THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 209/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 29 tháng 02 năm 2024 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương năm 2024 kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Giao Bộ Công Thương và các bộ, ngành có liên quan trong phạm vi thẩm quyền có trách nhiệm triển khai thực hiện theo đúng nội dung và thời hạn quy định tại Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Điều 1 của Quyết định này.
Trong quá trình triển khai thực hiện, Bộ Công Thương chủ động phát hiện và kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan thuộc thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đối với Luật của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ có quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh cần sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ để thực hiện Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Điều 1 của Quyết định này.
Điều 3. Văn phòng Chính phủ kiểm tra, đôn đốc thực hiện và tổng hợp vướng mắc của Bộ Công Thương và các bộ, ngành, địa phương có liên quan để kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ trong quá trình thực thi Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Điều 1 của Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
KT. THỦ TƯỚNG |
CẮT
GIẢM, ĐƠN GIẢN HÓA QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THUỘC PHẠM VI CHỨC
NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG NĂM 2024
(Kèm theo Quyết định số 209/QĐ-TTg ngày 29 tháng 02 năm 2024 của Thủ tướng
Chính phủ)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Bãi bỏ thủ tục cấp Giấy phép sản xuất hóa chất DOC, DOC-PSF.
Lý do: Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học không quy định các biện pháp quản lý hóa chất DOC, DOC-PSF nghiêm ngặt như đối với hóa chất Bảng. Mặt khác, bãi bỏ thủ tục này nhằm thực hiện chủ trương cắt giảm điều kiện đầu tư, kinh doanh và đơn giản hóa thủ tục hành chính của Chính phủ, giảm được số lượng đối tượng phải thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Bãi bỏ Điều 20 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.
- Bãi bỏ: Thông tư số 55/2014/TT-BCT ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học (sau đây gọi tắt là Thông tư số 55/2014/TT-BCT); Thông tư số 48/2018/TT-BCT ngày 21 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi một số điều của Thông tư số 55/2014/TT-BCT ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học (sau đây gọi tắt là Thông tư số 48/2018/TT-BCT); và Điều 3, Điều 4 Thông tư số 13/2020/TT-BCT ngày 18 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương (sau đây gọi tắt là Thông tư số 13/2020/TT-BCT).
- Lộ trình: Năm 2024.
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Bãi bỏ thủ tục cấp lại Giấy phép sản xuất hóa chất DOC, DOC-PSF.
Lý do: Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học không quy định các biện pháp quản lý hóa chất DOC, DOC-PSF nghiêm ngặt như đối với hóa chất Bảng. Mặt khác, bãi bỏ thủ tục này nhằm thực hiện chủ trương cắt giảm điều kiện đầu tư, kinh doanh và đơn giản hóa thủ tục hành chính của Chính phủ, giảm được số lượng đối tượng phải thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Bãi bỏ Điều 20 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.
- Bãi bỏ: Thông tư số 55/2014/TT-BCT; Thông tư số 48/2018/TT-BCT; và Điều 3, Điều 4 Thông tư số 13/2020/TT-BCT.
- Lộ trình: Năm 2024.
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
Bãi bỏ thủ tục cấp điều chỉnh Giấy phép sản xuất hóa chất DOC, DOC-PSF.
Lý do: Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học không quy định các biện pháp quản lý hóa chất DOC, DOC-PSF nghiêm ngặt như đối với hóa chất Bảng. Mặt khác, bãi bỏ thủ tục này nhằm thực hiện chủ trương cắt giảm điều kiện đầu tư, kinh doanh và đơn giản hóa thủ tục hành chính của Chính phủ, giảm được số lượng đối tượng phải thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Bãi bỏ Điều 20 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.
- Bãi bỏ: Thông tư số 55/2014/TT-BCT; Thông tư số 48/2018/TT-BCT; và Điều 3, Điều 4 Thông tư số 13/2020/TT-BCT.
- Lộ trình: Năm 2024.
1. Thủ tục hành chính 1: Thủ tục Thông báo hoạt động khuyến mại (mã thủ tục hành chính 2.000033)
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
- Nội dung cắt giảm: Cắt giảm thủ tục hành chính thông báo hoạt động khuyến mại đối với 05/07 hình thức khuyến mại (gồm các hình thức quy định tại khoản 8 Điều 92 Luật Thương mại, tại Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại).
Lý do: Việc cắt giảm thủ tục với 05 hình thức khuyến mại nêu trên sẽ giảm bớt gánh nặng chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, giảm bớt khối lượng công việc và chi phí cho cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng, kịp thời thực hiện các hoạt động khuyến mại phù hợp với sự biến động của thị trường và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, do 05 hình thức khuyến mại này có nội dung đơn giản hơn, thể hiện rõ những lợi ích mà khách hàng được nhận nên người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước có thể dễ dàng theo dõi hơn so với 02 hình thức khuyến mại quy định tại Điều 12 và Điều 14 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP.
- Nội dung đơn giản hóa: Sửa đổi người ký tên trên biểu mẫu của thủ tục hành chính thành “Người đại diện của doanh nghiệp”.
Lý do: Theo quy định tại các mẫu trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 81/2018/NĐ-CP, chỉ có người đại diện theo pháp luật của thương nhân mới có quyền ký tên vào các mẫu để gửi đến cơ quan quản lý nhà nước. Quy định này đã không còn phù hợp với thực tiễn ủy quyền trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sửa đổi người ký tên trên mẫu thành “Người đại diện của doanh nghiệp” sẽ phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi khoản 1, khoản 2 Điều 17 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.
- Thay thế mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 81/2018/NĐ-CP.
- Lộ trình: Năm 2024.
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
- Nội dung cắt giảm: Cắt giảm thủ tục hành chính thông báo sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình khuyến mại đối với 05/07 hình thức khuyến mại (gồm các hình thức quy định tại khoản 8 Điều 92 Luật Thương mại, tại Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP).
Lý do: Việc cắt giảm thủ tục với 05 hình thức khuyến mại nêu trên sẽ giảm bớt gánh nặng chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, giảm bớt khối lượng công việc và chi phí quản lý cho cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng, kịp thời thực hiện các hoạt động khuyến mại phù hợp với sự biến động của thị trường và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, do 05 hình thức khuyến mại này có nội dung đơn giản hơn, thể hiện rõ những lợi ích mà khách hàng được nhận nên người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước có thể dễ dàng theo dõi hơn so với 02 hình thức khuyến mại quy định tại Điều 12 và Điều 14 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP.
- Nội dung đơn giản hóa: Sửa đổi người ký tên trên biểu mẫu của thủ tục hành chính thành “Người đại diện của doanh nghiệp”.
Lý do: Theo quy định tại các mẫu trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 81/2018/NĐ-CP, chỉ có người đại diện theo pháp luật của thương nhân mới có quyền ký tên vào các mẫu để gửi đến cơ quan quản lý nhà nước. Quy định này đã không còn phù hợp với thực tiễn ủy quyền trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sửa đổi người ký tên trên mẫu thành “Người đại diện của doanh nghiệp” sẽ phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi khoản 1, khoản 2 Điều 17 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP.
- Thay thế mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 81/2018/NĐ-CP.
- Lộ trình: Năm 2024.
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
- Nội dung cắt giảm: Cắt giảm 01 thành phần hồ sơ thủ tục hành chính (01 Bản sao không cần chứng thực giấy tờ về chất lượng của hàng hóa khuyến mại theo quy định của pháp luật).
Lý do: Khoản 4 Điều 19 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP quy định thành phần hồ sơ đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại bao gồm "01 bản sao không cần chứng thực giấy tờ về chất lượng của hàng hóa khuyến mại theo quy định của pháp luật". Trường hợp các thương nhân là siêu thị điện máy, trung tâm thương mại, cửa hàng kinh doanh tổng hợp,... thực hiện khuyến mại cho tất cả những sản phẩm, hàng hóa mà mình kinh doanh sẽ gặp khó khăn khi nộp các tài liệu này.
- Nội dung đơn giản hóa: Sửa đổi người ký tên trên biểu mẫu của thủ tục hành chính thành “Người đại diện của doanh nghiệp”.
Lý do: Theo quy định tại các mẫu trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 81/2018/NĐ-CP, chỉ có người đại diện theo pháp luật của thương nhân mới có quyền ký tên vào các mẫu để gửi đến cơ quan quản lý nhà nước. Quy định này đã không còn phù hợp với thực tiễn ủy quyền trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sửa đổi người ký tên trên mẫu thành “Người đại diện của doanh nghiệp” sẽ phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Bãi bỏ điểm d khoản 4 Điều 19 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP.
- Thay thế mẫu số 02, mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 81/2018/NĐ-CP.
- Lộ trình: Năm 2024.
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
- Sửa đổi người ký tên trên biểu mẫu của thủ tục hành chính thành “Người đại diện của doanh nghiệp”.
Lý do: Theo quy định tại các mẫu trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 81/2018/NĐ-CP, chỉ có người đại diện theo pháp luật của thương nhân mới có quyền ký tên vào các mẫu để gửi đến cơ quan quản lý nhà nước. Quy định này đã không còn phù hợp với thực tiễn ủy quyền trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sửa đổi người ký tên trên mẫu thành “Người đại diện của doanh nghiệp” sẽ phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi khoản 1 Điều 20 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP.
- Bổ sung mẫu số 06a Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 81/2018/NĐ-CP.
- Lộ trình: Năm 2024.
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
- Nội dung cắt giảm: Cắt giảm 01 thành phần hồ sơ thủ tục hành chính (01 Bản sao không cần chứng thực giấy tờ về chất lượng của hàng hóa khuyến mại theo quy định của pháp luật).
Lý do: Khoản 4 Điều 19 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP quy định thành phần hồ sơ đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại bao gồm "01 bản sao không cần chứng thực giấy tờ về chất lượng của hàng hóa khuyến mại theo quy định của pháp luật". Trường hợp các thương nhân là siêu thị điện máy, trung tâm thương mại, cửa hàng kinh doanh tổng hợp,... thực hiện khuyến mại cho tất cả những sản phẩm, hàng hóa mà mình kinh doanh sẽ gặp khó khăn khi nộp các tài liệu này.
- Nội dung đơn giản hóa: Sửa đổi người ký tên trên biểu mẫu của thủ tục hành chính thành “Người đại diện của doanh nghiệp”.
Lý do: Theo quy định tại các mẫu trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 81/2018/NĐ-CP, chỉ có người đại diện theo pháp luật của thương nhân mới có quyền ký tên vào các mẫu để gửi đến cơ quan quản lý nhà nước. Quy định này đã không còn phù hợp với thực tiễn ủy quyền trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sửa đổi người ký tên trên mẫu thành “Người đại diện của doanh nghiệp” sẽ phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Bãi bỏ điểm d khoản 4 Điều 19 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP.
- Thay thế mẫu số 02, mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 81/2018/NĐ-CP.
- Lộ trình: Năm 2024.
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
- Nội dung đơn giản hóa: Sửa đổi người ký tên trên biểu mẫu của thủ tục hành chính thành “Người đại diện của doanh nghiệp”.
Lý do: Theo quy định tại các mẫu trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 81/2018/NĐ-CP, chỉ có người đại diện theo pháp luật của thương nhân mới có quyền ký tên vào các mẫu để gửi đến cơ quan quản lý nhà nước. Quy định này đã không còn phù hợp với thực tiễn ủy quyền trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sửa đổi người ký tên trên mẫu thành “Người đại diện của doanh nghiệp” sẽ phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi khoản 1 Điều 20 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP.
- Bổ sung mẫu số 06a Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 81/2018/NĐ-CP.
- Lộ trình: Năm 2024.
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
- Nội dung cắt giảm: Cắt giảm 01 thành phần hồ sơ thủ tục hành chính (01 Bản sao không cần chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định thành lập hoặc các quyết định khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật).
Lý do: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được cập nhật đầy đủ, công khai trên cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể tự tra cứu các thông tin về doanh nghiệp nộp hồ sơ. Quy định về việc nộp Bản sao không cần chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định thành lập hoặc các quyết định khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật không còn phù hợp với thực tiễn.
- Nội dung đơn giản hóa: Sửa đổi người ký tên trên biểu mẫu của thủ tục hành chính thành “Người đại diện của doanh nghiệp”.
Lý do: Theo quy định tại các mẫu trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 81/2018/NĐ-CP, chỉ có người đại diện theo pháp luật của thương nhân mới có quyền ký tên vào các mẫu để gửi đến cơ quan quản lý nhà nước. Quy định này đã không còn phù hợp với thực tiễn ủy quyền trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sửa đổi người ký tên trên mẫu thành “Người đại diện của doanh nghiệp” sẽ phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Bãi bỏ điểm b khoản 5 Điều 29 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP.
- Thay thế mẫu số 10 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 81/2018/NĐ-CP.
- Lộ trình: Năm 2024.
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
- Nội dung cắt giảm: Cắt giảm 01 thành phần hồ sơ thủ tục hành chính (01 Bản sao không cần chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định thành lập hoặc các quyết định khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật).
Lý do: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được cập nhật đầy đủ, công khai trên cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể tự tra cứu các thông tin về doanh nghiệp nộp hồ sơ. Quy định về việc nộp Bản sao không cần chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định thành lập hoặc các quyết định khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật không còn phù hợp với thực tiễn.
- Nội dung đơn giản hóa: Sửa đổi người ký tên trên biểu mẫu của thủ tục hành chính thành “Người đại diện của doanh nghiệp”.
Lý do: Theo quy định tại các mẫu trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 81/2018/NĐ-CP, chỉ có người đại diện theo pháp luật của thương nhân mới có quyền ký tên vào các mẫu để gửi đến cơ quan quản lý nhà nước. Quy định này đã không còn phù hợp với thực tiễn ủy quyền trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sửa đổi người ký tên trên mẫu thành “Người đại diện của doanh nghiệp” sẽ phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Bãi bỏ điểm b khoản 5 Điều 29 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP.
- Thay thế mẫu số 10 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 81/2018/NĐ-CP.
- Lộ trình: Năm 2024.
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
- Nội dung đơn giản hóa: Sửa đổi người ký tên trên biểu mẫu của thủ tục hành chính thành “Người đại diện của doanh nghiệp”.
Lý do: Theo quy định tại các mẫu trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 81/2018/NĐ-CP, chỉ có người đại diện theo pháp luật của thương nhân mới có quyền ký tên vào các mẫu để gửi đến cơ quan quản lý nhà nước. Quy định này đã không còn phù hợp với thực tiễn ủy quyền trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sửa đổi người ký tên trên mẫu thành “Người đại diện của doanh nghiệp” sẽ phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Thay thế mẫu số 13 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 81/2018/NĐ-CP.
- Lộ trình: Năm 2024.
a) Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:
- Nội dung đơn giản hóa: Sửa đổi người ký tên trên biểu mẫu của thủ tục hành chính thành “Người đại diện của doanh nghiệp”.
Lý do: Theo quy định tại các mẫu trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 81/2018/NĐ-CP, chỉ có người đại diện theo pháp luật của thương nhân mới có quyền ký tên vào các mẫu để gửi đến cơ quan quản lý nhà nước. Quy định này đã không còn phù hợp với thực tiễn ủy quyền trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sửa đổi người ký tên trên mẫu thành “Người đại diện của doanh nghiệp” sẽ phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi:
- Thay thế mẫu số 13 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 81/2018/NĐ-CP.
- Lộ trình: Năm 2024.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.