ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2065/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 19 tháng 8 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN “HUẾ - KINH ĐÔ ÁO DÀI”
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 06 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Chương trình hành động số 69-CTr/TU ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 24/5/2021 của Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVI về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề cương Đề án “Huế - Kinh đô Áo dài”, với những nội dung chủ yếu sau:
I. TÊN ĐỀ ÁN
“Huế - Kinh đô Áo dài”
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung:
- Khẳng định giá trị, vị trí của Áo dài Huế trong dòng chảy văn hóa vùng đất Cố đô Huế và văn hóa Việt Nam.
- Tôn vinh nét đẹp văn hóa của Áo dài Huế, tôn vinh những người khai sáng và phát triển Áo dài Huế, Áo dài Việt Nam trong lịch sử hình thành và phát triển Việt Nam.
- Khai thác, phát huy vị thế Áo dài Huế trong phát triển du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch dịch vụ gắn với Áo dài Huế, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
b) Mục tiêu cụ thể
- Tuyên truyền, quảng bá về giá trị, thương hiệu Áo dài Huế; xây dựng và phát triển thương hiệu “Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam.
- Tổ chức Ngày hội Áo dài trở thành chuỗi sự kiện văn hóa cộng đồng được tổ chức định kỳ mỗi năm 02 lần, huy động sự tham gia của các tầng lớp nhân dân; trở thành điểm nhấn quan trọng trong các kỳ lễ hội ở Huế, đặc biệt là các kỳ Fetival Huế.
- Khuyến khích, từng bước đưa Áo dài Huế trở thành trang phục truyền thống trong các không gian văn hóa, hoạt động lễ nghi, lễ hội truyền thống; tạo nét đặc trưng riêng có của vùng đất cố đô Huế.
- Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ may đo thiết kế áo dài; xây dựng các thương hiệu nổi tiếng về áo dài Huế.
- Đầu tư cơ sở vật chất, hình thành các điểm trưng bày, trình diễn Áo dài, trung tâm, cơ sở may đo Áo dài phục vụ nhu cầu của khách du lịch.
- Xây dựng Áo dài Huế trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng, sản phẩm hàng hóa lưu niệm phục vụ nhu cầu của khách du lịch.
- Xây dựng, củng cố hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Áo dài là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
III. NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ ÁN
1. Đánh giá thực trạng
a) Công tác nghiên cứu, khẳng định vị thế, giá trị thương hiệu Áo dài Huế - Áo dài truyền thống Việt Nam.
b) Hạ tầng, nguồn lực phát triển Áo dài Huế.
c) Khai thác, phát huy Áo dài Huế thông qua các sự kiện, hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
d) Khai thác, phát huy giá trị Áo dài Huế, hình thành các sản phẩm du lịch
đ) Không gian trưng bày, quảng bá, giới thiệu, may đo Áo dài.
e) Công tác quảng bá, truyền thông về hình ảnh Áo dài Việt Nam, Áo dài Huế.
2. Nhiệm vụ
a) Nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng cơ sở dữ liệu Áo dài Huế.
b) Xây dựng các chương trình, hoạt động, video, clip và tổ chức quảng bá, truyền thông hình ảnh về Áo dài Huế.
c) Tổ chức Ngày hội Áo dài Huế định kỳ hàng năm, trở thành sản phẩm văn hóa đặc sắc của Huế.
d) Tạo lập và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Huế - Kinh đô Áo dài”.
đ) Xây dựng cơ chế, chính sách, đầu tư nguồn lực cho công tác quảng bá, truyền thông; tạo điều kiện thuận lợi để ngành may đo Áo dài Huế phát triển.
e) Hình thành Trung tâm trưng bày, may đo, đào tạo và trình diễn thời trang Áo dài.
g) Xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tiến tới xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận Áo dài Huế là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại.
h) Xây dựng các tour du lịch, sản phẩm du lịch gắn với Áo dài Huế.
i) Phát động, khuyến khích và nhân rộng phong trào mặc Áo dài trong các không gian lễ hội, lễ nghi truyền thống, hình thành trang phục truyền thống các ngành nghề.
3. Thời gian, lộ trình.
4. Nguồn lực, nguồn vốn.
5. Đánh giá tác động kinh tế, xã hội mà đề án mang lại.
Điều 2. Cho phép Sở Văn hóa và Thể thao thuê đơn vị tư vấn, lập Đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” theo quy định; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 30/11/2021.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Văn hóa và Thể thao, Du lịch, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế; Thủ trưởng các sở, ban, ngành và đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.