ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 215/QĐ-UBND |
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 28 tháng 01 năm 2016 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 2 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;
Căn cứ Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt, phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép;
Căn cứ Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng và chống người thi hành công vụ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tại Tờ trình số 06/TTr-SNN-LN ngày 11 tháng 01 năm 2016),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phòng, chống các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và Phát triển rừng năm 2016 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 06/TTr-SNN-LN ngày 11 tháng 01 năm 2016 (kèm Kế hoạch số 22/KH-CCKL ngày 05 tháng 8 năm 2015 của Chi cục Kiểm lâm).
Điều 2. Căn cứ nội dung kế hoạch đã được phê duyệt, Sở Tài chính xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp kinh phí cho Chi cục Kiểm lâm thực hiện.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tổ chức thực hiện Kế hoạch, sử dụng nguồn kinh phí được cấp theo các chế độ hiện hành và thanh quyết toán đúng quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
Kính gửi: UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Căn cứ Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày 08/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt, phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép;
Căn cứ Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng và chống người thi hành công vụ;
Căn cứ Chỉ thị số 3318/CT-BNN-KL ngày 06/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường các biện pháp cấp bách trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR và chống người thi hành công vụ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 144/2002/TTLT-BTC-BNN&PTNT ngày 13/12/2002 của liên Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công an và Bộ Quốc phòng hướng dẫn việc phối hợp giữa các lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội trong công tác bảo vệ rừng;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 62/2005/TTLT-BTC-BNN&PTNT ngày 04/8/2005 của liên Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý sử dụng kinh phí cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 61/2007/TTLT-BNN-BTC ngày 22/6/2007 của liên Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt động cơ quan Kiểm lâm các cấp; thanh toán chi phí cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái phép và phòng cháy, chữa cháy;
Căn cứ Thông tư số 20/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 27/3/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 61/2007/TTLT-BNN-BTC;
Căn cứ Quyết định số 2906/QĐ-UBND ngày 28/12/2013 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc thành lập Ban chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 17/QĐ-UBND ngày 07/01/2015 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc thay đổi, bổ sung thành viên Ban chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ công văn số 609/BCH-CA-SNN ngày 18/4/2014 của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phối hợp tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 74/2010/NĐ-CP của Chính phủ và các Thông tư liên tịch giữa Bộ Quốc phòng - Bộ Công an - Bộ Nông nghiệp và PTNT trong công tác giữ gìn ANCT - TTATXH và công tác bảo vệ rừng;
Ngày 05/8/2015 Chi cục Kiểm lâm có tờ trình số 27/TTr-CCKL và kế hoạch số 22/KH-CCKL về kế hoạch phòng chống các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2016 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nội dung của Kế hoạch:
1.1. Mục đích:
Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do phá rừng gây ra; phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi tác động đến rừng, đất lâm nghiệp; các hành vi săn, bắt, nuôi, nhốt trái phép động vật rừng; các hành vi mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh, vận chuyển lâm sản, động vật rừng và cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ trái với các quy định của nhà nước; bảo vệ và phát triển tốt diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện có trên địa bàn tỉnh.
1.2. Yêu cầu:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi người về bảo vệ rừng, phát triển rừng, bảo vệ động vật hoang dã.
- Tổ chức kiểm tra, truy quét tại các khu vực thường xuyên xảy ra tình trạng chặt phá rừng; đào bới, lấn chiếm đất rừng; khai thác lâm sản trái phép; sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích; các tụ điểm mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh, vận chuyển lâm sản, động vật rừng và cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ trái với các quy định của nhà nước.
- Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm; đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng, chống đối lực lượng thi hành công vụ củng cố, hoàn chỉnh hồ sơ để truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Địa điểm kiểm tra, truy quét
- Huyện Xuyên Mộc:
- Huyện Long Điền
- Huyện Đất Đỏ:
- Huyện Châu Đức:
- Huyện Tân Thành
- Thành phố Bà Rịa:
- Thành phố Vũng Tàu
3. Thời gian kiểm tra, truy quét
Từ tháng 01/2016 đến hết năm 2016.
- Tổng dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch phòng, chống các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và Phát triển rừng năm 2016 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là: 655.231.480đ
(Bằng chữ: Sáu trăm năm mươi lăm triệu, hai trăm ba mươi mốt ngàn, bốn trăm tám mươi đồng).
- Nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách tỉnh năm 2016.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kính trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt Kế hoạch phòng, chống các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và Phát triển rừng năm 2016 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu của Chi cục Kiểm lâm, tạo điều kiện để đơn vị triển khai thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ được giao./.
(Kèm theo Tờ trình số 27/TTr-CCKL ngày 05/8/2015 và Kế hoạch số 22/KH-CCKL ngày 05/8/2015 của Chi cục Kiểm lâm).
Chi cục Kiểm lâm (Văn phòng thường trực Ban chỉ huy về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh giai đoạn 2011-2020), xây dựng Kế hoạch phòng, chống các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2016 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, gồm các nội dung sau:
1. Mục đích:
Hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do phá rừng, khai thác rừng trái phép gây ra; nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi tác động đến rừng, đất lâm nghiệp; các hành vi săn, bắt động vật rừng... quản lý chặt chẽ các cơ sở mua, bán, vận chuyển, cất giữ, kinh doanh, chế biến lâm sản và động vật rừng trái với các quy định của Nhà nước; bảo vệ và phát triển tốt diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện có trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Yêu cầu:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong cộng đồng dân cư nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người về bảo vệ rừng, phát triển rừng, bảo vệ động vật hoang dã.
- Kiểm tra, truy quét các khu vực trọng điểm thường xuyên xảy ra tình trạng chặt phá rừng, khai thác gỗ, lâm sản trái phép; đào bới, lấn chiếm đất rừng trái phép; sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích; các tụ điểm tàng trữ, mua, bán, sử dụng, chế biến, kinh doanh, vận chuyển lâm sản, động vật hoang dã trái pháp luật.
- Xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm, đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng, chống đối lực lượng thi hành công vụ củng cố, hoàn chỉnh hồ sơ để truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 14/12/2004;
- Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;
- Quyết định số 39/2012/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Quy chế quản lý cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ;
- Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày 08/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt, phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép;
- Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng và chống người thi hành công vụ;
- Chỉ thị số 3318/CT-BNN-KL ngày 06/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường các biện pháp cấp bách trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR và chống người thi hành công vụ;
- Thông tư liên tịch số 144/2002/TTLT-BTC-BNN&PTNT ngày 13/12/2002 của liên Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công an và Bộ Quốc phòng hướng dẫn việc phối hợp giữa các lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội trong công tác bảo vệ rừng;
- Thông tư liên tịch số 62/2005/TTLT-BTC-BNN&PTNT ngày 04/8/2005 của liên Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý sử dụng kinh phí cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng;
- Thông tư liên tịch số 61/2007/TTLT-BNN-BTC ngày 22/6/2007 của liên Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt động cơ quan Kiểm lâm các cấp; thanh toán chi phí cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái phép và phòng cháy, chữa cháy;
- Thông tư số 20/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 27/3/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 61/2007/TTLT-BNN-BTC;
- Quyết định 2906/QĐ-UBND ngày 28/12/2013 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc thành lập Ban chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2011-2020.
- Công văn số 609/BCH-CA-SNN ngày 18/4/2014 của Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phối hợp tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 74/2010/NĐ-CP của Chính phủ và các Thông tư liên tịch giữa BQP-BCA-BNN&PTNT trong công tác giữ gìn ANCT-TTATXH và công tác bảo vệ rừng.
1. Đặc điểm tình hình rừng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu:
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là 198.864 ha. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 34.210,6 ha, chiếm 17,2% diện tích tự nhiên.
+ Diện tích rừng và đất lâm nghiệp năm 2014: 34.210,6 ha. Trong đó:
. Đất có rừng: 25.647,8 ha.
. Đất chưa có rừng (cả đất khác trong LN): 8.562,8 ha.
+ Độ che phủ của rừng năm 2014 là: 12,7%.
+ Diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp giai đoạn 2011-2020: 28.607,3 ha (theo Quyết định số 1184/QĐ-UBND ngày 10/6/2014 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc phê duyệt Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2011-2020).
- Rừng và đất lâm nghiệp giao cho 06 chủ rừng và 04 huyện quản lý như sau:
+ Vườn QG Côn Đảo: 5.990,7 ha.
+ BQL Khu BTTN BC-PB: 10.411,7 ha.
+ Ban quản lý rừng phòng hộ: 10.741,8 ha.
+ Cty TNHH LN Bà Rịa-Vũng Tàu: 4.468,6 ha
+ Cty CPPTLVCX Vũng Tàu: 63,0 ha
+ Cty CPDV chăm sóc người cao tuổi Quốc tế: 42,0 ha.
+ UBND thành phố Vũng Tàu: 796,2 ha.
+ UBND huyện Côn Đảo: 422,8 ha.
+ UBND huyện Xuyên Mộc: 1.264,8 ha.
+ UBND huyện Long Điền: 9,0 ha.
2. Đặc điểm chung tình hình kinh tế-xã hội vùng rừng:
- Các hộ dân sinh sống trong và ven rừng có nghề nghiệp chủ yếu là canh tác nông nghiệp, hệ thống đường giao thông, các lối mòn dẫn vào rừng, xung quanh rừng thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật hoặc vào rừng rừng lấn chiếm đất lâm nghiệp để canh tác nông nghiệp.
3. Đánh giá tình hình thực hiện:
- Nhìn chung công tác tuần tra, truy quét bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên các địa bàn có những chuyển biến tích cực được các ngành, các cấp quan tâm thể hiện với tinh thần trách nhiệm cao; tổ chức triển khai đầy đủ, kịp thời các Quyết định, Chỉ thị và các văn bản của Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh và Ban chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh trong thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng.
- Trong 6 tháng đầu năm 2015, các lực lượng Kiểm lâm đã phối hợp với các đơn vị: Chủ rừng, các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức tuần tra, truy quét trên các địa bàn được 4.817 đợt với 5.911 lượt người tham gia vượt so với kế hoạch đề ra.
- Tình hình vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng tuy còn xảy ra, nhưng mức độ nhỏ hơn, chủ yếu các vụ tập trung địa bàn huyện Xuyên Mộc vẫn diễn biến rất phức tạp với các hành vi vi phạm chủ yếu: khai thác rừng trái phép; phá rừng trái pháp luật; vận chuyển lâm sản trái phép và mua, bán cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái phép; tình trạng phá rừng, cháy rừng từng bước được kìm chế, giảm thiểu thiệt hại... Mặc dù các cấp, các ngành đã bàn nhiều biện pháp, giải pháp chỉ đạo các đơn vị có liên quan xây dựng Kế hoạch, phương án phối hợp tổ chức, kiểm tra, truy quét bảo vệ rừng và tiến hành trồng rừng theo chủ trương nhưng đến nay tình hình vi phạm vẫn không giảm, trong 6 tháng đầu năm 2015 số vụ vi phạm lâm luật được phát hiện và lập hồ sơ xử lý là 145 vụ, so với cùng kỳ năm trước tăng 19 vụ (145/126 vụ), tỷ lệ tăng 15% chủ yếu tập trung vào các hành vi khai thác rừng trái phép; vận chuyển lâm sản trái phép và mua, bán cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái phép... về tình hình cháy rừng trong mùa khô năm 2014-2015, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 16 vụ cháy trong lâm phần, tổng diện tích cháy là 16,818 ha. Trong đó có 05 vụ cháy gây thiệt hại đến rừng với mức độ thiệt hại từ 10 - 20%, diện tích rừng bị thiệt hại là 1,606 ha, các vụ cháy còn lại chưa gây thiệt hại đến rừng, so với cùng kỳ năm trước số vụ cháy giảm 01 vụ (16/17 vụ), tuy nhiên diện tích rừng bị thiệt hại tăng 1,606 ha (1,606/0 ha).
IV. TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO, TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG:
1. Tổ chức chỉ đạo.
- Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Thường trực Ban Chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh giai đoạn 2011-2020, có nhiệm vụ tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp và nhân dân trong tỉnh thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, phòng chống việc chặt phá rừng trên địa bàn tỉnh.
- Chi cục Kiểm lâm-Phó Ban chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh giai đoạn 2011-2020 (Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2011-2020) có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo các Chủ rừng tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng trong diện tích được giao; Xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra, truy quét bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh trình Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện;
- Các Hạt Kiểm lâm tham mưu UBND cấp huyện xây dựng Kế hoạch cụ thể, phối hợp các lực lượng: Công an, Quân đội, Biên phòng, dân quân tự vệ, chính quyền địa phương và các Chủ rừng tổ chức thực hiện kiểm tra, truy quét bảo vệ rừng trên địa bàn quản lý.
- Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh và Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh có kế hoạch chỉ đạo lực lượng trong ngành, phối hợp với lực lượng Kiểm lâm tham gia các đợt truy quét việc chặt phá rừng trên địa bàn tỉnh theo nội dung công văn số 609/BCH-CA-SNN ngày 18/4/2014 của Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phối hợp tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 74/2010/NĐ-CP của Chính phủ và các Thông tư liên tịch giữa BQP-BCA-BNN&PTNT trong công tác giữ gìn ANCT-TTATXH và công tác bảo vệ rừng.
- UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc bảo vệ rừng trên địa bàn quản lý; chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm, Chủ rừng, Công an, Quân sự, Biên phòng, dân quân tự vệ và các lực lượng khác có liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, truy quét việc chặt phá rừng trên địa bàn.
- Đài phát thanh, truyền hình đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Luật Bảo vệ và phát triển rừng, ý nghĩa tầm quan trọng của việc bảo vệ, phát triển rừng để mọi người dân hiểu và tự giác chấp hành.
2. Tổ chức lực lượng.
a. Kiện toàn BCĐ về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng các cấp
- Chi cục Kiểm lâm và các Hạt Kiểm lâm trực thuộc tham mưu UBND các cấp kiện toàn Ban Chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng các cấp giai đoạn 2011-2020 và xây dựng Quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Ban chỉ đạo để hoạt động; mỗi Ban chỉ đạo từ 12-20 thành viên thuộc các ban ngành có liên quan.
b. Các lực lượng phối hợp tham gia bảo vệ rừng.
- Lực lượng tham gia bảo vệ rừng gồm: Kiểm lâm, Công an, Quân đội, Quản lý thị trường, UBND cấp xã, Chủ rừng, lực lượng
Dự kiến các lực lượng phối hợp như sau:
Stt |
Địa bàn |
Tổng người/ đợt |
Lực lượng |
|||||
Kiểm lâm |
Chủ rừng |
Công an |
Quân đội |
Quản lý TT |
Đ/d UBND xã |
|||
1 |
Đội kiểm lâm cơ động và PCCCR tỉnh |
11 |
7 |
1 |
1 |
1 |
|
1 |
2 |
Thành phố Vũng Tàu |
9 |
5 |
|
1 |
|
1 |
2 |
3 |
Huyện Tân Thành |
12 |
6 |
2 |
1 |
1 |
|
2 |
4 |
Huyện Châu Đức |
4 |
3 |
|
1 |
|
|
|
5 |
Thành phố Bà Rịa |
5 |
2 |
1 |
|
|
1 |
1 |
6 |
Huyện Long Điền |
11 |
5 |
2 |
1 |
1 |
1 |
1 |
7 |
Huyện Đất Đỏ |
12 |
5 |
2 |
1 |
1 |
1 |
2 |
8 |
Huyện Xuyên Mộc |
39 |
15 |
13 |
3 |
2 |
1 |
5 |
Tổng số người |
103 |
48 |
21 |
9 |
6 |
5 |
14 |
Tổng số lượt người tham gia truy quét mỗi đợt: 103 người.
Trong đó lực lượng Kiểm lâm 48 lượt người; Chủ rừng 21; Công an 09; Quân đội 06; Quản lý thị trường 05 và lực lượng của xã có rừng 14. Tùy vào tình hình thực tế nếu các vụ việc phức tạp có thể điều động thêm lực lượng và phối hợp với UBND các xã có rừng (lực lượng gồm: Công an, Quân sự, Dân quân tự vệ...) lực lượng từ 2 - 15 người tham gia.
- Trên cơ sở đó, các Hạt Kiểm lâm tham mưu UBND cấp huyện xây dựng Kế hoạch phòng, chống các hành vi vi phạm luật Bảo vệ Phát triển rừng trên địa bàn và tổ chức thực hiện.
- Ngoài ra Đội kiểm lâm Cơ động và PCCCR tỉnh nắm bắt tình hình, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật liên tỉnh, phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, xử lý các hành vi vi phạm trên địa bàn tỉnh.
* Đối với huyện Côn Đảo, Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Côn Đảo tham mưu UBND huyện Côn Đảo xây dựng Kế hoạch tổ chức truy quét riêng trên địa bàn.
1. Công tác tuyên truyền giáo dục:
- Công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ rừng và PCCCR; tuyên truyền pháp Luật Bảo vệ Phát triển rừng, các Nghị định, Chỉ thị, Thông tư của Chính phủ, của các Bộ ngành và địa phương về công tác bảo vệ rừng và PCCCR, được tiến hành thường xuyên liên tục từ 2-5 lần/tuần. Đối với công tác PCCCR tăng thời lượng, số lần tuyên truyền trong các tháng cao điểm phát từ 5-7 lần/tuần.
- Hình thức tuyên truyền trên các kênh thông tin đại chúng như: Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, Đài Phát thanh cấp huyện; in sang băng và hợp đồng với các xã, phường, thị trấn; Đối với các vùng sâu, xa nơi không có hệ thống loa truyền thanh của xã thì tuyên truyền bằng xe lưu động và bố trí công chức kiểm lâm dùng loa cầm tay phát thanh;
- Đóng mới, tu sửa các loại bảng tuyên truyền như: bảng quy ước bảo vệ rừng, Panô tuyên truyền, các loại bảng cấm tại các cửa ngõ ra vào rừng như: bảng cấm săn bắt động vật rừng và bảng cấm chặt cây rừng ...
- Lập bản cam kết bảo vệ rừng và PCCCR đối với các hộ dân, đơn vị sống trong và ven rừng; In phát tờ rơi có nội dung tuyên truyền Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Thực hiện Thông tư số 70/2007/TT-BNN ngày 01/8/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn tham mưu UBND các xã, phường, thị trấn có rừng tổ chức và hướng dẫn cộng đồng dân cư xây dựng bổ sung và thực hiện quy ước, hương ước bảo vệ và phát triển đến tận thôn, ấp.
- Tham mưu cho UBND cấp xã trong việc xây dựng kế hoạch truy quét bảo vệ rừng, theo dõi phát hiện và giải quyết các điểm nóng về phá rừng tại cơ sở, kiểm tra các quán ăn, nhà hàng có kinh doanh động vật hoang dã; xây dựng và triển khai phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; việc tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý bảo vệ rừng; theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp.
2. Rà soát, thống kê phân loại đối tượng để có biện pháp giáo dục.
Kiểm lâm địa bàn tham mưu cho UBND cấp xã nắm rõ các đối tượng sinh sống bằng nghề rừng như: khai thác lâm sản, săn bắt động vật rừng để có biện pháp tuyên truyền, giáo dục, răn đe các đối tượng sống bằng nghề rừng và giúp họ chuyển đổi nghề.
3. Quản lý các cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản.
- Các Hạt kiểm lâm thống kê, nắm rõ các cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản trên địa bàn, thường xuyên kiểm tra nguồn gốc lâm sản nhập vào, việc theo dõi xuất nhập lâm sản của chủ cơ sở; tổ chức lập cam kết đối với các hộ kinh doanh không thu mua, chế biến, tàng trữ lâm sản không có nguồn gốc rõ ràng.
- Tổ chức kiểm tra thường xuyên các tụ điểm, cơ sở, nhà hàng mua bán, sử dụng, kinh doanh chế biến lâm sản, động vật rừng và sản phẩm của chúng, các cơ sở đóng sửa tàu thuyền tại thành phố Vũng Tàu, huyện Xuyên Mộc, huyện Tân Thành, huyện Đất Đỏ, huyện Long Điền.
4. Xây dựng mạng lưới cộng tác viên báo tin về tình hình vi phạm.
Trên địa bàn trọng điểm thường xảy ra chặt phá, khai thác, lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp: Các tụ điểm buôn bán, tiêu thụ lâm sản, động vật hoang dã trái phép...phải xây dựng, bố trí cộng tác viên thường xuyên theo dõi phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm, cũng như quy luật hoạt động của các đối tượng chuyên tổ chức phá rừng, thu gom tiêu thụ lâm sản, động vật rừng để báo tin kịp thời cho lực lượng kiểm lâm.
VI. TỔ CHỨC KIỂM TRA TRUY QUÉT CÁC KHU VỰC TRỌNG ĐIỂM:
Các Hạt kiểm lâm có kế hoạch tổ chức lực lượng, phối hợp với các ban ngành, địa phương tuần tra, truy quét tại những khu vực trọng điểm về chặt phá, khai thác rừng, các tụ điểm tàng trữ lâm sản trái phép; săn bắt, kinh doanh, tàng trữ động vật rừng và sản phẩm động vật rừng trái phép; đào bới cây rừng làm cây cảnh, lấn chiếm đất rừng, khai thác đá, vật liệu san lấp, xây cất trái phép trong lâm phần rừng tại: Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu, rừng phòng hộ đầu nguồn núi Dinh - Thị Vải, núi Minh Đạm; rừng phòng hộ xã Phước Thuận trên các địa bàn huyện Tân Thành, Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, thành phố Bà Rịa. Các vùng rừng giáp ranh giữa huyện Xuyên Mộc với huyện Hàm Tân thuộc tỉnh Bình Thuận, huyện Tân Thành và huyện Cần Giờ TP. Hồ Chí Minh.
1. Tổ chức lực lượng phối hợp, kiểm tra truy quét bảo vệ rừng:
Trên mỗi địa bàn, các Hạt kiểm lâm tham mưu UBND huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức lực lượng phối hợp như: Kiểm lâm, Công an, Quân đội, Chủ rừng... lực lượng tham gia từ 6-35 người tùy theo đặc thù khu vực truy quét. Đội Kiểm lâm Cơ động và PCCCR tỉnh tăng cường hỗ trợ trên các địa bàn trọng điểm, phức tạp.
Ngoài lực lượng nòng cốt nói trên, tùy tình hình, tính chất của mỗi khu vực trọng điểm khi kiểm tra truy quét mà huy động thêm lực lượng, dân quân, Công an xã... Việc huy động lực lượng tham gia từng đợt, từng địa điểm do Trưởng Ban Chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 cấp huyện quyết định.
- Đối với 2 huyện vùng giáp ranh Tân Thành và Xuyên Mộc ngoài lực lượng đã được thành lập các đơn vị lập kế hoạch phối hợp với lực lượng kiểm lâm huyện Cần Giờ, TP.Hồ Chí Minh và Kiểm lâm huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận trong công tác bảo vệ rừng.
2. Tổ chức kiểm tra truy quét:
Căn cứ kế hoạch kiểm tra truy quét bảo vệ rừng của tỉnh, tình hình rừng và tình hình kinh tế xã hội của địa phương. UBND huyện, thành phố và Ban Chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 cấp huyện xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức lực lượng phù hợp, tiến hành truy quét những cá nhân, tổ chức có hành vi phá rừng, mua, bán, vận chuyển, kinh doanh, chế biến lâm sản trái phép.
Việc tổ chức truy quét phải được tiến hành đồng bộ, phương pháp hoạt động phải được vận dụng linh hoạt, thích ứng với quy luật hoạt động của các đối tượng phá rừng. Bảo đảm được tính bí mật, bất ngờ không để các đối tượng phá rừng lợi dụng kẽ hở để đối phó, tập trung các khu vực trọng điểm các hành vi vi phạm như: phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật, lấn chiếm đất lâm nghiệp sử dụng sai mục đích... ngăn chặn tình trạng lấn chiếm rừng và đất rừng trái pháp luật. Kiểm tra truy quét triệt phá các tụ điểm tàng trữ, mua bán, kinh doanh lâm sản trái phép, đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản, các nhà hàng có kinh doanh thịt thú rừng, các tụ điểm mua, bán động thực vật rừng trái phép.
Những vụ phạm pháp nghiêm trọng phải truy tố trước pháp luật kịp thời để răn đe và giáo dục.
3. Địa điểm kiểm tra truy quét:
3.1. Huyện Xuyên Mộc
- Diện tích rừng thuộc Khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu đặc biệt khu vực rừng địa bàn xã Bình Châu, Bưng Riềng, các khu vực bảo vệ nghiêm ngặt, vùng rừng giáp ranh với huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận; khu vực rừng phòng hộ xã Phước Thuận nhằm ngăn chặn tình trạng vào rừng chặt phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp để sử dụng sai mục đích, săn bắt động vật rừng, hầm lò than, đào bới cây rừng làm cây cảnh, cây bóng mát, các hành vi vận chuyển lâm sản trái phép.
- Kiểm tra các cơ sở chế biến gỗ, cơ sở đóng tàu thuyền, các điểm mua bán, tàng trữ, sử dụng, kinh doanh lâm sản và động vật hoang dã ở xã Bình Châu, Hòa Hội, Xuyên Mộc, Phước Thuận, Phước Tân, Bông Trang, Bưng Riềng...
- Ngăn chặn triệt để việc vận chuyển trái phép lâm sản trên các phương tiện: xe khách, xe tải thùng, xe đông lạnh, xe gắn máy...
3.2. Huyện Long Điền - Đất Đỏ
- Các khu rừng ở núi Minh Đạm ngăn chặn các hành vi chặt phá, đào bới cây rừng, săn bắt động vật rừng, lấn chiếm, gây thiệt hại rừng, đất rừng, đào bới khai thác đá trong rừng phòng hộ, các hành vi xây dựng các công trình trong rừng phòng hộ.
- Kiểm tra các điểm mua bán lâm sản, các cơ sở chế biến gỗ, các tụ điểm đóng ghe thuyền; các cơ sở kinh doanh, sử dụng động vật rừng trên địa bàn 2 huyện.
3.3. Huyện Châu Đức
- Các khu rừng sao thuộc xã Xuân Sơn, Suối Rao ngăn chặn các hành vi khai thác rừng, phá rừng, lấn chiếm đất rừng, sử dụng đất rừng sai mục đích;
- Kiểm tra ngăn chặn một số đối tượng vào rừng đào gốc cây mục đích làm cây cảnh;
- Kiểm tra các cơ sở chế biến gỗ, các cơ sở kinh doanh, mua bán lâm sản, các Nhà hàng sử dụng động vật rừng trái pháp luật.
3.4. Thành phố Bà Rịa:
- Những diện tích rừng hiện có thuộc khu vực rừng núi phòng hộ núi Dinh ngăn chặn các hành vi chặt phá, đào bới cây rừng, lấn chiếm đất rừng, gây thiệt hại rừng, đất rừng, đào bới đất rừng, khai thác đá, vật liệu san lấp, các cơ sở xây dựng trái phép trong rừng phòng hộ.
- Kiểm tra các cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản, các nhà hàng, quán ăn sử dụng động vật rừng, các điểm mua bán, sử dụng lâm sản trên địa bàn.
3.5. Huyện Tân Thành
- Kiểm tra, truy quét khu vực rừng Núi Dinh - Thị Vải, rừng ngập mặn ngăn chặn việc phá rừng, đào bới đất lâm nghiệp để nuôi trồng thủy sản, bí nước gây thiệt hại rừng; khai thác đá, vật liệu san lấp, kiểm tra việc lấn chiếm xây dựng trái phép các cơ sở tôn giáo trong rừng phòng hộ Núi Dinh - Thị Vải.
- Ngăn chặn và xử lý kiên quyết các hành vi khai thác, vận chuyển, sử dụng, tàng trữ, mua bán lâm sản chủ yếu ở các bến ghe Tân Hải đến Mỹ Xuân; các cơ sở kinh doanh, chế biến, sử dụng lâm sản, động vật rừng trái phép trên địa bàn.
3.6. Thành phố Vũng Tàu
- Ngăn chặn các hành vi vi phạm về phá rừng, lấn chiếm đất rừng rừng phòng hộ Núi lớn, Núi nhỏ, hành vi đào bới đất lâm nghiệp để nuôi trồng thủy sản, bí nước gây thiệt hại rừng ngập mặn Long Sơn; lấn chiếm đất rừng, xây dựng trái phép, khai thác vật liệu san lấp trong đất lâm nghiệp tại Núi Nứa, xã Long Sơn.
- Kiểm tra các cơ sở chế biến, kinh doanh, mua, bán gỗ, các cơ sở đóng tàu thuyền, các nhà hàng kinh doanh mua bán, sử dụng động vật rừng và sản phẩm của chúng. Ngăn chặn các nguồn lâm sản bất hợp pháp vận chuyển vào thành phố Vũng Tàu.
3.7. Đội kiểm lâm cơ động và PCCCR
- Phối hợp với các Hạt Kiểm lâm Xuyên Mộc, Bình Châu-Phước Bửu và các lực lượng chức năng có liên quan trên địa bàn huyện Xuyên Mộc tổ chức tuần tra, truy quét bảo vệ rừng tại các khu vực trọng điểm như Khu BTTN Bình Châu-Phước Bửu đặc biệt khu vực rừng địa bàn xã Bình Châu, Bưng Riềng; khu vực rừng phòng hộ xã Phước Thuận; Kiểm tra các cơ sở chế biến gỗ, cơ sở đóng tàu thuyền, các điểm mua bán, tàng trữ, sử dụng, kinh doanh lâm sản và động vật hoang dã ở xã Bình Châu, Hòa Hội, Xuyên Mộc, Phước Thuận, Phước Tân, Bông Trang, Bưng Riềng...
- Nắm bắt tình hình, buôn bán, vận lâm sản trái pháp luật trên địa bàn tỉnh, các thông tin về đường dây liên tỉnh hoạt động của các đối tượng mua, bán lâm sản, vận chuyển động vật rừng và sản phẩm của chúng để kinh doanh, mua bán trái pháp luật từ các tỉnh để tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
4. Thời gian kiểm tra truy quét:
Công tác phối hợp tuần tra, kiểm tra, truy quét được triển khai thực hiện ngay từ đầu năm (từ tháng 01/2016 đến hết năm 2016) dự kiến thực hiện 103 đợt truy quét, với 3.636 lượt người tham gia.
- Trong các tháng từ tháng 01 đến hết tháng 6/2016 tập trung kiểm tra, truy quét bảo vệ rừng được phối hợp với công tác tuần tra, kiểm tra phòng cháy, chữa cháy rừng, trực canh lửa rừng của lực lượng kiểm lâm và các chủ rừng.
- Các tháng còn lại trong năm mỗi tháng thực hiện 01-7 lần truy quét ở địa bàn: Xuyên Mộc, Tân Thành; Long Điền, Đất Đỏ, Châu Đức, Bà Rịa, Vũng Tàu.
Biểu tổng hợp số lượt người tham gia kiểm tra, truy quét bảo vệ như sau:
TT |
Địa bàn |
Tổng người/ đợt |
Số lần truy quét/tháng |
Tổng số lượt người tham gia lượt người/năm |
1 |
Thành phố Vũng Tàu |
9 |
12 (01*12tháng) |
108 |
2 |
Huyện Tân Thành |
12 |
24 (02*12tháng) |
288 |
3 |
Huyện Châu Đức |
4 |
12 (01*12tháng) |
48 |
4 |
Thành phố Bà Rịa |
5 |
12 (01*12tháng) |
60 |
5 |
Huyện Long Điền |
11 |
12 (01*12tháng) |
132 |
6 |
Huyện Đất Đỏ |
12 |
12 (01*12tháng) |
144 |
7 |
Huyện Xuyên Mộc |
17 |
36 (03*12tháng) |
612 |
8 |
HKL Bình Châu-PB |
22 |
60 (05*12tháng) |
1.320 |
9 |
Đội KLCĐ và PCCCR |
11 |
84 (07*12tháng) |
924 |
Tổng số người |
103 |
|
3.636 |
- Tùy tình hình thực tế trên mỗi địa bàn, lực lượng Kiểm lâm có trách nhiệm tham mưu giúp UBND huyện (Ban chỉ đạo Bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện) các biện pháp thích hợp để thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra, truy quét trên địa bàn.
VII. KINH PHÍ CHO CÔNG TÁC TRUY QUÉT:
Căn cứ:
- Thông tư liên tịch số 61/2007/TTLT-BNN-BTC ngày 22/6/2007 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động cơ quan Kiểm lâm các cấp; thanh toán chi phí cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và tham gia chữa chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra;
- Thông tư số 20/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 27/3/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 61/2007/TTLT-BNN-BTC;
- Công văn số 1010/UBND-SNN ngày 11/02/2010 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc hướng dẫn thực hiện quy định tại thông tư liên tịch số 61/2007/TTLT-BNN-BTC ngày 22/6/2007 của liên bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài chính trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Trên cơ sở kế hoạch dự trù lực lượng tham gia, tổng hợp số lượt người tham gia kiểm tra, truy quét bảo vệ rừng được hỗ trợ theo quy định như sau:
TT |
Địa bàn |
Tổng người/ đợt |
Số lần truy quét/tháng |
Tổng số lượt người tham gia lượt người/năm |
1 |
Thành phố Vũng Tàu |
9 |
12 (01*12tháng) |
108 |
2 |
Huyện Tân Thành |
12 |
24 (02*12tháng) |
288 |
3 |
Huyện Châu Đức |
4 |
12 (01*12tháng) |
48 |
4 |
Thành phố Bà Rịa |
5 |
12 (01*12tháng) |
60 |
5 |
Huyện Long Điền |
11 |
12 (01*12tháng) |
132 |
6 |
Huyện Đất Đỏ |
12 |
12 (01*12tháng) |
144 |
7 |
Huyện Xuyên Mộc |
17 |
36 (03*12tháng) |
612 |
8 |
HKL Bình Châu-PB |
22 |
60 (05*12tháng) |
1.320 |
9 |
Đội KLCĐ và PCCCR |
11 |
84 (07*12tháng) |
924 |
Tổng số người |
103 |
|
3.636 |
Bảng tổng hợp kinh phí phòng chống các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2016
TT |
Khoản mục |
Số người |
Đơn giá (đồng) |
Thành tiền (đồng) |
1 |
Chi tiền bồi dưỡng cho lực lượng tham gia truy quét áp dụng theo Thông tư số 61/2007/TTLT-BNN-BTC ngày 22/6/2007 và Thông tư số 20/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 27/3/2013 |
3.636 |
113.430 |
412.431.480 |
2 |
Chi tiền ăn thêm cho lực lượng tham gia kiểm tra, truy quét |
3.636 |
50.000 |
181.800.000 |
3 |
Thuê phương tiện vận chuyển tang vật |
|
|
16.000.000 |
4 |
- Thông tin liên lạc (card điện thoại) cho Lãnh đạo: Chi cục Kiểm lâm, Phòng Thanh tra-pháp chế, Quản lý rừng, Đội KL Cơ động và PCCCR, Lãnh đạo các Hạt Kiểm lâm, Trạm kiểm lâm. |
|
|
23.000.000 |
5 |
- Chi họp sơ kết, tổng kết, khen thưởng. |
|
|
22.000.000 |
|
Tổng cộng |
|
|
655.231.480 |
Tổng kinh phí: 655.231.480đ (Bằng chữ: Sáu trăm năm mươi lăm triệu, hai trăm ba mươi mốt ngàn, bốn trăm tám mươi đồng).
Các Hạt kiểm lâm, Đội kiểm lâm Cơ động và PCCCR phối hợp với các Chủ rừng và các cơ quan đơn vị có liên quan, căn cứ vào tình hình thực tế trên địa bàn chủ động xây dựng Kế hoạch chi tiết phối hợp tổ chức thực hiện. Qua các đợt triển khai thực hiện các Hạt Kiểm lâm, Đội Kiểm Lâm Cơ động và PCCCR có báo cáo đánh giá kết quả thực hiện báo cáo về Chi cục Kiểm lâm để tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT./.
Nơi nhận: |
KT. CHI CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.