BỘ TÀI NGUYÊN
VÀ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2072/QĐ-BTNMT |
Hà Nội, ngày 14 tháng 8 năm 2019 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Quyết định số 842/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2019 về phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, các dự án luật, pháp lệnh thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch truyền thông trong quá trình xây dựng, trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 3 năm 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Vụ trưởng Vụ pháp chế và Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ TRƯỞNG |
TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, TRÌNH DỰ ÁN LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU
CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI TỪ THÁNG 8 NĂM 2019 ĐẾN THÁNG 3 NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số
/QĐ-BTNMT ngày tháng năm 2019 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Truyền thông kịp thời và đầy đủ các định hướng chỉ đạo của Đảng, các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai đến cán bộ quản lý, người sử dụng đất và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Nội dung truyền thông
1.1. Những bất cập, tồn tại; chồng chéo, không thống nhất giữa các quy định của pháp luật về đất đai với pháp luật khác có liên quan.
1.2. Chính sách quản lý, sử dụng đất nông nghiệp để tạo điều kiện tập trung, sử dụng có hiệu quả đất đai, tái cơ cấu ngành nông nghiệp:
- Mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân;
- Cơ chế, chính sách thúc đẩy việc tập trung đất đai để tổ chức sản xuất nông nghiệp tập trung, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
- Chính sách quản lý, sử dụng hiệu quả và bền vững đất rừng (đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất).
1.3. Hoàn thiện cơ chế định giá đất bảo đảm khách quan, minh bạch, sát với thị trường; tính đúng, tính đủ các giá trị tăng thêm từ các yếu tố lợi thế.
1.4. Khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội:
- Cơ chế tiếp cận đất đai để thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội (thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất; chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất gắn với chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư; mua bán, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp là giá trị quyền sử dụng đất);
- Cơ chế sử dụng quỹ đất để thanh toán các công trình BT;
- Hoàn thiện tổ chức, bộ máy, cơ chế tài chính của Tổ chức phát triển quỹ đất để đẩy mạnh hoạt động tạo lập, khai thác quỹ đất, tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Giải pháp xử lý đối với các dự án triển khai chậm tiến độ, sau mục đích, vi phạm pháp luật về đất đai.
1.5. Đổi mới, nâng cao chất lượng, tiến độ xây dựng, tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảo đảm công khai, minh bạch, bền vững và liên kết giữa quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác có liên quan.
1.6. Tăng cường quản lý chất lượng đất nông nghiệp; khắc phục tình trạng xâm thực, nhiễm mặn, sạt lở, thoái hóa đất, suy giảm chất lượng đất.
1.7. Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
1.8. Cải cách thủ tục hành chính, công khai, minh bạch trong lĩnh đất đai.
1.9. Nâng cao kỷ cương, kỷ luật trong công tác quản lý, sử dụng đất.
2. Đối tượng truyền thông:
- Công chức, viên chức trong các cơ quan ở Trung ương và địa phương, bao gồm các cơ quan làm nhiệm vụ quản lý nhà nước có liên quan đến đất đai, các cơ quan, tổ chức thực hiện vai trò giám sát trong quản lý, sử dụng đất;
- Đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học;
- Cộng đồng doanh nghiệp;
- Người dân.
3. Các hoạt động cụ thể:
3.1. Truyền thông thông qua báo giấy, báo điện tử: Báo Nhân dân, Báo Tài nguyên và Môi trường, Báo Nông thôn Ngày nay, Dân trí, Tuổi trẻ, Thanh niên, Người Đại biểu:
- Nội dung:
+ Các bài viết về định hướng sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai để thể chế cụ thể các nội dung nêu tại điểm 1 Mục II của Kế hoạch này.
Thời gian thực hiện: Trước ngày 15 tháng 10 năm 2019.
+ Các bài viết về nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai theo từng nhóm nội dung.
Thời gian thực hiện: Trước tháng 3/2020.
- Trách nhiệm thực hiện: Tổng cục Quản lý đất đai chủ trì, phối hợp với Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường.
3.2. Truyền thông thông qua báo hình: VT1, VTV2, Truyền hình Quốc hội:
- Nội dung: Xây dựng các phóng sự sau đây:
+ Chính sách quản lý, sử dụng đất nông nghiệp để tạo điều kiện tập trung, sử dụng có hiệu quả đất đai, tái cơ cấu ngành nông nghiệp;
+ Cơ chế để khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội;
+ Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
+ Nâng cao kỷ cương, kỷ luật trong công tác quản lý, sử dụng đất.
+ Cải cách thủ tục hành chính, công khai, minh bạch trong lĩnh đất đai.
- Thời gian thực hiện: Trước tháng 3/2020.
- Trách nhiệm thực hiện: Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với Tổng cục Quản lý đất đai.
3.3. Truyền thông thông qua Đài Tiếng nói Việt Nam
- Nội dung: Định hướng sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; thu hồi đất do vi phạm; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong việc sử dụng đất trồng lúa; chính sách sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất; giải quyết tranh chấp đất đai.
Thời gian thực hiện: Trước tháng 3/2020.
- Trách nhiệm thực hiện: Tổng cục Quản lý đất đai chủ trì, phối hợp với Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường.
3.4. Tổ chức họp báo:
- Hình thức: Lồng ghép vào nội dung họp báo thường kỳ của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường:
- Nội dung:
+ Định hướng sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai.
Thời gian thực hiện: Họp báo thường kỳ tháng 9/2019.
+ Các nội dung cụ thể sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai.
Thời gian thực hiện: Họp báo thường kỳ tháng 11/2019, tháng 02/2020.
- Trách nhiệm thực hiện: Tổng cục Quản lý đất đai chủ trì, phối hợp với Vụ Thi đua Khen thưởng, Văn phòng bộ, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường.
1. Trách nhiệm thực hiện
a) Tổng cục Quản lý đất đai, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện các nội dung theo tiến độ trong kế hoạch này, định kỳ hàng tháng báo cáo Bộ trưởng về kết quả thực hiện.
b) Các đơn vị thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục Quản lý đất đai trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch này.
2. Kinh phí thực hiện
Tổng cục Quản lý Đất đai và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính bố trí, bảo đảm nguồn kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn khác theo quy định của pháp luật cho công tác truyền thông trong quá trình soạn thảo dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.