ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2016/QĐ-UBND |
Đắk Nông, ngày 29 tháng 04 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2004 của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ, quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ, về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ, quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 20/2014/TT-BGTVT ngày 30/5/2014 của Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT;
Căn cứ Thông tư số 12/2014/TT-BGTVT ngày 29/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT ngày 08/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 2714/TTr-SGTVT ngày 30/11/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về công tác quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các Sở, ban ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 20/2016/QĐ-UBND Ngày 29/4/2016
của UBND tỉnh Đắk Nông)
Quy định về nội dung công tác quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ đối với hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường giao thông nông thôn, đường chuyên dùng và đường đô thị trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ đối với hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường giao thông nông thôn, đường chuyên dùng và đường đô thị trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Trong Quy định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đường giao thông nông thôn bao gồm: Đường liên xã, đường xã, đường thôn, đường khu vực sản xuất và đường dân sinh.
2. Cơ quan quản lý đường bộ: là Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông Vận tải, UBND cấp huyện, UBND cấp xã.
3. Đường ngầm: là những đoạn đường vượt qua sông, suối, khe cạn mà nước có thể chảy tràn qua thường xuyên hoặc khi có lũ.
Điều 4. Yêu cầu về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ
Công trình đường bộ khi đưa vào khai thác, sử dụng phải được quản lý, khai thác và bảo trì theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008; Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, ngày 12/5/2015 Chính phủ, về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12/12/2013 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ; Thông tư số 20/2014/TT-BGTVT ngày 30/5/2014 của Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT; Thông tư số 12/2014/TT-BGTVT ngày 29/4/2014 của Bộ Giao thông Vận tải Hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn; Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT ngày 08/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và quy định tại Quyết định này.
NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Điều 5. Phân cấp về công tác quản lý, khai thác và bảo trì
1. Sở Giao thông vận tải: Có trách nhiệm quản lý, khai thác, bảo trì các tuyến đường tỉnh (bao gồm các đoạn tuyến tỉnh lộ qua đô thị) và các tuyến đường khác được UBND tỉnh giao quản lý.
2. UBND các huyện, thị xã (sau đây gọi tắt là UBND cấp huyện): Có trách nhiệm quản lý, khai thác, bảo trì các tuyến đường huyện, đường đô thị (trừ các tuyến đường do Sở Giao thông vận tải quản lý) trong địa giới hành chính thuộc phạm vi quản lý.
3. UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND cấp xã): Có trách nhiệm quản lý, khai thác, bảo trì các tuyến đường đô thị (do UBND cấp huyện phân cấp quản lý), đường xã, đường thôn, đường khu vực sản xuất, đường dân sinh trong địa giới hành chính thuộc phạm vi quản lý.
4. Các tổ chức, cá nhân: Các tổ chức, cá nhân sở hữu công trình đường bộ chuyên dùng theo quy định của Pháp luật hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công trình đường bộ ủy quyền quản lý, khai thác, sử dụng và bảo trì công trình đường bộ chuyên dùng theo quy định của Pháp luật.
5. Đăng ký phân loại: Căn cứ vào tình hình thực tế hệ thống đường bộ trên địa bàn do UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các cơ quan tổ chức, cá nhân được phân cấp quản lý theo Khoản 2, 3, 4 Điều này, hàng năm tổ chức đăng ký, phân loại theo quy định và gửi về Sở Giao thông Vận tải trước ngày 15/3 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Điều 6. Nội dung quản lý công trình đường bộ
Thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Điều 7. Quy trình khai thác công trình đường bộ
Thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Điều 8. Nội dung bảo trì công trình đường bộ
Nội dung bảo trì công trình đường bộ bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau:
1. Kiểm tra công trình đường bộ là việc xem xét bằng trực quan hoặc bằng thiết bị chuyên dụng để đánh giá hiện trạng công trình nhằm phát hiện hư hỏng, dấu hiệu hư hỏng của công trình để có biện pháp xử lý kịp thời.
2. Quan trắc công trình đường bộ là việc theo dõi, quan sát, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu của thiết kế trong quá trình sử dụng.
a) Việc quan trắc công trình được thực hiện trong các trường hợp có yêu cầu phải theo dõi quá trình làm việc của công trình đường bộ nhằm tránh xảy ra sự cố dẫn tới thảm họa về người, tài sản, môi trường và các trường hợp khác theo yêu cầu của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình, cơ quan quản lý đường bộ và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Việc quan trắc thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 40 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, ngày 12/5/2015 Chính phủ, về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và các văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải.
3. Kiểm định chất lượng công trình đường bộ bao gồm các hoạt động kiểm tra và xác định chất lượng hoặc đánh giá sự phù hợp chất lượng của công trình so với yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật thông qua việc xem xét hiện trạng công trình bằng trực quan kết hợp với phân tích, đánh giá các số liệu thử nghiệm công trình. Việc kiểm định chất lượng công trình phục vụ bảo trì công trình đường bộ thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 40 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, ngày 12/5/2015 của Chính phủ, về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và các văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải.
4. Bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ là các hoạt động theo dõi, chăm sóc, sửa chữa những hư hỏng nhỏ, duy tu thiết bị lắp đặt vào công trình đường bộ, được tiến hành thường xuyên, định kỳ để duy trì công trình đường bộ ở trạng thái khai thác, sử dụng bình thường và hạn chế phát sinh các hư hỏng công trình đường bộ.
5. Sửa chữa công trình đường bộ là các hoạt động khắc phục hư hỏng của công trình được phát hiện trong quá trình khai thác, sử dụng nhằm đảm bảo làm việc bình thường, an toàn của công trình đường bộ. Sửa chữa công trình đường bộ bao gồm sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất, cụ thể:
a) Sửa chữa định kỳ công trình đường bộ là hoạt động sửa chữa được thực hiện theo kế hoạch nhằm khôi phục, cải thiện tình trạng kỹ thuật của công trình đường bộ mà bảo dưỡng thường xuyên công trình không đáp ứng được, bao gồm: Sửa chữa hư hỏng; thay thế bộ phận công trình, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ bị hư hỏng, được thực hiện định kỳ theo quy định của quy trình bảo trì công trình đường bộ;
b) Sửa chữa đột xuất công trình đường bộ là hoạt động sửa chữa phải thực hiện bất thường khi bộ phận công trình, công trình bị hư hỏng do chịu các tác động đột xuất như mưa bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy nổ hoặc những tác động thiên tai đột xuất khác hoặc khi có biểu hiện có thể gây hư hỏng đột biến ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, khai thác công trình hoặc có khả năng xảy ra sự cố dẫn tới thảm họa.
1. Công trình đặc biệt trên đường bộ theo quy định này bao gồm: Cầu đường bộ (gồm cầu treo, cầu có kết cấu nhịp dạng dầm, dàn, khung, vòm); đường ngầm.
2. Công trình đặc biệt trên đường giao thông phải lập quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì:
a) Cầu đường bộ được đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp; cầu đang khai thác sử dụng theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 5 Thông tư 12/2014/TT-BGTVT; một số trường hợp khác do người quyết định đầu tư, chủ đầu tư hoặc chủ quản lý sử dụng cầu quyết định.
b) Đường ngầm được đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp; đường ngầm đang khai thác sử dụng và một số trường hợp khác do người quyết định đầu tư, chủ đầu tư hoặc chủ quản lý sử dụng đường giao thông quyết định.
3. Trách nhiệm phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn và đường huyện:
a) UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện.
b) Đối với công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn do cộng đồng dân cư hoặc các tổ chức, cá nhân đóng góp vốn đầu tư xây dựng thì chủ đầu tư là chủ quản lý sử dụng (người đại diện cho cộng đồng dân cư hoặc tổ chức) phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì do mình quản lý.
Trường hợp chủ quản lý sử dụng công trình không đủ năng lực chuyên môn thẩm định thì thuê đơn vị tư vấn thẩm tra hoặc trình cơ quan chuyên môn thẩm định và thực hiện phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn.
4. Chủ quản lý, sử dụng công trình khi phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn phải đảm bảo các yêu cầu và đúng quy định của pháp luật; thông báo đến Sở Giao thông vận tải để theo dõi.
5. Việc lập quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì các công trình đặc biệt trên đường giao thông do chủ quản lý sử dụng đường tự thực hiện hoặc thuê đơn vị tư vấn có chức năng và kinh nghiệm thực hiện theo quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ; Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12/12/2013, Thông tư số 12/2014/TT-BGTVT ngày 29/4/2014 và Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT ngày 08/8/2014 của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 10. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ
1. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải:
a) Thực hiện quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hệ thống đường địa phương; tổ chức thực hiện công tác quản lý, bảo trì các tuyến đường thuộc phạm vi quản lý theo quy định của UBND tỉnh và quy định của Pháp luật.
b) Báo cáo tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc địa phương quản lý, gửi về UBND tỉnh trước ngày 15 tháng 01 hàng năm.
c) Thực hiện quyền, trách nhiệm khác đối với công tác quản lý và bảo trì công trình đường bộ thuộc hệ thống đường địa phương theo quy định của pháp luật có liên quan.
d) Thỏa thuận với UBND cấp huyện, chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình về quy trình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn; rà soát, tổng hợp tình hình thực hiện công tác quản lý, vận hành khai thác, bảo trì đường giao thông nông thôn và công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn thuộc địa bàn tỉnh; đề xuất, kiến nghị các giải pháp xử lý các công trình bị hư hỏng, xuống cấp không đủ điều kiện khai thác.
2. Trách nhiệm của UBND cấp huyện là chủ quản lý sử dụng và tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý, vận hành khai thác, bảo trì, tổ chức giao thông đường huyện, đường giao thông nông thôn (bao gồm các công trình đặc biệt trên đường) do mình quản lý.
Thực hiện quản lý, khai thác và bảo trì các tuyến đường trên địa bàn theo quy định của UBND tỉnh và quy định của Pháp luật; hàng năm báo cáo Sở Giao thông Vận tải tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý trước ngày 10 tháng 01 để tổng hợp báo cáo.
3. Trách nhiệm của UBND cấp xã là chủ quản lý sử dụng và tổ chức triển khai thực hiện quản lý, vận hành khai thác, bảo trì, tổ chức giao thông đường giao thông nông thôn (bao gồm các công trình đặc biệt trên đường) do mình quản lý.
Thực hiện quản lý, khai thác và bảo trì các tuyến đường trên địa bàn theo quy định của UBND tỉnh và quy định của Pháp luật; hàng năm báo cáo UBND huyện (thị xã) tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý trước ngày 05 tháng 01 để tổng hợp báo cáo.
4. Đối với đường giao thông nông thôn do cộng đồng dân cư hoặc các tổ chức, cá nhân đóng góp vốn đầu tư xây dựng thì chủ đầu tư là chủ quản lý sử dụng chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý, vận hành khai thác, bảo trì, tổ chức giao thông đường giao thông nông thôn (bao gồm các công trình đặc biệt trên đường) do mình quản lý.
Trường hợp Chủ đầu tư không thực hiện chức năng làm chủ quản lý sử dụng thì UBND cấp xã là chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn.
5. Trách nhiệm của các nhà thầu quản lý, bảo dưỡng, khai thác công trình, quan trắc và các hoạt động khác để bảo trì công trình đường bộ:
a) Thực hiện việc quản lý, bảo dưỡng công trình đường bộ được giao theo quy định của Quyết định này, quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo trì hoặc quy trình bảo trì công trình, quy trình khai thác (đối với các công trình có quy trình khai thác), nội dung quy định trong hợp đồng ký với cơ quan quản lý đường bộ (hoặc chủ sở hữu công trình đường bộ chuyên dùng, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ) và quy định của Pháp luật có liên quan.
b) Báo cáo cơ quan quản lý đường bộ (hoặc chủ sở hữu công trình đường bộ chuyên dùng, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ) về tình hình quản lý, bảo dưỡng và khai thác công trình đường bộ theo quy định của Quyết định này và quy định của tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo dưỡng thường xuyên, quy trình bảo trì và quy định khác có liên quan.
6. Trách nhiệm của doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ:
a) Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý đường bộ và các cơ quan có thẩm quyền trong việc tổ chức quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ do mình quản lý, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt và đúng quy định của pháp luật.
b) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Quyết định này, quy định của Pháp luật có liên quan.
c) Định kỳ, đột xuất báo cáo UBND tỉnh, Sở Giao thông vận tải về tình hình quản lý, khai thác và bảo trì công trình do mình quản lý theo quy định của Quyết định này và các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Chủ sở hữu công trình đường bộ chuyên dùng có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điểm a và Điểm b, Khoản 6, Điều này và quy định của pháp luật có liên quan.
8. Trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng đường bộ đang khai thác:
a) Bảo trì công trình đường bộ kể từ ngày nhận bàn giao để thực hiện dự án.
b) Thực hiện các biện pháp đảm bảo giao thông, trực đảm bảo giao thông, tham gia xử lý khi có tai nạn giao thông và sự cố công trình theo quy định của Quyết định này và quy định của Pháp luật có liên quan.
c) Chấp hành việc xử lý, thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý đường bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện quy định của Quyết định này và quy định của Pháp luật có liên quan.
Điều 11. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Những tổ chức và cá nhân được khen thưởng theo quy định của pháp luật khi có các thành tích sau đây:
a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo trì mạng lưới đường giao thông được phân cấp quản lý.
b) Đóng góp công sức, của cải vật chất vào việc bảo vệ mạng lưới đường giao thông thuộc địa bàn tỉnh.
c) Phát hiện, tố giác và ngăn chặn hành vi xâm hại, phá hoại công trình giao thông đường bộ, hành vi lấn chiếm sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ.
2. Xử lý vi phạm:
Các hành vi vi phạm về bảo vệ công trình giao thông nếu gây thiệt hại thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Quy định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Sở Giao thông vận tải.
a) Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện công tác quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ các tuyến đường thuộc phạm vi quản lý theo quy định.
b) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho UBND cấp huyện và đơn vị có liên quan làm tốt công tác quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ theo phân cấp; tổ chức kiểm tra thường xuyên về việc quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ đối với hệ thống đường huyện, đường giao thông nông thôn và đường đô thị đạt hiệu quả, giảm chi phí sửa chữa nhằm duy trì giao thông an toàn và thông suốt.
3. Sở Tài chính.
a) Hàng năm có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông Vận tải và UBND các huyện, thị xã tham mưu cho UBND tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn NSNN, phân bổ kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp và sự nghiệp có tính chất đầu tư hàng năm để thực hiện công tác quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ đối với hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường giao thông nông thôn và đường đô thị trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của Pháp luật.
b) Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, tổ chức được giao quản lý theo phân cấp trong việc sử dụng kinh phí quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ đối với hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường giao thông nông thôn và đường đô thị theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước nhằm phát huy hiệu quả vốn đầu tư.
4. Quỹ Bảo trì đường bộ tỉnh.
Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh cân đối, phân bổ nguồn kinh phí hàng năm của Quỹ bảo trì đường bộ tỉnh theo đúng quy định hiện hành.
Sở Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, triển khai thực hiện Quy định này. Trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện, nếu phát sinh các vướng mắc, các cơ quan, tổ chức và cá nhân phản ánh kịp thời về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.