ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2018/QĐ-UBND |
Bạc Liêu, ngày 07 tháng 11 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;
Căn cứ Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;
Căn cứ Quyết định số 1442/QĐ-TTg ngày 23 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2008 về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;
Căn cứ Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phòng chống dịch bệnh trên cạn;
Căn cứ Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;
Căn cứ Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc Quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chuẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 320/TTr-SNN ngày 16 tháng 10 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy định chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh thủy sản, gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (chi tiết theo Quy định kèm theo).
Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Chăn nuôi và Thú y) phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ trong công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản, gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh đến các đối tượng thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm đảm bảo công khai, minh bạch, đúng chính sách, đúng đối tượng và mức quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này thay thế các Quyết định, cụ thể:
- Quyết định số 2364/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
- Quyết định số 493/QĐ-UBND ngày 06 tháng 3 năm 2009 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt bổ sung chế độ, nguyên tắc chi tiêu tài chính đối với công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
- Quyết định số 3112/QĐ-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2364/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN, GIA SÚC, GIA CẦM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2018/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quyết định này quy định việc hỗ trợ chi phí cho cán bộ tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm đối với động vật thủy sản, vật nuôi, cụ thể:
a) Đối với vật nuôi (theo Điều 2, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn) gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật, gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội hoặc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm giữa động vật và người như:
- Danh mục bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch gồm: Bệnh cúm gia cầm (thể độc lực cao và chủng vi rút có khả năng truyền lây bệnh cho người); bệnh lở mồm long móng; bệnh tai xanh ở heo (Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở heo); bệnh nhiệt thán; bệnh dịch tả heo; bệnh xoắn khuẩn; bệnh dại động vật; bệnh niu-cát-xơn.
- Danh mục bệnh lây giữa động vật và người gồm: Bệnh cúm gia cầm (thể độc lực cao và chủng vi rút có khả năng truyền lây bệnh cho người); bệnh dại động vật; bệnh liên cầu khuẩn lợn (týp 2); bệnh nhiệt thán; bệnh xoắn khuẩn; bệnh giun xoắn; bệnh lao bò; bệnh sảy thai truyền nhiễm.
- Danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh gồm: Bệnh nhiệt thán; bệnh dại động vật; bệnh cúm gia cầm (thể độc lực cao và chủng vi rút có khả năng truyền lây bệnh cho người).
b) Đối với nuôi trồng thủy sản (theo Điều 3 Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản) gồm: Bệnh đốm trắng (trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua biển); bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm nuôi (trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng); bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng); bệnh đầu vàng (trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng); bệnh hoại tử cơ (trên tôm thẻ chân trắng); hội chứng Taura (trên tôm thẻ chân trắng); bệnh Perkinsus (trên hào, nghêu, ngao).
2. Đối tượng áp dụng:
- Cán bộ cấp xã, phường, thị trấn trực tiếp tham gia quản lý, giám sát diện tích thả nuôi, diện tích thiệt hại và báo cáo thường xuyên trên thủy sản.
- Khi có dịch bệnh thủy sản, gia súc, gia cầm theo quy định tại Khoản 1, Điều 1 của Quy định này xảy ra, các đối tượng sau đây được hỗ trợ, cụ thể:
+ Cán bộ thú y và các lực lượng (mạng lưới thú y cơ sở, thành viên Ban Chỉ đạo các cấp, cán bộ được phân công trực tiếp chỉ đạo giám sát dịch bệnh, chuẩn đoán xác minh dịch bệnh, giám sát tiêu hủy, người tham gia tiêm phòng vắc xin chống dịch,...).
+ Nhân công thuê mướn tiêu hủy, tham gia phòng, chống dịch bệnh thủy sản, gia súc, gia cầm.
+ Cán bộ trực chốt kiểm dịch và đội kiểm tra lưu động.
+ Cán bộ phòng xét nghiệm thường xuyên tiếp xúc mẫu bệnh phẩm, cán bộ cung ứng vật tư hóa chất, thiết bị phòng, chống dịch, cán bộ trực ban tổng hợp báo cáo tình hình dịch bệnh.
+ Cán bộ khóm, ấp được phân công thống kê, lập danh sách các hộ nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm để phục vụ công tác phòng, chống dịch, báo nhốt gia cầm, hướng dẫn đoàn tiêm phòng thực hiện nhiệm vụ giám sát sau tiêm phòng.
- Cơ sở nuôi (tổ chức, cá nhân) tham gia vào chương trình, kế hoạch giám sát dịch bệnh, lấy mẫu xét nghiệm chủ động (hỗ trợ tiền mua mẫu) và xét nghiệm bị động.
Điều 2. Nguyên tắc và điều kiện hỗ trợ
- Việc hỗ trợ phải công khai, minh bạch, đúng mức và đúng đối tượng.
- Trong trường họp thực hiện công tác phòng dịch bệnh (thủy sản): Chi hỗ trợ công tác phí cho lực lượng tham gia giám sát dịch bệnh thường xuyên đến tận hộ nuôi như xác minh khai báo nuôi, khai báo thiệt hại, hướng dẫn kỹ thuật nuôi, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tổng hợp số liệu báo cáo về trên hàng tuần, hàng tháng, quý (theo Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT , ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); lực lượng này phải có quyết định phân công của Thủ trưởng các đơn vị hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.
- Trong trường hợp thực hiện công tác chống dịch (thủy sản, gia súc, gia cầm): Việc hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch được tính kể từ ngày có quyết định công bố dịch đến khi có quyết định công bố hết dịch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Riêng kinh phí phòng, chống dịch cúm gia cầm, ngân sách nhà nước hỗ trợ trong thời gian có dịch và sau dịch theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Trong trường hợp đặc biệt, ngay từ khi phát sinh ổ dịch đầu tiên (chưa đủ điều kiện công bố dịch) cần phải tiêu hủy động vật thủy sản, gia súc, gia cầm theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch để hạn chế dịch lây lan thì thời điểm được tính là khoảng thời gian từ khi phát sinh ổ dịch đến khi kết thúc ổ dịch.
Điều 3. Nguồn kinh phí thực hiện
- Ngân sách tỉnh: Đảm bảo kinh phí cho lực lượng tham gia giám sát dịch bệnh thủy sản thường xuyên đến tận hộ nuôi; kinh phí mua vắc xin cúm gia cầm tiêm phòng hàng năm để phòng bệnh; kinh phí mua vắc xin lở mồm long móng và tai xanh heo hỗ trợ những xã, phường, thị trấn có nguy cơ xảy ra dịch cao hoặc xảy ra dịch có xét nghiệm dương tính với 02 bệnh trên; kinh phí tiêu hủy gia súc, gia cầm (hỗ trợ hóa chất, vật tư tiêu hủy, hỗ trợ cho cán bộ thú y và các lực lượng trực tiếp tham gia phòng, chống dịch, phun xịt thuốc sát trùng,...); chi phí xác minh dịch bệnh; hỗ trợ điện thoại cho các chốt kiểm dịch và thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh,...
- Ngân sách huyện, thị xã, thành phố: Đảm bảo kinh phí hỗ trợ cho các thành viên Ban Chỉ đạo huyện, thị xã, thành phố; kinh phí phục vụ công tác thống kê, trực ban tổng hợp báo cáo tình hình diễn biến dịch bệnh.
1. Đối với công tác thực hiện phòng dịch bệnh thủy sản:
- Chi hỗ trợ cho cán bộ ấp, khóm (người trực tiếp tham gia giám sát diện tích thả nuôi, diện tích thiệt hại, lấy mẫu xét nghiệm đến tận cơ sở nuôi tôm) cho vùng nuôi thâm canh - bán thâm canh là 300.000 đồng/người/tháng/ấp; cho vùng nuôi quảng canh là 100.000 đồng/người/tháng/ấp.
- Chi hỗ trợ cho cán bộ cấp xã trực tiếp tham gia quản lý, giám sát diện tích thả, diện tích thiệt hại đến tận cơ sở nuôi tôm (01 cán bộ mạng lưới thú y cơ sở, 01 cán bộ thuộc cấp xã trực tiếp theo dõi, quản lý thú y thủy sản) là 300.000 đồng/người/tháng/xã.
- Chi hỗ trợ tiền mua mẫu cho cơ sở nuôi, khi lấy mẫu xét nghiệm chủ động, theo yêu cầu kế hoạch của ngành chức năng; tiền công lấy và tiền mua mẫu tôm xét nghiệm chủ động là 30.000 đồng/mẫu.
2. Đối với công tác thực hiện phòng, chống dịch bệnh động vật:
a) Hỗ trợ 100% vắc xin cúm gia cầm tiêm phòng cho hộ nuôi; đối với vắc xin lở mồm long móng và tai xanh heo hỗ trợ cho những xã, phường, thị trấn có nguy cơ xảy ra dịch cao hoặc địa phương xảy ra dịch có xét nghiệm dương tính với 02 bệnh trên.
b) Hỗ trợ cho người tham gia trực tiếp tiêm phòng vắc xin chống dịch, với mức hỗ trợ cho 01 lần tiêm (theo Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính) như sau:
- Hỗ trợ 2.900 đồng/con heo, dê, cừu/01 lần tiêm.
- Hỗ trợ 4.800 đồng/con trâu, bò, ngựa/01 lần tiêm.
- Hỗ trợ 350 đồng/con gia cầm/01 lần tiêm.
Trường hợp mức bồi dưỡng theo lần tiêm dưới 100.000 đồng/ngày/người được thanh toán bằng mức 100.000 đồng/ngày/người.
c) Hỗ trợ chi phí tiêu hủy gia súc, gia cầm mắc bệnh hoặc trong vùng có dịch phải tiêu hủy và các sản phẩm gia súc, gia cầm do các lực lượng phòng chống buôn lậu, trạm Kiểm dịch động vật bắt buộc phải tiêu hủy (kể cả chi phí thuê mướn tiêu hủy thực hiện theo giá cả thuê mướn tương đương ngày công lao động của từng địa phương) theo quy định của pháp luật về Thú y. Cụ thể định mức tiền thuê nhân công đào hố chôn gia súc, gia cầm bệnh là 450.000 đồng/hố chôn (quy chuẩn 01 hố chôn là 500 con gia cầm lớn hoặc 500 kg gia súc), nếu vượt định mức tính bằng cách nhân theo đơn vị hố tiếp theo; nếu số gia súc gia cầm không đạt định mức tính bằng 01 công lao động 200.000 đồng/ngày/người.
d) Hỗ trợ vật tư, hóa chất tiêu hủy gia súc, gia cầm thực hiện theo định mức hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành có liên quan.
đ) Hỗ trợ 100% hóa chất khử trùng, tiêu độc môi trường cho hộ nuôi; mua trang phục phòng hộ như: quần áo, kính, găng tay, cồn sát trùng, xà phòng... phục vụ phòng, chống dịch hàng năm và thanh toán theo quy định.
e) Hỗ trợ cho cán bộ thú y và những người trực tiếp tham gia nhiệm vụ phòng, chống dịch (thành viên Ban Chỉ đạo các cấp, cán bộ công nhân viên chức thú y, nhân viên thú y xã, cán bộ cấp xã, ấp người trực tiếp tham gia thực hiện nhiệm vụ chống dịch; lực lượng Công an, cán bộ kiểm dịch phục vụ trực chốt kiểm dịch, cán bộ thực hiện các nhiệm vụ như: Xác định việc khai báo thả nuôi, khai báo thiệt hại của cơ sở nuôi tôm; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát dịch bệnh, xác minh dịch bệnh, lấy mẫu chẩn đoán xét nghiệm xác định mầm bệnh, xử lý môi trường giám sát tiêu hủy) để thực hiện tiêu hủy gia súc, gia cầm kể cả các sản phẩm gia súc, gia cầm do các lực lượng phòng, chống buôn lậu, trạm Kiểm dịch động vật bắt buộc tiêu hủy; tiêu hủy động vật thủy sản mắc bệnh; phun hóa chất tiêu độc khử trùng, xử lý môi trường nuôi thủy sản và phục vụ các chốt kiểm dịch. Mức chi 100.000 đồng/ngày/người đối với ngày làm việc và 200.000 đồng/ngày/người đối với ngày ngày nghỉ, ngày lễ, ngày tết.
Riêng cán bộ Thú y làm việc tại các phòng xét nghiệm phải thường xuyên tiếp xúc với các mẫu bệnh phẩm, cán bộ cung ứng vật tư, hóa chất, thiết bị, dụng cụ chống dịch, trực ban, tổng hợp báo cáo tình hình diễn biến dịch bệnh, mức chi bồi dưỡng là 50.000 đồng/ngày/người đối với ngày làm việc và 100.000 đồng/ngày/người đối với ngày nghỉ, ngày lễ, ngày tết (chỉ khi có dịch bệnh xảy và có Quyết định phân công tham gia trong thời gian chống dịch).
3. Chi khoản tiền điện thoại cho Ban Chỉ đạo các cấp và cán bộ được phân công trực tiếp xuống chỉ đạo công tác tiêu hủy, xác minh dịch bệnh và đội kiểm tra lưu động để báo cáo là 200.000 đồng/người/đợt dịch và các chốt kiểm dịch là 200.000 đồng/chốt/đợt dịch.
4. Chi phí dập dịch bằng hóa chất Chlorine cho ao nuôi tôm bị thiệt hại do dịch bệnh (gồm các khoản chi về hóa chất, công vận chuyển, bốc vác, tạt thuốc sát trùng, công kiểm tra, giám sát,...) theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về phê duyệt kế hoạch kinh phí dập dịch; nồng độ và phương pháp xử lý hóa chất Chlorine dập dịch được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành chuyên môn.
Điều 5. Trình tự, thủ tục hỗ trợ
1. Trình tự thực hiện và trách nhiệm của các cấp:
- Báo cáo thường xuyên: Hàng tuần, tháng, quý, cán bộ phụ trách cấp xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổng hợp số liệu (diện tích nuôi, diện tích thiệt hại thủy sản) báo cáo theo biểu mẫu quy định cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan chuyên môn cấp huyện định kỳ báo cáo vào 11 giờ thứ 3 hàng tuần (theo Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Khi có dịch bệnh xảy ra: Sau khi nhận được báo cáo của hộ nuôi, nhân viên thú y xã thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, phải cử ngay cán bộ phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế cùng nhân viên thú y xã đến nơi kiểm tra, xác minh ổ dịch, đánh giá báo cáo mức độ thiệt hại và lập biên bản xác định diện tích nuôi thủy sản bị thiệt hại (theo mẫu phụ lục 3, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); đồng thời, lấy mẫu gửi Chi cục Chăn nuôi và Thú y đề nghị xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh; hướng dẫn người nuôi tôm xử lý thủy sản bị nhiễm bệnh theo quy định, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản (theo Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng và báo cáo kết quả xác minh bệnh về Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Phòng Kinh tế thị xã, thành phố, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh.
+ Báo cáo tình hình ổ dịch hoặc bệnh mới theo biểu mẫu 1245/TY-TS ngày 24 tháng 6 năm 2016 của Cục Thú y về việc thống nhất các biểu mẫu báo cáo dịch bệnh động, vật thủy sản, trong vòng 48 giờ từ khi phát hiện hoặc nhận được thông tin động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu bệnh.
+ Báo cáo cập nhập tình hình ổ dịch: Trước 12:00 giờ hàng ngày, nhân viên thú y xã, phường, thị trấn báo cáo Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về tình hình ổ dịch đã được Chi cục Chăn nuôi và Thú y xác nhận.
- Trước 16:00 giờ hàng ngày, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp báo cáo Chi cục Chăn nuôi và Thú y và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Trước 15:00 giờ thứ 6 hàng tuần, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổng hợp báo cáo diễn biến dịch bệnh trong tuần gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y vùng 7 và Cục Thú y.
- Báo cáo cập nhật tình hình ổ dịch trước khi kết thúc ổ dịch, kể cả ngày lễ, tết và ngày nghỉ.
2. Thủ tục hỗ trợ:
Việc lập, phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh công bố dịch bệnh nguy hiểm xảy ra trên địa bàn tỉnh và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các hộ chăn nuôi, sản xuất tuân thủ quy hoạch, kế hoạch chăn nuôi, sản xuất của ngành nông nghiệp khuyến cáo; thực hiện đúng các biện pháp phòng dịch bệnh như: Chọn giống, tiêm phòng, vệ sinh môi trường,... để phòng, tránh dịch bệnh xảy ra.
- Kiểm tra, thẩm định tình hình dịch bệnh và dự toán kinh phí hỗ trợ của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố gửi Sở Tài chính xem xét, đề xuất theo đúng quy định hiện hành, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
- Theo dõi, đôn đốc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và hỗ trợ cho người thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh đảm bảo công khai, minh bạch, đúng chính sách, đúng đối tượng và định mức quy định của pháp luật; không để xảy ra tình trạng trục lợi; sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng mục đích, có hiệu quả.
- Kết thúc đợt dịch bệnh hoặc cuối năm phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật.
- Xử lý những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện Quy định này; tham mưu đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định mức chi hỗ trợ khi cần thiết, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương.
2. Sở Tài chính chịu trách nhiệm:
- Phối hợp với Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm tra, thẩm định mức độ thiệt hại do dịch bệnh và dự toán kinh phí hỗ trợ được tổng hợp từ các huyện, thị xã, thành phố; đồng thời, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và bố trí ngân sách địa phương, các nguồn tài chính hợp pháp khác để đáp ứng kịp thời nhu cầu hỗ trợ trong công tác phòng, chống dịch bệnh tránh để dịch bệnh lây lan trên diện rộng theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất nhu cầu kinh phí hỗ trợ của Trung ương gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật; tổng hợp quyết toán chính sách hỗ trợ cho công tác thực hiện phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ, Ngành Trung ương theo quy định.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm:
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn thuộc huyện, thị xã, thành phố và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các hộ chăn nuôi, sản xuất tuân thủ quy hoạch, kế hoạch, hướng dẫn chăn nuôi, sản xuất, phòng chống dịch bệnh của ngành nông nghiệp khuyến cáo.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thành lập Hội đồng kiểm tra đúng thành phần theo quy định; công tác kiểm tra, xác minh, thống kê dịch bệnh phải đúng trình tự, thủ tục, tổng hợp phải chính xác, khách quan, công tâm, minh bạch; kinh phí thực hiện công tác phòng, chống dịch phải kịp thời, đúng quy định hiện hành.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo về Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phối hợp và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các cấp, các ngành có liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ trên địa bàn.
4. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm:
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các hộ chăn nuôi, sản xuất tuân thủ quy hoạch, kế hoạch chăn nuôi, sản xuất và hướng dẫn chăn nuôi, sản xuất, phòng chống dịch bệnh của ngành nông nghiệp khuyến cáo.
- Thành lập Hội đồng kiểm tra bao gồm: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, cán bộ chuyên môn của huyện, thị xã, thành phố, đại diện khóm, ấp để lập biên bản kiểm tra, xác minh tình hình dịch bệnh, nhu cầu kinh phí thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.
- Triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các cấp, các ngành có liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ trên địa bàn.
5. Trách nhiệm của các cơ sở nuôi:
- Tuân thủ quy hoạch, kế hoạch chăn nuôi, sản xuất và hướng dẫn chăn nuôi, sản xuất, phòng chống dịch bệnh của ngành nông nghiệp khuyến cáo.
- Khi vật nuôi, động vật thủy sản nuôi có biểu hiện của bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hay bệnh lạ cần báo cáo cho cán bộ thú y địa phương hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn gần nhất để có biện pháp xác minh, giám sát, xử lý dịch bệnh kịp thời.
Điều 7. Xử lý khó khăn, vướng mắc, điều chỉnh, bổ sung quy chế
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc cần điều chỉnh, bổ sung, các Sở, Ban, Ngành, đơn vị chức năng có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố kịp thời phản ánh về Thường trực Ban Chỉ đạo sản xuất và thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để tổng hợp báo cáo, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.