ỦY BAN
NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2049/QĐ-UBND |
Sơn La, ngày 17 tháng 9 năm 2020 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC VÙNG HẠN CHẾ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước; Nghị định số 167/2018/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất;
Căn cứ Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại Giấy phép tài nguyên nước;
Căn cứ Quyết định số 562/QĐ-UBND ngày 14 tháng 3 năm 2018 của UBND tỉnh về việc lập dự án Điều tra, đánh giá khoanh vùng cấm, vùng hạn chế khai thác sử dụng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Sơn La; Quyết định số 1138/QĐ-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương và Dự toán Dự án Điều tra, đánh giá khoanh vùng cấm, vùng hạn chế khai thác sử dụng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Sơn La; Quyết định số 311/QĐ-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2019 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh tên và một số nội dung tại Quyết định số 1138/QĐ-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2018 của UBND tỉnh; Quyết định số 255/QĐ-UBND ngày 12 tháng 02 năm 2020 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh tiến độ thực hiện lập Dự án Điều tra, đánh giá khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Sơn La;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 707/TTr-STNMT ngày 10 tháng 9 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Sơn La với 160 vùng hạn chế, tổng diện tích vùng hạn chế là 76.991,19 ha (gồm vùng hạn chế 1, vùng hạn chế 3 và vùng hạn chế hỗn hợp), cụ thể:
1. Vùng hạn chế 1: Tổng diện tích vùng hạn chế 1 là 59.534,96 ha (41 VHC1), trong đó:
1.1. Vùng hạn chế đối với đất nghĩa trang tập trung (13 vùng), tổng diện tích hạn chế là 1.639,54 ha (diện tích vùng đất nghĩa trang tập trung là 105,57 ha và diện tích vùng liền kề là 1.533,97 ha);
1.2. Vùng hạn chế đối với bãi chôn lấp chất thải rắn tập trung (18 vùng), tổng diện tích hạn chế là 44.474,92 ha (điện tích vùng đất bãi chôn lấp là 71,48 ha và diện tích đất vùng liền kề là 44.403,44 ha);
1.3. Vùng hạn chế đối với khu vực có sụt, lún đất (02 vùng), với tổng diện tích hạn chế là 138,226 ha (diện tích vùng đất sụt lún là 0,0037 ha và diện tích đất vùng liền kề là 138,222 ha);
1.4. Vùng hạn chế đối với khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm nước dưới đất (08 vùng), với tổng diện tích hạn chế là 13.282,28 ha (diện tích vùng có nguy cơ gây ô nhiễm nước dưới đất là 405,28 ha và diện tích vùng liền kề là 12.877 ha).
2. Vùng hạn chế 3: Có diện tích 12.733,19 ha gồm các khu vực dân cư đã được đấu nối với hệ thống cấp nước tập trung, bảo đảm nhu cầu sử dụng nước cả về thời gian, lưu lượng và chất lượng nước phù hợp với mục đích sử dụng nước (87 VHC3).
3. Vùng hạn chế hỗn hợp: Có diện tích 4.723,04 ha bao gồm các khu vực chồng lấn giữa vùng hạn chế 1 với vùng hạn chế 3 (32 VHCHH).
(Chi tiết Danh mục các vùng hạn chế có Phụ lục, tọa độ ranh giới, điểm góc các vùng hạn chế kèm theo)
Điều 2. Biện pháp hạn chế khai thác đối với từng khu vực
1. Vùng hạn chế 1
1.1. Tại những vùng quy định tại Điểm a, Khoản 4, Điều 6 của Nghị định số 167/2018/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ (đất nghĩa trang tập trung; bãi chôn lấp chất thải rắn tập trung; khu vực có sụt, lún đất; khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm nước dưới đất). Dừng toàn bộ mọi hoạt động khai thác nước dưới đất hiện có (nếu có) và thực hiện xử lý, trám lấp giếng theo quy định.
1.2. Đối với khu vực liền kề (500 m từ biên vùng sụt lún đất ra ngoài, 3.000 m từ ranh giới đất của bãi chôn lấp chất thải rắn ra ngoài, 30 m "Các nghĩa trang tập trung nằm ngoài diện phân bố TCN khe nứt - Karst trong các trầm tích Carbonat hệ Trias/930 m” "Các nghĩa trang tập trung nằm trên diện phân bố của tầng chứa nước khe nứt - Karst trong các trầm tích Carbonat hệ Trias” từ ranh giới đất của nghĩa trang ra ngoài; 8.500 m-:-12.000 m đối với khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm nước dưới đất): Không cấp phép thăm dò, khai thác để xây dựng thêm công trình khai thác nước dưới đất mới và thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác đối với các công trình hiện có như sau:
a) Trường hợp công trình không có giấy phép, ngoài việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật còn phải dừng hoạt động khai thác và thực hiện việc xử lý, trám lấp giếng theo quy định; trừ trường hợp công trình đang khai thác nước dưới đất để cấp nước sinh hoạt, phục vụ phòng chống thiên tai.
b) Trường hợp công trình cấp nước sinh hoạt, cấp nước phục vụ phòng chống thiên tai thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác nước dưới đất nhưng không có giấy phép thì được cấp giấy phép nếu đủ điều kiện để được cấp giấy phép khai thác theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, sau khi chấp hành các quy định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
c) Trường hợp công trình có giấy phép thì được tiếp tục khai thác đến hết thời hạn hiệu lực của giấy phép và chỉ gia hạn, điều chỉnh, cấp lại đối với công trình cấp nước sinh hoạt, phục vụ phòng chống thiên tai nếu đủ điều kiện để được gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
2. Vùng hạn chế 3
2.1. Không cấp phép thăm dò, khai thác để xây dựng thêm công trình khai thác nước dưới đất mới.
2.2. Đối với công trình không có giấy phép thì dừng khai thác và thực hiện việc xử lý, trám lấp giếng theo quy định. Trường hợp công trình khai thác để cấp nước sinh hoạt, phục vụ phòng chống thiên tai thuộc đối tượng phải có giấy phép khai thác nước dưới đất nhưng không có giấy phép thì được cấp giấy phép nếu đủ điều kiện để được cấp giấy phép khai thác theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, sau khi chấp hành các quy định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
2.3. Đối với công trình đã có giấy phép khai thác thì được tiếp tục khai thác đến hết thời hạn hiệu lực của giấy phép và tiếp tục được cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép nếu đủ điều kiện được cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
2.4. Tổ chức, cá nhân đã có giếng khoan khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm, giếng khoan khai thác nước dưới đất cho sinh hoạt của hộ gia đình, cho các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học nằm trong vùng hạn chế 3 và có chiều sâu lớn hơn 20 m thì phải thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất theo quy định.
3. Vùng hạn chế hỗn hợp
Áp dụng các biện pháp hạn chế trên cơ sở các biện pháp hạn chế của những vùng bị chồng lấn lên nhau.
1. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường
1.1. Tổ chức công bố Danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên các phương tiện thông tin đại chúng và đăng tải lên Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh Sơn La; thông báo tới UBND cấp huyện và UBND cấp xã nơi có vùng, khu vực hạn chế khai thác.
1.2. Căn cứ Danh mục các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất đã được phê duyệt; lập Đề án điều tra, thống kê, cập nhật, bổ sung thông tin, số liệu và lập danh sách các công trình khai thác hiện có thuộc các vùng, khu vực hạn chế đã được công bố; xây dựng phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất theo quy định của Nghị định số 167/2018/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ.
1.3. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về việc hạn chế khai thác nước dưới đất.
1.4. Sau khi có kết quả nghiên cứu, đánh giá đối với 02 điểm sụt đất trên địa bàn huyện Mai Sơn (bản Xum, bản Lo, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn), căn cứ các quy định pháp luật, trình UBND tỉnh cập nhật, bổ sung vào Danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất.
1.5. Định kỳ năm (05) năm hoặc khi cần thiết, chủ trì, phối hợp với cơ quan nhà nước có liên quan và UBND cấp huyện rà soát và trình UBND tỉnh điều chỉnh, phê duyệt Danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất cho phù hợp với tình hình thực tế.
2. Giao các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh
2.1. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố tuyên truyền, phổ biến Danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định này.
2.2. Phối hợp quản lý, giám sát trong quá trình lập các quy hoạch, kế hoạch, đầu tư xây dựng, cho phép triển khai các dự án, đề án thuộc lĩnh vực ngành có hoạt động khai thác nước dưới đất phù hợp với quy định về biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất tại Điều 2 Quyết định này.
2.3. Phối hợp trong công tác tổng hợp, rà soát, báo cáo các nội dung thuộc lĩnh vực sở, ngành có liên quan đến khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất.
3. Giao UBND các huyện, thành phố
3.1. Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện Quyết định này cho cán bộ quản lý tài nguyên và môi trường cấp xã và các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa bàn.
3.2. Thông báo cho UBND các xã, phường, thị trấn nơi có khu vực thuộc vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và vùng phải đăng ký khai thác nước dưới đất theo quy định tại Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định này. Tổ chức đăng ký khai thác nước dưới đất cho các tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất không thuộc diện phải xin phép trong các khu vực quy định tại Danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; lập sổ theo dõi, cập nhật số liệu đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn; hằng năm tổng hợp, báo cáo kết quả đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường.
3.3. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường lập Đề án điều tra, thống kê, cập nhật, bổ sung thông tin, số liệu và lập danh sách các công trình khai thác hiện có thuộc các vùng, khu vực hạn chế đã được công bố; xây dựng phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất theo quy định của Nghị định số 167/2018/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ.
3.4. Chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thực hiện việc rà soát, lập danh sách các tổ chức, cá nhân có giếng khoan khai thác nước dưới đất tại các tổ/tiểu khu/bản, khu phố nằm trong các khu vực thuộc Danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để theo dõi, quản lý.
3.5. Giám sát các tổ chức, cá nhân trên địa bàn trong việc thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác theo Phương án được phê duyệt.
4. Tổ chức, cá nhân có hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất thuộc các trường hợp phải có giấy phép thăm dò, khai thác theo quy định tại khoản 1 và Khoản 2, Điều 52 của Luật Tài nguyên nước phải thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất trong các khu vực thuộc Danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất.
Tổ chức, cá nhân có giếng khoan khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm và có chiều sâu lớn hơn 20 m thì phải thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành, Đoàn thể của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.