ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2082/QĐ-UBND |
Lâm Đồng, ngày 30 tháng 09 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 141/2015/NQ-HĐND ngày 11/7/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định mức hỗ trợ cho các hoạt động về phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án hỗ trợ phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức có liên quan căn cứ Quyết định thi hành từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ NÔNG THÔN PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH MỤC
TIÊU GIA QUỐC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số 2082/QĐ-UBND ngày
30/9/2015 của UBND tỉnh)
MỞ ĐẦU
Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một tiêu chí quan trọng, then chốt, quyết định sự thành công của công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM). Việc triển khai thực hiện các đề án phát triển sản xuất tại các xã NTM trong những năm qua tuy đạt được nhiều kết quả nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế, chưa thực sự trở thành đòn bẩy quan trọng để hoàn thành các tiêu chí NTM. Để có những cơ chế, chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy, khuyến khích các cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, gia trại và các tổ chức như hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn, tạo việc làm tại các xã xây dựng NTM theo Thông tư liên tịch số 51/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 02/12/2013 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng xây dựng Đề án “Quy định mức hỗ trợ cho các hoạt động về phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020”, với những nội dung cụ thể như sau:
CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020;
- Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020;
- Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020;
- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
- Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 4/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020;
- Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020;
- Thông tư liên tịch số 51/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 02/12/2013 của Liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020;
- Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của Liên Bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông;
- Nghị quyết số 126/NQ-HĐND ngày 10/12/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh đến năm 2020;
- Nghị quyết số 141/2015/NQ-HĐND ngày 11/7/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định mức hỗ trợ cho các hoạt động về phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020;
II. Sự cần thiết xây dựng Đề án
Trong các năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện nhiều chính sách đầu tư cho chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn như chương trình khuyến nông; giảm nghèo; chương trình 135 giai đoạn III; chương trình nông nghiệp công nghệ cao; chương trình khuyến công; chương trình phát triển hạ tầng thủy sản và làng nghề nông thôn,... Các chương trình này chủ yếu đầu tư xây dựng các mô hình điểm để nhân rộng cho nhân dân và cơ bản phù hợp với nội dung hỗ trợ đầu tư xây dựng NTM.
Tuy nhiên, hiện nay các cơ chế chính sách quy định mức hỗ trợ các hoạt động về phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn đang thực hiện trên địa bàn tỉnh còn chưa đầy đủ; mỗi chương trình, dự án tuy được đầu tư, hỗ trợ trên cùng một địa bàn (xã) đều có những cơ chế, tỷ lệ hỗ trợ khác nhau. Việc xây dựng định mức hỗ trợ cho các hoạt động về phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM là hết sức cần thiết nhằm thống nhất quản lý, chỉ đạo công tác phát triển sản xuất, dịch vụ nông thôn với mục tiêu tạo việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân tại các xã NTM.
KẾT QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2013-2015
I. Kết quả huy động nguồn lực xây dựng NTM giai đoạn 2013-2015
Tổng nguồn vốn huy động giai đoạn 2013-2015 là 28.419 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách nhà nước 2.993 tỷ đồng (chiếm 10,53%); vốn tín dụng là 24.689 tỷ đồng (chiếm 86,87%); vốn do nhân dân đóng góp 491 tỷ đồng (chiếm 1,73%), chưa tính phần hiến đất, hoa màu, vật kiến trúc; vốn doanh nghiệp 246 tỷ đồng (chiếm 0,87%).
Tổng vốn đầu tư cho các hoạt động phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn giai đoạn 2013-2015 là 121.393 triệu đồng (chi tiết tại Phụ lục I đính kèm), trong đó:
- Vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước: 56.993 triệu đồng, chiếm 47% tổng vốn đầu tư.
- Vốn đối ứng của các hộ gia đình, chủ trang trại, HTX và THT: 64.400 triệu đồng, chiếm 53% tổng vốn đầu tư.
1. Đào tạo, tập huấn:
Đã mở được 545 lớp đào tạo, tập huấn phục vụ cho công tác phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn, đối tượng là nông dân, chủ trang trại, gia trại và các cán bộ quản lý HTX, THT trên địa bàn tỉnh, với tổng kinh phí 7.861 triệu đồng, trong đó:
- Tổ chức 198 lớp tập huấn mô hình khuyến nông; 20 lớp chuyển giao kỹ thuật cho nông dân tham gia mô hình khuyến nông cho nông dân và các khuyến nông viên tại địa phương; 41 lớp nghiệp vụ khuyến nông; 50 lớp tập huấn kinh tế trang trại, bảo quản chế biến sau thu hoạch; 150 lớp tập huấn nông nghiệp công nghệ cao; 36 lớp kiến thức về an toàn thực phẩm, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; 11 lớp tập huấn phòng trừ sâu bệnh, sương muối trên cây rau, hoa, ca cao, cà phê...; 10 lớp tập huấn về kỹ thuật tái canh cây cà phê; cung cấp 1.500 đĩa DVD hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cà chua cho nông dân, với tổng kinh phí 6.652 triệu đồng.
- Tổ chức 29 lớp đào tạo tập huấn về Luật HTX, công tác quản lý, chuyển đổi HTX, thành lập mới HTX và THT, xây dựng phương án kinh doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm,... cho cán bộ quản lý, nghiệp vụ HTX và THT; 03 lớp xây dựng mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), với tổng kinh phí 1.209 triệu đồng.
2. Hỗ trợ đầu tư xây dựng mô hình sản xuất và tổ chức hội thảo nhân rộng:
Đã hỗ trợ đầu tư xây dựng được 639 mô hình sản xuất và 92 cuộc hội thảo nhân rộng mô hình, với tổng kinh phí 56.469 triệu đồng (vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước 22.494 triệu đồng, vốn đối ứng của dân 33.975 triệu đồng), trong đó:
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng mô hình sản xuất và tổ chức hội thảo nhân rộng cho các đối tượng là hộ nông dân, chủ trang trại, gia trại: Hỗ trợ xây dựng 200 mô hình và 92 cuộc hội thảo nhân rộng mô hình khuyến nông; 298 mô hình nông nghiệp công nghệ cao; 38 mô hình xây dựng trang trại điển hình, quảng bá sản phẩm; 21 mô hình nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi; 30 mô hình ghép cải tạo vườn điều và hàng chục mô hình tái canh cây cà phê, mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật,... với tổng kinh phí 51.281 triệu đồng (vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước 19.947 triệu đồng, vốn đối ứng của dân 31.334 triệu đồng).
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng mô hình sản xuất và tổ chức hội thảo nhân rộng cho các đối tượng là HTX và THT;
- Hỗ trợ xây dựng 27 mô hình xây dựng HTX điển hình, liên kết chế biến, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm; 05 mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) với tổng kinh phí 5.188 triệu đồng (vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước 2.547 triệu đồng, vốn đối ứng của dân 2.641 triệu đồng).
3. Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi: Tổng kinh phí 32.797 triệu đồng (vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước 15.156 triệu đồng, vốn đối ứng của dân và HTX 17.641 triệu đồng) để thực hiện các đề án: Đề án nâng cao chất lượng giống cây trồng vật nuôi với tổng kinh phí 16.883 triệu đồng (vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước 8.948 triệu đồng, vốn đối ứng của dân 7.935 triệu đồng); Đề án phát triển kinh tế trang trại, kinh phí 3.158 triệu đồng (vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước 1.239 triệu đồng, vốn đối ứng của dân 1.919 triệu đồng); Đề án phát triển kinh tế tập thể, kinh phí 2.106 triệu đồng (vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước 534 triệu đồng, vốn đối ứng của dân 1.572 triệu đồng).
4. Hỗ trợ vật tư, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón: Tổng kinh phí từ năm 2013-2015 là 600 triệu đồng (vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước 360 triệu đồng, vốn đối ứng của dân 240 triệu đồng).
5. Hỗ trợ mua máy móc, thiết bị gieo trồng, chăn nuôi, thu hoạch, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm:
Đã thực hiện được 213 mô hình, kinh phí 23.666 triệu đồng (vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước 11.121 triệu đồng, vốn đối ứng của dân và HTX 12.545 triệu đồng) để thực hiện các đề án như: Đề án phát triển kinh tế tập thể, Đề án phát triển kinh tế trang trại, Đề án chế biến và bảo quản sau thu hoạch cà phê, chè, rau, hoa; Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề.
1. Những mặt đã đạt được:
- Thông qua các lớp đào tạo, tập huấn đã nâng cao nhận thức, năng lực quản lý, kiến thức chuyên môn cho các đối tượng tham gia thực hiện các đề án, các mô hình sản xuất; đồng thời giúp người nông dân, các chủ trang trại, nắm được các chủ trương chính sách của nhà nước về kinh tế tập thể, kinh tế trang trại, nông nghiệp công nghệ cao, phát triển nông nghiệp bền vững,...
- Việc hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước để xây dựng phát triển các mô hình sản xuất có hiệu quả đã giúp người nông dân, các chủ trang trại mạnh dạn vay vốn tín dụng đầu tư vào phát triển sản xuất. Nhiều nội dung, hạng mục hỗ trợ đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân; phát huy kinh tế hộ, trang trại, THT, HTX...
- Đã ưu tiên hỗ trợ những dự án, mô hình có hiệu quả kinh tế, có khả năng nhân rộng trên địa bàn, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ sản xuất giống cây con, ứng dụng cơ giới hóa nông nghiệp, chế biến, bảo quản sau thu hoạch, xây dựng thương hiệu, quảng bá, xúc tiến thương mại, tư vấn thị trường, hội chợ,... Các cơ chế, chính sách được triển khai qua các đề án, mô hình phát triển sản xuất, dịch vụ đã góp phần giúp các hộ nông dân có điều kiện phát triển sản xuất.
- Hỗ trợ thực hiện các đề án, các mô hình phát triển sản xuất đã tạo được những bước phát triển mới theo hướng tích cực ở nhiều mặt, tăng nhanh năng suất, sản lượng, chất lượng nông sản đối với những cây trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh của tỉnh, giá trị sản xuất và thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác được nâng cao đối với từng loại cây trồng vật nuôi trên địa bàn tỉnh.Việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, giống mới đã góp phần đa dạng hóa chủng loại giống cây trồng, vật nuôi; nhiều HTX, THT và trang trại đã đầu tư quản lý nông sản theo hướng an toàn; việc thực hiện thành công một số mô hình theo chuỗi an toàn thực phẩm đã góp phần quản lý chặt chẽ các công đoạn của quá trình sản xuất.
- Việc hỗ trợ các hoạt động phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn giai đoạn 2013 - 2015 đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và tạo việc làm cho người dân nông thôn; giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên địa bàn tỉnh đạt 130 triệu đồng/ha/năm (năm 2014), thu nhập bình quân đầu người đạt 44,8 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 2,75% (hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số 6,98%); các hình thức tổ chức sản xuất (HTX, THT, mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm) ở các xã NTM tiếp tục được quan tâm. Đến hết năm 2014 có 94 xã đạt tiêu chí về thu nhập, 88 xã đạt tiêu chí về hộ nghèo, 54 xã đạt tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất và 116 xã đạt tiêu chí về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên.
2. Tồn tại, hạn chế:
- Công tác chọn hộ, đơn vị để hỗ trợ xây dựng mô hình gặp nhiều khó khăn, do chi phí đầu tư cho các máy móc thiết bị lớn trong khi nguồn vốn hỗ trợ có hạn. Một số HTX, THT, hộ gia đình, trang trại đăng ký tham gia nhưng chưa chuẩn bị đầy đủ nguồn vốn đối ứng, điều kiện cơ sở vật chất, lao động khó khăn nên phải lựa chọn hộ khác thay thế; một số đơn vị cung cấp thiết bị, máy móc thiếu vốn, nhân lực kỹ thuật dẫn đến tiến độ triển khai các mô hình kéo dài, chậm tiến độ.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung, kế hoạch triển khai đề án, mô hình tại một số địa phương chưa rộng rãi, một bộ phận dân cư chưa nắm được những nội dung hỗ trợ để đăng ký tham gia; việc phối hợp giữa các đơn vị chủ đầu tư với một số địa phương còn bất cập.
- Việc hỗ trợ đầu tư cho công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý; chưa xây dựng được nhiều chuỗi an toàn thực phẩm; ý thức chấp hành pháp luật về quản lý chất lượng an toàn thực phẩm và trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng chưa cao. Số lượng cơ sở sản xuất phân tán, nhỏ lẻ, manh mún nên khó kiểm soát, mức độ đảm bảo an toàn thực phẩm, khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng.
- Hiện nay các chương trình, dự án tuy được đầu tư trên cùng một địa bàn (xã) song cơ chế và tỷ lệ hỗ trợ khác nhau nên công tác quản lý, triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả không cao.
1. Mục tiêu chung: Đạt yêu cầu về tiêu chí thu nhập và tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM.
2. Mục tiêu cụ thể: Quy định mức hỗ trợ cho các hoạt động về phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM theo Thông tư liên tịch số 51/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC của Liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, với các nội dung cụ thể sau:
- Đào tạo, tập huấn.
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng mô hình sản xuất và tổ chức hội thảo nhân rộng.
- Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi.
- Hỗ trợ vật tư, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón.
- Hỗ trợ mua máy móc, thiết bị gieo trồng, chăn nuôi, thu hoạch, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm.
II. Phạm vi và đối tượng của đề án
1. Phạm vi:
- Các xã xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
- Các hoạt động phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn thuộc các chương trình, dự án, đề án khác được lồng ghép khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM thì áp dụng theo nguyên tắc, cơ chế đầu tư, hỗ trợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với chương trình, dự án, đề án đó.
2. Đối tượng:
a) Cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại (bao gồm cả chủ gia trại).
b) Tổ chức: Hợp tác xã, tổ hợp tác.
Trên cơ sở các quy định đang được triển khai trên địa bàn tỉnh như các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, phát triển nông thôn, nông nghiệp công nghệ cao, chế biến và bảo quản sau thu hoạch, chương trình phát triển hạ tầng thủy sản và làng nghề nông thôn,...như sau:
1. Hỗ trợ mở lớp đào tạo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật, quản lý:
a) Hỗ trợ văn phòng phẩm, nước uống với mức tối đa không quá 20.000 đồng/ngày thực học/người, hỗ trợ 100% chi phí tài liệu học cho người tham dự tập huấn;
b) Hỗ trợ tiền ăn tối đa không quá 70.000 đồng/ngày thực học/người đối với các lớp tập huấn, đào tạo tổ chức tại thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; không quá 50.000 đồng/ngày thực học/người đối với các lớp tập huấn, đào tạo tổ chức tại huyện, xã; hỗ trợ tiền đi lại theo giá giao thông công cộng nhưng tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa tập huấn đối với người học xa nơi cư trú 15 km trở lên, đối với nơi không có phương tiện giao thông công cộng thì thanh toán theo mức tối đa 150.000 đồng/người/khóa học. Hỗ trợ thuê phòng nghỉ 100.000 đồng/ngày/người (nếu phải nghỉ qua đêm).
c) Hỗ trợ tham quan, khảo sát mô hình sản xuất đang áp dụng thành công ở các địa phương khác:
- Hỗ trợ tiền tàu, xe theo mức giá vé tàu, vé xe thông thường;
- Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian tham quan, khảo sát: không quá 70.000 đồng/người/ngày.
- Hỗ trợ tiền thuê phòng nghỉ 200.000 đồng/ngày/người.
d) Điều kiện được hỗ trợ:
Nông dân sản xuất nhỏ, nông dân sản xuất hàng hóa, nông dân thuộc diện hộ nghèo; chủ trang trại, xã viên THT và HTX; công nhân nông, lâm trường chưa tham gia chương trình đào tạo dạy nghề do nhà nước hỗ trợ (hoặc đã tham gia nhưng nội dung đào tạo hiện nay không còn phù hợp).
2. Hỗ trợ đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất và tổ chức hội thảo nhân rộng:
a) Đối với mô hình tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững: Hỗ trợ tối đa không quá 30 triệu đồng/mô hình.
b) Đối với mô hình hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản thuộc dự án cánh đồng lớn: Hỗ trợ tối đa 30% trong năm đầu và 20% năm thứ hai chi phí thực tế về thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, thuê máy để thực hiện dịch vụ bảo vệ thực vật chung cho các thành viên HTX, THT.
c) Đối với mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP): Hỗ trợ 60% tổng chi phí thực hiện mô hình, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/mô hình.
d) Hỗ trợ xây dựng mô hình HTX điển hình tối đa 50% tổng chi phí thực hiện mô hình, nhưng không quá 200 triệu đồng/mô hình; hỗ trợ xây dựng mô hình trang trại điển hình tối đa 50% tổng chi phí thực hiện mô hình, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/mô hình.
đ) Điều kiện được hỗ trợ:
- Đối với các tổ chức đại diện của nông dân:
+ Có hợp đồng và thực hiện cung ứng đầu vào cho sản xuất, tổ chức sản xuất hoặc tiêu thụ nông sản cho các hộ thành viên và nông dân trên địa bàn;
+ Có phương án thực hiện các nội dung được ưu đãi, hỗ trợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Điều kiện người sản xuất được hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn: Đáp ứng quy định tại Điều 7 Thông tư số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của Liên Bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Đối với mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP): Đáp ứng các điều kiện quy định tại Quyết định 67/2014/QĐ-UBND ngày 10/12/2014 của UBND tỉnh về việc Ban hành quy định về nội dung, danh mục và mức hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
3. Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao:
a) Hỗ trợ một lần tối đa 30% chi phí mua giống cây trồng có phẩm cấp chất lượng từ giống xác nhận trở lên để gieo trồng vụ đầu tiên thuộc dự án cánh đồng lớn.
b) Hỗ trợ phối giống nhân tạo hàng năm đối với heo, trâu, bò:
- Hỗ trợ 100% kinh phí về liều tinh để thực hiện phối giống cho heo nái. Mức hỗ trợ không quá 02 liều tinh cho một lần phối giống và không quá 05 liều tinh cho một heo nái/năm;
- Hỗ trợ 100% kinh phí vật tư phối giống nhân tạo (tinh đông lạnh, gồm tinh thường, tinh phân giới tính và nitơ lỏng, găng tay, dẫn tinh quản) để phối giống cho trâu, bò sữa, bò thịt cái sinh sản. Mức hỗ trợ không quá 04 liều tinh/bò thịt, bò sữa hoặc trâu/năm.
c) Hỗ trợ mua heo, trâu, bò sữa, bò thịt giống và gà, vịt giống bố mẹ hậu bị: Hỗ trợ một lần đến 50% giá trị con giống heo, trâu, bò sữa, bò thịt giống và gà, vịt giống bố mẹ hậu bị cho các hộ chăn nuôi.
- Mức hỗ trợ không quá 05 triệu đồng/1 con đối với heo giống từ 06 tháng tuổi trở lên; mỗi hộ được hỗ trợ mua không quá 03 con heo đực giống;
- Mức hỗ trợ không quá 20 triệu đồng/1 con đối với bò sữa, bò đực giống thịt, bò cái giống thịt từ 12 tháng tuổi trở lên; không quá 25 triệu đồng/1 con đối với trâu đực giống thịt từ 24 tháng tuổi trở lên; mỗi hộ được hỗ trợ mua một con trâu hoặc một con bò sữa, bò thịt giống.
- Mức hỗ trợ bình quân đối với gà, vịt giống không quá 50.000 đồng/con; mỗi hộ được hỗ trợ mua không quá 200 con gà hoặc 200 con vịt giống bố mẹ hậu bị.
d) Điều kiện được hỗ trợ, hộ chăn nuôi phải bảo đảm các điều kiện:
- Chăn nuôi lợn, trâu, bò đực giống để phối giống dịch vụ hoặc nuôi gà, vịt giống gắn với ấp nở cung cấp con giống; có đơn đăng ký và cam kết thực hiện nghiêm kỹ thuật chăn nuôi an toàn theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
- Mua loại giống phù hợp yêu cầu của địa phương; có nguồn gốc từ các cơ sở sản xuất giống vật nuôi, có lý lịch rõ ràng đối với lợn, trâu và bò hoặc phẩm cấp giống phù hợp đối với gà, vịt; có tiêu chuẩn chất lượng phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Mỗi hộ chỉ được hỗ trợ mua một trong các đối tượng: Hoặc lợn đực giống, hoặc trâu đực giống, hoặc bò đực giống thịt, hoặc gà giống, hoặc vịt giống.
4. Hỗ trợ vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật:
a) Hỗ trợ 50% chi phí thực hiện mô hình nhưng tối đa không quá 12,5 triệu đồng/hộ/năm và tối đa không quá 50 triệu đồng/1 HTX, THT/năm.
b) Điều kiện được hỗ trợ:
Nông dân sản xuất nhỏ, nông dân sản xuất hàng hóa, nông dân thuộc diện hộ nghèo; chủ trang trại, xã viên THT và HTX có mô hình hoạt động hiệu quả cần phổ biến, nhân rộng.
5. Hỗ trợ mua máy móc, thiết bị gieo trồng, chăn nuôi, thu hoạch, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm:
a) Đối với mô hình cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản chế biến và ngành nghề nông thôn, được hỗ trợ chi phí mua công cụ, máy cơ khí, thiết bị với mức:
- Tại địa bàn xã nghèo, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Hỗ trợ 100% tổng chi phí thực hiện mô hình, nhưng tối đa không quá 125 triệu đồng/mô hình;
- Tại địa bàn các xã còn lại: Hỗ trợ 50% tổng chi phí thực hiện mô hình, nhưng tối đa không quá 70 triệu đồng/mô hình.
b) Hỗ trợ mua phương tiện vận chuyển vật tư, phân bón với mức hỗ trợ tối đa 50% tổng chi phí mua sắm, nhưng không quá 50 triệu đồng/1 hộ, nhóm hộ hoặc liên hộ (tối thiểu 05 hộ) và không quá 200 triệu đồng/HTX, THT.
c) Hỗ trợ xây dựng nhà xưởng, kho tàng với mức hỗ trợ tối đa 50% tổng chi phí xây lắp, nhưng không quá 30 triệu đồng/1 hộ hoặc liên hộ (05 hộ) và không quá 120 triệu đồng/hợp tác xã, tổ hợp tác.
d) Điều kiện được hỗ trợ
- Đối với HTX, THT: Đáp ứng quy định tại điểm 3, Mục II, Điều 1 Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển Hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020;
- Đối với việc hỗ trợ các mô hình: Đáp ứng quy định tại Điều 7 Thông tư số 183/2010/TTLT-BTC-NNN ngày 15/11/2010 của Liên Bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
6. Các hoạt động phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn thuộc các chương trình, dự án, đề án khác được lồng ghép khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM thì áp dụng theo nguyên tắc, cơ chế đầu tư, hỗ trợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với chương trình, dự án, đề án đó.
IV. Các nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn
1. Đào tạo, tập huấn:
Tổ chức thực hiện 640 lớp đào tạo, tập huấn phục vụ phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn, với tổng kinh phí 16.065 triệu đồng; trong đó các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại 530 lớp với kinh phí 9.354 triệu đồng; các HTX, THT 110 lớp, với kinh phí 4.825 triệu đồng.
2. Hỗ trợ đầu tư xây dựng mô hình sản xuất và tổ chức hội thảo nhân rộng: Xây dựng 495 mô hình sản xuất, tổ chức 120 cuộc hội thảo nhân rộng mô hình, với tổng kinh phí 41.562 triệu đồng; gồm: vốn ngân sách Nhà nước 24.419 triệu đồng (chiếm 58,75%), vốn đối ứng 17.413 triệu đồng (chiếm 41,25%), cụ thể như sau:
a) Xây dựng 415 mô hình cho các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, tổ chức 120 cuộc hội thảo nhân rộng mô hình, với tổng kinh phí 26.562 triệu đồng; gồm: vốn ngân sách Nhà nước 16.419 triệu đồng (chiếm 61,81%), vốn đối ứng 10.143 triệu đồng (chiếm 38,19%).
b) Xây dựng 80 mô hình cho các đối tượng là các HTX, THT với tổng kinh phí 15.000 triệu đồng, gồm: vốn ngân sách Nhà nước 8.000 triệu đồng (chiếm 53,3%), vốn đối ứng 7.000 triệu đồng (chiếm 16,7%).
3. Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi: Tổng kinh phí hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi 68.953 triệu đồng, gồm: Vốn ngân sách Nhà nước 37.000 triệu đồng (chiếm 53%), vốn đối ứng là 31.953 triệu đồng (chiếm 46%), trong đó:
a) Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại với tổng kinh phí là 62.453 triệu đồng, gồm: Vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ 35.500 triệu đồng (chiếm 56,8%), vốn đối ứng là 26.953 triệu đồng (chiếm 43,2%).
b) Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho các HTX, THT với tổng kinh phí 6.500 triệu đồng, gồm: Vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ 1.500 triệu đồng (chiếm 23%), vốn đối ứng là 5.000 triệu đồng (chiếm 77%).
4. Hỗ trợ vật tư, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón: Tổng kinh phí hỗ trợ vật tư, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón 7.235 triệu đồng, gồm: Vốn ngân sách Nhà nước 4.120 triệu đồng (chiếm 57%), vốn đối ứng 3.115 triệu đồng (chiếm 43%), trong đó:
a) Hỗ trợ vật tư, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón cho cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại với tổng kinh phí 3.235 triệu đồng, gồm: Vốn ngân sách Nhà nước 2.120 triệu đồng (chiếm 65,5%), vốn đối ứng là 1.115 triệu đồng (chiếm 34,5%).
b) Hỗ trợ vật tư, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón cho các HTX, THT với tổng kinh phí 4.000 triệu đồng, gồm: Vốn ngân sách Nhà nước 2.000 triệu đồng (chiếm 50%), vốn đối ứng 2.000 triệu đồng (chiếm 50%).
5. Hỗ trợ mua máy móc, thiết bị gieo trồng, chăn nuôi, thu hoạch, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm: Tổng vốn đầu tư 43.000 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nước 21.500 triệu đồng (chiếm 50%), vốn đối ứng 21.500 triệu đồng (chiếm 50%):
V. Nhu cầu vốn và nguồn kinh phí
Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các hoạt động về phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020 là 174.929 triệu đồng, trong đó:
1. Vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước: 101.218 triệu đồng, chiếm 58% tổng vốn đầu tư.
2. Vốn đối ứng của các hộ gia đình, chủ trang trại, HTX và THT: 73.711 triệu đồng, chiếm 42% tổng vốn đầu tư.
Kinh phí thực hiện, bao gồm: Kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và các chương trình, dự án đang thực hiện tại địa phương như: chương trình khuyến công, khuyến nông, giảm nghèo, đào tạo nghề cho lao động nông thôn... (gồm kinh phí ngân sách Trung ương và kinh phí của ngân sách địa phương).
Chi tiết tại Phụ lục II kèm theo.
VI. Quy trình lập, phê duyệt kế hoạch đầu tư
1. Căn cứ vào Quy hoạch và Đề án xây dựng NTM, Ban quản lý xã phối hợp với Ban Phát triển thôn và Trưởng thôn tổ chức họp dân (họp thôn hoặc liên thôn) thông báo nội dung, đối tượng thụ hưởng, mức vốn hỗ trợ, các thông tin thị trường, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã để các hộ và tổ chức lựa chọn các lĩnh vực cần phát triển và các nội dung cần hỗ trợ.
Ban Quản lý xã thống nhất với người dân lựa chọn một số sản phẩm, dịch vụ chủ lực để tập trung hỗ trợ và các nội dung cần hỗ trợ trình UBND xã xem xét, lựa chọn. Các sản phẩm hoặc dịch vụ được lựa chọn phải phù hợp, thiết thực với xã, có định hướng rõ về thị trường. Nội dung hỗ trợ tập trung vào những khâu, công đoạn tạo được sự cải thiện mạnh về hiệu quả, chất lượng, làm tăng giá trị, lợi nhuận từ sản phẩm, dịch vụ.
2. Trên cơ sở tổng hợp các nội dung cần hỗ trợ trên địa bàn xã, Ban quản lý xã lập kế hoạch thực hiện và dự toán chi tiết kèm theo vào kế hoạch hàng năm, 05 năm báo cáo Ủy ban nhân dân xã để trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp kế hoạch hàng năm, 5 năm của các xã, tổ chức thẩm định, phê duyệt và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hàng năm, căn cứ nguồn vốn Trung ương giao và nguồn vốn địa phương, phân bổ vốn cho các huyện, xã; ưu tiên hỗ trợ cho những xã làm tốt, những xã đặc biệt khó khăn (không nhất thiết phân bổ đều, mang tính bình quân).
5. Ban Quản lý xã căn cứ vào nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ hàng năm và các nguồn vốn khác để tổ chức triển khai thực hiện theo kế hoạch và theo thứ tự ưu tiên.
VII. Quy trình triển khai (gồm 2 giai đoạn)
1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị và lập kế hoạch.
Bước 1. Xây dựng định hướng phát triển: Xác định được định hướng phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn của xã gắn với việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu sản xuất trên địa bàn xã trong giai đoạn 2016 - 2020.
Bước 2. Cung cấp thông tin cho người dân: Cung cấp thông tin về định hướng, cơ chế, chính sách, kế hoạch, quy trình triển khai việc phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn cho toàn bộ người dân trong xã biết để tham gia.
Bước 3. Xây dựng đề xuất: Người dân xây dựng các đề xuất phát triển để Ban quản lý xã xem xét, lựa chọn.
Bước 4. Đánh giá và lựa chọn đề xuất của người dân: Ban Quản lý xã đánh giá và lựa chọn các đề xuất của người dân, báo cáo Ủy ban nhân dân xã.
Bước 5. Phê duyệt đề xuất và lập kế hoạch: Ủy ban nhân dân xã đề nghị Úy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt danh mục các đề xuất của người dân. Sau khi các đề xuất được phê duyệt, Ban Quản lý xã thông báo đến người dân, lập kế hoạch tổ chức thực hiện.
2. Giai đoạn 2: Tổ chức thực hiện.
Bước 1. Thương thảo, ký kết hợp đồng: Ban Quản lý xã thống nhất thương thảo và ký hợp đồng thực hiện với người dân.
Bước 2. Triển khai thực hiện: Người dân triển khai thực hiện theo đề xuất đã được phê duyệt.
Bước 3. Tạm ứng, thanh toán và quyết toán: Ban Quản lý xã hỗ trợ người dân thực hiện việc tạm ứng, thanh toán và quyết toán phần kinh phí hỗ trợ theo các quy định hiện hành.
Bước 4. Giám sát, đánh giá và báo cáo: Ban quản lý xã phối hợp với Ban Phát triển thôn thực hiện nhiệm vụ giám sát, kết hợp với các biện pháp như giám sát cộng đồng trong suốt quá trình thực hiện các đề xuất được hỗ trợ theo các nội dung như số lượng, chất lượng, đầu vào, đầu ra, kết quả của dự án, đối tượng, kinh phí, tiến độ thực hiện các đề xuất; lập báo cáo theo dõi tiến độ và đánh giá kết quả thực hiện hàng quý, hàng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân xã.
1. Sở Tài chính: Chủ trì phối hợp với các sở ngành, địa phương cân đối nguồn vốn sự nghiệp kinh tế theo kế hoạch hàng năm cho các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn, trình UBND tỉnh xem xét quyết định; hướng dẫn thủ tục tạm ứng, thanh quyết toán vốn hàng năm theo quy định.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh có trách nhiệm tổng hợp toàn bộ kế hoạch hàng năm gửi Sở Tài chính cùng phối hợp để cân đối nguồn vốn; báo cáo tình hình thực hiện, đề xuất, kiến nghị điều chỉnh cơ chế và đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện; chủ trì, phối hợp với các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn.
3. UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc chủ động cân đối nguồn lực địa phương để ưu tiên cho các hoạt động hỗ trợ; tổ chức, hướng dẫn UBND các xã trong công tác vận động, tuyên truyền nhân dân tích cực tham gia phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và đóng góp xây dựng NTM; tùy tình hình thực tế của từng xã, đề xuất mức hỗ trợ cụ thể từ ngân sách nhà nước nhưng không vượt quá định mức hỗ trợ tối đa theo quy định này.
4. Các sở, ngành có liên quan, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công tham gia triển khai thực hiện./.
KẾT QUẢ HỖ TRỢ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CÁC HOẠT ĐỘNG
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2013-2015.
(Kèm theo Quyết định số 2082/QĐ-UBND ngày 30/9/2015 của UBND tỉnh)
STT |
Danh mục |
ĐVT |
Khối lượng |
Tiền vốn (triệu đồng) |
||
Tổng số |
Trong đó |
|||||
NSNN |
Dân đóng góp |
|||||
|
TỔNG SỐ |
|
|
83.180 |
44.822 |
38.358 |
I |
Các hoạt động hỗ trợ cho cá nhân, hộ gia đình, trang trại, gia trại |
|
|
68.627 |
37.049 |
31.578 |
1 |
Đào tạo, tập huấn |
|
|
5.842 |
5.842 |
|
|
Tập huấn tham gia mô hình khuyến nông (tổ chức tại xã) |
lớp |
198 |
396 |
396 |
|
|
Tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân (tổ chức tại huyện) |
lớp |
20 |
353 |
353 |
|
|
Tập huấn nghiệp vụ cho khuyến nông viên cơ sở (Đề án khuyến nông cơ sở) |
lớp |
17 |
828 |
828 |
|
|
Tập huấn nghiệp vụ cho khuyến nông viên (Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững) |
lớp |
24 |
656 |
656 |
|
|
Tập huấn về kinh tế trang trại, bảo quản chế biến sau thu hoạch |
Lớp |
50 |
2.978 |
2.978 |
|
|
Tập huấn an toàn thực phẩm và kiểm soát thuốc BVTV |
Lớp |
28 |
320 |
320 |
|
|
Phát đĩa DVD hướng dẫn phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cà chua |
Đĩa |
1.500 |
40 |
40 |
|
|
Tập huấn quy trình PTTH sâu bệnh hại ca cao, sương muối hại cà phê |
Lớp |
7 |
51 |
51 |
|
|
Tập huấn sâu bệnh hại chính trên cây hoa và biện pháp phòng trừ |
Lớp |
4 |
28 |
28 |
|
|
Tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm |
lớp |
8 |
192 |
192 |
|
2 |
Hỗ trợ đầu tư xây dựng mô hình sản xuất và tổ chức hội thảo nhân rộng |
|
|
13.878 |
8.586 |
5.292 |
|
Mô hình khuyến nông |
Mô hình |
200 |
8.142 |
4.523 |
3.619 |
|
Hội thảo nhân rộng mô hình khuyến nông |
cuộc |
92 |
180 |
180 |
|
|
Mô hình trang trại điển hình, quảng bá SP,... |
Mô hình |
38 |
2.916 |
1.493 |
1.423 |
|
Mô hình nâng cao chất lượng giống cây trồng (Đề án được phê duyệt tại QĐ 2986/QĐ-UBND ngày 26/12/2011) |
Mô hình |
21 |
1.490 |
1.490 |
|
|
Mô hình ghép cải tạo điều |
Mô hình |
30 |
400 |
400 |
|
|
Mô hình thực hành SX nông nghiệp tốt (VietGAP) |
Mô hình |
5 |
750 |
500 |
250 |
3 |
Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi |
|
|
30.691 |
14.622 |
16.069 |
|
Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi (Đề án phát triển nông thôn) |
Mô hình |
31 |
3.158 |
1.239 |
1.919 |
|
Hỗ trợ giống cây trồng (Đề án 2986 nâng cao chất lượng giống cây trồng vật nuôi) |
|
|
16.883 |
8.948 |
7.935 |
|
Hỗ trợ giống vật nuôi (trâu, bò thịt giống, heo giống) |
|
|
8.701 |
2.486 |
6.215 |
|
Hỗ trợ công tác thụ tinh nhân tạo cho bò sữa |
|
|
1.949 |
1.949 |
|
4 |
Hỗ trợ vật tư, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón |
Mô hình |
3 |
600 |
360 |
240 |
5 |
Hỗ trợ mua máy móc, thiết bị gieo trồng, chăn nuôi, thu hoạch, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm (trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, chế biến nông, lâm, thủy sản, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ nông thôn) |
Mô hình |
127 |
17.616 |
7.638 |
9.978 |
II |
Các hoạt động hỗ trợ cho Hợp tác xã, Tổ hợp tác |
|
|
14.553 |
7.773 |
6.780 |
1 |
Đào tạo, tập huấn |
|
|
1.209 |
1.209 |
|
|
Đào tạo, tập huấn luật HTX, công tác quản lý,...cho cán bộ HTX, THT |
Lớp |
26 |
1.161 |
1.161 |
|
|
Đào tạo, tập huấn kiến thức ATTP: |
Lớp |
3 |
48 |
48 |
|
2 |
Hỗ trợ đầu tư xây dựng mô hình sản xuất và tổ chức hội thảo nhân rộng |
|
|
5.188 |
2.547 |
2.641 |
|
Mô hình HTX điển hình, liên kết sản xuất, chế biến tiêu thụ SP |
Mô hình |
27 |
4.438 |
2.047 |
2.391 |
|
Mô hình thực hành SX nông nghiệp tốt (VietGAP) |
Mô hình |
5 |
750 |
500 |
250 |
3 |
Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi |
Mô hình |
7 |
2.106 |
534 |
1.572 |
4 |
Hỗ trợ vật tư, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón |
|
|
|
|
|
5 |
Hỗ trợ mua máy móc, thiết bị gieo trồng, chăn nuôi, thu hoạch, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm (trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, chế biến nông, lâm, thủy sản, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ nông thôn) |
Mô hình |
86 |
6.050 |
3.483 |
2.567 |
NHU CẦU VỐN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ
CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ NÔNG
THÔN PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH LÂM
ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số 2082/QĐ-UBND ngày 30/9/2015 của UBND tỉnh)
STT |
Danh mục |
ĐVT |
Khối lượng |
Tiền vốn (triệu đồng) |
||
Tổng số |
Trong đó |
|||||
NSNN |
Dân đóng góp |
|||||
|
TỔNG SỐ |
|
|
174.929 |
101.218 |
73.711 |
I |
Các hoạt động hỗ trợ cho cá nhân, hộ gia đình, trang trại, gia trại |
|
|
129.604 |
77.393 |
52.211 |
1 |
Đào tạo, tập huấn |
|
|
9.354 |
9.354 |
|
|
Tập huấn tham gia mô hình khuyến nông (tổ chức tại xã) |
Lớp |
300 |
600 |
600 |
|
|
Tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân (tổ chức tại huyện) |
Lớp |
30 |
529 |
529 |
|
|
Tập huấn nghiệp vụ cho khuyến nông viên cơ sở (Đề án khuyến nông cơ sở) |
Lớp |
25 |
1.218 |
1.218 |
|
|
Tập huấn nghiệp vụ cho khuyến nông viên (Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững) |
Lớp |
35 |
957 |
957 |
|
|
Tập huấn về kinh tế trang trại, bảo quản chế biến sau thu hoạch |
Lớp |
110 |
4.400 |
4.400 |
|
|
Tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm |
Lớp |
30 |
1.650 |
1.650 |
|
2 |
Hỗ trợ đầu tư xây dựng mô hình sản xuất và tổ chức hội thảo nhân rộng |
|
|
26.562 |
16.419 |
10.143 |
|
Mô hình khuyến nông |
Mô hình |
300 |
11.572 |
6.429 |
5.143 |
|
Hội thảo nhân rộng mô hình khuyến nông |
Cuộc |
120 |
240 |
240 |
|
|
Mô hình trang trại điển hình, quảng bá SP,... |
Mô hình |
40 |
8.000 |
4.000 |
4.000 |
|
Mô hình nâng cao chất lượng giống cây trồng (Đề án được phê duyệt tại QĐ 2986/QĐ-UBND ngày 26/12/2011) |
Mô hình |
55 |
3.750 |
3.750 |
|
|
Mô hình thực hành SX nông nghiệp tốt (VietGAP) |
Mô hình |
20 |
3.000 |
2.000 |
1.000 |
3 |
Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi |
|
|
62.453 |
35.500 |
26.953 |
|
Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi (Đề án phát triển nông thôn) |
Mô hình |
200 |
10.000 |
3.000 |
7.000 |
|
Hỗ trợ giống cây trồng (Đề án 2986 nâng cao chất lượng giống cây trồng vật nuôi) |
|
|
42.453 |
22.500 |
19.953 |
|
Hỗ trợ giống vật nuôi (trâu, bò sữa, bò thịt, heo giống và gà, vịt bố mẹ hậu bị) |
|
|
5.000 |
5.000 |
|
|
Hỗ trợ công tác thụ tinh nhân tạo cho heo, bò sữa, bò thịt và trâu thịt |
|
|
5.000 |
5.000 |
|
4 |
Hỗ trợ vật tư, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón |
|
|
3.235 |
2.120 |
1.115 |
|
Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi (Đề án phát triển nông thôn) |
Mô hình |
40 |
2.000 |
1.000 |
1.000 |
|
Xây dựng mô hình BVTV |
|
|
1.235 |
1.120 |
115 |
5 |
Hỗ trợ mua máy móc, thiết bị gieo trồng, chăn nuôi, thu hoạch, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm (trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, chế biến nông, lâm, thủy sản, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ nông thôn) |
Mô hình |
280 |
28.000 |
14.000 |
14.000 |
II |
Các hoạt động hỗ trợ cho Hợp tác xã, Tổ hợp tác |
|
|
45.325 |
23.825 |
21.500 |
1 |
Đào tạo, tập huấn |
|
110 |
4.825 |
4.825 |
|
|
Đào tạo, tập huấn luật HTX, công tác quản lý,...cho cán bộ HTX, THT |
Lớp |
80 |
4.000 |
4.000 |
|
|
Đào tạo, tập huấn kiến thức ATTP: |
Lớp |
30 |
825 |
825 |
|
2 |
Hỗ trợ đầu tư xây dựng mô hình sản xuất và tổ chức hội thảo nhân rộng |
|
|
15.000 |
8.000 |
7.000 |
|
Mô hình HTX điển hình, liên kết sản xuất, chế biến tiêu thụ SP |
Mô hình |
60 |
12.000 |
6.000 |
6.000 |
|
Mô hình thực hành SX nông nghiệp tốt (VietGAP) |
Mô hình |
20 |
3.000 |
2.000 |
1.000 |
3 |
Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi |
|
|
6.500 |
1.500 |
5.000 |
4 |
Hỗ trợ vật tư, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón |
|
|
4.000 |
2.000 |
2.000 |
5 |
Hỗ trợ mua máy móc, thiết bị gieo trồng, chăn nuôi, thu hoạch, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm (trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, chế biến nông, lâm, thủy sản, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ nông thôn) |
Mô hình |
150 |
15.000 |
7.500 |
7.500 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.