ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2041/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 07 tháng 06 năm 2017 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lưu trữ;
Căn cứ Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ;
Căn cứ Quyết định số 922/QĐ-BNV ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Bộ Nội vụ về phê duyệt Kế hoạch tổng thể thực hiện Đề án “Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm của Việt Nam và về Việt Nam”;
Căn cứ Quyết định số 54/2015/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2015 của UBND tỉnh ban hành Quy định quản lý tài liệu Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định; Quyết định số 03/2017/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2017 của UBND tỉnh ban hành Quy định phân loại, sưu tầm, thu thập, bảo quản, khai thác, sử dụng tài liệu quý hiếm của tỉnh Bình Định;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 398/TTr-SNV ngày 02 tháng 6 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm trong và ngoài tỉnh Bình Định giai đoạn 2017 - 2021”, với những nội dung chính như sau:
a) Bổ sung tài liệu lưu trữ quý, hiếm cho Phông Lưu trữ tỉnh Bình Định nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh;
b) Thông qua hoạt động sưu tầm tài liệu quý, hiếm nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ quý, hiếm - một bộ phận di sản quý giá của dân tộc;
c) Giúp cho các tổ chức, cá nhân, gia đình, dòng họ hiểu rõ hơn về giá trị kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội tiêu biểu của tài liệu lưu trữ quý, hiếm; đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của cơ quan, tổ chức và nhân dân.
a) Lưu trữ lịch sử tỉnh hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình, dòng họ đăng ký việc sở hữu tài liệu lưu trữ quý, hiếm để tổ chức theo dõi, quản lý; đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ về kỹ thuật bảo quản đối với các tài liệu do cá nhân, tổ chức tự bảo quản.
b) Tài liệu lưu trữ quý, hiếm phải được kiểm kê, lập danh mục, bảo quản, lập bản sao bảo hiểm và sử dụng theo chế độ đặc biệt.
c) Khuyến khích cộng đồng dân cư, cơ sở thờ tự, tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp, hiến tặng, chuyển nhượng, ký gửi tài liệu quý, hiếm vào Lưu trữ lịch sử tỉnh để lưu giữ, bảo quản và phát huy giá trị của tài liệu quý, hiếm.
3. Phạm vi, đối tượng và tiêu chí lựa chọn tài liệu quý, hiếm
a) Phạm vi sưu tầm:
- Các cá nhân, gia đình, dòng họ trong và ngoài tỉnh gồm:
+ Nhà hoạt động chính trị, hoạt động chính trị - xã hội tiêu biểu, có nhiều cống hiến cho tỉnh Bình Định;
+ Cá nhân đạt giải thưởng cấp Nhà nước và quốc tế;
+ Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân;
+ Nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ, nhà báo, cá nhân nổi tiếng hoạt động trong các lĩnh vực (sân khấu, điện ảnh, nhiếp ảnh, hội họa, âm nhạc, lịch sử, văn học, nghệ thuật...);
+ Gia đình, dòng họ có nhiều dấu ấn trong lịch sử;
+ Cá nhân, gia đình, dòng họ lưu giữ được tài liệu có giá trị.
- Tổ chức trong và ngoài tỉnh gồm:
+ Bảo tàng, Thư viện, Lưu trữ, Phòng truyền thống, Nhà văn hóa...
+ Cơ sở thờ tự (đình, chùa, đền...);
+ Các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia; Lưu trữ lịch sử các tỉnh, thành phố trong nước;
+ Lưu trữ của các cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
b) Đối tượng sưu tầm:
- Nội dung sưu tầm tập trung vào các vấn đề sau:
+ Tài liệu phản ánh các sự kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng, khoa học kỹ thuật, nghệ thuật tiêu biểu của tỉnh Bình Định mà tài liệu tại Lưu trữ lịch sử tỉnh không có hoặc có không đầy đủ.
+ Tài liệu chứng minh chủ quyền, lãnh thổ và biên giới biển, hải đảo, đất liền của Việt Nam.
+ Tài liệu phản ánh lịch sử tỉnh Bình Định đang bảo quản tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia.
+ Tài liệu phản ánh sinh động và chân thực cuộc sống vật chất, tinh thần, phong tục, tập quán của người dân Bình Định.
+ Tài liệu lưu trữ về các cá nhân, gia đình, dòng họ nổi tiếng, có nhiều dấu ấn trong lịch sử của tỉnh Bình Định.
- Hình thức tài liệu sưu tầm đảm bảo một trong các yêu cầu sau:
+ Độc đáo về vật mang tin (lá, gỗ, vải, da, giấy dó...);
+ Độc đáo về ngôn ngữ thể hiện, hình thức trình bày, kỹ thuật chế tác (hình vẽ, hoa văn, ký hiệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh...);
+ Bản chính, bản gốc, bản thảo viết tay hoặc có bút tích của các cá nhân tiêu biểu.
c) Tiêu chí lựa chọn tài liệu sưu tầm:
- Tính xác thực: Độ tin cậy về xuất xứ (thời gian, địa điểm, tác giả) của tài liệu.
- Độc đáo, duy nhất và hiếm có: Sự biến mất hay bị hư hỏng của tài liệu có thể gây tổn thất cho di sản của tỉnh, nói riêng và dân tộc nói chung. Tài liệu có ảnh hưởng lớn trong một giai đoạn lịch sử hoặc trong một khu vực văn hóa nhất định của tỉnh Bình Định.
- Về địa điểm: Địa điểm tạo nên ý nghĩa của tài liệu, chứa đựng thông tin về một địa điểm quan trọng trong lịch sử và văn hóa của tỉnh hoặc bản thân địa điểm đó đã từng có ảnh hưởng quan trọng tới các sự kiện, hiện tượng được đề cập trong tài liệu.
- Về con người: Tài liệu phản ánh những khía cạnh quan trọng về hành vi của con người hay sự phát triển chính trị, xã hội, công nghiệp, nghệ thuật, phản ánh tác động của các cá nhân hoặc nhóm người quan trọng làm thay đổi nhận thức xã hội gắn với lịch sử phát triển của từng thời kỳ.
- Về chủ thể và đề tài: Phản ánh những bước phát triển về tri thức và lịch sử tỉnh Bình Định trong các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học nhân văn, chính trị, tư tưởng, thể thao và nghệ thuật.
4. Các hoạt động triển khai thực hiện Đề án
a) Tổ chức tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, tiêu chuẩn, trình tự thủ tục, chính sách đối với việc sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm bằng các hình thức phù hợp, đạt hiệu quả.
b) Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ đi sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm.
c) Xây dựng, đề xuất ban hành các văn bản về cơ chế, chính sách đối với việc sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm.
d) Khảo sát, thống kê và lập danh mục tài liệu lưu trữ quý, hiếm.
đ) Tổ chức sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm.
e) Xử lý, tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ quý, hiếm sau khi sưu tầm.
Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 129/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 05 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ quy định việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện Đề án “Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm của Việt Nam và về Việt Nam” và các quy định hiện hành của Nhà nước.
6. Trách nhiệm tổ chức thực hiện Đề án
a) Sở Nội vụ:
- Xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Đề án trình UBND tỉnh và tổ chức triển khai thực hiện Đề án sau khi được phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật;
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập Hội đồng Xác định tài liệu lưu trữ quý, hiếm của tỉnh;
- Phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành có liên quan xây dựng khung mức chi cho việc mua tài liệu lưu trữ quý, hiếm;
- Tổng hợp kết quả thực hiện Đề án hàng năm, báo cáo UBND tỉnh.
b) Sở Tài chính:
- Phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng khung mức chi cho việc mua tài liệu lưu trữ quý, hiếm, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Thẩm định dự toán kinh phí và đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện từng năm và cả giai đoạn của Đề án.
c) Các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Nội vụ triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến việc sưu tầm tài liệu quý, hiếm thuộc lĩnh vực ngành, phạm vi quản lý được phân công, đảm bảo triển khai thực hiện Đề án đạt hiệu quả.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tài chính, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.