BỘ NÔNG NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 208/QĐ-QLCL |
Hà Nội, ngày 05 tháng 09 năm 2008 |
CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
Căn cứ Quyết định số 29/2008/QĐ-BNN ngày 28 tháng
01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức
năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm
sản và Thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 2147/QĐ-BNN-QLCL ngày 15 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định tạm thời về tần suất kiểm
tra điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và lấy mẫu kiểm tra lô hàng
thủy sản xuất khẩu;
Theo đề nghị của Trưởng phòng Quản lý kiểm nghiệm,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời về yêu cầu đối với phòng kiểm nghiệm doanh nghiệp chế biến thủy sản được áp dụng chế độ giảm kiểm tra theo quy định tại Quyết định số 2147/QĐ-BNN-QLCL ngày 15/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Ông Chánh văn phòng, Trưởng phòng Quản lý Kiểm nghiệm. Trưởng phòng Quản lý Chất lượng Thủy sản và Giám đốc các Trung tâm vùng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
CỤC TRƯỞNG |
YÊU
CẦU ĐỐI VỚI PHÒNG KIỂM NGHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN ĐƯỢC ÁP DỤNG
CHẾ ĐỘ GIẢM KIỂM TRA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 208/QĐ-QLCL ngày 05 tháng 09 năm 2008)
1. Phạm vi và đối tượng áp dụng:
Văn bản này quy định các yêu cầu, nội dung và phương pháp đánh giá đối với phòng kiểm nghiệm của doanh nghiệp chế biến thủy sản (sau đây gọi tắt là Phòng kiểm nghiệm) đăng ký được áp dụng chế độ giảm kiểm tra theo quy định tại khoản 4, Điều 3, Quy định tạm thời về tần suất kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và lấy mẫu kiểm tra lô hàng thủy sản xuất khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 2147/QĐ-BNN-QLCL ngày 15 tháng 7 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.1. Phòng kiểm nghiệm có vị trí, thiết kế và tiện nghi phù hợp
2.2. Hệ thống quản lý chất lượng phòng kiểm nghiệm đáp ứng yêu cầu cơ bản quy định tại TCVN ISO/IEC 17025 bao gồm các nội dung sau:
a. Có đầy đủ văn bản pháp lý, các tài liệu kỹ thuật, phương pháp tham chiếu và các tiêu chuẩn có liên quan.
b. Có các sổ tay chất lượng, các thủ tục đảm bảo chất lượng được phê duyệt và được xem xét, cập nhật định kỳ một cách có hệ thống.
c. Có các phương pháp phân tích đã được phê duyệt hiệu lực.
d. Có thủ tục xử lý và chuẩn bị mẫu thử nghiệm, lưu giữ và bảo quản mẫu, xử lý và báo cáo kết quả thử nghiệm phù hợp.
e. Có hệ thống ghi chép, cập nhật và quản lý hồ sơ phù hợp.
2.3. Có đầy đủ năng lực về nhân sự, trang thiết bị và các điều kiện phòng kiểm nghiệm để có thể phân tích được tất cả các chỉ tiêu (sinh học, hóa học) phù hợp với Khoản 2, Điều 5, Quyết định số 2147/QĐ-BNN-QLCL ngày 15/7/2008.
a. Các chỉ tiêu chất lượng an toàn vệ sinh theo yêu cầu của chương trình quản lý chất lượng được phê duyệt của doanh nghiệp.
b. Các chỉ tiêu theo yêu cầu của nước nhập khẩu đối với các sản phẩm thủy sản của doanh nghiệp.
2.4. Các phương pháp phân tích được sử dụng trong phòng kiểm nghiệm phải phù hợp và có giới hạn phát hiện (LOD) hoặc giới hạn định lượng (LOQ) đáp ứng các quy định của Việt Nam hoặc quy định có liên quan của nước nhập khẩu.
Danh mục các chỉ tiêu, phương pháp phân tích, giới hạn cho phép theo từng thị trường có áp dụng giảm kiểm tra do Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản công bố áp dụng theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Quy định tạm thời về tần suất kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và lấy mẫu kiểm tra lô hàng thủy sản xuất khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 2147/QĐ-BNN-QLCL ngày 15 tháng 7 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.5. Các phòng kiểm nghiệm không có đủ năng lực để phân tích được đầy đủ các chỉ tiêu quy định tại Điểm 2.3, thì việc phân tích đối với các chỉ tiêu không thực hiện được phải được tiến hành tại phòng kiểm nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận hoặc chỉ định theo các quy định hiện hành.
2.6. Tham gia và đạt kết quả tốt các chương trình thử nghiệm thành thạo đối với các chỉ tiêu quy định tại Điểm 2.3 với tần suất tối thiểu 1 lần/2 năm.
3. Nội dung và phương pháp đánh giá
3.1. Nội dung đánh giá bao gồm:
a. Sự phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng phòng kiểm nghiệm so với yêu cầu quy định tại Mục 2.1 và 2.2 Quy định này. Đối với các phòng kiểm nghiệm đã được công nhận hợp chuẩn theo ISO/IEC 17025 hoặc tương đương, nội dung đánh giá chỉ tập trung vào việc thẩm tra việc tuân thủ của phòng kiểm nghiệm so với tiêu chuẩn đã được công nhận.
b. Năng lực phân tích của phòng kiểm nghiệm đối với từng chỉ tiêu hay nhóm chỉ tiêu với các yêu cầu quy định tại mục 2.3, 2.4, 2.5 và 2.6 của Quy định này.
3.2. Việc đánh giá được thực hiện thông qua biểu mẫu đánh giá quy định trong phụ lục 1.
3.3. Phương pháp đánh giá
a. Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ có thẩm quyền, cán bộ phụ trách, nhân viên của phòng kiểm nghiệm về những thông tin có liên quan.
b. Xem xét hồ sơ lưu trữ, các tài liệu có liên quan của phòng kiểm nghiệm
c. Xem xét tại chỗ việc bố trí mặt bằng, điều kiện môi trường, tình trạng trang thiết bị và các tiện nghi khác của phòng kiểm nghiệm
d. Quan sát, đánh giá sự thành thạo và chính xác trong thao tác của kiểm nghiệm viên, tính phù hợp của phương pháp phân tích và hiện trạng các trang thiết bị được sử dụng thông qua việc thực hiện các phép thử trên mẫu chuẩn và mẫu thật.
3.4. Kết quả đánh giá
a. Mọi sai lỗi, khuyến cáo phát hiện đối với phòng kiểm nghiệm trong quá trình đánh giá cần được ghi nhận vào trong biểu mẫu đánh giá quy định tại Mục 3.2.
b. Kết thúc quá trình đánh giá Đoàn kiểm tra phải lập các biên bản kết quả đánh giá theo mẫu quy định trong Phụ lục 2.
4. Trách nhiệm quyền hạn của các bên có liên quan
4.1. Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản:
Theo đề xuất của các Trung tâm vùng và Phòng Quản lý kiểm nghiệm, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thành lập đoàn đánh giá phòng kiểm nghiệm doanh nghiệp, xem xét để công nhận hoặc đình chỉ công nhận các chỉ tiêu phòng kiểm nghiệm tự phân tích trong giảm kiểm tra khi phát hiện phòng kiểm nghiệm doanh nghiệp không đáp ứng đầy đủ các tiêu chí nêu tại mục 1, 2 của quy định này.
4.2. Các Trung tâm CL, ATVS&TYTS vùng:
Kết hợp kiểm tra định kỳ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của doanh nghiệp, tổ chức thực hiện kiểm tra và giám sát hoạt động phân tích các chỉ tiêu phòng kiểm nghiệm doanh nghiệp tự phân tích trong giảm kiểm tra, báo cáo kịp thời về Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản các sai lỗi được phát hiện.
4.3. Phòng kiểm nghiệm doanh nghiệp:
4.3.1. Cung cấp đầy đủ các tài liệu, hồ sơ liên quan đến phép thử xin đánh giá để thực hiện chế độ kiểm tra giảm. Chịu trách nhiệm về kết quả phân tích và đảm bảo chất lượng kết quả phân tích của Phòng kiểm nghiệm doanh nghiệp.
4.3.2. Thông báo kịp thời cho Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản các thay đổi trong hệ thống đảm bảo chất lượng phòng kiểm nghiệm, bố trí mặt bằng, phương pháp, nhân sự và các thiết bị sử dụng liên quan đến các phép thử đã đánh giá để thực hiện chế độ kiểm tra giảm theo mẫu trong phụ lục 3.
4.3.3. Trường hợp phòng kiểm nghiệm đã được đánh giá và cho phép phân tích các chỉ tiêu chất lượng thực phẩm thủy sản trong giảm kiểm tra nhưng cần sử dụng nhà thầu phụ về kiểm nghiệm, chỉ được phép được nhà thầu phụ là các phòng kiểm nghiệm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận hoặc chỉ định theo các quy định hiện hành.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.