ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2017/QĐ-UBND |
Gia Lai, ngày 05 tháng 06 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm năm 2010;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 9/4/2014 của liên Bộ: Y tế, Nông nghiệp và PTNT, Công thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT , ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT , ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
Căn cứ Thông tư số 08/2016/TT-BNNPTNT , ngày 1/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 15/2015/TT-BNNPTNT, ngày 26/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT;
Thực hiện Quyết định số 1290/QĐ-BNN-TCCB, ngày 17/4/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về phân công, phân cấp trong hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 92/TTr-SNN ngày 26 tháng 5 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định về phân công phân cấp cơ quan quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp và PTNT trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2017 và bãi bỏ Quyết định số 135/QĐ-UBND ngày 06/3/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc ban hành kế hoạch kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Quyết định số 268/QĐ-UBND ngày 07/5/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc phân công, phân cấp cơ quan quản lý cơ sở sản xuất nông lâm thủy sản ban đầu nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP CƠ QUAN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP VÀ AN
TOÀN THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2017/QĐ-UBND ngày 05 tháng 6 năm 2017 của
UBND tỉnh Gia Lai)
1. Phân công, phân cấp công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và PTNT trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
2. Phân công cơ quan kiểm tra, thanh tra chuyên ngành chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện); Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã); các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đối với công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc thực hiện việc kiểm tra, thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc địa bàn quản lý; chỉ đạo cơ quan chuyên môn trực thuộc thực hiện kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản trên địa bàn (trừ các cơ sở đã phân công, phân cấp cho Sở Nông nghiệp và PTNT tại khoản 1 Điều này và Ủy ban nhân dân cấp xã tại khoản 3 Điều này).
3. Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản ban đầu nhỏ lẻ thuộc địa bàn quản lý.
Điều 4. Cơ quan kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về chất lượng vật tư nông nghiệp
1. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): Kiểm tra, thanh tra chuyên ngành các cơ sở sản xuất kinh doanh, Giống cây trồng (trừ giống cây lâm nghiệp), các loại phân bón thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, các hóa chất dùng trong trồng trọt.
2. Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): Kiểm tra, thanh tra chuyên ngành các cơ sở sản xuất, kinh doanh: Giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng trong thú y, thú y thủy sản.
3. Chi cục Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): Kiểm tra thanh tra chuyên ngành các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp.
4. Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): Kiểm tra thanh tra chuyên ngành các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước sinh hoạt nông thôn.
5. Phòng Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan: Kiểm tra, thanh tra chuyên ngành giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản.
6. Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều nhóm ngành, hàng vật tư nông nghiệp thuộc phạm vi kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của nhiều cơ quan chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giao Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để tổ chức kiểm tra, thanh tra chuyên ngành theo quy định
Điều 5. Cơ quan kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản
Là các cơ quan quy định tại Quyết định số 1290/QĐ-BNN-TCCB ngày 17/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phân công, phân cấp trong hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều nhóm ngành hàng nông, lâm, thủy sản thuộc phạm vi quản lý của nhiều cơ quan chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để tổ chức kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, giám sát theo quy định.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện kiểm tra chuyên ngành về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn đối với các cơ sở theo phân công, phân cấp tại khoản 2 Điều 3 Quy định này.
Điều 7. Cơ quan quản lý các cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản ban đầu nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh
1. Phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý các cơ sở sản xuất nông lâm, thủy sản ban đầu nhỏ lẻ thuộc địa bàn quản lý.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật trong phạm vi được phân cấp.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hướng dẫn các cơ quan chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện: Chỉ đạo, kiểm tra các cơ quan chuyên môn cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc triển khai các nhiệm vụ được phân công. Tổng hợp, báo cáo tiến độ thực hiện vào ngày 20 hàng tháng, báo cáo sơ kết 6 tháng vào ngày 15/6, báo cáo tổng kết năm vào ngày 15/12 hàng năm gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản).
4. Sở Tài chính: Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí kinh phí cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai các quy định của pháp luật về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật hiện hành.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp của các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và thực phẩm nông lâm thủy sản cho các cơ quan kiểm tra; phối hợp với các cơ quan kiểm tra trong việc xử lý vi phạm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành, nghề có điều kiện theo quy định.
6. Các sở, ban, ngành có liên quan: Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp với cơ quan quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn để kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về điều kiện đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của các cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc yêu cầu cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị liên quan phản ánh về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét, xử lý theo quy định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.