ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2048/QĐ-UBND |
An Giang, ngày 15 tháng 8 năm 2022 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1848/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Củng cố, nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030;
Căn cứ Kế hoạch số 49-KH/TU ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về việc về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về công tác dân số trong tình hình mới;
Thực hiện Quyết định số 1937/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 137/NQ-CP của Chính phủ và Kế hoạch số 49-KH/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ Sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này kế hoạch thực hiện Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 tỉnh An Giang.
Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch trên địa bàn tỉnh. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Y tế theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TỈNH
AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2048/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2022 của
UBND tỉnh An Giang)
Thực hiện Quyết định 1848/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 và Quyết định số 1347/QĐ-BYT ngày 22 tháng 02 năm 2021 của Bộ Y tế về việc Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh An Giang cụ thể như sau:
- Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;
- Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ Ban hành Chương hành động thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Về công tác dân số trong tình hình mới”;
- Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030;
- Quyết định số 1848/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Củng cố, nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030;
- Quyết định số 1347/QĐ-BYT ngày 22 tháng 02 năm 2021 của Bộ Y tế về việc Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030;
- Kế hoạch số 49-KH/TU ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về công tác dân số trong tình hình mới;
- Quyết định số 1937/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 137/NQ- CP của Chính phủ và Kế hoạch số 49-KH/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;
- Quyết định số 498/QĐ-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc Ban hành kế hoạch hành động giai đoạn 2021- 2025 và định hướng đến năm 2030 của tỉnh An Giang thực hiện Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030.
2.1. Kết quả đạt được
2.1.1. Duy trì mức sinh thay thế góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4, khóa VII năm 1993, chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình với nhiệm vụ trọng tâm là giảm sinh, An Giang đã khống chế gia tăng quy mô dân số. Số con trung bình mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã giảm từ 3,8 con/1 phụ nữ vào năm 1992 xuống 2,1 con năm 2005, đạt mức sinh thay thế sớm hơn 10 năm so với mục tiêu của Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 4, khóa VII năm 1993 và được duy trì cho đến nay.
Những thành quả trên đã góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sức khỏe phụ nữ và trẻ em; ngăn ngừa tử vong có liên quan đến thai sản của bà mẹ và trẻ sơ sinh; tình trạng suy dinh dưỡng giảm nhanh; tuổi thọ trung bình tăng, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tương lai.
2.1.2. Nhu cầu về dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình của người dân cơ bản được đáp ứng, các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách được quan tâm, ưu tiên hỗ trợ
Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai đạt chỉ tiêu Tổng cục Dân số - KHHGĐ giao và duy trì trong nhiều năm qua. Bên cạnh đó, hầu hết người dân khi tiếp cận dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đều hài lòng với chất lượng dịch vụ. Như vậy, hầu hết các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cơ bản đều đã đáp ứng cho mọi người dân.
Trong thời gian qua, An Giang đã tiếp tục quan tâm ưu tiên, hỗ trợ cho các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách để đảm bảo tính công bằng trong tiếp cận dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, cải thiện chất lượng dân số, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng khó khăn, vùng mức sinh cao.
2.1.3. Mạng lưới cung cấp dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình được củng cố và phát triển
Mạng lưới cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình được củng cố và phát triển theo 3 kênh cung ứng: kênh dịch vụ kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình qua các cơ sở y tế; kênh phân phối dựa vào cộng đồng thông qua mạng lưới cộng tác viên dân số và kênh thị trường.
Mạng lưới y tế công lập đang là kênh chính để đảm bảo cung cấp biện pháp tránh thai lâm sàng cho người dân:
- Tuyến tỉnh có Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh, Bệnh viện khu vực tỉnh, Bệnh viện khu vực Tân Châu, Bệnh viện Sản - Nhi và Khoa Sức khỏe sinh sản (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh);
- Tuyến huyện có 11 Trung tâm Y tế (có Khoa Sức khỏe sinh sản), 04 phòng khám Đa khoa khu vực;
- Tuyến xã có 156 Trạm Y tế thực hiện dịch vụ sản/phụ khoa. Các phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ được phân cấp và thực hiện theo Thông tư số 43/2013/TT-BYT .
Toàn tỉnh có 3.721 cộng tác viên dân số thường xuyên cung cấp thông tin về KHHGĐ và cung ứng các phương tiện tránh thai phi lâm sàng (viên uống tránh thai và bao cao su tránh thai) tại hộ gia đình ở 156 xã, phường, thị trấn trên phạm vi toàn tỉnh đã góp phần tăng tỷ lệ sử dụng bao cao su và viên uống tránh thai, ngày càng đa dạng hóa các biện pháp tránh thai.
Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thị trường hàng hóa phương tiện tránh thai và sức khỏe sinh sản ngày càng đa dạng. Mạng lưới nhà thuốc, quầy thuốc đã tham gia cung cấp đa dạng phương tiện tránh thai phi lâm sàng (các loại bao cao su và viên uống tránh thai), đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho người dân.
2.1.4. Năng lực hệ thống cung ứng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của Chương trình
Hầu hết các cán bộ cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tại các cơ sở y tế đều được tiếp cận và được hướng dẫn sử dụng tài liệu “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh sản” theo quy định của Bộ Y tế. Đối với các biện pháp tránh thai lâm sàng, hiện tại ở các cơ sở y tế có cán bộ trực tiếp tiêm thuốc tránh thai, cán bộ thực hiện kỹ thuật cấy que tránh thai, cán bộ thực hiện kỹ thuật triệt sản nữ và cán bộ trực tiếp thực hiện kỹ thuật triệt sản nam.
Kênh phân phối dựa vào cộng đồng thông qua mạng lưới cộng tác viên dân số tại các khóm, ấp đã “đi từng nhà, rà từng đối tượng”, tư vấn và phân phối các phương tiện tránh thai phi lâm sàng góp phần đa dạng hóa cơ cấu sử dụng các biện pháp tránh thai. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai phi lâm sàng (bao cao su và viên uống tránh thai) ngày càng tăng có vai trò đóng góp đáng kể từ đội ngũ cộng tác viên tại khóm, ấp trên toàn tỉnh An Giang.
2.1.5. Xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình từng bước được đẩy mạnh
Trong thời gian qua, xã hội hóa phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đã góp phần tăng tỉ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai. Mạng lưới phân phối dựa vào cộng đồng thông qua cộng tác viên dân số ngày càng phát triển và góp phần quan trọng cho việc tiếp cận nhu cầu kế hoạch hóa gia đình thuận tiện và gần dân ở từng khóm, ấp, đặc biệt là vùng sâu, vùng khó khăn.
Sản phẩm tiếp thị xã hội ngày càng đa dạng, giá bán sản phẩm đã tiệm cận giá thị trường và tiến tới không còn trợ giá. Đến nay, tỉ lệ bao cao su và viên uống tránh thai do nhà nước cấp miễn phí giảm chỉ còn khoảng 30%, do vậy đã tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước mỗi năm hàng tỷ đồng. Đặc biệt, tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai đã góp phần chuyển đổi hành vi của khách hàng thực hiện kế hoạch hóa gia đình, từ nhận miễn phí chuyển sang tự chi trả chi phí phương tiện tránh thai.
2.2. Tồn tại và hạn chế
2.2.1. Nhu cầu chưa được đáp ứng về dịch vụ kế hoạch hóa gia đình vẫn còn cao
Nhu cầu tránh thai của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chưa được đáp ứng có xu hướng tăng. Người chưa kết hôn có nhu cầu tránh thai và tỷ lệ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chưa được đáp ứng nhu cầu tránh thai còn cao.
Tình trạng sử dụng biện pháp tránh thai không liên tục do lo lắng cho sức khỏe, lo ngại các tác dụng phụ do sử dụng biện pháp tránh thai thất bại và đây cũng là một vấn đề có liên quan đến chất lượng của dịch vụ.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sử dụng không liên tục các biện pháp tránh thai là thiếu kiến thức về sử dụng đúng các biện pháp tránh thai, khách hàng không được tư vấn trước khi sử dụng biện pháp tránh thai, việc sử dụng biện pháp tránh thai không liên tục còn do ảnh hưởng của một số yếu tố tâm lý, văn hóa, xã hội. Ngoài ra, việc ngắt quãng cung ứng phương tiện tránh thai cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sử dụng không liên tục biện pháp tránh thai của khách hàng (thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai).
Đáng chú ý các trường hợp đang sử dụng biện pháp tránh thai nhưng vẫn mang thai ngoài ý muốn. Trong số những người đã từng mang thai ngoài ý muốn nhiều hơn 01 lần và điều này có thể liên quan tới chất lượng của các dịch vụ KHHGĐ. Tỷ lệ thất bại đối với biện pháp tránh thai truyền thống cao hơn so với các biện pháp hiện đại.
Tỷ số phá thai ở An Giang khoảng 17,3%; tỷ lệ vô sinh: 7,7%, trong đó vô sinh nguyên phát là 3,9% và vô sinh thứ phát là 3,8%.
2.2.2. Một số vấn đề về nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình vẫn còn hạn chế
Trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện tránh thai còn thiếu tại tuyến y tế cơ sở, đặc biệt tại tuyến xã. Tại tuyến xã, cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ y tế sử dụng để cung cấp phương tiện và dịch vụ tránh thai còn rất hạn chế.
Công tác đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng kiến thức cho người thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình còn hạn chế.
2.2.3. Xã hội hóa phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn
Hàng năm có tới 25% cộng tác viên dân số thay đổi, do đó số cộng tác viên mới tham gia sẽ hạn chế về kiến thức, kỹ năng tư vấn và chăm sóc khách hàng, cần phải tăng cường hỗ trợ trong thời gian tới. Hiện nay, nhà nước chỉ hỗ trợ phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cho đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách, còn lại khách hàng phải tự chi trả chi phí kế hoạch hóa gia đình. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc phân phối phương tiện tránh thai qua tiếp thị xã hội bị gián đoạn và rất ít về chủng loại và số lượng; sản phẩm xã hội hóa chỉ có bao cao su và viên uống tránh thai với số lượng rất ít sẽ không đáp ứng được nhu cầu rất lớn của chương trình. Các quy định liên quan đến dịch vụ kế hoạch hóa gia đình còn nhiều bất cập, làm giảm khả năng tiếp cận của người có nhu cầu với cơ sở cung cấp dịch vụ công. Các chính sách phát triển thị trường còn thiếu đồng bộ và chưa đủ mạnh để thu hút tổ chức và cá nhân tham gia.
- Cần thiết phải khắc phục giảm tình trạng nhu cầu phương tiện tránh thai chưa được đáp ứng, giảm có thai ngoài ý muốn, giảm phá thai, giảm vô sinh, góp phần cải thiện sức khỏe bà mẹ trẻ em và nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.
- Nhu cầu dịch vụ kế hoạch hóa gia đình của người dân ngày càng đa dạng và đòi hỏi chất lượng dịch vụ ngày càng cao. Vì vậy, hệ thống cung ứng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cần phải đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu đa dạng, dễ tiếp cận, chất lượng cao với mức chi phí phù hợp cho từng nhóm đối tượng.
- Trong điều kiện đất nước còn khó khăn, ngân sách nhà nước còn hạn chế, việc đảm bảo dịch vụ thiết yếu và cơ bản của người dân về kế hoạch hóa gia đình cần đẩy mạnh xã hội hóa cung cấp dịch vụ nhằm chia sẻ trách nhiệm và đồng hành cùng với nhà nước.
3. Bài học kinh nghiệm, nguyên nhân của một số tồn tại, hạn chế
- Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tiếp tục tăng, do đó cần phải duy trì tỉ lệ sử dụng biện pháp tránh thai ở mức cao sẽ tạo sức ép rất lớn nhu cầu về dịch vụ kế hoạch hóa gia đình trong những năm sắp tới.
- Khắc phục tình trạng nhu cầu phương tiện tránh thai chưa được đáp ứng, giảm có thai ngoài ý muốn, giảm phá thai, giảm vô sinh, góp phần cải thiện sức khỏe bà mẹ trẻ em và nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.
- Nhu cầu dịch vụ kế hoạch hóa gia đình của người dân ngày càng đa dạng và đòi hỏi chất lượng dịch vụ ngày càng cao. Vì vậy, hệ thống cung ứng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cần phải đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu đa dạng, dễ tiếp cận, chất lượng cao với mức chi phí phù hợp cho từng nhóm đối tượng.
- Để phổ cập tiếp cận và đảm bảo bình đẳng trong thụ hưởng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cho mọi người dân, cần tập trung hỗ trợ đáp ứng nhu cầu của người dân vùng khó khăn có mức sinh cao thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
- Trong điều kiện địa phương còn khó khăn, ngân sách nhà nước còn hạn chế, việc đảm bảo dịch vụ thiết yếu và cơ bản của người dân về kế hoạch hóa gia đình cần đẩy mạnh xã hội hóa cung cấp dịch vụ nhằm chia sẻ trách nhiệm và đồng hành cùng với nhà nước.
1. Mục tiêu chung
Bảo đảm đầy đủ, đa dạng, kịp thời, an toàn, thuận tiện, có chất lượng các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, góp phần thực hiện thành công Kế hoạch hành động giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 của tỉnh An Giang thực hiện chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 100% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại, hỗ trợ sinh sản, dự phòng vô sinh tại cộng đồng; tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại đạt 69% năm 2025, đạt 70% năm 2030 và giảm 2/3 số vị thành viên, thanh niên có thai ngoài ý muốn;
- 75% cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định, bao gồm cả khu vực ngoài công lập vào năm 2025, đạt 90% năm 2030;
- Trên 95% cấp xã tiếp tục triển khai cung ứng các biện pháp tránh thai phi lâm sàng thông qua đội ngũ cộng tác viên dân số, nhân viên y tế khóm ấp vào năm 2025, đạt 100% năm 2030;
- 75% Trạm Y tế thuộc vùng mức sinh cao đủ khả năng cung cấp các biện pháp tránh thai theo quy định vào năm 2025, đạt 95% năm 2030;
- Trên 95% cấp huyện có cơ sở y tế cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, thực hiện các biện pháp tránh thai lâm sàng; hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới vào năm 2025, đạt 100% năm 2030;
- Trên 95% cấp xã thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động người dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai; hệ lụy của phá thai, nhất là đối với vị thành niên, thanh niên vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030.
2.2. Mục tiêu đến năm 2030
Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn I, từ đó đưa ra các mục tiêu cụ thể, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện phù hợp cho giai đoạn 2026-2030.
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN
1. Phạm vi
Kế hoạch được thực hiện trên phạm vi tỉnh An Giang (11 huyện, thị xã, thành phố và 156 xã, phường, thị trấn).
2. Đối tượng
- Đối tượng thụ hưởng: nam, nữ trong độ tuổi sinh đẻ, chú trọng vị thành niên, thanh niên, người lao động tại khu công nghiệp, khu kinh tế.
- Đối tượng tác động: người dân trong toàn xã hội; ban ngành đoàn thể; cán bộ y tế, dân số; tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Chương trình.
3. Thời gian thực hiện
Từ năm 2021 đến năm 2030, phân kỳ thực hiện:
- Giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025.
- Giai đoạn 2: từ năm 2026 đến năm 2030.
IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
- Rà soát, điều chỉnh một số quy định về cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình: Rà soát, bổ sung các cơ chế, chính sách, các quy định để củng cố và phát triển mạng lưới thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và thúc đẩy khả năng tiếp cận dịch vụ kế hoạch hóa gia đình của người dân.
- Ban hành Nghị quyết, quyết định, kế hoạch, văn bản chỉ đạo thực hiện Chương trình; nghiên cứu, phân tích thị trường kịp thời ban hành chính sách phù hợp về kế hoạch hóa gia đình; giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị; đẩy mạnh xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; có biện pháp điều chỉnh kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tiễn trong từng giai đoạn.
2. Tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin và hỗ trợ nguồn lực. Vận động các tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền về vai trò, tầm quan trọng của công tác Dân số - KHHGĐ, trong đó dịch vụ tư vấn, cung cấp phương tiện tránh thai cần được coi là một trong những biện pháp can thiệp y tế công cộng hiệu quả, chi phí thấp vừa mang lại lợi ích trực tiếp, giảm đáng kể tỷ lệ tử vong và bệnh tật ở người mẹ, vừa bảo đảm chất lượng dân số.
- Tiếp tục phối hợp với các cơ quan truyền thông như: Đài Phát thanh và Truyền hình An Giang, Báo An Giang để xây dựng xây dựng chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, tin, bài, ảnh,… đăng thông tin trên Website của ngành y tế. Tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại, internet, mạng xã hội, Facebook, Zalo,...
- Tiếp tục nâng cao chất lượng, đổi mới, hiệu quả hoạt động truyền thông trực tiếp thông qua việc tổ chức các hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên dân số, y tế khóm, ấp.
- Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới và giới tính trong nhà trường phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi; bảo đảm trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản, cơ chế hoạt động của các cơ quan sinh sản ở người, chăm sóc sức khỏe sinh sản; phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, vô sinh và các bệnh lây truyền qua đường tình dục,…
- Đẩy mạnh công tác truyền thông về hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, chú trọng truyền thông đến nhóm đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tăng cường tư vấn trước, trong và sau khi sử dụng dịch vụ tại các cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Tư vấn tại cộng đồng về tình dục an toàn, hệ lụy của phá thai, hỗ trợ sinh sản, dự phòng vô sinh.
- Biên soạn và nhân bản các loại tài liệu tuyên truyền, tờ rơi, poster,… nhằm cung cấp cho các đối tượng thụ hưởng, đối tượng tác động về các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình từ đó người dân lựa chọn dịch vụ kế hoạch hóa gia đình phù hợp.
3. Phát triển mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình
- Củng cố mạng lưới cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đảm bảo 100% cán bộ y tế từ tuyến huyện đến tuyến xã thực hiện được thủ thuật dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ; đầu tư trang thiết bị phục vụ dịch vụ kỹ thuật. Tập trung nguồn lực hỗ trợ mạng lưới cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tại vùng có mức sinh cao, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
- Đào tạo, tập huấn cho người cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai; bồi dưỡng kỹ năng tư vấn, theo dõi, quản lý đối tượng và cung cấp biện pháp tránh thai phi lâm sàng tại cộng đồng.
- Đào tạo, tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên dân số, y tế khóm, ấp các kiến thức kỹ năng tuyên truyền vận động tại cộng đồng trong thực hiện các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
- Tập huấn cho các cơ sở y tế tư nhân cung cấp dịch vụ và tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ giúp người dân có cơ hội lựa chọn các biện pháp tránh thai phù hợp. Đẩy mạnh tiếp thị xã hội, xã hội hóa các phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
- Tăng khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục thân thiện với thanh niên; dịch vụ tư vấn, hỗ trợ sinh sản, khám sức khỏe trước khi kết hôn, can thiệp, điều trị sớm một số nguyên nhân dẫn đến vô sinh. Nâng cao chất lượng hoạt động các mô hình, loại hình câu lạc bộ tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân tiến tới mở rộng trong toàn tỉnh. Cung cấp kiến thức, kỹ năng tư vấn các biện pháp phát hiện, phòng tránh nguy cơ vô sinh.
- Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin quản lý hậu cần phương tiện tránh thai và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cấp tỉnh, huyện.
- Định kỳ kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định về công tác kế hoạch thực hiện các dịch vụ; kiểm định chất lượng phương tiện tránh thai, cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tại các cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh.
4. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực
Đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình; huy động toàn bộ hệ thống y tế, dân số tham gia thực hiện chương trình theo chức năng, nhiệm vụ được giao; ưu tiên bảo đảm hoạt động ở tuyến cơ sở, vùng khó khăn có mức sinh cao.
- Đa dạng hóa chủng loại, số lượng phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản và mở rộng các gói dịch vụ kế hoạch hóa gia đình phù hợp với thị trường.
- Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về triển khai xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cho người cung cấp dịch vụ ở các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập.
- Đánh giá các vấn đề liên quan đến phân đoạn thị trường phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
5. Nghiên cứu khoa học và hợp tác
- Tổ chức nghiên cứu các đề tài khoa học trong lĩnh vực kế hoạch hóa gia đình nhằm đánh giá thực trạng và kết quả thực hiện Kế hoạch; các đề tài áp dụng khoa học kỹ thuật mới, tiên tiến trong lĩnh vực kế hoạch hóa gia đình; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong cung ứng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
- Chủ động, tích cực hội nhập, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch hóa gia đình để tạo sự đồng thuận, ủng hộ và tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật, tài chính của các chương trình, dự án sản xuất, cung cấp phương tiện tránh thai và vận động viện trợ của các tổ chức, liên doanh liên kết trong nước và nước ngoài.
1. Nguồn vốn thực hiện Chương trình
Kinh phí thực hiện Chương trình do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành và khả năng cân đối ngân sách trong từng thời kỳ, được bố trí trong dự toán chi của các cơ quan, đơn vị theo quy định của Luật ngân sách nhà nước
Trong đó:
Ngân sách địa phương, là nguồn trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động của Chương trình. Bảo đảm kinh phí triển khai các hoạt động: đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn; bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị và thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động của Kế hoạch.
2. Tổng kinh phí thực hiện Chương trình
Tổng kinh phí thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025 với khái toán là: 1.445.000.000 đồng (Một tỷ bốn trăm bốn mươi lăm triệu đồng chẳn).
Chia theo từng năm:
- Năm 2021: 216.000.000 đồng.
- Năm 2022: 252.500.000 đồng.
- Năm 2023: 289.000.000 đồng.
- Năm 2024: 325.500.000 đồng.
- Năm 2025: 362.000.000 đồng.
3. Cơ chế phối hợp quản lý và điều hành
Cơ chế quản lý và điều hành Chương trình được thực hiện theo các quy định về quản lý nguồn vốn sự nghiệp Y tế - Dân số và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.
1. Sở Y tế
- Xây dựng kế hoạch và triển khai các nội dung của Chương trình; phối hợp với các ban, ngành liên quan rà soát, bổ sung các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật bảo đảm chất lượng dịch vụ KHHGĐ.
- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai Chương trình.
- Kiểm tra, đánh giá; tổ chức sơ kết, tổng hợp việc thực hiện chương trình báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan báo chí địa phương thực hiện công tác thông tin tuyên truyền về Dân số/SKSS/KHHGĐ; xem đây là một nội dung thường xuyên, được truyền tải liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng tạo sức lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp với Sở Y tế và các ban, ngành liên quan đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới và giới tính trong nhà trường phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi theo định hướng của Chương trình.
4. Sở Tài chính
Căn cứ khả năng cân đối ngân sách và chế độ tài chính hiện hành, Sở Tài chính phối hợp với Sở Y tế thẩm định kinh phí và tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Chương trình (đối với nguồn vốn sự nghiệp) trong dự toán được giao hàng năm của Sở Y tế và trên cơ sở lồng ghép với các chương trình, dự án khác theo quy định phân cấp của Luật NSNN hiện hành”.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về chất lượng dân số vào việc xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
6. Ban Dân tộc
Phối hợp với Sở Y tế và các ban, ngành liên quan triển khai các chương trình, đề án, dự án về củng cố, nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
7. Các Sở, ban ngành liên quan
Tham gia thực hiện Chương trình trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ đã được giao.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố
- Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình này tại địa phương theo hướng dẫn của Sở Y tế; lồng ghép với các chương trình, kế hoạch, dự án khác có liên quan ở địa phương.
- Ban hành theo thẩm quyền về hỗ trợ, khuyến khích thực hiện KHHGĐ; bố trí kinh phí, xác định mục tiêu về phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ; đẩy mạnh xã hội hóa phù hợp với điều kiện của địa phương.
9. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang, Liên đoàn Lao động Việt Nam tỉnh An Giang, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh An Giang, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh An Giang, Hội Nông dân Việt Nam tỉnh An Giang và các tổ chức thành viên khác của Mặt trận trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia triển khai và giám sát việc thực hiện Chương trình.
VII. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Tác động của Chương trình đạt được do sử dụng dịch vụ KHHGĐ có chất lượng sẽ:
- Số ca mang thai ngoài ý muốn được ngăn ngừa do phụ nữ đã sử dụng các phương tiện tránh thai, số trẻ sinh ngoài ý muốn ngăn ngừa được vì ngăn ngừa được số phụ nữ mang thai ngoài ý muốn, tính cho tất cả các trường hợp mang thai và số lượt phá thai ngoài ý muốn ngăn ngừa được do ngừa được số phụ nữ mang thai ngoài ý muốn. Như vậy:
+ Về dân số: Số phụ nữ được tránh có thai ngoài ý muốn sẽ hạn chế các ca sinh con, giảm các ca phá thai, sẩy thai và thai chết lưu ảnh hưởng tới sức khỏe bà mẹ đặc biệt là những trường hợp phá thai to, phá thai có biến chứng;
+ Về sức khỏe: Tránh có thai ngoài ý muốn, giảm phá thai sẽ giúp cho cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ em, giảm tử vong bà mẹ và trẻ em có liên quan đến thai sản;
+ Về phát triển kinh tế và an sinh xã hội: Tác động của chương trình kế hoạch hóa gia đình làm giảm chi phí cho các dịch vụ sinh con, phá thai, hỗ trợ sinh sản, giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em, cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống sẽ tác động tích cực tới phát triển kinh tế và an sinh xã hội.
Trong bối cảnh số lượng phụ nữ 15 - 49 tuổi ở An Giang tiếp tục tăng, nhu cầu về phương tiện và dịch vụ tránh thai có chất lượng tiếp tục tăng. Vì vậy, Chương trình Kế hoạch hóa gia đình cần có nguồn lực tương xứng để đáp ứng đủ nhu cầu kế hoạch hóa gia đình, duy trì được các lợi ích xã hội, sức khỏe của người dân./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
CHỈ TIÊU CHƯƠNG TRÌNH CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM
2030
(kèm theo Quyết định số 2048/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2022 của UBND tỉnh
An Giang)
TT |
Chỉ tiêu |
ĐVT |
Đến năm 2025 |
Dự kiến đến năm 2030 |
1 |
Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại, hỗ trợ sinh sản, dự phòng vô sinh tại cộng đồng. |
% |
100 |
100 |
2 |
Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại. |
% |
69 |
70 |
3 |
Giảm số vị thành viên, thanh niên có thai ngoài ý muốn. |
% so với hiện tại |
1/3 |
2/3 |
4 |
chuẩn chất lượng theo quy định, bao gồm cả khu vực ngoài công lập. |
% |
75 |
90 |
5 |
Cấp xã tiếp tục triển khai cung ứng các biện pháp tránh thai phi lâm sàng thông qua đội ngũ cộng tác viên dân số, nhân viên y tế khóm ấp. |
% |
95 |
100 |
6 |
Trạm y tế thuộc vùng mức sinh cao đủ khả năng cung cấp các biện pháp tránh thai theo quy định. |
% |
75 |
95 |
7 |
Cấp huyện có cơ sở y tế cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, thực hiện các biện pháp tránh thai lâm sàng; hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới. |
% |
95 |
100 |
8 |
Cấp xã thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động người dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai; hệ lụy của phá thai, nhất là đối với vị thành niên, thanh niên. |
% |
95 |
Duy trì |
KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN VÀ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHHGĐ GIAI ĐOẠN 2021-2025
(kèm theo Quyết định số 2048/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2022 của UBND tỉnh
An Giang)
ĐVT: Ngàn đồng
TT |
Các hoạt động chủ yếu |
ĐVT |
Số lượng |
Số lần |
Đơn vị |
Đơn giá |
Thành tiền |
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
Tổng cộng Giai đoạn 2021-2025 |
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
216.000 |
252.500 |
289.000 |
325.500 |
362.000 |
1.445.000 |
I |
TRUYỀN THÔNG, TƯ VẤN, VẬN ĐỘNG |
|
|
|
|
|
|
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
Tổ chức hội nghị triển triển khai Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ đến cấp ủy Đảng, chính quyền, ban ngành đoàn thể người có uy tín trong cộng đồng nhằm nâng cao trách nhiệm tham gia chỉ đạo, lãnh đạo, đầu tư nguồn lực và huy động cộng đồng tham gia thực hiện. |
Lồng ghép trong chương trình truyền thông dân số |
|
|
|
|
|
|
|||||
2 |
Phối hợp truyền thông, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng về các hoạt động cung ứng dịch vụ DS/KHHGĐ/CSSKSS |
Lồng ghép trong chương trình truyền thông dân số |
|
|
|
|
|
|
|||||
II |
VỀ CHUYÊN MÔN, KỸ THUẬT |
|
|
|
|
|
|
216.000 |
252.500 |
289.000 |
325.500 |
362.000 |
1.445.000 |
1 |
Nâng cao năng lực cho cơ sở y tế thực hiện dịch vụ KHHGĐ |
|
|
|
|
|
|
16.000 |
16.000 |
16.000 |
16.000 |
16.000 |
80.000 |
1.1 |
Đào tạo và đào tạo lại về kiến thức, kỹ năng cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS cho cán bộ y tế cơ sở |
Lớp |
1 |
3 |
CCDS - Khoa SKSS |
|
16.000 |
16.000 |
16.000 |
16.000 |
16.000 |
16.000 |
80.000 |
|
+ Khung chữ hội trường |
Khung |
1 |
3 |
- |
350 |
1.050 |
|
|
|
|
|
|
+ Băng rol |
Cái |
1 |
1 |
- |
350 |
350 |
|
|
|
|
|
|
|
+ Nước uống |
Người |
60 |
3 |
- |
40 |
7.200 |
|
|
|
|
|
|
|
+ Tài liệu |
Người |
60 |
3 |
- |
20 |
3.600 |
|
|
|
|
|
|
|
+ Tiền báo cáo viên |
Người/ ngày |
1 |
3 |
- |
1.000 |
3.000 |
|
|
|
|
|
|
|
+ Thù lao người phục vụ |
Người |
2 |
3 |
- |
50 |
300 |
|
|
|
|
|
|
|
+ Chi khác |
|
|
|
|
500 |
500 |
|
|
|
|
|
|
|
1.2 |
Tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ truyền thông, tư vấn của hệ thống Dân số-KHHGĐ cấp huyện về kiến thức, kỹ năng truyền thông, tư vấn cho VTN/TN |
Lồng ghép trong chương trình truyền thông dân số |
|
|
|
|
|
|
|||||
2 |
Đổi mới phương thức cung ứng dịch vụ KHHGĐ. |
|
|
|
|
|
60.700 |
60.700 |
97.200 |
133.700 |
170.200 |
206.700 |
668.500 |
2,1 |
Tổ chức tư vấn cung cấp dịch vụ DS/KHHGĐ/SKSS, hôn nhân gia đình cho VTN/TN trong cộng đồng. |
Cuộc/ huyện |
1 |
11 |
TTYT |
|
24.200 |
24.200 |
24.200 |
24.200 |
24.200 |
24.200 |
121.000 |
|
+ Băng ron |
Tấm |
1 |
11 |
|
350 |
3.850 |
|
|
|
|
|
|
|
+ Khung chữ hội trường |
Khung |
1 |
11 |
|
350 |
3.850 |
|
|
|
|
|
|
|
+ Hội trường |
Lần |
1 |
11 |
|
500 |
5.500 |
|
|
|
|
|
|
|
+ Báo cáo viên |
Người/ buổi |
1 |
11 |
|
300 |
3.300 |
|
|
|
|
|
|
|
+ Người phục vụ |
Người |
2 |
11 |
|
50 |
1.100 |
|
|
|
|
|
|
|
+ Nước uống |
Ly |
40 |
11 |
|
15 |
6.600 |
|
|
|
|
|
|
|
+ Chi khác |
|
|
|
|
|
0 |
|
|
|
|
|
|
2,2 |
Thí điểm và mở rộng mô hình cung ứng dịch vụ KHHGĐ/SKSS thân hiện với vị thành niên, thanh niên tại trường THPT điểm. |
Cuộc/ trường |
1 |
11 |
CCDS/ TTYT |
|
36.500 |
36.500 |
73.000 |
109.500 |
146.000 |
182.500 |
547.500 |
|
+ Băng ron |
Tấm |
1 |
11 |
|
350 |
3.850 |
|
|
|
|
|
|
|
+ Khung chữ hội trường |
Khung |
1 |
11 |
|
350 |
3.850 |
|
|
|
|
|
|
|
+ Hội trường |
Lần |
1 |
11 |
|
500 |
5.500 |
|
|
|
|
|
|
|
+ Báo cáo viên |
Người/ buổi |
1 |
11 |
|
500 |
5.500 |
|
|
|
|
|
|
|
+ Người phục vụ |
Người |
2 |
11 |
|
50 |
1.100 |
|
|
|
|
|
|
|
+ Nước uống |
Ly |
50 |
11 |
|
15 |
8.250 |
|
|
|
|
|
|
|
+ Chi khác (Xăng xe, công tác phí) |
|
|
|
|
|
8.450 |
|
|
|
|
|
|
2,3 |
Thí điểm mô hình cung cấp dịch vụ KHHGĐ/CSSKSS qua website, facebook, Youtube, zalo,..... |
Lồng ghép các hoạt động trong chương trình Truyền thông dân số |
|
|
|
|
|
|
|
||||
3 |
Tăng cường quản lý chất lượng PTTT và dịch vụ KHHGĐ |
|
|
|
|
|
17.600 |
17.600 |
17.600 |
17.600 |
17.600 |
17.600 |
88.000 |
|
Tổ chức giám sát và quản lý chất lượng cung cấp dịch vụ KHHGĐ tại các tuyến (cộng tác phí 4 cán bộ + xăng xe) |
Cuộc |
1 |
11 |
CCDS |
1.600 |
17.600 |
17.600 |
17.600 |
17.600 |
17.600 |
17.600 |
88.000 |
4 |
Thí điểm một số mô hình can thiệp mới tại cộng đồng |
|
|
|
|
|
110.000 |
110.000 |
110.000 |
110.000 |
110.000 |
110.000 |
550.000 |
|
Tổ chức tầm soát các bệnh liên quan đến thực hiện KHHGĐ tại cộng đồng (vô sinh, ung thư đường sinh sản, …) tại các xã, phường, thị trấn |
5 xã/đợt |
1 |
11 |
TTYT |
10.000 |
110.000 |
110.000 |
110.000 |
110.000 |
110.000 |
110.000 |
550.000 |
|
- Công tác phí đội lưu động huyện |
|
4 cán bộ |
|
|
7.500 |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Vật tư y tế tiêu hao |
|
Theo thực tế |
|
|
2.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Vệ sinh + vô trùng dụng cụ (Hợp đồng nhân viên phục vụ trạm) |
|
1 phục vụ |
|
|
500 |
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Đẩy mạnh xã hội hóa cung ứng PTT, hàng hóa SKSS và dịch vụ KHHGĐ |
|
|
|
|
|
11.700 |
11.700 |
11.700 |
11.700 |
11.700 |
11.700 |
58.500 |
|
Tổ chức hội nghị triển khai giới thiệu các phương tiện tránh thai TTXH, XHH; hàng hóa SKSS và dịch vụ KHHGĐ cho cán bộ y tế cung cấp dịch vụ cơ sở |
Lớp |
1 |
3 |
CCDS |
|
11.700 |
11.700 |
11.700 |
11.700 |
11.700 |
11.700 |
58.500 |
|
+ Khung chữ |
Khung |
1 |
3 |
|
350 |
1.050 |
|
|
|
|
|
|
|
+ Băng rol |
Cái |
1 |
3 |
|
350 |
1.050 |
|
|
|
|
|
|
|
+ Nước uống |
Người |
60 |
3 |
|
20 |
3.600 |
|
|
|
|
|
|
|
+ Tài liệu |
Người |
60 |
3 |
|
20 |
3.600 |
|
|
|
|
|
|
|
+ Thù lao giảng viên |
Người/ ngày |
1 |
3 |
|
500 |
1.500 |
|
|
|
|
|
|
|
+ Thù lao người phục vụ |
Người |
2 |
3 |
|
50 |
300 |
|
|
|
|
|
|
|
+ Chi khác |
|
1 |
3 |
|
200 |
600 |
|
|
|
|
|
|
Bằng chữ: (Một tỷ bốn trăm bốn mươi lăm triệu đồng).
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.