ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2117/QĐ-UBND |
Quảng Trị, ngày 17 tháng 9 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 09/2018/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2018 - 2025, chiến lược đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 291/TTr-SNV ngày 30 tháng 8 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 09/2018/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2018 - 2025, chiến lược đến năm 2030.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
THỰC
HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 09/2018/NQ-HĐND NGÀY 18/7/2018 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VỀ
CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH
QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2018 - 2025, CHIẾN LƯỢC ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2117/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Quảng Trị)
1. Bảo đảm triển khai kịp thời, thống nhất, khoa học và hiệu quả các nội dung đã được xác định tại Nghị quyết số 09/2018/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2018 - 2025, chiến lược đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 09/2018/NQ-HĐND).
2. Kết quả triển khai kế hoạch này làm cơ sở để đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 09/2018/NQ-HĐND.
3. Xác định cụ thể nội dung công việc, thời gian dự kiến hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 09/2018/NQ-HĐND; phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân (UBND) các huyện, thị xã, thành phố, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh.
4. Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý nhà nước, bồi dưỡng chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, bồi dưỡng kỹ năng hành chính, cử cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở người dân tộc thiểu số có phẩm chất chính trị vững vàng, có trình độ kiến thức nhằm nâng cao năng lực trong hoạt động công vụ và phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhận.
I. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng
1. Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ (đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học)
1.1. Đối tượng
a) Đối tượng áp dụng chính sách
Cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Trị theo Nghị quyết số 09/2018/NQ-HĐND.
b) Đối tượng không áp dụng
Cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số được cử đi đào tạo ở trong nước, nước ngoài theo các chương trình học bổng gồm: Học bổng từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước theo các Đề án, dự án được Chính phủ phê duyệt; học bổng theo các Hiệp định, Thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế; các học bổng khác do Chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ, các trường đại học nước ngoài tài trợ.
1.2. Điều kiện áp dụng chính sách
a) Điều kiện chung
- Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo với thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.
- Có quyết định cử đi đào tạo của Chủ tịch UBND huyện.
- Chương trình đào tạo kết thúc trước ngày 01/01/2026.
b) Điều kiện riêng
Đối với đào tạo sau đại học: Có độ tuổi không quá 40 tuổi (tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu), có thời gian công tác từ đủ 03 năm trở lên (không tính thời gian tập sự) và 02 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ. Có chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.
1.3. Nội dung và mức hỗ trợ
a) Định mức chung
- Hỗ trợ tiền học phí (không vượt quá mức trần học phí theo quy định tại cơ sở giáo dục công lập).
- Hỗ trợ tiền tài liệu, giáo trình chính khóa phục vụ học tập theo hóa đơn thực tế (không vượt quá mức 01 (một) triệu đồng/học kỳ).
- Hỗ trợ tiền ở nội trú đối với các trường hợp học ngoại tỉnh: 01 triệu đồng/người/tháng thực học và nội tỉnh: 700 ngàn đồng/người/tháng thực học. (Tiền ở nội trú chỉ hỗ trợ cho thời gian học chính khóa: Đối với học tập trung: Theo giấy báo triệu tập; Đối với học tại chức: Theo giấy báo nhập học các đợt học của cơ sở đào tạo).
b) Định mức riêng
Đối với đào tạo sau đại học: Hỗ trợ kinh phí xây dựng và bảo vệ luận văn tốt nghiệp (sau khi có bằng tốt nghiệp): 1,5 lần mức lương cơ sở.
c) Hình thức hỗ trợ
- UBND các huyện thực hiện thẩm định và chi trả kinh phí hỗ trợ tiền học phí, tiền tài liệu, giáo trình chính khóa, tiền ở nội trú cho học viên theo từng học kỳ; Chi trả kinh phí bảo vệ luận văn tốt nghiệp sau khi học viên nhận bằng tốt nghiệp sau đại học.
- Nếu lưu ban người học phải tự chi trả kinh phí của năm lưu ban; nếu bỏ học hoặc không thực hiện cam kết theo quy định của tỉnh sau khi học xong, người học phải bồi thường kinh phí đã được hỗ trợ theo quy định của UBND tỉnh.
2. Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và các kỹ năng hành chính
2.1. Các lớp tổ chức tập trung trong tỉnh
Các cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức lớp bồi dưỡng xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí tổ chức lớp, kinh phí hỗ trợ cho cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số gửi Sở Nội vụ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm, gồm:
- Kinh phí tổ chức lớp.
- Kinh phí hỗ trợ học viên:
+ Hỗ trợ tiền ăn 50.000 đồng/người/ngày.
+ Hỗ trợ tiền đi lại từ cơ quan, đơn vị công tác đến nơi học theo định mức quy định tại Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND ngày 29/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Số lượt thanh toán: một lượt đi, một lượt về.
+ Kinh phí thuê phòng nghỉ cho học viên.
2.2. Cử cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng tổ chức ngoại tỉnh
UBND các huyện ra quyết định cử đi bồi dưỡng, thẩm định hồ sơ, chi trả kinh phí hỗ trợ đối với cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số tham gia các lớp bồi dưỡng tỉnh không tổ chức bồi dưỡng tập trung.
Nội dung hỗ trợ như sau:
- Hỗ trợ tiền học phí (nếu cơ sở đào tạo có thu học phí).
- Hỗ trợ tiền đi lại từ cơ quan, đơn vị công tác đến nơi học theo giá vé tàu, xe thực tế, không vượt quá định mức quy định tại Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND ngày 29/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Số lượt thanh toán: hai lượt đi, về đầu và cuối khóa học; các lượt đi về nghỉ học kỳ và nghỉ tết nguyên đán.
- Hỗ trợ tiền ở nội trú: 01 triệu đồng/người/tháng thực học.
II. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng và địa điểm tổ chức
Căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương và nguyện vọng của cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số, các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện được giao chủ trì tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng quyết định về hình thức, địa điểm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức vừa tham gia học tập nâng cao trình độ vừa hoàn thành nhiệm vụ được giao.
III. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng
Căn cứ định mức kinh phí đào tạo, bồi dưỡng và định mức hỗ trợ dành cho đối tượng cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số tại Nghị quyết số 09/2018/NQ-HĐND, các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện được giao chủ trì tổ chức lớp lập kế hoạch đào tạo chi tiết kèm theo dự trù kinh phí gửi Sở Nội vụ, Sở Tài chính để thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm.
1. Sở Nội vụ
a. Chịu trách nhiệm hướng dẫn các sở, ban, ngành, UBND các huyện, các cơ sở đào tạo tổ chức thực hiện Nghị quyết số 09/2018/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh và kế hoạch của UBND tỉnh.
b. Hàng năm hướng dẫn các sở ban, ngành, UBND các huyện, các cơ sở đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể, chi tiết đảm bảo đúng đối tượng, đúng nội dung, tiến độ. Đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện đào tạo, bồi dưỡng đúng theo kế hoạch, phấn đấu đạt 100% mục tiêu của từng giai đoạn.
c. Chủ trì, tổ chức kiểm tra việc triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số; tổng hợp kiến nghị đề xuất báo cáo UBND tỉnh có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
d. Chủ trì, phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số.
e. Phối hợp với Trường Chính trị Lê Duẩn tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng trung cấp lý luận chính trị, quản lý nhà nước.
2. Sở Tài chính
a. Phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành thẩm định và dự toán kinh phí thực hiện Nghị quyết.
b. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số để thực hiện Nghị quyết theo tiến độ.
c. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện Nghị quyết được phê duyệt theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo
Củng cố và kiện toàn cơ sở vật chất, kỹ thuật, đội ngũ cán bộ giáo viên, có giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông dân tộc miền núi, các trung tâm giáo dục thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học các cấp, tạo nguồn, bổ sung đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Chịu trách nhiệm biên soạn tài liệu, phối hợp với UBND các huyện bồi dưỡng chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số.
5. Trường chính trị Lê Duẩn
a. Phối hợp với Sở Nội vụ, UBND các huyện, thị xã, thành phố biên soạn, chỉnh sửa, bổ sung chương trình, giáo trình, tài liệu quản lý hành chính nhà nước theo quy định của Bộ Nội vụ, đào tạo lý luận chính trị theo quy định của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, phù hợp với thời gian đào tạo, với chính sách và đặc điểm các đối tượng cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số.
b. Trực tiếp tổ chức đào tạo các khóa trung cấp lý luận chính trị, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước tại địa bàn các huyện sau khi thống nhất với UBND các huyện về phương thức tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng.
c. Báo cáo Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
6. Ủy ban nhân dân các huyện
a. Tiến hành rà soát đội ngũ cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số, phối hợp Ban Tổ chức Huyện ủy, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chi tiết hàng năm, từng giai đoạn, gắn quy hoạch đào tạo với quy hoạch sử dụng cán bộ gửi Sở Nội vụ, Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.
b. Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch được phê duyệt, phối hợp các cơ sở đào tạo, tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình thực tiễn của từng đơn vị, địa phương, đảm bảo về số lượng, chất lượng và tiến độ.
c. Chỉ đạo các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện phối hợp trường Chính trị Lê Duẩn tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phù hợp các đối tượng cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ được giao cụ thể trên địa bàn của huyện.
d. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, về quyền lợi cũng như nghĩa vụ để cán bộ, công chức yên tâm học tập. Các huyện, các xã chủ động lựa chọn, quyết định cử cán bộ, công chức đi học một cách hợp lý, đúng đối tượng để một mặt có đủ số lượng cán bộ tham gia học tập, mặt khác đảm bảo công việc chuyên môn tại các xã.
đ. Xem xét và quyết định cử cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số đi đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
e. Thẩm định hồ sơ, hỗ trợ kinh phí cho cán bộ công chức cấp xã người dân tộc thiểu số được cử đi đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học, cán bộ, công chức được cử tham gia các lớp bồi dưỡng tổ chức ngoại tỉnh, cán bộ, công chức nữ cấp xã người dân tộc thiểu số tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng.
g. Thống kê danh sách cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số lớn tuổi, trình độ văn hóa thấp, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đề nghị UBND tỉnh giải quyết chế độ, áp dụng Nghị định 108/2014NĐ-CP ngày 20/11/2014 về chính sách tinh giản biên chế.
h. Thực hiện đồng bộ chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nhằm nâng cao năng lực thực hiện công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số, đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới
i. Kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) theo quy định.
7. Các sở, ban, ngành trong tỉnh
Có trách nhiệm gắn các nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng đội ngũ cán bộ công chức người dân tộc thiểu số. Các chương trình, Dự án phải có chuyên đề hoặc hợp phần về nâng cao năng lực cho cán bộ đồng bào người dân tộc thiểu số.
Các cơ quan, đơn vị thực hiện chế độ báo cáo, sơ kết định kỳ hàng năm và theo yêu cầu về tình hình thực hiện Nghị quyết số 09/2018/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh và Kế hoạch này của UBND tỉnh.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để kịp thời xem xét giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ
(Ban hành Kèm theo Quyết định số: 2117/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2018
của UBND tỉnh Quảng Trị)
TT |
Nội dung đào tạo bồi dưỡng |
Số lớp |
Chỉ tiêu |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian thực hiện |
Ghi chú |
I |
Đào tạo |
|
|
|
|
|
|
1 |
Sau đại học |
|
9 |
UBND các huyện: Hướng Hóa, Đakrông, Vĩnh Linh, Gio Linh |
- Sở Nội vụ - Sở Tài chính - UBND các xã, thị trấn |
Hàng năm |
|
2 |
Đại học |
|
115 |
UBND các huyện: Hướng Hóa, Đakrông, Vĩnh Linh, Gio Linh |
- Sở Nội vụ - Sở Tài chính - UBND các xã, thị trấn |
Hàng năm |
|
3 |
Cao đẳng |
|
24 |
UBND các huyện: Hướng Hóa, Đakrông, Vĩnh Linh, Gio Linh |
- Sở Nội vụ - Sở Tài chính - UBND các xã, thị trấn |
Hàng năm |
|
4 |
Trung cấp |
|
15 |
UBND các huyện: Hướng Hóa, Đakrông, Vĩnh Linh, Gio Linh |
- Sở Nội vụ - Sở Tài chính - UBND các xã, thị trấn |
Hàng năm |
|
II |
Bồi dưỡng |
|
|
|
|
|
|
1 |
Bồi dưỡng sơ cấp lý luận chính trị |
3 |
107 |
UBND các huyện: Hướng Hóa, Đakrông, Vĩnh Linh, Gio Linh |
- Sở Nội vụ - Sở Tài chính - UBND các xã, thị trấn |
- Năm 2019: 01 lớp - Năm 2020: 01 lớp - Năm 2021: 01 lớp |
|
2 |
Đào tạo trung cấp lý luận chính trị |
2 |
75 |
- Trường Chính trị Lê Duẩn |
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy; - Sở Nội vụ - Sở Tài chính - UBND các huyện |
- Năm 2018: 01 lớp - Năm 2020: 01 lớp |
|
3. |
Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước |
10 |
471 |
- Trường Chính trị Lê Duẩn - UBND các huyện: Hướng Hóa, Đakrông, Vĩnh Linh, Gio Linh |
- Sở Nội vụ - Sở Tài chính - UBND các xã, thị trấn |
- Năm 2019: 01 lớp - Năm 2020: 01 lớp - Năm 2021: 02 lớp - Năm 2022: 02 lớp - Năm 2023: 02 lớp - Năm 2024: 01 lớp - Năm 2025: 01 lớp |
|
4 |
Bồi dưỡng chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản |
4 |
104 |
- Sở Thông tin và Truyền thông - UBND các huyện |
- Sở Nội vụ - Sở Tài chính - UBND các xã, thị trấn |
- Năm 2018: 01 lớp - Năm 2019: 01 lớp - Năm 2020: 01 lớp - Năm 2021: 01 lớp |
|
5 |
Bồi dưỡng kỹ năng hành chính |
42 |
2100 |
- Sở Nội vụ - Trường chính trị Lê Duẩn - UBND các huyện: Hướng Hóa, Đakrông, Vĩnh Linh, Gio Linh |
- Sở Tài chính - UBND các xã, thị trấn |
Hàng năm (1 năm tổ chức 06 lớp) |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.