UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2010/QĐ-UBND |
Yên Bái, ngày 25 tháng 6 năm 2010 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 của Bộ Tài chính Quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước;
Căn cứ Công văn số 63/TT-HĐND ngày 7/6/2010 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về việc thống nhất chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài, hội nghị, hội thảo quốc tế và tiếp khách trong nước của tỉnh Yên Bái;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 523/TTr-STC ngày 27 tháng 4 năm 2010 về việc đề nghị ban hành Quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế và chi tiêu tiếp khách trong nước của tỉnh Yên Bái,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế và chi tiêu tiếp khách trong nước của tỉnh Yên Bái.
Điều 2. Các quy định khác về chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế và chi tiêu tiếp khách trong nước không nêu tại Quyết định này được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 26/2008/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2008 của UBND tỉnh Yên Bái ban hành quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế và chi tiêu tiếp khách trong nước của tỉnh Yên Bái.
Điều 4. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
CHẾ ĐỘ CHI TIÊU ĐÓN TIẾP KHÁCH NƯỚC NGOÀI, CHI TIÊU TỔ CHỨC CÁC HỘI NGHỊ,
HỘI THẢO QUỐC TẾ VÀ CHI TIÊU TIẾP KHÁCH TRONG NƯỚC CỦA TỈNH YÊN BÁI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 20/2010/QĐ-UBND ngày 25/6/2010 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Yên Bái)
Quy định này quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài đến thăm và làm việc tại tỉnh Yên Bái; chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại tỉnh Yên Bái và chi tiêu tiếp khách trong nước đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức khoa học công nghệ được chuyển đổi theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, có sử dụng kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp thuộc tỉnh Yên Bái quản lý (dưới đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị).
1. Các cơ quan, đơn vị phải thực hiện chi tiêu tiếp khách nước ngoài, tiếp khách trong nước đến công tác tại cơ quan, đơn vị; tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại tỉnh Yên Bái theo Quy định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Cơ quan, đơn vị đón tiếp các đoàn khách nước ngoài, tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế cần tận dụng nhà khách, phương tiện đi lại và cơ sở vật chất sẵn có để phục vụ khách. Trường hợp phải thuê dịch vụ bên ngoài thì cơ quan, đơn vị phải thực hiện mức chi theo Quy định này.
3. Các cơ quan, đơn vị phải thực hành tiết kiệm trong việc chi tiêu tiếp khách đến công tác, làm việc; việc tổ chức tiếp khách phải đơn giản, không phô trương hình thức, thành phần tham dự chỉ là những người trực tiếp liên quan. Nghiêm cấm việc sử dụng các loại rượu, bia ngoại để chiêu đãi, tiếp khách. Không sử dụng ngân sách để mua quà tặng đối với các đoàn khách trong nước đến làm việc. Mọi khoản chi tiêu tiếp khách phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, đối tượng quy định; phải công khai, minh bạch và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức tiếp khách phải trực tiếp chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật nếu để xảy ra việc chi tiêu sai quy định.
MỤC I. CHẾ ĐỘ CHI TIÊU TIẾP KHÁCH NƯỚC NGOÀI VÀO LÀM VIỆC TẠI TỈNH YÊN BÁI
Điều 3. Khách quốc tế tại quy định này gồm các cấp hạng được quy định tại phụ lục đính kèm Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 của Bộ Tài chính Quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước (Quy định cụ thể về cấp hạng khách Quốc tế theo phụ lục đính kèm).
1. Chi đón, tiễn khách tại sân bay:
a) Chi tặng hoa: Tặng hoa cho các thành viên đoàn đối với khách hạng A; tặng hoa cho trưởng đoàn và thành viên đoàn là nữ đối với khách hạng B; tặng hoa cho trưởng đoàn là nữ đối với khách hạng C. Mức chi tặng hoa tối đa 150.000 đồng/1 người.
b) Chi thuê phòng chờ tại sân bay: Chỉ áp dụng đối với khách hạng A và khách hạng B.
Giá thuê phòng chờ thanh toán căn cứ vào hoá đơn thu tiền của đơn vị có chức năng cung cấp dịch vụ tại sân bay.
2. Tiêu chuẩn xe ô tô:
a) Đoàn là khách hạng A: Trưởng đoàn bố trí một xe riêng; Phó đoàn và đoàn viên: 3 người/một xe; riêng trường hợp phó đoàn và đoàn viên là cấp bộ trưởng bố trí 01 người/ xe, phó đoàn và đoàn viên là cấp Thứ trưởng và tương đương 2 người/xe; đoàn tuỳ tùng đi xe nhiều chỗ ngồi;
b) Đoàn là khách hạng B, hạng C: Trưởng đoàn bố trí một xe riêng; riêng trường hợp phó đoàn là cấp Thứ trưởng và tương đương bố trí 2 người/xe; các đoàn viên trong đoàn đi xe nhiều chỗ ngồi. Trường hợp không bố trí được phương tiện sẵn có để phục vụ khách, phải thuê xe của các đơn vị có chức năng cung cấp dịch vụ vận tải thì giá thuê xe được thanh toán căn cứ vào hợp đồng thuê xe và hoá đơn thu tiền của các đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải.
3. Tiêu chuẩn về thuê chỗ ở:
Đối với Đoàn là khách hạng A, khách hạng B, khách hạng C, khác mời quốc tế khác: Mức chi thuê phòng ở khách sạn hoặc Nhà khách của tỉnh (có bao gồm cả bữa ăn sáng) do Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ đón tiếp quyết định cho phù hợp với tình hình thực tế, yêu cầu nhiệm vụ và khả năng kinh phí, nhưng tối đa không được vượt quá mức chi theo quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 6/01/2010 của Bộ Tài chính và phải bảo đảm sử dụng kinh phí đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm trong phạm vi dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ.
4. Tiêu chuẩn ăn hàng ngày (bao gồm 2 bữa trưa, tối):
a) Đoàn là khách hạng A: Mức tối đa 800.000 đồng/ngày/người;
b) Đoàn là khách hạng B: Mức tối đa 540.000 đồng/ngày/người;
c) Đoàn là khách hạng C: Mức tối đa 400.000 đồng/ngày/người;
d) Khách mời quốc tế khác: Mức tối đa 270.000 đồng/ngày/người;
Mức chi ăn hàng ngày nêu trên bao gồm cả tiền đồ uống (rượu, bia, nước uống sản xuất tại Việt Nam), chưa bao gồm các loại thuế phải trả nhà cung cấp dịch vụ theo quy định hiện hành
5. Tổ chức chiêu đãi (ngoài tiêu chuẩn ăn hàng ngày):
Đối với khách từ hạng A, hạng B, hạng C: Mỗi đoàn khách được tổ chức chiêu đãi một lần. Mức chi chiêu đãi đối với từng hạng khách tối đa không vượt quá mức tiền ăn một ngày của hạng khách đó theo quy định tại khoản 4 Điều này.
Mức chi chiêu đãi trên bao gồm cả tiền đồ uống (rượu, bia, nước uống sản xuất tại Việt Nam) và được áp dụng cho cả đại biểu và phiên dịch phía Việt Nam tham gia tiếp khách (Danh sách đại biểu phía Việt Nam được căn cứ theo đề án đón đoàn đựơc cấp có thẩm quyền phê duyệt),chưa bao gồm các loại thuế phải trả nhà cung cấp dịch vụ theo quy định hiện hành.
6. Tiêu chuẩn tiếp xã giao và các buổi làm việc:
a) Đoàn là khách hạng A: Mức chi nước uống, hoa quả, bánh ngọt, tối đa không quá 220.000 đồng/người/ngày (2 buổi làm việc);
b) Đoàn là khách hạng B: Mức chi nước uống, hoa quả, bánh ngọt, tối đa không quá 110.000 đồng/người/ngày (2 buổi làm việc);
c) Đoàn là khách hạng C: Mức chi nước uống, hoa quả, bánh ngọt, tối đa không quá 70.000 đồng/người/ngày (2 buổi làm việc);
Mức chi trên được áp dụng cho cả đại biểu và phiên dịch phía Việt Nam tham gia tiếp khách.
7. Chi dịch thuật:
a) Biên Dịch:
- Tiếng Anh hoặc tiếng của một nước thuộc EU sang tiếng Việt: Tối đa 120.000 đồng/trang (một trang tối thiểu 350 từ);
- Tiếng Việt sang tiếng Anh hoặc tiếng của một nước thuộc EU: Tối đa 150.000 đồng/trang (một trang tối thiểu 350 từ)
b) Dịch nói:
- Dịch nói thông thường: Mức tối đa không quá 150.000 đồng/giờ/người, tương đương không quá 1.200.000 đồng/ngày/người làm việc 8 tiếng;
- Dịch đuổi: Mức tối đa không quá 400.000 đồng/giờ/người, tương đương 3.200.000 đồng/ngày/người làm việc 8 tiếng;
Định mức chi dịch thuật nêu trên chỉ áp dụng trong trường hợp cần thiết phải thuê phiên dịch; không áp dụng cho phiên dịch là cán bộ của các cơ quan, đơn vị được cử tham gia dịch phục vụ đón khách.
Trường hợp các cơ quan, đơn vị chưa được bố trí người làm ở vị trí công tác biên, phiên dịch, nhưng cũng không đi thuê bên ngoài mà sử dụng cán bộ của các cơ quan, đơn vị để tham gia công tác biên, phiên dịch thì được thanh toán tối đa không quá 50% mức biên, phiên dịch đi thuê ngoài. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm quyết định mức chi cụ thể trong từng trường hợp và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị; đồng thời phải chịu trách nhiệm về việc giao thêm công việc ngoài nhiệm vụ thường xuyên được giao của cán bộ và phải quản lý chất lượng biên, phiên dịch bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
8. Chi văn hoá, văn nghệ và tặng phẩm: Căn cứ tính chất công việc, yêu cầu đối ngoại của từng đoàn khách nước ngoài vào làm việc tại tỉnh Yên Bái, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm đón đoàn quyết định chi văn hoá, văn nghệ và tặng phẩm trên tinh thần tiết kiệm, không phô trương hình thức; cụ thể như sau:
a) Chi văn hoá, văn nghệ: Đối với khách hạng A, B và C: Tuỳ từng trường hợp cụ thể, Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ đón tiếp phê duyệt trong kế hoạch đón đoàn, nhưng tối đa mỗi đoàn chỉ chi xem biểu diễn nghệ thuật dân tộc một lần theo giá vé tại rạp hoặc theo hợp đồng biểu diễn.
b) Chi về tặng phẩm: Tặng phẩm là sản phẩm do Việt Nam sản xuất và thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc, mức chi cụ thể như sau:
- Đối với khách hạng A:
+ Trưởng đoàn: Mức tối đa không quá 1.000.000 đồng/người;
+ Các đại biểu khác: Mức tối đa không quá 300.000 đồng/người.
- Đối với khách hạng B:
+ Trưởng đoàn: Mức tối đa không quá 600.000 đồng/người;
+ Các đại biểu khác: Mức tối đa không quá 300.000 đồng/người.
- Đối với khách hạng C:
+ Trưởng đoàn: Mức tối đa không quá 400.000 đồng/người;
+ Các đại biểu khác: Mức tối đa không quá 300.000 đồng/người.
9. Đi công tác tại các địa phương và cơ sở: Trường hợp cần thiết phải đưa khách đi thăm, làm việc tại các địa phương hoặc cơ sở theo chương trình, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền quyết định thì tiêu chuẩn đón tiếp như sau:
a) Cơ quan, đơn vị chủ trì đón tiếp khách chịu trách nhiệm chi toàn bộ chi phí đưa đón khách từ nơi ở chính tới địa phương, cơ sở và chi phí ăn, nghỉ cho khách trong những ngày khách làm việc tại địa phương, cơ sở theo các mức chi quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều này.
b) Cơ quan, đơn vị ở địa phương hoặc cơ sở nơi khách đến thăm và làm việc chi tiếp khách gồm nước uống, hoa quả, bánh ngọt. Mức chi theo quy định tại khoản 6 Điều này.
10. Chi đưa khách đi tham quan: Căn cứ tính chất công việc, yêu cầu đối ngoại của từng đoàn, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm đón đoàn quyết định trong kế hoạch đón đoàn việc đưa khách đi tham quan trên tinh thần tiết kiệm, không phô trương hình thức. Mức chi đưa đón khách từ nơi ở chính đến điểm tham quan, chi ăn, nghỉ cho khách trong những ngày đi tham quan theo các mức chi quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều này và được áp dụng cho cả cán bộ phía Việt Nam tham gia đưa các đoàn đi; Số lượng cán bộ Việt Nam tham gia đoàn do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì đón đoàn phê duyệt.
11. Trường hợp đoàn vào làm việc với nhiều cơ quan, đơn vị:
Trường hợp đoàn vào làm việc với nhiều cơ quan, đơn vị theo chương trình, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì cơ quan, đơn vị chủ trì trong việc đón đoàn chịu trách nhiệm về chi phí đón, tiễn; tiền ăn, tiền thuê chỗ ở, đi lại của đoàn theo mức chi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này. Các cơ quan, đơn vị có trong chương trình làm việc với đoàn sẽ chịu trách nhiệm chi phí tiếp đoàn trong thời gian đoàn làm việc với cơ quan, đơn vị mình theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mức chi tiếp khách áp dụng theo quy định tại khoản 6 Điều này.
1. Đối với khách hạng A, hạng B, hạng C: Cơ quan chủ trì đón tiếp đoàn vào được chi để đón tiếp đoàn như sau: Chi đón tiếp tại sân bay; chi phí về phương tiện đi lại trong thời gian đoàn làm việc tại tỉnh Yên Bái; chi phí tiếp xã giao các buổi làm việc; chi phí dịch thuật; chi văn hoá, văn nghệ và tặng phẩm, trong trường hợp vì quan hệ đối ngoại xét thấy cần thiết thì Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ đón tiếp có thể phê duyệt chi mời một bữa cơm thân mật.
Tiêu chuẩn chi đón tiếp và mức chi theo từng hạng khách như quy định tại khoản 1, 2, 5, 6 Điều 4 Quy định này.
2. Trường hợp cần thiết phải đưa khách đi thăm, làm việc tại các địa phương hoặc cơ sở theo chương trình, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền quyết định thì thực hiện chi đón tiếp như quy định tại khoản 9 Điều 4 Quy định này.
3. Trường hợp đoàn làm việc với nhiều cơ quan, đơn vị theo chương trình, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì thực hiện chi đón tiếp như quy định tại khoản 6 Điều 4 Quy định này.
Cơ quan, đơn vị có đoàn đến làm việc chỉ được chi để tiếp xã giao các buổi đoàn đến làm việc, mức chi như quy định tại khoản 6 Điều 4 Quy định này.
MỤC II. CHI TIÊU TỔ CHỨC CÁC HỘI NGHỊ, HỘI THẢO QUỐC TẾ TẠI TỈNH YÊN BÁI
Điều 7. Đối với hội nghị, hội thảo quốc tế được tổ chức tại tỉnh Yên Bái:
1. Hội nghị, hội thảo quốc tế tổ chức tại tỉnh Yên Bái do tỉnh Yên Bái đài thọ toàn bộ chi phí được chi như sau:
a) Đối với khách mời là đại biểu quốc tế do tỉnh Yên Bái đài thọ được áp dụng các mức chi quy định tại Điều 4 Quy định này;
b) Chi giải khát giữa giờ (áp dụng cho cả đại biểu và phiên dịch phía Việt Nam): Thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Quy định này.
c) Đối với các khoản chi phí khác như: Chi giấy bút, văn phòng phẩm, in ấn tài liệu, tuyên truyền, trang trí, thuê hội trường hoặc phòng họp, thuê thiết bị (nếu có), tiền làm cờ, phù hiệu hội nghị, chi thuê phiên dịch, bảo vệ, thuốc y tế, các khoản chi cần thiết khác (nếu có) phải trên cơ sở thực sự cần thiết và trong dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Hội nghị, hội thảo quốc tế tổ chức tại tỉnh Yên Bái do tỉnh Yên Bái và phía nước ngoài phối hợp tổ chức: Đối với các hội nghị, hội thảo này, khi xây dựng dự toán cần làm rõ những nội dung thuộc trách nhiệm của phía nước ngoài chi, những nội dung thuộc trách nhiệm của tỉnh Yên Bái chi để tránh chi trùng lắp. Đối với những nội dung chi thuộc trách nhiệm của tỉnh Yên Bái thì phải căn cứ vào chế độ chi tiêu hiện hành và các mức chi được quy định tại khoản 1 Điều này để thực hiện.
3. Đối với hội nghị, hội thảo quốc tế tổ chức tại tỉnh Yên Bái do phía nước ngoài đài thọ toàn bộ chi phí: Cơ quan, đơn vị nơi phối hợp với các tổ chức quốc tế để tổ chức hội nghị, hội thảo không được sử dụng kinh phí Ngân sách Nhà nước để chi thêm cho các hội nghị, hội thảo quốc tế này.
Điều 8. Về chế độ đối với cán bộ của tỉnh Yên Bái tham gia đón, tiếp khách quốc tế:
Cán bộ của tỉnh Yên Bái tham gia đón tiếp khách quốc tế, phục vụ các hội nghị, hội thảo quốc tế được thanh toán công tác phí theo quy định của chế độ công tác phí đối với cán bộ, công chức nhà nước. Trường hợp làm thêm giờ thì được thanh toán theo quy định hiện hành.
MỤC III. CHẾ ĐỘ CHI TIÊU TIẾP KHÁCH TRONG NƯỚC
Điều 9. Khách trong nước theo quy định này gồm:
1. Khách ngoài tỉnh:
a) Các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước đến thăm và làm việc tại tỉnh Yên Bái.
b) Các đồng chí lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Văn phòng Quốc Hội, Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng ở Trung ương; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Toà án nhân dân tối cao; Kiểm toán Nhà nước; các đoàn thể Trung ương và các cơ quan tương đương ở Trung ương (sau đây gọi tắt là cơ quan Trung ương) đến làm việc tại tỉnh Yên Bái.
c) Các đồng chí lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến làm việc tại tỉnh Yên Bái;
d) Các đồng chí lãnh đạo cấp vụ và tương đương của các cơ quan Trung ương đến làm việc tại tỉnh Yên Bái.
đ) Các đồng chí là lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cán bộ, chuyên viên của các cơ quan Trung ương đến làm việc tại tỉnh Yên Bái.
2. Khách trong tỉnh:
a) Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đến làm việc tại các địa phương, đơn vị trong tỉnh.
b) Các đồng chí lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể tỉnh; Văn phòng Tỉnh uỷ và các Ban của Đảng; Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh; Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh và các cơ quan tương đương ở cấp tỉnh; các đồng chí lãnh đạo Huyện uỷ, Thành uỷ, Thị uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đến làm việc tại các địa phương, đơn vị trong tỉnh theo chương trình và kế hoạch công tác. Các cơ quan, đơn vị căn cứ tình hình thực tế và khả năng kinh phí, nếu xét thấy thực sự cần thiết thì được quyết định chi mời cơm không quá hai lần cho một chuyến đi công tác của đối tượng khách này.
c) Đoàn lão thành cách mạng; đoàn Bà mẹ Việt Nam anh hùng; đoàn khách cơ sở là bà con người dân tộc ít người; đoàn khách già làng, trưởng bản.
3. Ngoài các đối tượng khách quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này các cơ quan, đơn vị căn cứ tình hình thực tế và khả năng kinh phí, nếu xét thấy thực sự cần thiết thì được quyết định chi mời cơm các đối tượng khách khác đến làm việc tại cơ quan, đơn vị mình và chỉ được chi mời cơm một lần cho một chuyến đi công tác của đối tượng khách này.
Điều 10. Mức chi tiếp khách trong nước:
1. Việc đón tiếp các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước do Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức đón tiếp thực hiện theo chương trình, kế hoạch công tác và dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đối với khách đến làm việc tại cơ quan, đơn vị: Chi nước uống mức chi tối đa không quá 20.000 đồng/người/ngày.
3. Chi mời cơm: Về nguyên tắc các cơ quan, đơn vị không tổ chức chi chiêu đãi đối với khách trong nước đến làm việc tại cơ quan, đơn vị mình; trường hợp cần thiết thì tổ chức mời cơm khách theo mức chi như sau:
a) Mức chi tối đa không quá 200.000 đồng/1 suất áp dụng đối với các đối tượng khách quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 9 Quy định này.
b) Mức chi tối đa không quá 160.000 đồng/1 suất áp dụng đối với các đối tượng khách quy định tại điểm d khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 9 Quy định này.
c) Mức chi tối đa không quá 120.000 đồng/1 suất áp dụng đối với các đối tượng khách quy định tại điểm đ khoản 1 và điểm b, c khoản 2 Điều 9 Quy định này.
d) Mức chi tối đa không quá 100.000 đồng/1 suất áp dụng đối với các đối tượng khách quy định tại khoản 3 Điều 9 Quy định này.
đ) Mức chi mời cơm quy định tại điểm a, b, c, d Khoản 3 Điều này được áp dụng cho cả cán bộ, nhân viên lái xe, nhân viên phục vụ... đi cùng đoàn khách và đại biểu của cơ quan, đơn vị tham gia tiếp khách. Trường hợp trong cùng một đoàn khách có nhiều đối tượng khách khác nhau, thì được áp dụng mức chi mời cơm theo đối tượng khách có mức chi mời cơm cao nhất.
4. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi phí hoạt động, đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; các tổ chức khoa học và công nghệ công lập đã thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Thủ trưởng đơn vị căn cứ đối tượng khách, số lần được chi mời cơm quy định tại Điều 9 Quy định này để xem xét quyết định cụ thể mức chi mời cơm đối với từng đối tượng khách cho phù hợp theo quy định của chế độ tài chính hiện hành, nhưng phải được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị.
5. Đối với các cơ quan, đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước; những đơn vị sự nghiệp công lập do Ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm quy định cụ thể đối tượng, số lần được chi mời cơm và mức chi tiếp khách không vượt quá mức chi tối đa được quy định tại quy định này trong quy chế chi tiêu nội bộ, gửi cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi giám sát thực hiện; gửi Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để làm căn cứ kiểm soát chi.
6. Đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập chưa thực hiện cơ chế tự chủ tài chính và các cơ quan, đơn vị không thuộc đối tượng áp dụng cơ chế tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước; Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm quy định cụ thể đối tượng, số lần được chi mời cơm và mức chi tiếp khách không vượt quá mức chi tối đa được quy định tại quy định này để thực hiện trong phạm vi dự toán kinh phí được giao, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, gửi cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi giám sát thực hiện; gửi Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để làm căn cứ kiểm soát chi.
Điều 11. Quản lý, sử dụng kinh phí:
1. Kinh phí chi đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại tỉnh Yên Bái; chế độ chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại tỉnh Yên Bái; chế độ chi tiêu tiếp khách trong nước đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị theo quy định này phải được kiểm soát và quyết toán theo đoàn khách, từng hội nghị trên cơ sở căn cứ vào đề án đón đoàn và tổ chức các hội nghị được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chứng từ chi tiêu hợp pháp và được sử dụng trong phạm vi dự toán Ngân sách Nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt của các cơ quan, đơn vị theo phân cấp ngân sách hiện hành.
2. Việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí chi đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại tỉnh Yên Bái; chế độ chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại tỉnh Yên Bái; chế độ chi tiêu tiếp khách trong nước đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước và Quy định này.
3. Những khoản chi tiếp khách nước ngoài, hội nghị, hội thảo quốc tế, tiếp khách trong nước không đúng quy định này khi kiểm tra phát hiện cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính các cấp có quyền xuất toán và yêu cầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thu hồi nộp cho công quỹ. Người ra lệnh chi sai phải bồi hoàn toàn bộ số tiền chi sai đó cho cơ quan, đơn vị, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Thông tư số 98/2006/TT-BTC ngày 20/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc bồi thường thiệt hại và xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Thông tư số 101/2006/TT-BTC ngày 31/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xử phạt vi phạm hành chính và bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật.
Điều 12. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị:
1. Sở Tài chính: Có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về chi đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại tỉnh Yên Bái; chế độ chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại tỉnh Yên Bái; chế độ chi tiêu tiếp khách trong nước đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị theo Quy định này.
2. Các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện chế độ chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại tỉnh Yên Bái; chế độ chi tiêu tiếp khách trong nước đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị theo Quy định này.
3. Kho bạc Nhà nước các cấp có trách nhiệm thực hiện kiểm soát, thanh toán các khoản chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại tỉnh Yên Bái; chế độ chi tiêu tiếp khách trong nước đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị đúng quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị và theo Quy định này; kiên quyết từ chối thanh toán đối với các cơ quan, đơn vị không ban hành các quy định cụ thể để thực hiện trong cơ quan, đơn vị và các khoản chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo quy định.
4. Các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm
a) Chấp hành đầy đủ nghiêm túc các quy định của pháp luật về chế độ chi đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại tỉnh Yên Bái; chế độ chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại tỉnh Yên Bái; chế độ chi tiêu tiếp khách trong nước đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị; sử dụng kinh phí Ngân sách Nhà nước đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả.
b)Tổ chức xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy định cụ thể về mức chi, đối tượng chi, số lần chi cho phù hợp với khả năng ngân sách và tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị.
c) Công khai đối tượng, mức chi tiếp khách của cơ quan, đơn vị theo các quy định hiện hành của pháp luật về công khai ngân sách.
d) Chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.