ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/QĐ-UBND |
Lâm Đồng, ngày 04 tháng 01 năm 2018 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 2344/TTr-SCT ngày 29 tháng 11 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển thương mại tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch; Liên minh Hợp tác xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc; thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
1. Mục tiêu chung
a) Phát triển thương mại một cách đồng bộ, toàn diện, theo hướng văn minh, hiện đại; thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế; thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản; cung ứng kịp thời sản phẩm, hàng hóa các mặt hàng thiết yếu, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân; lưu thông thông suốt, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
b) Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, thương mại điện tử; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại chú trọng xây dựng thương hiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm;
c) Quản lý tốt các mặt hàng kinh doanh có điều kiện, hạn chế kinh doanh, an toàn thực phẩm theo hướng truy xuất nguồn gốc bằng phần mềm quản lý;
d) Đảm bảo sự tăng trưởng về tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, kim ngạch xuất khẩu; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu mặt hàng chủ lực của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 10-12%/năm, trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 10% và doanh thu dịch vụ 15%/năm.
b) Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đạt từ 14-15%/năm. Trong đó, mặt hàng xuất khẩu chủ lực chiếm 95% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
c) Đến năm 2025 thị phần hàng Việt Nam tại các kênh phân phối đạt từ 80- 90%; hình thành các điểm bán hàng Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” mỗi địa bàn trong tỉnh có ít nhất một điểm.
d) Đến năm 2020, 50% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, cập nhật thường xuyên thông tin giới thiệu, bán sản phẩm của doanh nghiệp; thực hiện đặt hàng hoặc nhận đơn đặt hàng thông qua các ứng dụng, website thương mại điện tử. Đến năm 2025, tỷ lệ này đạt 70%.
e) Đến năm 2025, 100% chợ toàn tỉnh được đầu tư hạ tầng chợ thiết yếu, bảo đảm chợ theo tiêu chuẩn, vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.
3. Yêu cầu
Triển khai các hoạt động, nhiệm vụ cụ thể, thực chất, hiệu quả; gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; có sự phối hợp giữa các ngành, giữa ngành với địa phương; có sự lồng nghép các chương trình, dự án.
1. Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại
a) Hình thành 02 Trung tâm hội chợ triển lãm thương mại tại Tp. Đà Lạt và Bảo Lộc, 01 Trung tâm logistic tại Tp. Bảo Lộc, 01 Trung tâm thương mại bán buôn tổng hợp hàng công nghiệp tiêu dùng tại Tp. Đà Lạt, 01 Trung tâm thương mại bán buôn hàng vật tư sản xuất tại huyện Đức Trọng, 01 Trung tâm thương mại tổng hợp quy mô hạng 1 thuộc dự án khu Hòa Bình - Tp. Đà Lạt. Bố trí quỹ đất phù hợp, kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư và quản lý.
b) Hình thành các trung tâm thương mại, siêu thị tổng hợp bán lẻ tại các trung tâm huyện, thành phố phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân. Quy hoạch quỹ đất phù hợp và mời gọi đầu tư, quản lý.
c) Hình thành 03 kho bảo quản, lưu trữ nông sản tại huyện Lâm Hà, Di Linh, và Bảo Lâm. Lựa chọn vị trí gần khu vực sản xuất nông sản tập trung, thuận tiện giao thông, lưu thông hàng hóa để bố trí quỹ đất, kêu gọi đầu tư.
d) Phát triển hệ thống chợ, trong đó hình thành chợ và trung tâm giao dịch hoa tại khu vực chân đèo Prenn - Phường 3 - Tp. Đà Lạt; nâng cấp mở rộng các chợ hiện có, đầu tư xây mới chợ nông thôn. Triển khai thực hiện tốt Quy hoạch phát triển hệ thống chợ, hỗ trợ đầu tư hạ tầng chợ khu vực nông thôn.
2. Bình ổn thị trường hàng hóa
a) Hình thành hệ thống phân phối hàng hóa Việt đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ tiêu dùng và sản xuất. Tạo điều kiện, khuyến khích doanh nghiệp, cơ sở hình thành, phát triển các cửa hàng tiện ích, áp dụng phần mềm quản lý hàng hóa, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, giá cả hợp lý; trước mắt tập trung cho các sản phẩm mặt hàng thiết yếu (lương thực, thực phẩm, nhiên liệu) phục vụ đời sống người dân; sản phẩm nông sản đặc trưng, đặc sản của Lâm Đồng phục vụ nhân dân và du khách; vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp.
b) Xây dựng, hỗ trợ các điểm bán hàng Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” với mục tiêu mỗi huyện, thành phố có ít nhất 01 điểm bán hàng Việt vào năm 2025. Mỗi năm hình thành ít nhất một điểm bán hàng Việt.
c) Thực hiện các hoạt động bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trong dịp lễ, tết cổ truyền. Xây dựng kế hoạch chuẩn bị hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm tết của người dân trước tháng 11 hàng năm, tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm thị trường ổn định, không có hiện tượng đầu cơ, gây biến động tăng đột biến về giá.
d) Tổ chức triển khai các giải pháp về Phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014-2020 tại Quyết định số 2060/QĐ-UBND.
3. Xúc tiến thương mại
a) Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại đi vào nội dung chuyên sâu và có kết quả cụ thể, xúc tiến theo chuyên đề, quảng bá sản phẩm hàng hóa đặc trưng của tỉnh mang nhãn hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”. Bằng các hình thức như Hội nghị giao thương, kết nối cung cầu; hội thảo chuyên ngành; hội chợ triển lãm thương mại; kênh truyền thông đại chúng (clip, phóng sự,...); hình thức trực quan (băng rôn, khẩu hiệu, pano,...); tập san, bản tin,...
b) Hình thành các khu thương mại tập trung trong tỉnh để quảng bá và bán sản phẩm đặc trưng của địa phương. Trong năm 2018-2020, trước mắt hình thành hai khu thương mại tập trung tại TP Đà Lạt và Bảo Lộc, từng bước hình thành khu thương mại tập trung tại trung tâm các huyện. UBND Tp Đà Lạt, Bảo Lộc và các huyện bố trí quỹ đất, hỗ trợ, mời gọi các doanh nghiệp của địa phương tham gia đầu tư, khai thác tại khu thương mại tập trung này, với phương thức hình thành hợp tác xã quản lý trong đó xã viên là đại diện của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các ngành, các cấp khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hình thành, mở rộng các cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm của chính nhãn hiệu đơn vị. Liên kết với các tỉnh, thành trong cả nước hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh tham gia phân phối, quảng bá sản phẩm.
c) Phát triển các mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm sản xuất tập trung; tổ chức triển khai nhân rộng mô hình Doanh nghiệp/Liên hiệp Hợp tác xã - Hợp tác xã - Nông dân tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp. Tổ chức triển khai đối với các sản phẩm mang nhãn hiệu “Đà Lạt kết tinh kỳ diệu từ đất lành” và nhãn hiệu tập thể của tỉnh.
d) Tổ chức chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn” tới vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Tập trung tuyên truyền về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, giới thiệu doanh nghiệp Việt uy tín, sản phẩm Việt bảo đảm chất lượng; cung cấp thông tin, sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng nông thôn; trong mỗi chương trình tổ chức liên kết, kết nối hình thành điểm bán hàng Việt tại thị trường nông thôn.
e) Cung cấp thông tin về khả năng cung ứng sản phẩm đặc trưng của tỉnh như chủng loại hàng hóa, doanh nghiệp cung ứng,...; nhu cầu phân phối, tiêu thụ của các đơn vị,... trên cổng thông tin của Trung tâm XTĐTTM&DL tỉnh, Sở Công Thương, Sở NN&PTNT,... tạo môi trường doanh nghiệp cập nhật, kết nối, hợp tác kinh doanh.
f) Tổ chức nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác. Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, gặp gỡ doanh nghiệp để các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh chia sẻ, học tập trong phát triển sản xuất và mở rộng thị trường.
4. Thương mại điện tử
a) Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp, sử dụng trang thông tin điện tử để giới thiệu, đặt hàng, bán sản phẩm và thanh toán trực tuyến. Bằng các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, đào tạo về nghiệp vụ thương mại điện tử cho doanh nghiệp; khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử, tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử uy tín trong nước và thế giới; xây dựng các giải pháp ứng dụng thương mại điện tử phù hợp (hồ sơ năng lực, marketing trực tuyến, bán hàng trực tuyến, phần mềm quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh).
b) Nâng cao chất lượng công tác quản lý về thương mại điện tử, chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp về hạ tầng, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động thương mại điện tử; chủ động hội nhập quốc tế về thương mại điện tử; theo dõi, cập nhật kịp thời việc hình thành và hoạt động các website thương mại điện tử để có các biện pháp, chính sách quản lý hiệu quả.
c) Tổ chức triển khai các giải pháp về phát triển thương mại điện tử tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020 ban hành tại Quyết định số 2630/QĐ-UBND ngày 29/11/2016.
5. Xuất khẩu
a) Ưu tiên phát triển 11 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh: alumin, tơ xe, lụa tơ tằm, sản phẩm may, áo len các loại, van, chi tiết dầu khí, cà phê, chè các loại, hạt điều, rau quả các loại, hoa tươi các loại. Sản phẩm xuất khẩu theo hướng công nghệ cao, công nghệ thông minh, chế biến sâu, thẩm mỹ, mang nhãn hiệu Đà Lạt, đạt danh hiệu doanh nghiệp xuất khẩu uy tín do Bộ Công Thương chủ trì bình chọn.
b) Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, trong đó chú trọng thâm nhập và phát triển các thị trường: Đông Nam Á (Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Lào, Campuchia, Mianma); Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Nhật Bản); Thị trường nói tiếng Trung Quốc (Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan); Châu Đại Dương (Australia, Newzealand); Châu Âu (Đức, Pháp, Hà Lan, Anh, Italya, các nước thành viên Liên minh kinh tế Á - Âu); Châu Mỹ (Mỹ, Canada, Mêhicô, Argentina, Brazin, Chi Lê, Pêru; Châu Phi (Ai Cập, Angiêri, Marốc, Cộng hòa Nam Phi, Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích, Bờ Biển Ngà, Gha-na, Ni-giê-ri-a, Xê-nê-gan, Ê-ti-ô-pi-a, Kên-ny-a, Tan-da-ni-a, Ca-mơ-run, Cộng hòa Công-gô); Tây Á (Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE), Thổ Nhĩ Kỳ, Ả-rập Xê-Út, I-xra-en, Li-băng); Nam Á (Ấn Độ, Pa-ki-xtan, Băng-la-đét và Xri Lan-ca).
c) Tổ chức triển khai các giải pháp của Đề án phát triển xuất khẩu các mặt hàng chủ lực tỉnh Lâm Đồng đối với từng khu vực thị trường đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 được ban hành tại Quyết định số 1832/QĐ-UBND ngày 17/8/2017. Trong đó chú trọng công tác quy hoạch và thực hiện tốt quy hoạch phát triển vùng sản xuất sản phẩm: chè, cà phê, rau, hoa, điều,...; hỗ trợ nông dân sản xuất theo quy trình nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông minh, công nghệ sau thu hoạch; hình thành các mối liên kết sản xuất - chế biến - xuất khẩu; tổ chức các hoạt động xúc tiến xuất khẩu phù hợp với từng thị trường.
6. Quản lý thị trường
a) Hướng dẫn, cung cấp thông tin cho đối tượng kinh doanh; giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh trên thị trường, chú trọng các mặt hàng kinh doanh có điều kiện, hạn chế kinh doanh, kinh doanh đa cấp, tổ chức hội thảo giới thiệu sản phẩm, hội chợ thương mại, hàng đặc sản, nông sản nhái nhãn hiệu Đà Lạt,...
b) Tăng cường quản lý về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực công thương quản lý và trong hoạt động kinh doanh; tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm; bồi dưỡng nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ ngành công thương về quản lý an toàn thực phẩm; hướng dẫn thương nhân kinh doanh thực hiện tốt vấn đề an toàn thực phẩm. Tổ chức thanh, kiểm tra hoạt động kinh doanh về an toàn thực phẩm vào những dịp cao điểm như lễ, tết,... Quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi và truy xuất nguồn gốc trên phần mềm quản lý.
c) Có bước chuyển biến trong công tác quản lý thị trường về chống buôn lậu, hàng gian, hàng giả, hàng nhái,...
7. Công tác quản lý và chuyển đổi mô hình quản lý chợ
a) Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong hoạt động quản lý chợ, đối với các công trình, dự án xây mới chợ yêu cầu thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, khai thác, quản lý.
b) Đối với các chợ do Ban Quản lý hoặc Tổ quản lý thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp xã đang quản lý phải thực hiện chuyển đổi theo lộ trình đã phê duyệt. Đến năm 2025, thực hiện chuyển đổi quản lý đạt 100% chợ thuộc đối tượng chuyển đổi trên toàn tỉnh.
c) Thực hiện quản lý tốt hoạt động kinh doanh, công tác phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm tại chợ. Đến năm 2025, 100% chợ của tỉnh phải bảo đảm quy định về an toàn thực phẩm trong kinh doanh.
Tổng kinh phí thực hiện: 2.580 triệu đồng, từ nguồn ngân sách tỉnh. Chi cho các hoạt động thuộc các mục chi theo quy định.
1. Sở Công Thương
a) Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai Kế hoạch này đạt kết quả cao nhất. Tổng hợp, báo cáo tình hình và kết quả thực hiện. Tham mưu đề xuất các kiến nghị nhằm thực hiện tốt Kế hoạch. Phối hợp các ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ được giao.
b) Hàng năm xây dựng kế hoạch chuẩn bị hàng hóa, biện pháp bình ổn thị trường phục vụ nhu cầu mua sắm tết của người dân trước tháng 11. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch và báo cáo kết quả.
2. Sở Kế hoạch & Đầu tư
Cân đối, bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ đầu tư hạ tầng chợ nông thôn nhằm thu hút các thành phần kinh tế giam gia đầu tư, khai thác, quản lý.
3. Sở Tài chính
Hàng năm bố trí kinh phí cho các hoạt động, chương trình, dự án để triển khai kế hoạch này.
4. Sở Nông nghiệp & PTNT
Thực hiện công tác quy hoạch sản xuất các sản phẩm chủ lực của tỉnh, hỗ trợ nông dân sản xuất theo hướng công nghệ cao, công nghệ thông minh, đáp ứng nhu cầu thị trường; phát triển các loại hình liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản.
5. Sở Tài nguyên & Môi trường
Cập nhật bổ sung quỹ đất hạ tầng thương mại vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các chợ sau khi nhà đầu tư được cấp thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư và thực hiện việc thuê đất theo quy định của pháp luật; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ sinh môi trường.
6. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại & Du lịch Tỉnh
Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại hướng tới thúc đẩy phát triển thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu. Mời gọi đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng thương mại. Quảng bá nhãn hiệu và tạo thương hiệu “Đà Lạt kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.
7. Liên minh hợp tác xã tỉnh
a) Tuyên truyền về mô hình hợp tác xã quản lý chợ, hướng dẫn và hỗ trợ việc hình thành hợp tác xã quản lý chợ để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên toàn tỉnh.
b) Phối hợp các sở, ngành liên quan triển khai mô hình tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp: Mô hình doanh nghiệp/Liên hiệp HTX-HTX- Nông dân tại những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.
8. Trách nhiệm của UBND huyện, thành phố
a) Bố trí đủ quỹ đất và vị trí phù hợp cho các công trình, dự án kết cấu hạ tầng thương mại.
b) Tại mỗi địa bàn hình thành một hoặc một số sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu là đòn bẩy để phát triển kinh tế địa phương.
c) Tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác chuyển đổi mô hình quản lý chợ theo kế hoạch và đạt kết quả.
d) Phối hợp Sở Công Thương, cơ quan liên quan thực hiện tốt công tác bình ổn thị trường hàng hóa, xúc tiến thương mại, quản lý thị trường, chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Căn cứ vào Kế hoạch trên, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ngành; UBND các huyện, thành phố phối hợp tổ chức triển khai thực hiện, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện gửi về Sở Công Thương trước ngày 15 tháng 12 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
(Kèm theo 02 Phụ lục về danh mục các hoạt động và nhiệm vụ chủ yếu triển khai Kế hoạch).
DANH MỤC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠMG
MẠI TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 20/QĐ-UBND ngày 04
tháng 01 năm 2018 ban hành kế hoạch phát triển thương mại tỉnh Lâm Đồng)
ĐVT: triệu đồng
Stt |
Nội dung |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Đối tượng thụ hưởng |
Số lượng |
Thời gian |
Kinh phí 2019- 2025 |
Ghi chú |
1 |
Hỗ trợ 70% chi phí: vận chuyển hàng hóa, nhân công bán hàng, điện cho các doanh nghiệp tổ chức các chuyến bán hàng Việt về địa bàn xã phục vụ nhân dân mua sắm dịp Tết cổ truyền |
Sở Công Thương |
UBND các huyện, TP. |
Người dân, thương nhân |
21 đợt (3 đợt/năm) |
Hàng năm |
630 |
30 tr.đ/năm |
2 |
Thiết lập hệ thống thông tin về khả năng cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp Lâm Đồng góp phần bảo đảm cân đối cung cầu trên thị trường |
Sở Công Thương |
|
Doanh nghiệp |
|
2019- 2020 |
150 |
Mặt hàng thiết yếu |
3 |
Triển khai mô hình liên kết tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư NN: DN/Liên hiệp HTX - HTX - Nông dân |
Sở Công Thương |
Sở NN&PTNT, Liên minh HTX, UBND các huyện, TP |
Nông dân, HTX, DN |
7 liên kết |
2019- 2025 |
1.400 |
200 tr.đ/liên kết |
4 |
Tổ chức các lớp tập huấn, hỗ trợ công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại chợ |
Sở Công Thương |
Đơn vị quản lý chợ |
Tiểu thương |
10 đợt (02 đợt/năm) |
2019- 2023 |
400 |
80 tr.đ/năm |
|
Cộng: |
|
|
|
|
|
2.580 |
|
DANH MỤC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 20/QĐ-UBND ngày 04
tháng 01 năm 2018 ban hành kế hoạch phát triển thương mại tỉnh Lâm Đồng)
Stt |
Nội dung |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Thời gian |
Ghi chú |
1 |
Bố trí quỹ đất để hình thành 02 trung tâm hội chợ triển lãm tại Tp. Đà Lạt và Bảo Lộc |
UBND Tp. Đà Lạt và Bảo Lộc |
|
2019-2020 |
|
2 |
Bố trí quỹ đất để hình thành trung tâm logistic tại Tp. Bảo Lộc |
UBND Tp. Bảo Lộc |
|
2019-2020 |
|
3 |
Bố trí quỹ đất để hình thành kho bảo quản và lưu trữ nông sản tại Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà. |
UBND huyện Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà |
|
2019-2020 |
|
4 |
Khuyến khích, vận động thương nhân hình thành các điểm bán hàng bình ổn thị trường trong dịp cuối năm và tết nguyên đán |
Sở Công Thương, UBND các huyện |
|
Hàng năm |
|
5 |
Đưa vào danh mục các dự án kêu gọi đầu tư đối với các dự án trung tâm hội chợ triển lãm thương mại, kho bảo quản nông sản, trung tâm logistic, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ |
Trung tâm XTDTTM&DL tỉnh |
Sở Công Thương, UBND các huyện, thành phố |
Hàng năm |
|
6 |
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh đa cấp, tổ chức hội thảo giới thiệu sản phẩm, hội chợ thương mại, hàng đặc sản và nông sản nhái nhãn hiệu Đà Lạt |
Chi cục Quản lý thị trường - Sở Công Thương |
|
Hàng năm |
|
7 |
Vận động, khuyến khích, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kinh doanh xăng E5 Mogas 92 và Mogas 95 |
Sở Công Thương |
|
Hàng năm |
|
8 |
Tăng cường kiểm tra kiểm soát về an toàn thực phẩm, giá cả, đầu cơ,.... đối với các mặt hàng phục vụ tiêu dùng trong các dịp lễ, tết |
Chi cục Quản lý Thị trường - Sở Công Thương |
|
Hàng năm |
|
9 |
Tuyên truyền, phổ biến các quy định trong hoạt động kinh doanh cho các đối tượng kinh doanh |
Chi cục Quản lý Thị trường - Sở Công Thương |
|
Hàng năm |
|
10 |
Tổ chức triển khai công tác chuyển đổi quản lý chợ theo Quyết định 723, mỗi năm phải có chợ được chuyển đổi thành công. |
UBND các huyện, thành phố |
Sở Công Thương |
Hàng năm |
|
11 |
Hình thành hồ sơ năng lực sản phẩm chủ lực của mỗi địa phương |
UBND các huyện, thành phố |
Sở NN&PTNT, Sở Công Thương |
2019-2020 |
|
12 |
Tổ chức quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi tới tay người tiêu dùng và truy xuất nguồn gốc thực phẩm trên phần mềm quản lý |
Sở Nông nghiệp & PTNT |
Sở Công Thương |
2018-2020 |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.