ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2020/QĐ-UBND |
Ninh Bình, ngày 25 tháng 8 năm 2020 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ MỨC ĐỘ KHÔI PHỤC LẠI TÌNH TRẠNG BAN ĐẦU CỦA ĐẤT ĐỐI VỚI TỪNG LOẠI VI PHẠM QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 91/2019/NĐ-CP NGÀY 19/11/2019 CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 222/TTr-STNMT ngày 23/7/2020 và Văn bản số 1991/STNMT-TTr ngày 24/8/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với từng loại vi phạm quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 5 tháng 9 năm 2020.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ MỨC ĐỘ KHÔI PHỤC LẠI TÌNH TRẠNG BAN ĐẦU CỦA ĐẤT ĐỐI VỚI TỪNG LOẠI VI
PHẠM QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 91/2019/NĐ-CP NGÀY 19/11/2019 CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2020/QĐ-UBND ngày 25/8/2020 của UBND tỉnh
Ninh Bình)
Quy định này quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu (thuộc biện pháp khắc phục hậu quả) của đất trước khi vi phạm đối với từng loại vi phạm hành chính quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, cụ thể:
1. Sử dụng đất trồng lúa; đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất; đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất; đất trong nhóm đất phi nông nghiệp vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.
2. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa không đúng quy định của pháp luật.
3. Lấn, chiếm đất.
4. Hủy hoại đất (trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất).
5. Gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính:
a. Hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
b. Tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở tôn giáo.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai; người có thẩm quyền xử phạt và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Tình trạng ban đầu của đất được xác định theo Hồ sơ địa chính đối với các địa phương đã hoàn thiện hệ thống Hồ sơ địa chính chính quy. Đối với các địa phương chưa hoàn thiện hệ thống Hồ sơ địa chính chính quy, thì căn cứ vào hiện trạng của đất trước khi vi phạm để xác định tình trạng ban đầu của đất.
MỨC ĐỘ KHÔI PHỤC LẠI TÌNH TRẠNG BAN ĐẦU CỦA ĐẤT ĐỐI VỚI TỪNG LOẠI VI PHẠM HÀNH CHÍNH QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 91/2019/NĐ-CP NGÀY 19/11/2019 CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
Điều 4. Đối với các vi phạm quy định tại Điều 9, 10, 11, 12 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ (Sử dụng đất trồng lúa; đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất; đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất; đất trong nhóm đất phi nông nghiệp vào mục đích khác quy định tại Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013 mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 59 Luật Đất đai năm 2013)
1. Đối với vị trí, loại đất đối tượng vi phạm tự ý chuyển mục đích mà phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được chấp thuận dự án đầu tư, thì yêu cầu đối tượng vi phạm giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất như tại thời điểm phát hiện vi phạm.
2. Đối với vị trí, loại đất đối tượng vi phạm tự ý chuyển mục đích không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì đối tượng vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất.
Điều 5. Đối với vi phạm quy định tại Điều 13 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ (Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa không đúng quy định)
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác thì đối tượng vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đế tiếp tục trồng lúa.
Điều 6. Đối với vi phạm quy định tại Điều 14 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ (Lấn, chiếm đất)
1. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng thì yêu cầu đối tượng vi phạm phải giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất như tại thời điểm phát hiện vi phạm.
2. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng trong khu vực Di sản thế giới (vùng lõi), đối tượng vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất.
3. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp (trừ trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 14 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ) thì đối tượng vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất.
Điều 7. Đối với vi phạm quy định tại Điều 15 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ (Hủy hoại đất)
1. Trường hợp làm biến dạng địa hình đối với đất trồng lúa thì đối tượng vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
2. Trường hợp làm biến dạng địa hình đối với các loại đất còn lại thì đối tượng vi phạm không phải khôi phục lại địa hình ban đầu của đất trước khi vi phạm, nhưng phải khôi phục để giữ mục đích sử dụng đất trước khi vi phạm và đảm bảo không ảnh hưởng đến các thửa đất xung quanh.
3. Trường hợp làm suy giảm chất lượng đất thì đối tượng vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Điều 8. Đối với vi phạm quy định tại Điều 16 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ (Gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác)
Trường hợp đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất; đưa chất thải, chất độc hại lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình; đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác thì đối tượng vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Điều 9. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Quyết định này.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai; người có thẩm quyền xử phạt và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Quy định này.
Điều 10. Sửa đổi, bổ sung Quy định
Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định này nếu có khó khăn, vướng mắc, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có ý kiến bằng văn bản gửi về UBND tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung kịp thời./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.