ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 214/QĐ-UBND |
Bắc Giang, ngày 08 tháng 3 năm 2024 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 ban hành Chương trình giáo dục phổ thông; số 13/2022/TT-BGDĐT ngày 03/8/202022 sửa đổi bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm th eo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT; số 12/2022/TT-BGDĐT ngày 03/8/202022 ban hành Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông; số 27/2023/TT- BGDĐT ngày 28/12/2023 quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông (sau đây gọi là Thông tư số 27);
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 11/TTr-SGDĐT ngày 24/01/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông tỉnh Bắc Giang từ năm học 2024-2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 205/QĐ-UBND ngày 09/3/2021 của UBND tỉnh quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông tỉnh Bắc Giang.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
TIÊU CHÍ LỰA CHỌN SÁCH GIÁO KHOA TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ
THÔNG TỈNH BẮC GIANG TỪ NĂM HỌC 2024-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 214/QĐ-UBND ngày 08/3/2024 của UBND tỉnh Bắc
Giang)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định về tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
2. Quy định này áp dụng đối với trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông (sau đây gọi là cơ sở giáo dục), các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Điều 2. Nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa
1. Lựa chọn sách giáo khoa trong danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phê duyệt để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.
2. Cơ sở giáo dục lựa chọn cho mỗi khối 01 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn học, hoạt động giáo dục (bao gồm các nội dung, chuyên đề học tập lựa chọn nếu có) để thực hiện chương trình (sau đây gọi chung là môn học).
3. Bảo đảm việc lựa chọn sách giáo khoa thực hiện dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, vì quyền lợi của học sinh.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ TIÊU CHÍ LỰA CHỌN SÁCH GIÁO KHOA
Điều 3. Sách giáo khoa phù hợp với năng lực của học sinh địa phương
1. Sách giáo khoa được trình bày khoa học, hấp dẫn, có cấu trúc rõ ràng, dễ sử dụng, có tính thẩm mĩ, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh và văn hóa, xã hội tỉnh Bắc Giang.
2. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính khoa học, hiện đại, thiết thực, dễ sử dụng, thuận lợi cho việc triển khai hoạt động dạy và học, đảm bảo các yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông.
3. Các câu hỏi, bài tập, hoạt động trong sách giáo khoa gần gũi với thực tiễn địa phương, được sắp xếp theo nhiều mức độ tạo cơ hội cho tất cả học sinh có khả năng tự học, tự tìm tòi kiến thức; phát triển, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho học sinh.
4. Ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa trong sáng, dễ hiểu và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh.
Điều 4. Sách giáo khoa hỗ trợ giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
1. Nội dung sách giáo khoa phân chia theo các chủ đề/bài học rõ ràng và được thiết kế, trình bày bằng các hoạt động đa dạng, tạo điều kiện cho giáo viên có nhiều phương án lựa chọn hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.
2. Sách giáo khoa đảm bảo tích hợp kiến thức nội môn và liên môn theo các chủ đề, giúp giáo viên dạy học tích hợp, gắn kết với thực tiễn cuộc sống; đảm bảo tính phân hóa, giúp giáo viên phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi học sinh.
3. Sách giáo khoa thể hiện đa dạng hình thức, phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên lựa chọn công cụ đánh giá mức độ cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh.
4. Cấu trúc sách giáo khoa thuận tiện cho nhà trường, tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục, hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
Điều 5. Sách giáo khoa phù hợp với điều kiện của nhà trường và kinh tế - xã hội ở địa phương
1. Sách giáo khoa có tính mở, dễ điều chỉnh để phù hợp với khả năng và điều kiện học tập của các đối tượng học sinh nhà trường.
2. Sách giáo khoa triển khai phù hợp, hiệu quả với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và phù hợp với năng lực của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục của nhà trường.
3. Sách giáo khoa có giá thành hợp lý với điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương.
Điều 6. Sách giáo khoa đảm bảo nguồn học liệu mở, liên thông và có giá trị sử dụng lâu dài
1. Nguồn tài nguyên, học liệu bổ trợ cho giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh phong phú, đa dạng và có tính liên thông.
2. Sách giáo khoa đảm bảo về chất lượng giấy in, kênh chữ và kênh hình rõ nét, có giá trị sử dụng lâu dài.
Điều 7. Trách nhiệm của Sở GDĐT
1. Hướng dẫn, giám sát và thực hiện kiểm tra, thanh tra các cơ sở giáo dục trên địa bàn trong việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa và sử dụng sách giáo khoa theo quy định.
2. Thẩm định hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Thông tư số 27; rà soát báo cáo của các Phòng GDĐT về kết quả thẩm định và danh mục sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục lựa chọn.
3. Tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt danh mục sách giáo khoa.
4. Thông báo đến các cơ sở giáo dục danh mục sách giáo khoa được UBND tỉnh lựa chọn phê duyệt.
5. Báo cáo Bộ GDĐT về danh mục sách giáo khoa được UBND tỉnh lựa chọn; cung cấp thông tin bằng văn bản cho các tổ chức, nhà xuất bản có sách giáo khoa được lựa chọn về danh mục, số lượng sách giáo khoa cần cung ứng cho các cơ sở giáo dục cùng thời điểm công bố danh mục.
Điều 8. Trách nhiệm của UBND huyện, thị xã, thành phố
1. Chỉ đạo Phòng GDĐT hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Bảo đảm nguồn kinh phí, cơ sở vật chất để các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý tổ chức lựa chọn sách giáo khoa.
3. Thực hiện kiểm tra, thanh tra các cơ sở giáo dục trên địa bàn lựa chọn sách giáo khoa và sử dụng sách giáo khoa theo quy định.
Điều 9. Trách nhiệm của Phòng GDĐT
1. Chỉ đạo hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý. Thẩm định hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Thông tư số 27. Tổng hợp danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý và báo cáo Sở GDĐT.
2. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý thông báo danh mục sách giáo khoa được UBND tỉnh phê duyệt đến giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh; hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa theo quy định.
3. Đề xuất dự toán với UBND huyện/thị xã/thành phố để bố trí nguồn kinh phí, cơ sở vật chất để các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý tổ chức lựa chọn sách giáo khoa.
4. Thực hiện kiểm tra các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý lựa chọn sách giáo khoa và sử dụng sách giáo khoa theo quy định.
Điều 10. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục
1. Tổ chức lựa chọn sách giáo khoa theo quy định tại Thông tư số 27 và Quyết định này.
2. Báo cáo cấp quản lý trực tiếp danh mục sách giáo khoa được Hội đồng chọn sách giáo khoa của đơn vị lựa chọn.
3. Thông báo danh mục sách giáo khoa được UBND tỉnh lựa chọn phê duyệt sử dụng trong các cơ sở giáo dục đến giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh.
4. Các cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lựa chọn 01 bộ sách giáo khoa để tổ chức dạy học và báo cáo cấp quản lý trực tiếp về chuyên môn từ các danh mục sách giáo khoa được UBND tỉnh phê duyệt.
5. Tổng hợp các kiến nghị của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh (nếu có) về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục sách giáo khoa đã được UBND tỉnh phê duyệt, báo cáo về Sở GDĐT (đối với cấp THPT), Phòng GDĐT (đối với cấp Tiểu học và THCS) trước khi tổ chức thực hiện theo quy định tại Thông tư số 27.
6. Chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý giáo dục, học sinh, cha mẹ học sinh về việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 27.
7. Xây dựng dự toán và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kinh phí tổ chức lựa chọn sách giáo khoa theo Luật Ngân sách nhà nước./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.