ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2038/QĐ-UBND |
Phú Yên, ngày 26 tháng 10 năm 2018 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên tại Tờ trình số 2538/TTr-SVHTTDL ngày 27/9/2018 về việc công bố Danh mục kiểm kê các công trình xây dựng, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên trên địa bàn tỉnh theo tiêu chí quy định tại Điều 28, Luật di sản văn hóa và Khoản 9, Điều 1, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố Danh mục kiểm kê 201 công trình xây dựng, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên (gọi chung là di tích) theo tiêu chí quy định tại Điều 28, Luật di sản văn hóa và Khoản 9, Điều 1, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Phú Yên như sau:
- Thành phố Tuy Hòa: 29 di tích
- Thị xã Sông Cầu: 16 di tích
- Huyện Tuy An: 53 di tích
- Huyện Phú Hòa: 15 di tích
- Huyện Đông Hòa: 20 di tích
- Huyện Tây Hòa: 30 di tích
- Huyện Sơn Hòa: 14 di tích
- Huyện Sông Hinh: 04 di tích
- Huyện Đồng Xuân: 20 di tích
(Có danh mục kèm theo)
Điều 2. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ động, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các chủ thể văn hóa khác lựa chọn lập hồ sơ khoa học các di tích trình các cấp có thẩm quyền để quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh.
Điều 3. Ít nhất 5 năm một lần, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức rà soát và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đưa ra khỏi Danh mục kiểm kê di tích các công trình xây dựng, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên không đủ tiêu chuẩn xếp hạng di tích; đồng thời bổ sung những di tích có đủ tiêu chuẩn để xếp hạng.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 195/QĐ-UBND ngày 25/01/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố Danh mục kiểm kê các công trình xây dựng, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên theo tiêu chí quy định tại khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa và Điều 28 Luật di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Phú Yên./.
|
KT.CHỦ TỊCH |
CÁC
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG, ĐỊA ĐIỂM, CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN, KHU VỰC THIÊN NHIÊN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THEO TIÊU CHÍ QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 28, LUẬT DI SẢN VĂN HÓA VÀ KHOẢN
9, ĐIỀU 1, LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DI SẢN VĂN HÓA
(Ban hành theo Quyết định số 2038/QĐ-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2018 của UBND
tỉnh)
Stt |
Tên gọi di tích |
Địa điểm |
Loại hình di tích |
Tóm tắt nội dung, giá trị của di tích |
Thực trạng di tích |
Ghi chú |
|||
Lịch sử |
Kiến trúc nghệ thuật |
Khảo cổ |
Danh lam thắng cảnh |
||||||
1 |
Địa điểm Gò Bộng Dầu |
Thôn Long Thủy, xã An Phú |
|
|
x |
|
Được phát hiện vào tháng 7/2001. Qua kết quả thăm dò và khai quật, bước đầu xác định đây là di chỉ khảo cổ học vào giai đoạn muộn của văn hóa Sa Huỳnh và giai đoạn sớm của văn hóa Chămpa. |
Còn di tích địa điểm |
Đã đưa vào Quy hoạch khảo cổ |
2 |
Bia Chợ Dinh |
107/4 Phan Đình Phùng, phường 1 |
|
|
x |
|
Vị trí ở phía nam dưới chân núi Nhạn, có niên đại thế kỷ IV, bia được khắc trực tiếp lên mặt một khối đá tự nhiên. Văn tự khắc trên bia là chữ San-skrit. Nội dung bia nói về một cuộc tế thần. Đây được xem là một trong những bia ký Chăm cổ nhất khu vực miền trung, bia có giá trị khảo cổ rất lớn. |
Bia còn tương đối nguyên vẹn, nhưng bị nhà dân che khuất không có lối vào |
Đã đưa vào Quy hoạch khảo cổ |
3 |
Địa điểm Hòn Tháp |
Thôn Xuân Dục, xã An Phú |
|
|
x |
|
Là một hòn núi nhỏ có hình chóp, cao 30m, đứng độc lập, sườn núi dốc đứng; trên đỉnh và dưới chân núi có nhiều gạch Chăm. Những dấu tích còn lại cho thấy trên đỉnh Hòn Tháp đã từng tồn tại một công trình kiến trúc có thể là một ngôi đền tháp nhưng quy mô nhỏ. |
Phế tích |
Đã đưa vào Quy hoạch khảo cổ |
4 |
Địa điểm núi Mò O |
Thôn Sơn Thọ, xã Hòa Kiến |
|
|
x |
|
Núi Mò O cao khoảng 100m, tại đây phát hiện nhiều gạch Chăm và một số cổ vật bằng đất nung mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa. Nhận định bước đầu, nơi đây tồn tại phế tích của một ngôi tháp Chăm có quy mô lớn và có nhiều hiện vật kiến trúc. |
Phế tích |
Đã đưa vào Quy hoạch khảo cổ |
5 |
Khu giếng đá cổ |
Xóm vườn, thôn Xuân Dục, xã An Phú |
|
|
x |
|
Đây là một khu giếng cổ gồm có khoảng 100 giếng, dạng hình tròn, độ sâu từ 3 - 4m. Giếng được tạo thành bằng kỹ thuật xếp đá. Theo nhận định bước đầu, nơi đây từng tồn tại một thủy hệ xếp đá đa chức năng: để lấy nước làm thủy lợi, để lấy nước sinh hoạt, để lấy nước thiêng cúng dường. |
Đang xuống cấp |
Đã đưa vào Quy hoạch khảo cổ |
6 |
Đình An Tịnh |
Phường 3 |
|
x |
|
|
Đình An Tịnh xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Là một trong những ngôi đình cổ. Hiện còn lưu giữ những di vật quý như: 3 bản sắc phong của triều Nguyễn, 2 bức phù điêu bằng gỗ chạm hình lân phụng, 1 chiếc mõ gỗ dài 1,3m, đường kính 40cm. |
Tốt |
|
7 |
Đình phường Bốn |
Khu phố 4, Phường 4 |
|
x |
|
|
Được xây dựng vào thời kỳ đầu khi người Việt đến khai phá vùng đất Tuy Hòa ngày nay. Đây là một trong những đình cổ của tỉnh Phú Yên. Tại đây còn lưu giữ 9 sắc phong của triều Nguyễn |
Đang xuống cấp |
|
8 |
Đình phường Năm (Đình Bình Hòa) |
Phường 5 |
|
x |
|
|
Có lịch sử hình thành vào khoảng thế kỷ XVII, nơi thờ thành hoàng làng và diễn ra các sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Hiện còn lưu giữ 4 bản sắc phong thời Nguyễn. |
Tốt |
|
9 |
Đình Ninh Tịnh |
Khu phố Ninh Tịnh, phường 9 |
|
x |
|
|
Đình Ninh Tịnh ra đời cách nay trên 200 năm, thờ Thành hoàng bổn xứ Lương Văn Chánh và mẹ xứ sở Thiên Y A Na. |
Tốt |
|
10 |
Đình Long Thủy |
Thôn Long Thủy, xã An Phú |
|
x |
|
|
Hình thành cùng với quá trình thành lập làng Long Thủy; là nơi thờ thành hoàng và tổ chức các hoạt động văn hóa của cộng đồng địa phương. |
Tốt |
|
11 |
Lẫm Phước Hậu |
Khu phố Phước Hậu hai, phường 9 |
x |
|
|
|
Lẫm được xây dựng từ lâu đời. Trước năm 1945 là nơi làm việc của chính quyền làng Phước Hậu. Trong những năm chống Pháp, lẫm là nơi hội họp của các đoàn thể cách mạng như: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội thanh niên, nơi tổ chức bầu cử Quốc hội lần đầu tiên năm 1946. |
Tốt |
|
12 |
Miếu Thiên Hậu Thánh Mẫu (chùa Ông, chùa Quan Thánh) |
14/9 Phan Đình Phùng, Phường 1 (dưới chân núi Nhạn) |
|
x |
|
|
Chùa do người Hoa Triều Châu, Phúc Kiến và Quảng Đông xây dựng năm 1882 khi đến định cư tại Tuy Hòa, là ngôi chùa cổ của người Hoa ở tỉnh Phú Yên. Đây là nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của thị xã Tuy Hòa vào ngày 24/11/1931. |
Được trùng tu năm 2010 |
|
13 |
Chùa Kim Cang (Chùa sắc tứ Kim Cang) |
121/4 Phan Đình Phùng, Phường 1 |
|
x |
|
|
Chùa do thiền sư Tế Duyên, hiệu Quảng Giác, phái Lâm Tế đời thứ 36 khai sơn vào cuối thế kỷ 17. Được vua Lê (Trung Hưng) ban sắc tứ vào năm thứ 5, niên hiệu Vĩnh Hựu (1939). Đây là một trong những ngôi chùa cổ trên đất Phú Yên. |
Tốt |
|
14 |
Chùa Bảo Tịnh |
174 Phan Đình Phùng, Phường 3 |
|
x |
|
|
Tổ khai sơn húy là Thiệt Diệu, hiệu Liễu Quán Giác Viên Ngộ Hòa Thượng, thuộc phái Lâm Tế đời thứ 35. Đây là một trong những ngôi 15chùa cổ ở Phú Yên. Hiện nay là nơi đặt cơ quan Tỉnh hội Phật giáo Phú Yên. |
Được trùng tu năm 2011 |
|
15 |
Chùa Hồ Sơn (Hồ Sơn cổ tự) |
Khu phố Ninh Tịnh, Phường 9 |
|
x |
|
|
Đây là một trong những ngôi chùa có lịch sử ra đời sớm trên đất Phú Yên. Chùa được xây theo kiến trúc cổ lầu, có chiếc đại hồng chung đúc năm 1907. Tại đây, đã phát hiện một số hiện vật bằng đất nung có niên đại thế kỷ VI - VIII, mang nhiều giá trị. |
Tốt |
|
16 |
Chùa Bảo Lâm |
Thôn Liên Trì, xã Bình Kiến |
|
x |
|
|
Tổ khai sơn thuộc phái Lâm Tế đời thứ 38, húy Đạo Trung sáng lập. Chùa có kiến trúc hài hòa với cảnh trí thiên nhiên, xen lẫn là một số công trình kiến trúc mang tính đặc thù của Phật giáo như: bức tượng Phật ngồi tọa thiền trên đài sen đắp bằng thạch cao trên 10m, nặng hơn 1 tấn; khu vườn tượng,…Chùa là cơ sở cách mạng từ năm 1945-1956. |
Tốt |
|
17 |
Chùa Minh Sơn |
Xã Hòa Kiến |
|
x |
|
|
Được xây dựng cách nay trên 200 năm, tọa lạc tại sườn phía Tây núi Chóp Chài, là cơ sở cách mạng trong hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. |
Tốt |
|
18 |
Chùa Kim Long |
17/4 Phan Đình Phùng, phường 1 |
|
x |
|
|
Chùa nằm ở phía đông chân núi Nhạn. Tổ sư khai sơn là Thiền sư Tế Đài, hiệu Khánh Thụy. Ban đầu, chùa có tên là Hàm Long, sau đổi thành Kim Long. Năm 1939 được vua Bảo Đại ban sắc tứ nên chùa còn có tên Sắc tứ Kim Long tự. |
Tốt |
|
19 |
Chùa Hang |
Thôn Minh Đức, xã Hòa Kiến |
x |
|
|
|
Là ngôi chùa tọa lạc trên núi Chóp Chài, có nhiều hang đá tự nhiên, có sự tôn tạo của con người tạo nên không gian tâm lịnh độc đáo, đồng thời cùng là căn cứ cách mạng thời chống Mỹ |
Nguyên vẹn |
|
20 |
Miếu thờ Thiên Y A Na |
104/9 Phan Đình Phùng, phường 1 |
|
x |
|
|
Miếu nằm phía nam dưới chân núi Nhạn, mặt hướng ra sông Chùa. Được lập để thờ thần Thiên Y A Na. Theo tín ngưỡng địa phương, đây là vị nữ thần bản xứ, phù hộ dân chúng trong buổi đầu khai khẩn, lập làng. |
Đang xuống cấp |
|
21 |
Miếu thờ Đầu |
Thôn Phú Lương, xã An Phú |
x |
|
|
|
Tương truyền, đối tượng thờ tự trong miếu có liên quan đến thành hoàng Lương Văn Chánh, người có công khai phá vùng đất Phú Yên. |
Đang xuống cấp |
|
22 |
Nhà 17 Phan Đình Phùng |
Phường 1 |
|
x |
|
|
Đây là ngôi nhà của ông Hàn Học Hiên (Bang Liềm) một đại thương gia người Hoa. Ngôi nhà được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 19, với quy mô kiên cố, bề thế, nhà hai tầng, sàn làm bằng gỗ quý, mái lợp ngói ống, một kiến trúc điển hình của người Hoa trên địa bàn tỉnh Phú Yên. |
Đang xuống cấp |
|
23 |
Nhà đồng chí Nguyễn Quốc Thoại |
Phước Hậu, Bình Kiến |
x |
|
|
|
Đây là trụ sở Tỉnh ủy Phú Yên năm 1936. Nơi tổ chức Đại hội thành lập MTVM tỉnh Phú Yên tháng 8 /1945 |
Tốt |
|
24 |
Nơi tiếp nhận và vận chuyển vũ khí trong thời kỳ chống Pháp |
Khu phố 2, Phường 6 |
x |
|
|
|
Đây là một làng biển cổ ở phường 6. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, là nơi tiếp nhận và vận chuyển vũ khí từ miền Bắc về miền Trung và vào miền Nam, phục vụ cho công cuộc kháng chiến. |
|
|
25 |
Căn cứ địa cách mạng Đá Bàn |
Xã Hòa Kiến |
x |
|
|
|
Là địa bàn hoạt động cách mạng của cán bộ, nhân dân, lực lượng vũ trang của tỉnh Phú Yên và thị xã Tuy Hòa trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Di tích nằm trong khu vực có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, môi trường trong lành, có điều kiện thuận lợi để phát triển thành khu tham quan du lịch. |
Hoang sơ |
|
26 |
Địa điểm diễn ra trận đánh tại đường Tản Đà năm 1954 |
Phường I |
x |
|
|
|
Tại đây, ngày 21/6/1954, Trung đội đặc công B15 phối hợp với Trung đội đặc công Liên khu 5 mở trận tập kích phá hủy 165 xe quân sự và 1 kho xăng của địch, góp phần đánh bại chiến dịch Át Lăng của thực dân Pháp. |
Đã đưa vào Đề án xây dựng bia chiến công |
|
27 |
Địa điểm diễn ra trận đánh Quan Quang năm 1954 |
Xã Hòa Kiến |
x |
|
|
|
Nơi đây, ngày 28/5/1954, Tiểu đoàn 375 và Đại đội 377 đã tổ chức trận địa phục kích đánh 2 tiểu đoàn cơ động của địch, tiêu diệt gần 100 tên, bắt sống gần 200 tên, góp phần đánh bại cuộc hành quân Át Lăng của địch. |
Đang chuẩn bị xây dựng bia chiến công |
|
28 |
Địa điểm diễn ra trận đánh sân bay Đông Tác năm 1968 |
Phường Phú Thạnh |
x |
|
|
|
Nơi đây, ngày 28/8/1968, Đại đội Đặc công 201 đã bí mật tập kích vào sân bay Đông Tác, bắn cháy và phá hỏng 11 máy bay, 1 xe tăng, đánh sập 4 nhà lính, 1 tháp canh, diệt 46 tên địch; là một trong những trận đánh tiêu biểu của lực lượng đặc công tỉnh Phú Yên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. |
Đang chuẩn bị xây dựng bia chiến công |
|
29 |
Địa điểm diễn ra trận đánh Núi Thơm năm 1970 |
Xã An Phú |
x |
|
|
|
Tại đây, ngày 10/3/1970, Đại đội Đặc công 202 mở trận tập kích vào chốt điểm của địch, tiêu diệt 56 tên, thu nhiều quân trang quân dụng, góp phần làm thất bại kế hoạch "Bình định nông thôn" của địch trên chiến trường Phú Yên. |
Đã đưa vào Đề án xây dựng bia chiến công |
|
1 |
Di chỉ Gò Ốc |
Thôn Diêm Trường, xã Xuân Bình |
|
|
x |
|
Là di chỉ văn hóa Sa Huỳnh, có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu khảo cổ học trên vùng đất Phú Yên. Các hiện vật phát hiện tại di chỉ này rất phong phú, đa dạng về loại hình. |
Còn di tích địa điểm |
|
2 |
Di chỉ Cồn Đình |
Thôn Diêm Trường, xã Xuân Lộc |
|
|
x |
|
Là di chỉ khảo cổ thuộc thời kỳ Sa Huỳnh ở Phú Yên, đã khai quật và thu được nhiều hiện vật có giá trị về lịch sử và văn hóa. |
Còn di tích địa điểm |
Đã đưa vào Quy hoạch khảo cổ |
3 |
Địa điểm Bến Đò Dưới |
Thôn Diêm Trường, xã Xuân Lộc |
|
|
x |
|
Nơi tồn tại di chỉ khảo cổ học thuộc văn hóa Sa Huỳnh giai đoạn sớm, có niên đại cách ngày nay trên dưới 3.000 năm. Tại địa điểm này phát hiện 1 khuyên tai ba mấu bằng gốm, là loại di vật đặc trưng trong văn hóa Sa Huỳnh. |
Còn di tích địa điểm |
Đã đưa vào Quy hoạch khảo cổ |
4 |
Giếng vuông |
Thôn Hòa An, xã Xuân Hòa |
|
|
x |
|
Giếng có dạng hình vuông, mỗi cạnh 1,5m, sâu 5,5m, thành giếng được kè bằng đá ong. Giếng có hình thức khá độc đáo, ít thấy xuất hiện trong kỹ thuật đào giếng của người Việt ở Phú Yên. |
Được cộng đồng bảo vệ và sử dụng nước |
|
5 |
Khu mộ cổ Chánh Nam |
Thôn Chánh Nam, xã Xuân Thọ 1 |
|
|
x |
|
Khu mộ cổ này hiện còn khảo sát, nhận diện được 25 ngôi, phân bố trên một địa bàn rộng khoảng 1.000m2; là dạng mộ hợp chất, với các kiểu kiến trúc đa dạng. |
Xuống cấp |
|
6 |
Khu mộ cổ Diêm Trường |
Thôn Diêm Trường, xã Xuân Lộc |
|
|
x |
|
Nơi tồn tại nhiều ngôi mộ cổ hợp chất, với các kiểu kiến trúc đa dạng. |
Xuống cấp |
|
7 |
Đình Tùy Luật Hòa |
Thôn Hòa Hiệp, xã Xuân Thịnh |
|
x |
|
|
Hình thành cùng với quá trình thành lập làng Tùy Luật; là nơi thờ thành hoàng và tổ chức các hoạt động văn hóa của cộng đồng địa phương; hiện còn lưu giữ 04 sắc phong thời Nguyễn. |
Tốt |
|
8 |
Lăng Phú Vĩnh |
Khu phố Phú Vĩnh, phường Xuân Đài |
|
x |
|
|
Có từ lâu đời, gắn với tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (cá Voi) và là nơi diễn ra lễ hội cầu ngư của cộng đồng làm nghề biển. |
Tốt |
|
9 |
Lăng Phước Lý |
Khu phố Phước Lý, phường Xuân Yên |
|
x |
|
|
Có từ lâu đời, gắn với tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (cá Voi) và là nơi diễn ra lễ hội cầu ngư của cộng đồng làm nghề biển. |
Tốt |
|
10 |
Lăng Túy Phong |
Thôn 2, xã Xuân Hải |
|
x |
|
|
Có từ lâu đời, gắn với tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (cá Voi) và là nơi diễn ra lễ hội cầu ngư của cộng đồng làm nghề biển. |
Tốt |
|
11 |
Lăng Mỹ Thượng |
Khu phố Mỹ Thành, phường Xuân Thành |
|
x |
|
|
Có từ lâu đời, gắn với tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (cá Voi) và là nơi diễn ra lễ hội cầu ngư của cộng đồng làm nghề biển. |
Tốt |
|
12 |
Lăng Gành Đỏ |
Phường Xuân Đài |
|
x |
|
|
Có từ lâu đời, gắn với tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (cá Voi) và là nơi diễn ra lễ hội cầu ngư của cộng đồng làm nghề biển. |
Tốt |
|
13 |
Mộ tháp cá Voi |
Khu phố Tân Thạnh, phường Xuân Đài |
x |
|
|
|
Gồm 2 mộ tháp có kiến trúc giống nhau, tháp có 4 tầng, tầng trên là kiến trúc thu nhỏ của tầng dưới, chóp tháp đắp hình búp sen. Trên 1 tháp có đắp nổi 4 chữ Hán bằng mảnh gốm là "Nam Hải thần mộ". Đây là loại hình di tích độc đáo, phản ánh sắc thái văn hóa của cư dân miền biển Phú Yên. |
Đang xuống cấp |
Đã đưa vào Quy hoạch khảo cổ |
14 |
Vụ thảm sát ở thôn Hòa Phú |
Thôn Hòa Phú, xã Xuân Hòa |
x |
|
|
|
Ngày 14/4/1965, tàu chiến Mỹ cập vào Hòn Khô, thả lính lên bờ. Bọn chúng đốt nhà cửa dân trong làng, giết 36 người dân và làm bị thương 57 người khác tại thôn Hòa Phú. |
Còn di tích địa điểm |
|
15 |
Đầm Cù Mông |
Tiếp giáp với các xã: Xuân Thịnh, Xuân Cảnh, Xuân Hòa, Xuân Hải, Xuân Bình, Xuân Lộc |
|
|
|
x |
Đầm Cù Mông là một thắng cảnh đẹp, ven đầm có khá nhiều bãi biển đẹp như Xuân Hải, bãi Bàu, bãi Rạng,… Đây cũng là nơi trú ngụ của nhiều loài hải sản quý hiếm. |
Nhân dân nuôi thủy sản trên một phần diện tích mặt nước |
|
16 |
Hòn Nần |
Xã Xuân Cảnh |
|
|
|
x |
Là một đảo nhỏ tại cửa đầm Cù Mông, nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hệ sinh thái nước mặn phong phú. Trên đảo có dấu tích Miếu công thần xây dựng dưới triều vua Gia Long và quần thể mộ cổ. |
Hoang sơ |
|
1 |
Núi Một |
Thôn Trung Lương, xã An Nghiệp |
|
|
x |
|
Nơi có dấu tích của một kiến trúc Chăm Pa. Năm 2000, Bảo tàng Phú Yên đã phát hiện được một hiện vật điêu khắc đá hiếm có trong nghệ thuật cổ Chăm Pa. Đó là hình một ngôi Bảo tháp tạc nổi lên mặt một viên đá hình trụ. |
Phế tích |
Đã đưa vào Quy hoạch khảo cổ |
2 |
Khu mộ cổ núi A Mang |
Thôn Quảng Đức, xã An Thạch |
|
|
x |
|
Phân bố tại triền phía nam của núi A Mang, trên một diện tích rộng khoảng 2.000m2 dọc theo triền núi. Số mộ hiện còn khảo sát nhận diện được là hơn 500 ngôi. Về kiểu dáng kiến trúc Mộ cổ núi A Mang có thể phân thành 4 loại: loại hình yên ngựa (kiều ngựa) chiếm đa số, loại hình mu rùa, loại hình mái nhà và hình búp sen có số lượng ít hơn. |
Nhiều ngôi mộ bị xuống cấp |
Đã đưa vào Quy hoạch khảo cổ |
3 |
Địa điểm Hòn Chùa |
Xã An Chấn |
|
|
x |
|
Hòn Chùa là một đảo nhỏ ven bờ biển. Tại đây, qua khảo sát và đào thám sát khảo cổ học phát hiện nhiều gạch Chăm. Những dấu tích còn lại cho thấy ở đây từng tồn tại một kiến trúc Chămpa. |
Còn dấu tích nền móng kiến trúc |
Đã đưa vào Quy hoạch khảo cổ |
4 |
Địa điểm lò gốm Quảng Đức |
Xã An Thạch |
|
|
x |
|
Làng gốm Quảng Đức có lịch sử trên 300 năm. Điểm đặc biệt của gốm Quảng Đức có dấu vỏ sò dính trên thân và màu men khá đặc trưng, không một dòng gốm nào có được. |
Hiện nay đã ngừng hoạt động |
|
5 |
Đình Ngân Sơn |
Khu phố Ngân Sơn, thị trấn Chí Thạnh |
|
x |
|
|
Đình có vào khoảng thể kỷ 17, thờ thành hoàng bổn xứ và các vị tiền hiền, hậu hiền. Kiến trúc đình hiện nay được xây dựng vào khoảng cuối thể kỷ 19 đầu 20. |
Tốt |
|
6 |
Đình Long Uyên |
Thôn Long Uyên, xã An Dân |
|
x |
|
|
Long Uyên là một làng cổ được hình thành vào khoảng thế kỷ 17 ở vùng hạ lưu sông Cái. Đình Long Uyên ra đời và tồn tại cùng với quá trình hình thành và phát triển của làng Long Uyên. |
Tốt |
|
7 |
Đình Mỹ Huân |
Thôn Tuy Dương, xã An Hiệp |
|
x |
|
|
Thờ thành hoàng và các vị tiền hiền. |
Tốt |
|
8 |
Đình Phong Phú |
Thôn Phong Phú, xã An Hiệp |
|
x |
|
|
Được xây dựng năm 1847, là nơi hội họp, sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng địa phương và người Minh Hương. |
Chưa được bảo vệ |
|
9 |
Đình Bảy Tổng |
Thôn Phong Niên, xã An Định |
|
x |
|
|
Có từ lâu đời, thờ Thành hoàng và các vị Tiền hiền, Hậu hiền |
Phế tích |
|
10 |
Miếu Thần Đầu |
Thôn Mỹ Phú, xã An Hiệp |
x |
|
|
|
Tương truyền, đối tượng thờ tự trong miếu có liên quan đến thành hoàng Lương Văn Chánh, người có công khai phá vùng đất Phú Yên. |
Đang xuống cấp |
|
11 |
Khu di tích: miếu thờ Lê Thánh Tông, văn chỉ, miếu Hội đồng |
Thôn Long Uyên, xã An Dân |
x |
|
|
|
Ba di tích này được xây dựng trên cùng một địa điểm, bố trí theo một trục thẳng đông-tây. Miếu thờ vua Lê Thánh Tông - nơi ghi nhớ công lao của vị vua thân chinh ra trận, có tài thao lược giỏi. Văn chỉ là nơi thờ Khổng Tử. Miếu Hội đồng thờ nhiều thần, có cả Thành Hoàng của làng, âm hồn - cô hồn, hà bá,… |
Phế tích |
|
12 |
Miếu Cử Đìa |
Thôn Hòa Đa, xã An Mỹ |
x |
|
|
|
Miếu thờ phụng ông Cử Đìa, là một tướng tài dưới trướng của chí sỹ Lê Thành Phương. Khi hội quân tại đình Hòa Đa, vì nghi ngờ ông trong trận đi đánh ở Tuy Hòa nên các nghĩa quân của phong trào Cần Vương giết chết ông. Vì cái chết oan uổng đó nên người dân trong thôn lập miếu thờ ông. |
Tốt |
|
13 |
Miếu Thành hoàng |
Thôn Mỹ Quang Bắc, xã An Chấn |
x |
|
|
|
Thờ Thành hoàng Lương Văn Chánh, người có công khai phá vùng đất Phú Yên và thờ người có công khai phá vùng đất Mỹ Quang, An Chấn. |
Được trùng tu khang trang |
|
14 |
Lăng Mỹ Quang |
Thôn Mỹ Quang, xã An Chấn |
|
x |
|
|
Lăng Mỹ Quang là một tổng thể bao gồm nhiều bộ phận kiến trúc khác nhau. Đây là một trong số ít lăng Ông ở Phú Yên thể hiện đầy đủ kiến trúc hoàn chỉnh của một lăng thờ cá Ông của cư dân ven biển Phú Yên. |
Tốt |
|
15 |
Lăng Tân Long |
Thôn Tân Long, xã An Cư |
|
x |
|
|
Thờ cá voi, lăng cúng vào dịp tổ chức lễ hội Đầm Ô Loan vào mùng 7 tháng Giêng hàng năm. |
Tốt |
|
16 |
Lăng Tiên Châu |
Thôn Tiên Châu, xã An Ninh Tây |
|
x |
|
|
Có từ lâu đời, gắn với tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (cá Voi) và là nơi diễn ra lễ hội cầu ngư của cộng đồng làm nghề biển. |
Tốt |
|
17 |
Lăng Phú Hội |
Thôn Phú Hội, xã An Ninh Đông |
|
x |
|
|
Có từ lâu đời, gắn với tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (cá Voi) và là nơi diễn ra lễ hội cầu ngư của cộng đồng làm nghề biển. |
Tốt |
|
18 |
Lăng Phú Lương |
Thôn Phú Lương, xã An Ninh Đông |
|
x |
|
|
Có từ lâu đời, gắn với tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (cá Voi) và là nơi diễn ra lễ hội cầu ngư của cộng đồng làm nghề biển. |
Tốt |
|
19 |
Lăng Phú Thường |
Thôn Phú Thường, xã An Hòa |
|
x |
|
|
Có từ lâu đời, gắn với tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (cá Voi) và là nơi diễn ra lễ hội cầu ngư của cộng đồng làm nghề biển. |
Tốt |
|
20 |
Lăng Giai Sơn |
Thôn Giai Sơn, xã An Mỹ |
|
x |
|
|
Có từ lâu đời, gắn với tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (cá Voi) và là nơi diễn ra lễ hội cầu ngư của cộng đồng làm nghề biển. |
Tốt |
|
21 |
Chùa Quy Sơn, |
Thôn Phú Tân, xã An Cư |
|
x |
|
|
Chùa tọa lạc tại chân núi Rùa, tổ khai sơn lập am vào năm 1844, phái Lâm Tế đời thứ 4. Chùa đã trãi qua 5 đời hòa thượng trụ trì. Năm 1989 Đại đức Thích Thông Lý xây dựng chùa mới hoàn toàn. |
Tốt |
|
22 |
Chùa Châu Lâm |
Thôn Quảng Đức, xã An Thạch |
|
x |
|
|
Chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ XVII, bởi Tổ kế thừa là Phật Đoan phái Lâm Tế đời thứ 35 cùng đời với Tổ Liễu Quán. Hiện nay tại chùa còn lưu giữ tượng Phật Thích Ca bằng đồng nặng 2.000 cân, cao 1,5m; bia đá và đại hồng chung. Chùa còn là cơ sở cách mạng trong thời kháng chiến chống Mỹ. |
Tốt |
|
23 |
Chùa Thanh Lương |
Thôn Mỹ Quang, xã An Chấn |
|
x |
|
|
Khác với nhiều ngôi chùa xây dựng trên vùng đất Phú Yên, chùa Thanh Lương nằm giữa vùng cát trắng thanh tịnh. Đã qua nhiều đời sư trụ trì. Năm 1940, Đại sư Từ Hóa về trụ trì. Đại sư tham gia hoạt động cách mạng, bị bắt và bị tra tấn hy sinh tại nhà tù Ngọc Lãng. Chùa gắn liền các hoạt động cách mạng của xã An Chấn và Đại sư Từ Hóa. |
Tốt |
|
24 |
Chùa Phật Thánh (Phật Lồi) |
Thôn Tiên Châu, xã An Ninh Tây |
|
x |
|
|
Chùa Phật Thánh do các thương nhân từ nhiều nơi đến buôn bán ở Tiên Châu xây dựng. Chùa có tượng Phật Lồi bằng đá, chạm trổ rất tinh xảo. |
Tốt |
|
25 |
Chùa Bát Nhã (Chùa Tổ, Sắc tứ Bát Nhã) |
Thôn Mỹ Phú, xã An Hiệp |
|
x |
|
|
Chùa Sắc Tứ Bát Nhã được xây dựng khoảng thế kỷ XVII. Đây là ngôi chùa có vị thế đẹp, ẩn chứa nhiều truyền thuyết về tổ khai sơn Tăng cang giác ngộ Hòa thượng. |
Tốt |
|
26 |
Chùa Bảo Sơn |
Thôn Phong Thăng, xã An Định |
|
x |
|
|
Chùa có từ thời Gia Long năm thứ 13 (1814), được tọa lạc lưng chừng núi Bà, hiện còn 37 ngôi mộ tháp tương đối nguyên vẹn. Chùa được tu sửa lần thứ nhất vào năm 1975, đến năm 1994 được tu sửa lần thứ 2. |
Tốt |
|
27 |
Chùa Viên Quang |
Thôn Phong Niên, xã An Định |
|
x |
|
|
Trong kháng chiến chống Pháp chùa là nơi hoạt động cách mạng của cán bộ thôn Phong Niên. Năm 1966, chùa bị tàn phá nặng nề, năm 1989 chùa được xây dựng lại khang trang. Hiện tại chùa còn lưu giữ một số hiện vật bằng đồng rất có giá trị. |
Tốt |
|
28 |
Chùa Phổ Bảo |
Thôn Định Trung 1, xã An Định |
|
x |
|
|
Chùa được xây dựng từ thời vua Tự Đức, nằm dưới chân núi Cấm. trong thời gian chín năm kháng chiến chùa bị cháy hoàn toàn. Sau năm 1975 chùa được xây dựng lại. |
Tốt |
|
29 |
Chùa Thiền Sơn |
Thôn Mỹ Thạnh, xã An Hiệp |
|
x |
|
|
Chùa do Hòa thượng Trí Bổn xây dựng vào thế kỷ 18, tọa lạc dưới chân dốc Tý. Trong chiến tranh chống Mỹ chà bị cháy. Năm 1968-1971 chùa dời về xóm Gõ dưới chân đèo Quán Cau, năm 1998 chùa lại được xây dựng khang trang như ngày hôm nay. |
Tốt |
|
30 |
Chùa Long Sơn |
Thôn Phú Hòa, xã An Mỹ |
|
x |
|
|
Đây là ngôi chùa cổ được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 17. Trong kháng chiến chống Mỹ, chùa là nơi chứa thóc, vũ khí và là nơi sản xuất vũ khí. Vì vậy kẻ thù thường xuyên đánh phá. Năm 1972 chùa bị sập hoàn toàn. Năm 1987, thầy Minh Dung về trụ trì và xây dựng lại. Hiện nay chùa đã được trùng tu khá khang trang. |
Tốt |
|
31 |
Chùa Long Sơn |
Thôn Phú Sơn, xã An Ninh Đông |
|
x |
|
|
Là ngôi chùa được xây dựng từ thời Nguyễn, bị đốt cháy trong thời kỳ 1945-1954. Sau năm 1975 được dựng lại, và đến năm 2001 được xây dựng mới gần vị trí chùa cũ dưới chân núi ông Hiền. |
Tốt |
|
32 |
Chùa Long Phú |
Thôn Phú Hạnh, xã An Ninh Đông |
|
x |
|
|
Chùa được xây dựng vào thời Nguyễn, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp chùa bị sụp đổ, năm 1987 chùa được xây dựng lại. Năm 2011 chùa được mở rộng diện tích chánh điện, nhà đông, nhà tây như hiện nay. |
Tốt |
|
33 |
Chùa Bảo Sơn Thiên Hải |
Thôn Phú Hạnh, xã An Ninh Đông |
|
x |
|
|
Chùa được xây dựng vào thời Nguyễn, do một vị sư Trung Quốc pháp danh Thiệt Lãm khai sơn. Chùa bị quân Mỹ ngụy đốt cháy năm 1967. Sau năm 1975 người dân địa phương xây dựng lại trên nền chùa cũ. Năm 1994 chùa được xây dựng lại như hiện nay. |
Tốt |
|
34 |
Chùa Hưng Thiện |
Thôn Diêm Điền, xã An Ninh Tây |
x |
|
|
|
Trong kháng chiến chống Pháp, Trường Chính trị của tỉnh do ông Võ Học làm giảng viên từng đặt trụ sở và hoạt động tại chùa từ năm 1949-1951; xưởng dệt vải xi ta cũng từng được đặt tại đây. Từ năm 1964-1973 du kích xã An Ninh thiết lập hệ thống hầm, hào, địa đạo tại khu vực chùa làm căn cứ chống địch. Cạnh chùa có ngôi miếu Bà còn giữ một sắc phong thời Nguyễn và hai văn bản bằng chữ Hán do vua Bảo Đại ban. |
Tốt |
|
35 |
Chùa Linh Sơn |
Khu phố Trường Xuân, thị trấn Chí Thạnh |
|
x |
|
|
Được xây dựng vào thời Nguyễn; trong kháng chiến chống Mỹ, là cơ sở cách mạng. |
Tốt |
|
36 |
Nhà thờ Mằng Lăng |
Thôn Hội Tín, xã An Thạch |
|
x |
|
|
Nhà thờ Mằng Lăng được xây dựng năm 1892 theo kiến trúc gô-tích cổ điển. Đây là nhà thờ đầu tiên đánh dấu sự du nhập của đạo công giáo trên vùng đất Phú Yên. |
Tốt |
|
37 |
Nhà cổ |
Thôn Bình Chánh, xã An Dân |
|
x |
|
|
Là kiểu kiến trúc nhà truyền thống của người Việt, có kết cấu bằng gỗ, gắn kết nhau theo kỹ thuật ghép mộng, dùng con xè chốt giữ cố định ở các điểm lắp ghép; bộ mái nhọn bện tre, phủ lớp đất lên trên, trên cùng lợp tranh. |
Đang xuống cấp |
|
38 |
Nhà cổ |
Thôn Hội Phú, xã An Ninh Tây |
|
x |
|
|
Là kiểu kiến trúc nhà ở truyền thống của người Việt. Đây là ngôi nhà lá mái bình bạt hay còn gọi là nhà năm lá, nhà trần bằng. Nhà có ba gian chính và hai chái, mái được bện tre, phủ đất lên trên, ở giữa là trần bằng và bốn phía tạo mái xuôi, bên trên lợp mái tranh. |
Tốt |
|
39 |
Hòn Bù |
Thôn Phú Hội, xã An Ninh Đông |
x |
|
|
|
Hòn Bù cao trên 100m so với mặt nước biển. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954), xã An Ninh Đông xây điểm gác Hòn Bù trên đỉnh Hòn Bù. Lực lượng canh gác là nam nữ dân quân. Nhờ đó mà nhân dân chủ động đối phó với địch. |
|
|
40 |
Địa điểm diễn ra các trận đánh tại Hòn Đồn - Phong Niên |
Xã An Định |
x |
|
|
|
Ngày 7/3/1954, tại Phong Niên, Tiểu đoàn 375 tổ chức phục kích tiêu diệt 1 đại đội Âu Phi và 26 xe quân sự, thu nhiều vũ khí, quân trang quân dụng. Ngày 6/5/1972, tại Hòn Đồn, Đại đội Đặc công 201 được chi viện hỏa lực của Tiểu đoàn Pháo binh 189, tổ chức tập kích chốt điểm của địch, tiêu diệt 59 tên, thu nhiều vũ khí, phá hủy toàn bộ các công sự chiến đấu. |
Đã xây dựng bia chiến công |
|
41 |
Nhà tù Phú Nhuận |
Thôn Phú Nhuận, xã An Ninh Đông |
x |
|
|
|
Nhà tù Phú Nhuận do Mỹ - ngụy xây dựng sau năm 1954 để giam cầm, tra khảo các cán bộ, đảng viên hoạt động cách mạng tại xã An Ninh và một số vùng lân cận. Tại đây, địch đã dùng nhiều cực hình tra tấn dã man các chiến sỹ cộng sản. |
Phế tích, tại khu vực này là đất trồng hoa màu |
|
42 |
Gành đá Hang Cọp |
Thôn Phước Đồng, xã An Hải |
x |
|
|
|
Năm 1960-1975, Huyện ủy Tuy An chọn gành Hang Cọp làm nơi trú quân của cán bộ, bộ đội địa phương tham gia hoạt động cách mạng. Nơi đây có thể trú ẩn được trên 100 người. |
|
|
43 |
Căn cứ cách mạng đồi Hòa Hậu |
Thôn Hòa Hậu, xã An Thạch |
x |
|
|
|
Với lợi thế có núi bao bọc xung quanh, đồi Hòa Hậu là khu căn cứ của huyện Tuy An. Nơi đây xuất phát các cuộc tấn công lớn đến vùng lân cận. Hòa Hậu còn là căn cứ cách mạng có nhiều đóng góp cho phong trào cách mạng xã An Thạch. |
|
|
44 |
Đồi Động Chính |
Thôn Phong Thái, xã An Lĩnh |
x |
|
|
|
Nơi đây diễn ra trận đánh ác liệt của tiểu đoàn bộ binh 85 cùng lực lượng Huyện đội Tuy An, du kích xã An Lĩnh với quân địch vào ngày 13 và 14/4/1966. Quân ta đã tiêu diệt hơn 100 tên địch và bắn rơi hai máy bay tại địa điểm này. |
|
|
45 |
Căn cứ kháng chiến chống Mỹ - Đá Hang |
Thôn Mỹ Long, xã An Dân |
x |
|
|
|
Đây là một hang đá sâu và rộng nên đảm bảo an toàn cho lực lượng cách mạng. Vì vậy, trong kháng chiến chống Mỹ, Đá Hang là căn cứ cách mạng của xã An Dân, là địa điểm hội họp, nơi dừng chân của các đơn vị chiến đấu và tập kết lương thực để cung cấp cho các chiến trường. |
|
|
46 |
Hầm bí mật của Bí thư Tỉnh ủy Trần Suyền trong kháng chiến chống Mỹ |
Xã An Lĩnh |
x |
|
|
|
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đồng chí Trần Suyền - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên 1961 - 1963 và 1966 - 1973 đã sử dụng căn hầm này để hoạt động bí mật và bám trụ tại vùng căn cứ để chỉ đạo phong trào cách mạng. |
|
|
47 |
Địa điểm diễn ra trận đánh Phú Điềm năm 1965 |
Thôn Phú Điềm, xã An Hòa |
x |
|
|
|
Ngày 22/11/1965, Trung đoàn 10 phối hợp với Tiểu đoàn 30 cùng quân dân huyện Tuy An tổ chức phục kích đánh Chiến đoàn 47 địch. Kết quả, ta loại khỏi vòng chiến đấu trên 500 tên địch, bắn cháy 49 xe GMC, 7 xe M113, 1 máy bay, phá hủy 2 pháo 105mm. |
Đang chuẩn bị xây dựng bia chiến công |
|
48 |
Địa điểm diễn ra trận đánh Phú Cần năm 1964 |
Thôn Phú Cần, xã An Thọ |
x |
|
|
|
Tại đây, ngày 15/7/1964, Đại đội 202 và Tiểu đoàn 85 tiến hành trận tập kích đánh 1 đại đội bảo an, 1 trung đội biệt kích, 1 tổng đoàn dân vệ của địch. Kết quả, ta tiêu diệt 145 tên, thu toàn bộ vũ khí, phá ấp chiến lược Phú Cần, mở rộng vùng giải phóng. |
Đã đưa vào Đề án xây dựng bia chiến công |
|
49 |
Địa điểm diễn ra trận đánh Núi Ông Trợ năm 1969 |
Xã An Định |
x |
|
|
|
Tại đây, tháng 6/1969, Tiểu đoàn 85 và Đại đội 202 tiến hành trận tập kích vào cứ điểm của quân Nam Triều Tiên, tiêu diệt 80 tên, bắt sống 2 tên. Đây là trận đánh quân Nam Tiều Tiên giành thắng lợi lớn nhất của lực lượng vũ trang tỉnh Phú Yên trong kháng chiến chống Mỹ. |
Đã xây dựng bia chiến công |
|
50 |
Hòn Lao Mái Nhà |
Thôn Phước Đồng, xã An Hải |
|
|
|
x |
Là nơi có phong cảnh đẹp và hệ sinh thái biển phong phú. |
Tốt |
|
51 |
Gành Đèn |
Thôn 6, xã An Ninh Đông |
|
|
|
x |
Là khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp và cấu tạo địa chất đặc thù. |
Tốt |
|
52 |
Mũi Làng |
Thôn 7, xã An Ninh Đông |
|
|
|
x |
Là khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp và cấu tạo địa chất đặc thù. |
Tốt |
|
53 |
Quần thể Vực Hòm, Vực Song |
Thôn Vĩnh Xuân, xã An Lĩnh |
|
|
|
x |
Là khu vực có giá trị về cảnh quan thiên nhiên, nằm trong vùng căn cứ địa cách mạng của tỉnh trong kháng chiến chống Mỹ. |
Hoang sơ |
|
1 |
Địa điểm Đồng Miễu |
Thị trấn Phú Hòa |
|
|
x |
|
Là một gò cao 1,5-2m, trên bề mặt có nhiều gạch Chăm. Qua khảo sát và thăm dò khảo cổ cho thấy nơi đây đã từng tồn tại một kiến trúc tháp Chăm có nền móng 7m x 7m. |
Còn dấu tích nền móng kiến trúc |
Đã đưa vào Quy hoạch khảo cổ |
2 |
Địa điểm Núi Đất |
Thị trấn Phú Hòa |
|
|
x |
|
Núi Đất cao khoảng 30m, diện tích khoảng 5ha; trên đỉnh núi và xung quanh chân núi có nhiều gạch Chăm. Những dấu tích còn lại cho thấy có thể tại đây có một ngôi tháp Chăm nhưng đã bị sụp đổ từ lâu. |
Còn dấu tích nền móng kiến trúc |
Đã đưa vào Quy hoạch khảo cổ |
3 |
Địa điểm Gò Thơm Tàu |
Thôn Đông Phước, xã Hòa An |
|
|
x |
|
Gò Thơm Tàu có diện tích khoảng 200m2, cao khoảng 1,5m. Trước đây, khi đào mương thủy lợi qua gò đất này đã phát hiện nền móng kiến trúc bằng gạch Chăm ở độ sâu 1m. |
Còn dấu tích móng kiến trúc |
Đã đưa vào Quy hoạch khảo cổ |
4 |
Địa điểm Bàu Sen |
Thôn Định Thắng, xã Hòa Định Đông |
|
|
x |
|
Tại đây có dấu tích kiến trúc Chămpa. Năm 1990, tại di tích này đã phát hiện một bộ linga-yony, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Phú Yên. Năm 1999, cũng tại đây phát hiện một bộ linga-yony khác nhưng đã bị thất lạc. |
Phế tích |
Đã đưa vào Quy hoạch khảo cổ |
5 |
Đình Phong Niên |
Thôn Phong Niên, xã Hòa Thắng |
|
x |
|
|
Hình thành cùng với quá trình thành lập làng Phong Niên; là nơi thờ thành hoàng và tổ chức các hoạt động văn hóa của cộng đồng địa phương; hiện còn lưu giữ 02 sắc phong thời Nguyễn. |
Tốt |
|
6 |
Đình và lẫm Phú Lộc |
Thôn Phú Lộc, xã Hòa Thắng |
|
x |
|
|
Hình thành cùng với quá trình thành lập làng Phú Lộc; là nơi thờ thành hoàng và tổ chức các hoạt động văn hóa của cộng đồng địa phương; hiện còn lưu giữ 05 sắc phong thời Nguyễn. |
Tốt |
|
7 |
Đình Vĩnh Phú |
Thôn Vĩnh Phú, xã Hòa An |
|
x |
|
|
Hình thành cùng với quá trình thành lập làng Vĩnh Phú; là nơi thờ thành hoàng và tổ chức các hoạt động văn hóa của cộng đồng địa phương. |
Tốt |
|
8 |
Đình Đông Bình |
Thôn Đông Bình, xã Hòa An |
|
x |
|
|
Hình thành cùng với quá trình thành lập làng Đông Bình; là nơi thờ thành hoàng và tổ chức các hoạt động văn hóa của cộng đồng địa phương; hiện còn lưu giữ 01 sắc phong thời Nguyễn. |
Tốt |
|
9 |
Đình Phú Ân |
Thôn Phú Ân, xã Hòa An |
|
x |
|
|
Hình thành cùng với quá trình thành lập làng Phú Ân; là nơi thờ thành hoàng và tổ chức các hoạt động văn hóa của cộng đồng địa phương. |
Tốt |
|
10 |
Lẫm An Ngiệp |
Xã Hòa Định Đông |
|
x |
|
|
Có từ lâu đời, là nơi thờ tiền hiền và tổ chức các hoạt động văn hóa của cộng đồng địa phương. |
Tốt |
|
11 |
Lẫm Mỹ Thành |
Thôn Mỹ Thành, xã Hòa Thắng |
|
x |
|
|
Hình thành cùng với quá trình thành lập làng Mỹ Thành; là nơi thờ thành hoàng và tổ chức các hoạt động văn hóa của cộng đồng địa phương; hiện còn lưu giữ 04 sắc phong thời Nguyễn. |
Tốt |
|
12 |
Miếu Nho Lâm |
Thôn Nho Lâm, xã Hòa Quang Nam |
|
x |
|
|
Có từ lâu đời, là cơ sở sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng địa phương. |
Tốt |
|
13 |
Đền thờ Cao Các |
Khu phố Định Thọ II, thị trấn Phú Hòa |
x |
|
|
|
Theo nhận định của các nhà nghiên cứu, Cao Các là một sơn thần. Còn truyền thuyết tại địa phương thì cho rằng Cao Các là một võ tướng tài giỏi, giúp ông Lương Văn Chánh trong việc khai phá và ổn định vùng đất Phú Yên, bị tử trận khi giao tranh tại Thành Hồ và được nhân dân quanh vùng lập đền thờ. |
Đền thờ đã được khôi phục |
|
14 |
Nhà thờ thống chế Nguyễn Công Nhàn |
Thôn Phong Niên, xã Hòa Thắng |
x |
|
|
|
Nguyễn Công Nhàn là một võ quan triều Nguyễn. Ông làm quan qua ba đời vua: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức; có nhiều công lao trấn thủ biên ải, được ban nhiều sắc phong. |
Tốt |
|
15 |
Khu căn cứ cách mạng Suối Thần - Lỗ Chài |
Thôn Ngọc Sơn Tây, xã Hòa Quang Bắc |
x |
|
|
|
Là căn cứ cách mạng của huyện Tuy Hòa 2 trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; vừa là nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp với sự kết hợp của núi non, suối, thác. |
|
|
1 |
Di chỉ Bàu Sấu |
Thôn Đồng Bé, xã Hòa Tâm |
|
|
x |
|
Nằm gần chân núi Đá Bia, là di chỉ văn hóa Sa Huỳnh muộn, có niên đại cách ngày nay khoảng 2.000 năm. Các mảnh gốm thu được tại đây gồm nhiều loại hình như: nồi, vò, chén, bình, chum,… |
Còn di tích địa điểm |
|
2 |
Di chỉ Khe ông Dậu |
Thôn Phước Long, xã Hòa Tâm |
|
|
x |
|
Nằm trên một cồn cát ở phía hữu ngạn sông Bàn Thạch, cách cửa sông khoảng 3km; là di chỉ văn hóa Sa Huỳnh có niên đại cách ngày nay khoảng 2.500 - 3.000 năm; mang tính chất của một di chỉ cư trú điển hình. |
Còn di tích địa điểm |
Đã đưa vào Quy hoạch khảo cổ |
3 |
Đình Phú Lương |
Thôn Phú Lương, xã Hòa Tân Đông |
|
x |
|
|
Có từ lâu đời, thờ tiền hiền làng; là cơ sở cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ, bị địch ném bom cháy; về sau được xây dựng lại, là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa của cộng đồng địa phương. |
Tốt |
|
4 |
Đình Phú Đa |
Thôn Phú Đa, xã Hòa Tân Đông |
|
x |
|
|
Có từ lâu đời, thờ tiền hiền họ Trần; bị sụp đổ trong kháng chiến chống Pháp; dấu tích gốc còn lại là phần nền móng, bình phong và các trụ biểu. |
|
|
5 |
Đình Vĩnh Xuân |
Thôn Vĩnh Xuân, xã Hòa Tân Đông |
|
x |
|
|
Có từ lâu đời, thờ thành hoàng làng; bị sụp đổ trong chiến tranh; dấu tích gốc còn lại là phần nền móng, bình phong và các trụ biểu. |
|
|
6 |
Đình Phú Lễ |
Thôn Phú Lễ, xã Hòa Thành |
|
x |
|
|
Có từ lâu đời, thờ thành hoàng và tiền hiền làng; di tích gốc đã hư hỏng; năm 2003, được tu sửa lại; các bộ phận kiến trúc gồm: chính điện, võ ca, bình phong, trụ biểu; hiện còn lưu giữ 4 bản sắc phong thời Nguyễn. |
Tốt |
|
7 |
Đình Cảnh Phước |
Thôn Cảnh Phước, xã Hòa Tân Đông |
|
x |
|
|
Hình thành cùng với quá trình thành lập làng Cảnh Phước; là nơi thờ thành hoàng và tổ chức các hoạt động văn hóa của cộng đồng địa phương. |
Tốt |
|
8 |
Lẫm làng Phú Hiệp |
Thôn Phú Hiệp 2, xã Hòa Hiệp Trung |
|
x |
|
|
Lẫm được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, là nơi thờ tiền hiền của làng. Di tích gốc đã bị sụp đổ, năm 2001 được dân làng tu sửa lại. Đây là nơi sinh hoạt chi bộ của thôn Phú Hiệp trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Hiện nay là nơi sinh hoạt văn hóa của thôn Phú Hiệp. Hoạt động cúng tế ở lẫm được duy trì theo lệ xưa (xuân kỳ thu tế). |
Tốt |
|
9 |
Chùa Hải Hội |
Thôn Phú Hiệp, xã Hòa Hiệp |
|
x |
|
|
Đây là một trong những công trình kiến trúc cổ của Phú Yên thế kỷ 18, do tổ Thiên Thai quyên góp xây dựng. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chùa đã giúp đỡ các chiến sĩ cách mạng bị địch quản thúc tại đây ra căn cứ tiếp tục hoạt động. |
Tốt |
|
10 |
Miếu thờ Thiên Y A Na |
Thôn Hảo Sơn Nam, xã Hòa Xuân Nam |
|
x |
|
|
Có từ lâu đời, nằm sát chân dãy núi Đèo Cả, bên cạnh đường Thiên lý cũ. Nguyên trước, miếu có quy mô lớn, năm 1967 bị quân Nam Triều Tiên phá sập. Năm 2000, được xây dựng lại với quy mô thu nhỏ còn 2,5m x 5m. Phía sau còn nền móng di tích gốc rộng 10m x 12m, được xây bằng loại gạch có kích thước lớn. |
Di tích gốc đã bị sụp đổ |
|
11 |
Ga Hảo Sơn |
Thôn Hảo Sơn Nam, xã Hòa Xuân Nam |
x |
|
|
|
Nơi ghi dấu sự kiện hợp ray hoàn thành xây dựng tuyến đường sắt xuyên Việt vào năm 1936. |
Tốt |
|
12 |
Hang Vàng |
Thôn Đồng Bé, xã Hòa Tâm |
x |
|
|
|
Hang Vàng nằm ở chân núi Đá Bia, là căn cứ địa cách mạng của BCH miền Đông huyện Tuy Hòa 1 trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; là nơi cất giấu vũ khí, đạn dược tiếp nhận từ các chuyến tàu Không số cập bến Vũng Rô. |
Còn nguyên |
|
13 |
Khu trạm xá suối Hàu |
Thôn Đồng Bé, xã Hòa Tâm |
x |
|
|
|
Trạm xá huyện Tuy Hòa 1 thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. |
Còn di tích địa điểm |
|
14 |
Vụ thảm sát Vũng Tàu |
Thôn Phú Lạc, xã Hòa Hiệp Nam |
x |
|
|
|
Vụ thảm sát do quân đội Nam Triều Tiên gây ra vào ngày 2/1/1966. Tất cả có 38 nạn nhân đều là thường dân, trong đó có 1 cụ ông, 37 phụ nữ và trẻ em. |
Còn di tích địa điểm |
|
15 |
Khu căn cứ rừng Xép |
Thôn Phú Lạc, xã Hòa Hiệp Nam |
x |
|
|
|
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khu căn cứ rừng Xép là nơi diễn ra nhiều hoạt động cách mạng. Đây cũng là nơi tiếp nhận hàng từ những chuyến tàu Không số cập bến Vũng Rô. |
Còn di tích địa điểm |
|
16 |
Khu căn cứ Đồng Đông |
Thôn Nam Bình 1, xã Hòa Xuân Tây |
x |
|
|
|
Là căn cứ địa cách mạng của địa phương trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. |
Còn di tích địa điểm |
|
17 |
Hang Xả |
Thôn Phú Lạc, xã Hòa Hiệp Nam |
x |
|
|
|
Là địa điểm hoạt động của cán bộ, lực lượng vũ trang địa phương trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. |
Còn di tích hang |
|
18 |
Hòn Nưa |
Thôn Vũng Rô, xã Hòa Xuân Nam |
|
|
|
x |
Là một hòn đảo nằm ở cửa vịnh Vũng Rô, cao 105m, diện tích 60ha, có các vách đá dựng đứng tạo ra những hình thù kỳ thú; dưới chân đảo có bãi biển hình vòng cung trải dài khoảng 500m, cát trắng mịn và nước biển trong xanh; là nơi có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch gắn với biển đảo. |
Hoang sơ |
|
19 |
Biển Hồ |
Thôn Hảo Sơn Nam, xã Hòa Xuân Nam |
|
|
|
x |
Là khu vực có cảnh quan đẹp, là địa danh nổi tiếng được nhắc đến trong sử sách triều Nguyễn. |
Một phần diện tích là đất sản xuất nông nghiệp |
|
20 |
Đập Hàn |
Xã Hòa Xuân Nam |
|
|
|
x |
Nằm dưới chân dãy núi Đèo Cả. Nơi đây có những bãi đá, vực nước, và là điểm hợp lưu của các dòng suối, tạo ra một vùng cảnh quan thiên nhiên đẹp, có nhiều tiềm năng để khai thác phát triển các loại hình du lịch. |
Hoang sơ |
|
1 |
Di chỉ Eo Bồng |
Xã Sơn Thành Đông |
|
|
x |
|
Di chỉ Eo Bồng được khảo sát vào năm 2001 và khai quật 2002, thu được nhiều công cụ bằng đá cuội và ba zan có dấu vết ghè đẽo. Đây là một di chỉ công xưởng chế tác công cụ bằng đá của người nguyên thủy, có niên đại cách ngày nay khoảng 12.000-14.000 năm. |
Nằm trong khu vực đất canh tác |
Đã đưa vào Quy hoạch khảo cổ |
2 |
Địa điểm Gò Dưa |
Thôn Xuân Thạnh 1, xã Hòa Tân Tây |
|
|
x |
|
Là nơi phát hiện trống đồng Đông Sơn (hiện vật đang được trưng bày tại Bảo tàng Phú Yên), là chứng cứ vật chất thể hiện sự giao lưu văn hóa giữa các vùng miền của đất nước vào thời kỳ tiền sơ sử. |
Còn di tích địa điểm |
Đã đưa vào Quy hoạch khảo cổ |
3 |
Gò Thành |
Thôn Liên Thạch, xã Hòa Phú |
|
|
x |
|
Là dấu tích một bờ đất dài 500m. Theo các nhà nghiên cứu, có khả năng đây là thành của người Chăm. |
Phế tích |
|
4 |
Núi Bà |
Thôn Mỹ Thạnh Đông, xã Hòa Phong |
|
|
x |
|
Nơi tồn tại một phế tích kiến trúc Chăm Pa có quy mô lớn. Tại đây, đã phát hiện rất nhiều hiện vật điêu khắc đá gồm nhiều loại hình, hiện đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Phú Yên. |
Còn dấu tích nền móng kiến trúc |
Đã đưa vào Quy hoạch khảo cổ |
5 |
Địa điểm Núi Một |
Thôn Hội Cư, xã Hòa Tân Tây |
|
|
x |
|
Trên đỉnh núi có nhiều gạch Chăm phân bố trên diện tích khoảng 200m2. Những dấu tích còn lại cho thấy đây là phế tích của một ngôi tháp Chăm với phần đế tháp có độ dài mỗi cạnh là 10m. |
Còn dấu tích nền móng kiến trúc |
Đã đưa vào Quy hoạch khảo cổ |
6 |
Địa điểm Gò Bà Chiêu |
Thôn Vinh Ba, xã Hòa Đồng |
|
|
x |
|
Gò Bà Chiêu có diện tích khoảng 1.000m2. Qua khảo sát và đào thăm dò khảo cổ học cho thấy nơi đây tồn tại dấu tích của một kiến trúc đền tháp Chăm Pa. |
Còn dấu tích nền móng kiến trúc |
Đã đưa vào Quy hoạch khảo cổ |
7 |
Đình Phước Thịnh |
Khu phố Phước Thịnh, thị trấn Phú Thứ |
|
x |
|
|
Có lịch sử trên 200 năm. Hiện còn lưu giữ 7 sắc phong của các vua triều Nguyễn, sớm nhất là sắc của vua Tự Đức năm 1852, muộn nhất là sắc của vua Khải Định năm 1925. |
Tốt |
|
8 |
Đình Mỹ Thạnh |
Thôn Mỹ Thạnh Trung, xã Hòa Phong |
|
x |
|
|
Hình thành cùng với quá trình thành lập làng Mỹ Thạnh; là nơi thờ thành hoàng và tổ chức các hoạt động văn hóa của cộng đồng địa phương. |
Tốt |
|
9 |
Đình Phước Nông |
Thôn Phước Nông, xã Hòa Bình 1 |
|
x |
|
|
Hình thành cùng với quá trình thành lập làng Phước Nông; là nơi thờ thành hoàng và tổ chức các hoạt động văn hóa của cộng đồng địa phương. |
Tốt |
|
10 |
Đình Phú Nông |
Thôn Phú Nông, xã Hòa Bình 1 |
|
x |
|
|
Hình thành cùng với quá trình thành lập làng Phú Nông; là nơi thờ thành hoàng và tổ chức các hoạt động văn hóa của cộng đồng địa phương. |
Tốt |
|
11 |
Lẫm làng Phước Mỹ |
Thôn Phước Mỹ, xã Hòa Bình 1 |
x |
|
|
|
Lẫm được xây dựng dưới thời vua Gia Long, là nơi thờ Thành hoàng làng và hội họp. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, lẫm là trụ sở của Ủy ban kháng chiến hành chính xã Hòa Bình. Sau đó, có thời gian bị thực dân Pháp chiếm dụng làm nhà tù giam giữ các cán bộ hoạt động cách mạng. |
Phế tích |
|
12 |
Miếu Sông Thờ |
Thôn Phú Nông, xã Hòa Bình 1 |
x |
|
|
|
Có từ lâu đời, thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na. Hiện còn lưu giữ 6 sắc phong của các vua triều Nguyễn. Di tích gốc đã bị xói lở do dòng chảy sông Ba. Năm 1995, miếu được xây lại cách vị trí cũ 200m. |
Tốt |
|
13 |
Miếu Thiên Y |
Thôn Lạc Nghiệp, xã Hòa Bình 1 |
x |
|
|
|
Có từ lâu đời, thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na. |
|
|
14 |
Chùa Long Tường |
Thôn Phú Thọ, xã Hòa Mỹ Đông |
|
x |
|
|
Là một trong những ngôi chùa cổ trên địa bàn huyện Tây Hòa; là cơ sở cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ; gần vị trí chùa có khu mộ tháp cổ kính. |
Tốt |
|
15 |
Chùa Phước Hưng |
Thị trấn Phú Thứ |
|
x |
|
|
Chùa có lịch sử trên 200 năm. Trong kháng chiến chống Mỹ, là cơ sở cách mạng, có hầm bí mật và giao thông hào bao quanh. |
Tốt |
|
16 |
Chùa Phi Lai |
Thôn Mỹ Trung, xã Hòa Thịnh |
x |
|
|
|
Là cơ sở cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Cố Hòa thượng Thích Diệu Tâm, người khai sơn và trụ trì chùa là đảng viên cộng sản, Trưởng Ban Kinh tài xã Hòa Thịnh. |
Đã xây dựng mới |
|
17 |
Vườn chè Hòn Chảo |
Xã Hòa Mỹ Tây |
x |
|
|
|
Địa điểm đóng quân của lực lượng quân đội thời Tây Sơn. |
Hoang sơ |
|
18 |
Địa điểm diễn ra trận đánh Sông Ba - Trường Lạc |
Xã Sơn Thành Đông |
x |
|
|
|
Nơi đây, ngày 25/8/1949, Tiểu đoàn 365 phối hợp với Tiểu đoàn Hoàng Hoa Thám và Đại đội 377 đã đánh bại cuộc càn quét của địch với âm mưu phá hủy đập nước Đồng Cam. Kết quả, ta tiêu diệt trên 100 tên địch, thu 6 thùng thuốc nổ, bảo vệ an toàn đập Đồng Cam, bảo đảm sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. |
Đã xây dựng bia chiến công |
|
19 |
Địa điểm diễn ra trận tập kích cứ điểm Cầu Cháy |
Xã Hòa Mỹ Đông |
x |
|
|
|
Nơi đây, ngày 19/3/1975, Tiểu đoàn 13 được chi viện hỏa lực của Tiểu đoàn Pháo binh 189 tổ chức tập kích cứ điểm của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 130 tên, phá hủy toàn bộ công sự chiến đấu của địch. |
Đã xây dựng bia chiến công |
|
20 |
Vụ thảm sát Gò Mai |
Thôn Vạn Lộc, xã Hòa Mỹ Đông |
x |
|
|
|
Là chứng tích tội ác của quân đội Nam Triều Tiên đã sát hại 53 người dân vô tội vào ngày 22/1/1966. |
Còn di tích địa điểm |
|
21 |
Vụ thảm sát Hòn Đình |
Thôn Thạnh Phú, xã Hòa Mỹ Tây |
x |
|
|
|
Là chứng tích tội ác của quân đội Nam Triều Tiên đã sát hại 58 người dân vô tội vào ngày 22/1/1966. |
Còn di tích địa điểm |
|
22 |
Nơi tưởng niệm 9 học sinh trường Lương Văn Chánh |
Thôn Mỹ Xuân 2, xã Hòa Thịnh |
x |
|
|
|
Ngày 06/5/1965, Huyện ủy Tuy Hòa tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động, huy động nhiều học sinh tham gia. Trong lúc học sinh trường Lương Văn Chánh đang tập trung chuẩn bị đi dự lễ thì bị máy bay Mỹ ném bom thảm sát 9 học sinh. |
Đã dựng bia tưởng niệm |
|
23 |
Căn cứ Đồng Tàu |
Xã Hòa Thịnh |
x |
|
|
|
Đây là mật khu của xã Hòa Thịnh trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. |
|
|
24 |
Hòn Kén |
Xã Sơn Thành Đông |
x |
|
|
|
Nơi ghi dấu chiến công của quân và dân Phú Yên trong chiến thắng Đường 5 lịch sử. |
|
|
25 |
Đá Bàn |
Xã Hòa Thịnh |
|
|
|
x |
Là khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa lý và đa dạng sinh học |
Hoang sơ |
|
26 |
Vực Phun |
Xã Hòa Mỹ Tây |
|
|
|
x |
Vực phun do dòng nước của suối Cái đổ xuống một vực sâu tạo thành. Dưới vực có nhiều tảng đá lớn khiến nước dội ngược lên rất mạnh tạo cảm giác như nước được phun lên từ lòng vực. Xung quanh Vực phun là khu rừng nguyên sinh tạo nên một thắng cảnh non nước hữu tình. |
Hoang sơ |
|
27 |
Suối Phướn |
Thôn Lạc Chỉ, xã Hòa Mỹ Đông |
|
|
|
x |
Suối Phướn nằm giữa núi rừng tự nhiên, có cảnh sắc tươi đẹp; trên dòng chảy có những thác nước; là khu vực cảnh quan có giá trị về du lịch. |
Hoang sơ |
|
28 |
Suối Lạnh |
Xã Hòa Thịnh |
|
|
|
x |
Đây là một con suối trong vắt và mát lạnh quanh năm nằm giữa núi rừng tự nhiên tạo nên cảnh sắc thiên nhiên đẹp. |
Hoang sơ |
|
29 |
Suối nước nóng Lạc Sanh |
Thôn Lạc Đạo, xã Sơn Thành Đông |
|
|
|
x |
Nơi có nguồn nước khoáng phun lên từ lòng đất với độ nóng trên 50oC, hàm lượng khoáng chất thích hợp cho giải khát, tắm, chữa bệnh. Xung quanh suối là những cánh rừng dầu rộng trên 70 ha tạo nên cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú. |
Hoang sơ |
|
30 |
Hồ Hóc Răm |
Xã Hòa Tân Tây |
|
|
|
x |
Là hồ chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, được xây dựng năm 1995; nơi có cảnh quan đẹp, môi trường tự nhiên trong lành. |
Tốt |
|
1 |
Chùa Phước Sơn |
KP Đông Hòa, TT Củng Sơn |
|
x |
|
|
Do Hòa thượng Phan Đạo Khương người gốc Hoa thành lập năm 1890. |
Tốt |
|
2 |
Chùa Phước Điền |
Thôn Ngân Điền, xã Sơn Hà |
|
x |
|
|
Là một trong những ngôi chùa có lịch sử hình thành sớm trên địa bàn huyện Sơn Hòa, đến nay đã qua 7 đời trụ trì. |
Tốt |
|
3 |
Chùa Linh Sơn |
Thôn Nguyên An, xã Sơn Nguyên |
|
x |
|
|
Là một trong những ngôi chùa tiêu biểu trên địa bàn huyện Sơn Hòa. |
Tốt |
|
4 |
Nhà thờ Trà Kê |
Xã Sơn Hội |
|
x |
|
|
Được thành lập khoảng thế kỷ 19. Là một trong bốn giáo xứ lớn của tỉnh Phú Yên. Trong thời gian chiến tranh, nhà thờ bị hư hỏng nặng. Năm 2002, được khởi công xây dựng lại và khánh thành ngày 2/4/2003. |
Tốt |
|
5 |
Nhà thờ Tịnh Sơn |
KP Tịnh Sơn, TT Củng Sơn |
|
x |
|
|
Được thành lập khoảng thế kỷ XIX, là một trong bốn giáo xứ lớn của tỉnh Phú Yên. |
Tốt |
|
6 |
Đền thờ tiền hiền Nguyễn Cả |
Thôn Ngân Điền, xã Sơn Hà |
|
x |
|
|
Là nơi thờ tự người có công khai phá vùng đất, thường cúng vào tháng 3 âm lịch. |
Tốt |
|
7 |
Mộ Săm Brăm |
Buôn Tân Hải, xã Phước Tân |
x |
|
|
|
Săm Brăm (1870-1949) là người dân tộc Chăm, là người khởi xướng phong trào chống Pháp ở miền Tây Phú Yên và lan rộng khắp vùng dân tộc ít người của núi rừng Trường Sơn những năm 1936 - 1939. |
Còn di tích địa điểm |
|
8 |
Địa điểm diễn ra trận đánh Đá Bàn năm 1961 |
Xã Sơn Xuân |
x |
|
|
|
Tại đây, ngày 3/9/1961, Đại đội 375 tổ chức trận vận động phục kích đánh 1 đại đội địch, tiêu diệt 95 tên. Đây là chiến thắng có tiếng vang lớn, góp phần bảo vệ vùng giải phóng, hỗ trợ phong trào chiến tranh du kích, củng cố chính quyền cơ sở, hạn chế địch càn quét. |
Đã đưa vào Đề án xây dựng bia chiến công |
|
9 |
Địa điểm diễn ra vụ thảm sát Núi Lở |
Buôn Ma Y, xã Phước Tân |
x |
|
|
|
Núi Lở có địa thế rừng rậm, suối sâu, nhiều hang động, là địa bàn bám trụ của đồng bào các dân tộc vùng căn cứ cách mạng. Ngày 2/10/1970, quân đội Nam Triều Tiên đã càn quét vào địa bàn này và xả súng sát hại 67 thường dân người dân tộc thiểu số, tất cả đều là người già, phụ nữ và trẻ em. |
Còn di tích địa điểm |
|
10 |
Di tích nhà bà Ngô Thị Biển |
TT Củng Sơn |
x |
|
|
|
Là nơi chính quyền Sài Gòn quản thức Luật sư Nguyễn hữu Thọ và các nhà hoạt động cách mạng từ năm 1955-1961. |
Chỉ còn dấu tích nền nhà |
|
11 |
Địa điểm diễn ra trận đánh Núi Một năm 1975 |
TT Củng Sơn |
x |
|
|
|
Tại đây, ngày 24/3/1975, Tiểu đoàn 96 tổ chức tập kích quân địch co cụm, tiêu diệt 70 tên địch, bắn cháy 7 xe tăng M41, thu nhiều vũ khí, quân trang quân dụng, tạo điều kiện thuận lợi để tiến công giải phóng quận lỵ Củng Sơn, góp phần đánh bại cuộc rút lui chiến lược của địch từ Tây Nguyên xuống thị xã Tuy Hòa. |
Đã xây dựng bia chiến công |
|
12 |
Trạm xá Y 14 |
Xã Sơn Xuân |
x |
|
|
|
Là địa điểm Trạm xá Y 14 huyện Sơn Hòa đã đứng chân và hoạt động trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. |
Đã đặt 1 biển tên |
|
13 |
Thác Hòa Nguyên |
Thôn Nguyên Xuân, xã Sơn Nguyên |
|
|
|
x |
Đây là khu sinh thái còn khá nguyên vẹn với hệ động thực vật phong phú. Trước đây đã được đầu tư khai thác du lịch, nhưng hiện nay không còn được duy trì. |
Hoang sơ |
|
14 |
Thủy điện Sông Ba Hạ |
Xã Suối Trai |
|
|
|
x |
Công trình thủy điện Sông Ba Hạ khởi công xây dựng vào tháng 4/2004 và hoàn thành vào tháng 11/2009. Thủy điện sông Ba Hạ hòa quyện với thiên nhiên tạo nên một vùng thắng cảnh đẹp. |
Khu công trình đang hoạt động |
|
1 |
Địa điểm Đồng Bà Thụ |
Thôn Hà Giang, xã Sơn Giang |
|
|
x |
|
Căn cứ kết quả khảo sát, thăm dò khảo cổ học cho thấy nơi đây tồn tại một cụm gồm 10 dấu tích kiến trúc Chămpa. Trong đó, có có một dấu tích kiến trúc chính với chu vi phần đế 8 x 8m và 9 dấu tích kiến trúc khác nằm bao quanh dấu tích kiến trúc chính. |
Còn dấu tích nền móng kiến trúc |
Đã đưa vào Quy hoạch khảo cổ |
2 |
Thác Hờ Ly |
Xã Sông Hinh |
|
|
|
x |
Là khu vực có giá trị về cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái. |
Hoang sơ |
|
3 |
Thác Jrai Tăng |
Xã Ea Trol |
|
|
|
x |
Là khu vực có giá trị về cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái. |
Hoang sơ |
|
4 |
Thủy điện Sông Hinh |
Thị trấn Hai Riêng |
|
|
|
x |
Hồ Thủy điện Sông Hinh có diện tích 41km2, có hệ thống đập ngăn, đập tràn và sáu cửa xả lũ lớn; hai tua bin công suất 70kw. Thủy điện Sông Hinh hòa quyện cùng cảnh sắc thiên nhiên tạo nên một thắng cảnh đẹp. |
Hệ thống thủy điện đang vận hành |
|
1 |
Địa điểm Gò Dương |
Thôn Long Hòa, xã Xuân Long |
|
|
x |
|
Tại đây, vào các năm 1995, 2001 đã phát hiện một số công cụ đá của người nguyên thủy, có niên đại cách ngày nay khoảng 3 - 4 nghìn năm. |
Hiện là đất lâm nghiệp |
Đã đưa vào Quy hoạch khảo cổ |
2 |
Địa điểm Núi Bà |
Thôn Tân An, xã Xuân Sơn Nam |
|
|
x |
|
Trên đỉnh núi có nhiều gạch Chăm phân bố trong phạm vi khoảng 100m2. Dấu tích còn lại cho thấy đây là một công trình kiến trúc đền tháp Chămpa đã bị sụp đổ chỉ còn phần nền móng. |
Còn dấu tích nền móng kiến trúc |
Đã đưa vào Quy hoạch khảo cổ |
3 |
Khu di tích lò đất nung |
Xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân |
|
|
x |
|
Khu di tích lò đất nung nằm trên một doi đất sát bờ nam sông Cái. Các lò đất nung xuất lộ sau cơn lũ năm 2009, hiện thống kê được 73 lò trên diện tích 3.725m2. Đây là khu di tích mang nhiều giá trị về lịch sử văn hoá |
Đang bị xâm phạm do canh tác nông nghiệp |
Đã đưa vào Quy hoạch khảo cổ |
4 |
Địa điểm Bảo La Thai |
Khu phố Long Thăng, thị trấn La Hai |
|
|
x |
|
Là một gò đất có diện tích khoảng 3.000m2, cao hơn mặt bằng xung quanh khoảng 3m. Tại đây, phát hiện nhiều gạch Chăm. Nhận định bước đầu, đây là dấu tích của một công trình quân sự thời kỳ Chămpa, về sau được người Việt kế thừa sử dụng. |
Còn dấu tích nền móng kiến trúc |
Đã đưa vào Quy hoạch khảo cổ |
5 |
Căn cứ Thạch Long Cương |
Xã Phú Mỡ |
x |
|
|
|
Thạch Long Cương (Hòn Ông) là căn cứ trong phong trào Cần Vương chống Pháp do Nguyễn Hào Sự lãnh đạo. Dựa vào thế núi hiểm trở, Nguyễn Hào Sự đã chiêu tập, rèn luyện binh sĩ, đúc khí giới phục vụ kháng chiến, lãnh đạo nhân dân bất hợp tác với giặc, không nộp thuế, chống đi xâu, đi lính,… |
Còn di tích địa điểm |
|
6 |
Hang Võ Trứ |
Thôn Phước Đồng, xã Phú Mỡ |
x |
|
|
|
Là căn cứ của cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp ở Phú Yên do Võ Trứ và Trần Cao Vân lãnh đạo những năm 1898 - 1900. |
Còn di tích hang |
|
7 |
Chùa Phước Sơn |
Thôn Tân Bình, xã Xuân Sơn Bắc |
|
x |
|
|
Chùa tọa lạc trên núi Phú Mỹ (hay gọi là Hòn Chùa) do tổ sư Liễu Năng, hiệu Đức Chất sáng lập năm 1802. Đây là ngôi chùa được thành lập sớm ở huyện Đồng Xuân. Trong kháng chiến chống Mỹ, chùa là địa điểm hoạt động bí mật của phong trào cách mạng huyện Đồng Xuân. |
Tốt |
|
8 |
Địa điểm diễn ra trận đánh Cây Đu - Đá Chẹt |
Xã Xuân Quang II |
x |
|
|
|
Nơi đây, ngày 2/2/1961, 2 trung đội vũ trang của tỉnh tổ chức phục kích tiêu diệt 2 trung đội địch, loại khỏi vòng chiến đấu 50 tên, thu nhiều vũ khí và quân trang quân dụng. Đây là trận phục kích đầu tiên của lực lượng vũ trang tỉnh Phú Yên trong kháng chiến chống Mỹ. |
Đã xây dựng bia chiến công |
|
9 |
Trung tâm lính biệt kích Đồng Tre |
Xã Xuân Phước |
x |
|
|
|
Xuân Phước có một vị trí quân sự quan trọng nên đầu tháng 12/1965 quân Mỹ đã đến Xuân Phước và nhanh chóng biến Đồng Tre thành Trung tâm huấn luyện biệt kích do Mỹ trực tiếp huấn luyện. Đây là cửa ngõ ngăn chặn lực lượng cách mạng từ miền núi phía bắc và phía tây tỉnh Phú Yên xuống. Quân và dân Phú Yên liên tiếp tấn công địa điểm này và phá hủy căn cứ Đồng Tre của địch vào tháng 6/1972. |
Còn di tích địa điểm |
|
10 |
Địa điểm diễn ra trận đánh Đồng Tre năm 1972 |
Xã Xuân Phước |
x |
|
|
|
Nơi đây, ngày 26/5/1972, Tiểu đoàn Bộ binh 13 phối hợp với lực lượng vũ trang huyện Đồng Xuân tổ chức phục kích tiêu diệt Đại đội Biệt kích 964 của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 73 tên, thu toàn bộ vũ khí. Chiến thắng này tạo điều kiện cho ta bao vây, tiến công, xóa sổ cứ điểm Đồng Tre ngày 07/6/1972. |
Đang chuẩn bị xây dựng bia chiến công |
|
11 |
Vụ thảm sát Kỳ Lộ |
Thôn Kỳ Lộ, xã Xuân Quang I |
x |
|
|
|
Năm 1968, lính Nam Triều Tiên đi càn bắt dân thường tập trung tại đồng Bà Tạ và dùng súng sát hại chín người dân vô tội. |
Còn di tích địa điểm |
|
12 |
Vụ thảm sát Núi Một |
Thôn Phước Hòa, xã Xuân Phước |
x |
|
|
|
Núi Một nằm trong vùng địch tạm chiếm, nhân dân phải di tản, số còn lại phải thường xuyên trú ẩn dưới hầm bí mật. Ngày 27/7/1972 lính Nam Triều Tiên đi càn gặp hầm trú ẩn và đã giết 11 người dưới hầm, hầu hết là người già và trẻ em. |
Còn di tích địa điểm |
|
13 |
Vụ thảm sát tại xóm Cai Thắng |
Thôn Phước Hòa, xã Xuân Phước |
x |
|
|
|
Sau khi địch chiếm lại căn cứ Đồng Tre vào cuối tháng 6/1972, người dân Phước Hòa kéo về Bến Đá. Một số người dân còn lại đi dọc suối vào núi thì gặp lính Nam Triều Tiên đổ bộ từ An Xuân xuống. Bọn chúng bắt đồng bào dẫn ra xóm Cai Thắng và sát hại, chủ yếu là người già và trẻ em. |
Còn di tích địa điểm |
|
14 |
Căn cứ Hố Cốc |
Thôn Tân Phước, xã Xuân Sơn Bắc |
x |
|
|
|
Hố Cốc có địa thế thuận lợi về quân sự, trong kháng chiến chống Mỹ, chính quyền cách mạng xã Xuân Sơn đã chọn Hố Cốc làm căn cứ. Nơi đây diễn ra nhiều hoạt động của Ủy ban nhân dân cách mạng xã Xuân Sơn. |
Còn di tích địa điểm |
|
15 |
Suối nước nóng Trà Ô |
Thôn Long Thạnh, xã Xuân Long |
|
|
|
x |
Suối nước nóng Trà Ô là mạch nước ngầm từ lòng đất phun trào lên liên tục, quanh năm, có nhiệt độ 70-800C. Đây là nơi có môi trường cảnh quan thiên nhiên đẹp, có giá trị trong việc nghiên cứu địa chất. |
Hoang sơ |
|
16 |
Suối nước nóng Triêm Đức |
Xã Xuân Quang II |
|
|
|
x |
Nơi đây có dòng nước nóng trên 700C chảy ra từ một gành đá granite; là địa điểm có giá trị về cảnh quan thiên nhiên, có thể khai thác trở thành điểm du lịch. |
Hoang sơ |
|
17 |
Suối Chình |
Thôn Tân Bình, xã Xuân Sơn Bắc |
|
|
|
x |
Suối Chình là dòng thác lớn chảy liên tục, có cảnh quan thiên nhiên đẹp. Trong kháng chiến chống Mỹ, suối Chình là căn cứ cách mạng của đảng bộ và nhân dân huyện Đồng Xuân. |
Hoang sơ |
|
18 |
Hồ chứa nước Phú Xuân |
Xã Xuân Phước |
|
|
|
x |
Hồ chứa nước Phú Xuân được khởi công xây dựng ngày 1-4-1992 và hoàn thành vào cuối năm 1995. Ngoài giá trị là công trình thủy lợi, đây còn là một danh thắng của địa phương. |
Tốt |
|
19 |
Suối Mơ |
Xã Đa Lộc |
|
|
|
x |
Nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp. Vào ngày lễ, tết có đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, du lịch. Đã được UBND huyện quy hoạch để xây dựng thành điểm du lịch. |
Tốt |
|
20 |
Hồ chứa nước Kỳ Châu |
Xã Đa Lộc |
|
|
|
x |
Được khởi công xây dựng năm 2011 và hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2013. Ngoài giá trị công trình thủy lợi, đây còn là một danh thắng của địa phương. |
Tốt |
|
TỔNG CỘNG: 201 công trình, địa điểm |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.