Nghị định số 23/2020/NĐ- CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUY HOẠCH VÀ CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG CÁT, SỎI LÒNG SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Về Quy hoạch khoáng sản
- HĐND tỉnh Hà Giang thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Nghị quyết số 170/NQ-HĐND ngày 11/12/2014; UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 06/QĐ-UBND ngày 05/01/2015.
Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Hà Giang tiếp tục thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Ngày 08/12/2017 Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang đã thông qua việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tại Nghị quyết số 107/2017/NQ-HĐND , UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt tại Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 04/01/2018, cụ thể: Tổng số các điểm mỏ được quy hoạch 451 điểm mỏ, trong đó trong đó có 171 điểm mỏ cát, sỏi (trong đó thành phố Hà Giang có 18 điểm;huyện Vị Xuyên 39 điểm; huyện Bắc Quang 38 điểm; huyện Quang Bình 18 điểm; huyện Bắc Mê 07 điểm; huyện Xín Mần 25 điểm; huyện Hoàng Su Phì 25 điểm; Mèo Vạc 01 điểm), tổng diện tích là 436,22 ha, tổng trữ lượng dự kiến là 11.583.75 nghìn m3; giai đoạn 2015-2020 là 121 điểm mỏ, tổng diện tích là 277,692ha, trữ lượng 8.009,351 nghìn m3; Giai đoạn 2021-2030 là 50 điểm mỏ, với tổng diện tích là 158,537 ha, trữ lượng 3.574,400 nghìn m3.
- Theo dự kiến điều chỉnh (trong Phương án phát triển VLXD tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050), tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có tổng số 104 điểm mỏ cát sỏi. Trong đó: Giai đoạn 2021-2030 có 81 điểm mỏ cát, sỏi (bao gồm cả 27 điểm đã cấp phép khai thác); Giai đoạn 2031-2050: 23 điểm cát, sỏi mới. Tổng diện tích 104 điểm mỏ cát, sỏi là 559,8616ha, trong đó đã cấp phép là 90,0175ha.
2. Công tác cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản cát, sỏi:
Tính từ tháng 7 năm 2011 đến tháng 9 năm 2021, UBND tỉnh Hà Giang cấp 35 giấy phép khai thác cát, sỏi; các Giấy phép khai thác cát, sỏi đang còn hiệu lực: 27 Giấy phép (Thành phố Hà Giang: 02; Vị Xuyên: 12; Bắc Quang: 07; Quang Bình: 03; Hoàng Su Phì: 01; Xín Mần: 02), (Phụ lục kèm theo).
III. CÔNG TÁC BẢO VỆ CÁT, SỎI LÒNG SÔNG CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TẠI THỜI ĐIỂM HIỆN NAY
Để tăng cường quản lý bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác nói chung trong đó có quản lý cát, sỏi lòng sông, UBND tỉnh đã ban hành: Quyết định số 32/2018/QĐ-UBND ngày 16/10/2018 Ban hành Quy chế phối hợp và trách nhiệm quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Quyết định số 858/QĐ-UBND ngày 16/5/2017 về việc phê duyệt khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Quyết định số 2627/QĐ-UBND ngày 06/12/2017 về việc ban hành Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Các đơn vị chức năng trên địa bàn tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện, hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh dần đi vào nề nếp; công tác kiểm tra hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép tuy đã được tăng cường nhưng chưa được thường xuyên (nhất là cấp huyện, cấp xã), chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Về tình trạng khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép vẫn thường xuyên tiềm ẩn và diễn ra tại một số địa phương, làm ảnh hưởng đến môi trường; gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội; làm thất thoát tài nguyên, mất đất sản xuất và thất thu ngân sách.
IV. NHỮNG HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN
1. Những hạn chế
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức pháp luật cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản và Nhân dân đã được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện, song chưa được thường xuyên, chưa sâu rộng tới mọi đối tượng liên quan, dẫn đến việc chấp hành quy định pháp luật về khoáng sản chưa tốt.
- Một số đơn vị chức năng chưa thực hiện tốt trong công tác phối hợp quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép; trách nhiệm quản lý bảo vệ tài nguyên khoáng sản cát, sỏi lòng sông ở cấp cơ sở có nơi còn buông lỏng. Tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép vẫn còn diễn ra, chủ yếu tại các sông chính trên địa bàn tỉnh, tại các vùng giáp ranh địa giới hành chính, tại các khu vực dễ khai thác và vận chuyển.
- Công tác quản lý quy hoạch thực hiện còn bất cập, chưa thường xuyên rà soát để kịp thời tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn của địa phương; các điểm mỏ trong quy hoạch thăm dò khai thác chưa được quản lý, bảo vệ.
2. Một số nguyên nhân
- Một số địa phương chưa nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp huyện, cấp xã trong công tác quản lý tài nguyên cát, sỏi; chưa có sự vào cuộc tích cực của hệ thống chính trị trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực cát, sỏi, nhất là chính quyền cơ sở trong việc thực hiện các trách nhiệm về quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định tại Quyết định số 2627/QĐ- UBND ngày 06/12/2017 của UBND tỉnh và Chỉ thị số 2226/CT-UBND ngày 22/9/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý, thăm dò, khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi lòng sông và khai thác đất san lấp mặt bằng thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
- Công tác kiểm tra của các cấp, các ngành trong hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép đã được tăng cường nhưng biện pháp xử lý chưa đủ mạnh để chấm dứt tình trạng khai thác cát sỏi trái phép; công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong kiểm tra, xử lý chưa thực hiện tốt, còn tình trạng trông chờ, ỷ lại cấp trên; việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý của chính quyền địa phương cấp cơ sở còn bị động, chưa quyết liệt, chưa huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc; giữa địa phương và lực lượng Công an có chức năng tuần tra chưa thông tin, phối hợp kịp thời để ngăn chặn; công tác phối hợp trong quản lý khoáng sản giữa các địa phương giáp ranh còn chưa chặt chẽ.
- Lực lượng cán bộ cấp huyện, đặc biệt là cấp xã được giao nhiệm vụ tham mưu quản lý nhà nước về khoáng sản chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cả về số lượng và trình độ chuyên môn, do kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực (đất đai, môi trường, khoáng sản); chưa phối hợp tốt với các đơn vị liên quan trong công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác. Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của nhiều tổ chức, cá nhân còn hạn chế, chưa tự giác thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
- Loại hình cát, sỏi lòng sông có đặc điểm phân bố không tập trung, không đòi hỏi máy móc thiết bị khai thác phức tạp và lao động trình độ cao, vị trí khai thác không cố định nên khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép sau khi được ngăn chặn nhưng cũng dễ tái diễn do các phương tiện khai thác thường dễ dàng di chuyển từ địa bàn này sang địa bàn khác, cơ quan quản lý thì thiếu phương tiện giao thông đường thủy nhất là ở cấp cơ sở; các đối tượng khai thác cát, sỏi trái phép thường hoạt động vào ban đêm, các ngày nghỉ, ngày lễ, … nên gây khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý.
- Nhu cầu về vật liệu cát, sỏi cho xây dựng các cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng, tài nguyên cát, sỏi lòng sông ngày càng cạn kiệt.
- Một số đơn vị chức năng, chủ lòng hồ thủy điện chưa phát huy vai trò trách nhiệm trong công tác bảo vệ khoáng sản cát, sỏi chưa khai thác.
V. BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KHẮC PHỤC HẠN CHẾ
- Để tăng cường công tác quản lý và khắc phục hạn chế trong công tác quản lý cát, sỏi lòng sông đối với vùng giáp ranh (giữa hai tỉnh, hai huyện, hai xã) các đơn vị liên quan tổ chức xây dựng và thực hiện Quy chế phối hợp trao đổi thông tin, phát hiện và xử lý vi phạm hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép trên phạm vi giáp ranh.
- Các sở, ngành, đơn vị chức năng liên quan tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Quyết định số 32/2018/QĐ-UBND ngày 16/10/2018, Quyết định số 1315/QĐ-UBND ngày 13/7/2017 của UBND tỉnh Hà Giang ban hành Quy chế phối hợp trong công tác phòng chống vi phạm pháp luật đối với hoạt động khai thác cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản cát, sỏi lòng sông; kinh doanh, tập kết và vận chuyển cát, sỏi lòng sông chấp hành đúng quy định của pháp luật.
- Quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu chính quyền các cấp trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trái phép.
- Yêu cầu chung về quản lý bảo vệ lòng bờ, bãi sông và các công trình thủy điện, thủy lợi, đảm bảo giao thông đường thủy trong quá trình hoạt động khoáng sản cát, sỏi.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Cung cấp các thông tin, tài liệu về khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, quy hoạch khoáng sản, khu vực cấp phép hoạt động cát, sỏi cho các đơn vị liên quan và các lực lượng chức năng để thực hiện công tác quản lý.
- Chủ trì kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về khai thác cát, sỏi trên sông; bảo vệ, phòng, chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông thuộc thẩm quyền trên địa bàn tỉnh; kết luận về tính chất, mức độ sai phạm, vi phạm (nếu có) làm cơ sở xem xét, xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị giáp ranh có chung đường ranh giới hành chính tỉnh là các dòng sông trong việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm, cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông.
- Chủ trì, tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tại các địa bàn thường xảy ra hoạt động khoáng sản cát, sỏi trái phép hoặc có nguy cơ xảy ra khai thác khoáng sản trái phép. Lực lượng nòng cốt là Thanh tra chuyên ngành, các đơn vị trực thuộc có liên quan và lực lượng chức năng tại địa phương nơi có hoạt động khoáng sản trái phép. Các sở ngành chức năng và Công an tỉnh được huy động tham gia phối hợp để xử lý vụ việc có tính chất phức tạp.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, chính quyền địa phương tham mưu tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông, hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông nội tỉnh; tổ chức điều tra, đánh giá quan trắc, giám sát diễn biến dòng chảy, bồi lắng, xói lở lòng, bờ, bãi sông trên các sông nội tỉnh.
- Thực hiện công tác quản lý, tham mưu cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông theo đúng quy định của Luật Khoáng sản, pháp luật có liên quan và quy định tại Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ.
- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của các cấp, các ngành được giao nhiệm vụ trong Phương án này, tổng hợp báo cáo kết quả công tác quản lý bảo vệ khoáng sản hàng quý trên địa bàn về UBND tỉnh; Định kỳ hằng năm (hoặc đột xuất khi có yêu cầu) tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan trung ương có liên quan về tình hình cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng cát, sỏi lòng sông tại địa phương và việc thực hiện phương án.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật trong việc sử dụng cát, sỏi lòng sông làm vật liệu xây dựng; không cho phép sử dụng cát, sỏi lòng sông có đủ chất lượng làm cát, sỏi xây dựng thông thường dùng cho mục đích san lấp, cải tạo mặt bằng; xây dựng giải pháp khuyến khích tăng cường sử dụng vật liệu thay thế cát sỏi làm vật liệu san lấp.
- Hướng dẫn, kiểm tra và tổng hợp tình hình đầu tư khai thác, sử dụng cát, sỏi lòng sông; cân đối cung cầu sử dụng tài nguyên cát, sỏi trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc xây dựng nội dung quản lý cát, sỏi lòng sông; tham gia ý kiến thuộc thẩm quyền về nội dung quản lý, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trong quy hoạch tỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra tình hình hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các sở, ngành đơn vị liên quan trong công tác quy hoạch, bổ sung quy hoạch các điểm mỏ thăm dò, khai thác cát, sỏi.
- Chủ trì cùng các sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu, báo cáo UBND tỉnh xem xét cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện theo quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ; tham mưu UBND tỉnh xem xét cho phép các chủ đập, hồ chứa thủy điện được nạo vét lòng hồ để đảm bảo dung tích hồ chứa, duy trì công suất phát điện theo thiết kế và phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc quản lý phần thanh thải sau nạo vét.
- Phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, tham mưu, đề xuất kiến nghị, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác cát, sỏi gây ảnh hưởng đến an toàn đập, hồ chứa thủy điện.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp với các đơn vị, địa phương thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với nội dung có liên quan trong việc xác định phạm vi, quy mô, ranh giới các khu vực thuộc phạm vi bảo vệ an toàn các công trình thủy lợi, chỉnh trị dòng sông thuộc trách nhiệm quản lý của ngành theo quy định tại Điều 14 và Điều 18 Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện liên quan trong việc kiểm tra, giám sát khối lượng cát, sỏi thu hồi (nếu có) trong quá trình duy tu, nạo vét các lòng hồ thủy lợi; yêu cầu chủ đầu tư chỉ được phép khai thác phần trữ lượng do bồi lắng và phải gắn với yêu cầu nạo vét, phòng, chống bồi lắng lòng hồ; tham mưu quản lý, cấp phép đối với các hoạt động thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định tại Điều 44 Luật Thủy lợi.
- Tham gia ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về phòng chống thiên tai, thủy lợi và đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 15 Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ đối với hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản cát, sỏi lòng sông.
- Phối hợp các sở ngành chức năng và Ủy ban nhân dân cấp huyện tăng cường công tác quản lý công trình thủy lợi nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác, tập kết, kinh doanh cát, sỏi ảnh hưởng đến an toàn công trình thủy lợi, hành lang thoát lũ.
- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân về thủ tục hành chính trước khi triển khai dự án đối với các phương tiện vận chuyển đường thủy phục vụ cho công tác khai thác khoáng sản cát, sỏi lòng sông; tham gia ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về đường thủy nội địa đối với hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản cát, sỏi lòng sông theo quy định.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát đối với các phương tiện vận chuyển đường thủy phục vụ công tác khai thác khoáng sản cát, sỏi lòng sông theo quy định hiện hành.
Các cơ quan chức năng khi thanh tra, kiểm tra việc thực hiện khai thác khoáng sản cát, sỏi lòng sông phát hiện đơn vị, tổ chức, cá nhân có vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thì lập hồ sơ chuyển Sở Tài chính phối hợp trong việc xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kế toán theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm: Trong việc chấp hành chế độ hóa đơn, chứng từ kế toán; tình trạng hợp pháp hóa, hợp thức hóa chứng từ đầu vào đối với việc sử dụng cát, sỏi lòng sông tại các công trình, dự án để kê khai, quyết toán thuế.
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan thanh tra, kiểm tra việc xác định sản lượng cát, sỏi lòng sông khai thác thực tế.
Chỉ đạo các đơn vị chức năng, Công an các huyện, thành phố thực hiện tốt công tác phòng ngừa; phối hợp, kiểm tra, phát hiện, điều tra, xác minh làm rõ và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động thăm dò, khai thác, mua bán, vận chuyển, tập kết, … cát, sỏi lòng sông; không để nảy sinh các vấn đề phức tạp liên quan đến hoạt động khoáng sản (cát, sỏi lòng sông) trên địa bàn. Qua đó kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản nói chung, liên quan đến cát, sỏi nói riêng để tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn.
9. Cục Quản lý thị trường tỉnh
Phối hợp Công an tỉnh và các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý hoạt động vận chuyển kinh doanh, buôn bán, tiêu thụ khoáng sản cát, sỏi không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ; xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
10. Báo Hà Giang, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh
- Thông tin, tuyên truyền các quy định của pháp luật về tài nguyên khoáng sản; Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.
- Đăng tải thông tin về công tác quản lý nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản; hoạt khai thác khoáng sản trái phép và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đã đăng tải theo quy định của pháp luật.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Triển khai xây dựng, thực hiện Quy chế phối hợp trên địa bàn quản lý và với các địa phương khác nằm trong khu vực giáp ranh địa giới hành chính.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) thực hiện các biện pháp bảo vệ cát, sỏi lòng sông chưa khai thác.
- Ngăn chặn hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép ngay sau khi phát hiện hoặc nhận được tin báo xảy ra hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép trên địa bàn; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xử lý theo quy định của pháp luật.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý cát, sỏi lòng sông trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản đến thôn, làng; vận động nhân dân địa phương không khai thác, tập kết, kinh doanh, vận chuyển cát, sỏi trái phép.
- Phát hiện và tố giác tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, khai thác cát, sỏi trái phép; thực hiện quy chế phối hợp trên địa bàn và các xã thuộc các địa phương khác trong khu vực giáp ranh.
- Ngăn chặn hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép ngay sau khi phát hiện; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên để xử lý theo quy định của pháp luật.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về quản lý cát, sỏi lòng sông trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.
13. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng đất, mặt nước
- Tổ chức, cá nhân được cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, thuê mặt nước có trách nhiệm phối hợp chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng để bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong diện tích đất đang sử dụng; nghiêm cấm không được tự ý khai thác khoáng sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 64 của Luật Khoáng sản.
- Khi phát hiện khai thác cát, sỏi trái phép trong phần diện tích đất, mặt nước được cấp có thẩm quyền giao quản lý phải kịp thời báo cáo ngay đến chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng để ngăn chặn, xử lý theo quy định.
14. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động cát, sỏi
- Phải cắm mốc các điểm khép góc khu vực khai thác cát, sỏi lòng sông; lắp đặt bảng thông báo tại bờ sông thuộc phạm vi khu vực khai thác để công khai thông tin Giấy phép khai thác, dự án khai thác cát, sỏi lòng sông với các nội dung: tọa độ, diện tích và sơ đồ phạm vi khu vực khai thác; thời gian khai thác; tên, phương tiện, thiết bị sử dụng để khai thác cát, sỏi.
- Thực hiện đầy đủ các nội dung yêu cầu tại Giấy phép khai thác khoáng sản được cấp và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 9, Điều 15, Điều 16 Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ. Tuyệt đối không hoạt động khai thác khoáng sản ngoài khu vực cho phép, nếu vi phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra tình trạng khai thác trái phép trong phạm vi được phép hoạt động khoáng sản. Khi phát hiện có hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ở ngoài ranh giới khu vực được phép hoạt động khoáng sản phải báo báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã để kịp thời xử lý.
15. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh, tập kết cát, sỏi
- Trường hợp bến, bãi chứa cát, sỏi nằm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi hoặc liên quan đến đê kè phải thực hiện lập hồ sơ cấp giấy phép theo quy định của pháp luật về thủy lợi, đê điều.
- Phải lắp đặt bảng thông báo để công khai thông tin của bến bãi tập kết cát, sỏi với các nội dung: địa chỉ cung cấp cát, sỏi được tập kết tại bến bãi; lắp đặt trạm cân, camera để giám sát khối lượng cát, sỏi mua - bán tại bến bãi, diện tích bến bãi theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định số 23/2020/NĐ- CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ.
VIII. XỬ LÝ TRÁCH NHIỆM NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CỦA CÁC SỞ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG, ĐƠN VỊ LIÊN QUAN
- Căn cứ quy định của Luật Khoáng sản, quy định pháp luật khác có liên quan và theo chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước của từng sở ngành, đơn vị chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật và chịu trách trước Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác bảo vệ khoáng sản cát, sỏi chưa khai thác trên địa bàn tỉnh. Thủ trưởng các cơ quan, địa phương, đơn vị để xảy ra vi phạm kịp thời chỉ đạo, tiến hành xử lý theo thẩm quyền đối với tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm thuộc phạm vi quản lý (hoặc báo cáo đề xuất, kiến nghị xử lý theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức); đồng thời chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu theo quy định của pháp luật.
- Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý trách nhiệm người đứng đầu theo quy định của pháp luật về khoáng sản và pháp luật về công chức hiện hành... đối với người đứng đầu các sở, ngành, địa phương, đơn vị không thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ được giao, để xảy ra hoạt động khoáng sản trái phép diễn ra trong thời gian dài, mà không giải quyết dứt điểm.
IX. KẾ HOẠCH VÀ CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Lập kế hoạch bảo vệ khoáng sản cát, sỏi lòng sông chưa khai thác hằng năm và tổ chức thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm về khai thác khoáng sản trái pháp luật trên địa bàn quản lý; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên các trường hợp vượt thẩm quyền.
-Triển khai ngay biện pháp ngăn chặn, xử lý hoạt động khoáng sản trái phép (bao gồm cả trường hợp Giấy phép thăm dò, Giấy phép khai thác Khoáng sản hết hiệu lực) cụ thể như sau:
+ Ngay sau khi phát hiện hoặc được báo tin về hoạt động khoáng sản trái phép phải chủ động huy động, tổ chức ngay lực lượng để giải tỏa, ngăn chặn; lập biên bản vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm; xử lý nghiêm theo thẩm quyền (xử lý hành vi thăm dò khoáng sản, khai thác khoáng sản mà không có giấy phép theo quy định của Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản), trường hợp hành vi vi phạm vượt thẩm quyền xử lý hành chính, phải báo cáo cơ quan cấp trên để xử lý theo quy định.
+ Kịp thời thông tin cho cơ quan có lực lượng liên quan (Công an, Quản lý thị trường) để phối hợp xử lý.
+ Đối với các trường hợp phức tạp, nằm ngoài tầm kiểm soát, đã tổ chức lực lượng và có các biện pháp xử lý nhưng vẫn không thể ngăn chặn, giải quyết phải kịp thời báo cáo cơ quan cấp trên. Các trường hợp khẩn cấp có thể thông báo qua điện thoại, nhưng sau đó phải có văn bản báo cáo cụ thể.
- Thực hiện báo cáo định kỳ tình hình bảo vệ khoáng sản cát, sỏi chưa khai thác trên địa bàn theo quy định tại điểm d khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 17 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ. Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) trước ngày 15 tháng 12 hằng năm.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
- Trong phạm vi chức năng quản lý, nhiệm vụ được giao chủ động tổ chức thực hiện; kịp thời phát hiện, cung cấp thông tin và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, Sở Tài nguyên và Môi trường bảo vệ các khu vực khoáng sản chưa được cấp phép khai thác theo quy định.
- Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị: Nếu thuộc thẩm quyền giải quyết, xử lý phải chỉ đạo huy động ngay lực lượng thực hiện các biện pháp để giải tỏa, xử lý, ngăn chặn hoạt động thăm dò, khai thác, thu mua, tàng trữ, kinh doanh, vận chuyển khoáng sản cát, sỏi trái phép trên địa bàn theo dõi, quản lý.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác: Báo cáo, cung cấp thông tin ngay cho lãnh đạo, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền như: lực lượng Công an, lực lượng Quản lý thị trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Sở Tài nguyên và Môi trường.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp các sở ngành, địa phương kiểm tra, bảo vệ khoáng sản cát, sỏi chưa khai thác trên địa bàn tỉnh theo Phương án đã được phê duyệt.
- Có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, xác minh thông tin, thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn, xử lý hoạt động khoáng sản trái phép theo quy định và theo Phương án này, đề nghị báo cáo kết quả về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi hoặc có văn bản báo cáo, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổng kết, đánh giá công tác bảo vệ khoáng sản cát, sỏi chưa khai thác trên địa bàn tỉnh và báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản hàng năm cho Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7, điểm c khoản 1 Điều 17 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ.
1. Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Báo Hà Giang, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh; tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động khoáng sản; tổ chức, cá nhân kinh doanh, tập kết cát, sỏi thực hiện nghiêm túc Phương án này.
2. Trước ngày 10 tháng 01 hàng năm, các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo kết quả triển khai, thực hiện Phương án này về Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường.
3. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về tình hình thực hiện Phương án bảo vệ cát, sỏi lòng sông chưa khai thác trên địa bàn tỉnh.
Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, các sở, ngành, địa phương, đơn vị và cá nhân có liên quan báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
DANH SÁCH CÁC MỎ CÁT, SỎI CẤP PHÉP KHAI THÁC (CÒN HIỆU LỰC)
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
(Kèm theo Quyết định số: 2162/QĐ-UBND ngày 19 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh)
TT |
Tên Dự án và địa điểm dự án |
Chủ đầu tư |
Số GP khai thác |
Diện tích |
Thời gian thực hiện |
Ghi chú |
1. |
Mỏ cát, sỏi lòng sông Lô, tổ 5, thôn Cầu Mè, xã Phương Thiện, thành phố Hà Giang |
Công ty TNHH 282 |
2709/GP-UBND ngày 23/12/2014 |
3,68 |
30 năm |
|
2. |
Mỏ cát, sỏi lòng sông Lô, thôn Tân Đức, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên |
Doanh nghiệp tư nhân xây lắp Tiến Sơn |
2833/GP-UBND ngày 18/11/2016 |
1,0 |
14 năm |
|
3. |
Mỏ cát, sỏi lòng Sông Lô, thôn Ngọc Hà, xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên |
Công ty CP khoáng sản Ngọc Linh |
1882/GP-UBND ngày 18/8/2016 |
5,808 |
21 năm |
|
4. |
Mỏ cát, sỏi thôn Cốc Sọoc, xã Thèn Phàng, huyện Xín Mần |
HTX Huyền An |
876/GP-UBND ngày 17/5/2017 |
1,65 |
9 năm |
|
5. |
Mỏ cát, sỏi thôn Vĩnh Chính và mỏ cát, sỏi thôn Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang |
Công ty TNHH khai thác khoáng sản CNQ |
1477/GP-UBND ngày 02/8/2017 |
4,3 |
12,5 năm |
|
6. |
Mỏ cát, sỏi lòng sông Lô, km 17 thôn Đức Thành, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên |
Hợp tác xã Sơn Hải |
604/GP-UBND 05/4/2018 |
5,35 |
25 năm |
|
7. |
Mỏ cát, sỏi thôn Lung Cu, xã Quang Minh và mỏ cát, sỏi lòng sông Lô, bãi Thác Hỏa, xã Quang Minh, huyện Bắc Quang |
Công ty TNHH Thương Mại dịch vụ và xây dựng Long Anh |
605/GP-UBND 05/4/2018 |
8,9 |
18 năm 9 tháng |
|
8. |
Mỏ cát, sỏi lòng sông Lô, km 16+300, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên |
Công ty TNHH Đại Lộc |
606/GP-UBND 05/4/2018 |
4,07 |
19 năm 3 tháng |
|
9. |
Mỏ cát, sỏi lòng sông Lô, km 17, xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên |
Công ty CP Bảo Ngọc HG |
607/GP-UBND 05/4/2018 |
2,07 |
9 năm 7 tháng |
|
10. |
Mỏ cát, sỏi lòng sông Lô, km 16+500, xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên |
Công ty CP Bảo Ngọc HG |
608/GP-UBND 05/4/2018 |
4,73 |
29 năm |
|
11. |
Mỏ cát, sỏi lòng sông Lô, thôn Tân Thắng, xã Tân Thành, huyện Bắc Quang |
Công ty TNHH khoáng sản Hồng Hà |
670/GP-UBND 12/4/2018 |
5,12 |
18 năm |
|
12. |
Mỏ cát, sỏi số 51, thôn Ngọc Hà, xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên |
Công ty TNHH Cường Phương |
1099/GP-UBND 07/6/2018 |
0,8395 |
09 năm |
|
13. |
Mỏ cát, sỏi lòng sông Lô, km 21, xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên |
Công ty TNHH Trường Thịnh |
1100/GP-UBND 07/6/2018 |
1,5 |
14 năm 3 tháng |
|
14. |
Mỏ cát, sỏi lòng sông Lô, thôn Quyết Tiến, thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang |
Công ty TNHH một thành viên Mai Nhung |
1331/GP-UBND 02/7/2018 |
0,832 |
07 năm 10 tháng |
|
15. |
Mỏ cát, sỏi lòng sông Lô, thôn Ngần Hạ, xã Tân Thành, huyện Bắc Quang |
Công ty TNHH Đại Lộc |
1614/GP-UBND 30/7/2018 |
1,47 |
11 năm |
|
16. |
Mỏ cát, sỏi lòng sông Lô, thôn Bình Long và Tân Long, thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang |
Công ty TNHH xây dựng và thương mại Thanh Giang |
1702/GP-UBND 14/8/2018 |
8,02 |
24 năm 01 tháng |
|
17. |
Mỏ cát, sỏi lòng suối thôn Làng Má, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên |
Công ty CP tài nguyên môi trường Sơn Tùng |
2707/GP-UBND 10/12/2018 |
5,598 |
19 năm 06 tháng |
|
18. |
Mỏ cát, sỏi lòng sông Lô, thôn Tân Thành, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang |
Công ty TNHH khoáng sản Hồng Hà |
2853/GP-UBND 25/12/2018 |
2,63 |
18 năm 01 tháng |
|
19. |
Mỏ cát, sỏi xã Nàng Đôn, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang |
Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Hoàng Su Phì |
950/GP-UBND 22/5/2019 |
0,426 |
06 năm |
|
20. |
Mỏ cát, sỏi lòng sông Con, thôn Xuân Hà, xã Yên Hà, huyện Quang Bình |
Hợp tác xã Quế Nan |
951/GP-UBND 22/5/2019 |
0,5744 |
07 năm |
|
21. |
Mỏ cát, sỏi thôn Ngòi Han, xã Tân Trịnh, huyện Quang Bình |
Công ty TNHH Hoàng Ngọc |
1416/GP-UBND 19/7/2019 |
0,86 |
07 năm |
|
22. |
Mỏ cát, sỏi thôn Nà Lũng, km 22, xã Bản Díu, huyện Xín Mần |
Hợp tác xã Hoàn Tâm |
2404/GP-UBND ngày 26/11/2019 |
0,7772 |
06 năm |
|
23. |
Mỏ cát, sỏi lòng sông Lô, thôn Nà Miều, xã Phương Tiến và xóm Nà Rang, xã Phong Quang, huyện Vị Xuyên (Khu I) |
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại 68 Minh Phú |
1065/GP-UBND ngày 03/7/2020 |
4,38 |
21 năm 02 tháng |
|
24. |
Mỏ cát, sỏi thôn Tân Trang, xã Tân Trịnh, huyện Quang Bình |
Công ty TNHH Hiệp Phú |
1066/GP-UBND ngày 03/7/2020 |
4,708 |
16 năm 07 tháng |
|
25. |
Mỏ cát, sỏi lòng sông Lô, thôn Minh Tường, xã Kim Ngọc, huyện Bắc Quang |
Công ty CP Bảo Ngọc HG |
1068/GP-UBND ngày 03/7/2020 |
0,349 |
03 năm |
|
26. |
Mỏ cát, sỏi lòng sông Lô, tổ 14, thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên |
Hợp tác xã chăn nuôi Sơn Trang Thủy |
1069/GP-UBND ngày 03/7/2020 |
3,2 |
25 năm 03 tháng |
|
27. |
Mỏ cát, sỏi lòng sông Lô, thôn Nà Miều, xã Phương Tiến và xóm Nà Rang, xã Phong Quang, huyện Vị Xuyên (Khu II) |
Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Bắc Quang |
1070/GP-UBND ngày 03/7/2020 |
4,46 |
21 năm 03 tháng |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.