ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1992/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 4 năm 2015 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 3732/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thành lập Ban Chỉ đạo Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Công văn số 2295/SCT-KHTC ngày 17 tháng 3 năm 2015 và của Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1046/TTr-SNV ngày 27 tháng 3 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Công Thương, Ban Chỉ đạo, Tổ Chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ trưởng các sở - ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành hèm theo Quyết định số 1992/QĐ-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)
2. Ban Chỉ đạo chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo
1. Chỉ đạo thực hiện, xây dựng các đề án, chương trình và tham mưu cho lãnh đạo Thành phố các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Theo dõi, đôn đốc và tổ chức kiểm tra, đánh giá việc xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, đề án về phát triển công nghiệp hỗ trợ.
3. Huy động, mời gọi các nhà tư vấn, nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia xây dựng danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của Thành phố cần phát triển.
5. Giới thiệu chủ trương, định hướng và mời gọi các nhà đầu tư vào để phát triển công nghiệp hỗ trợ của Thành phố.
6. Thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn lực về khoa học và tài chính của Thành phố; xem xét, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố thành lập Quỹ Phát triển công nghiệp hỗ trợ.
7. Các thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm báo cáo với lãnh đạo đơn vị triển khai thực hiện yêu cầu của Ban Chỉ đạo. Các thành viên chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo và lãnh đạo đơn vị có liên quan, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố về nhiệm vụ được giao.
8. Định kỳ hàng tháng các thành viên Ban Chỉ đạo báo cáo tiến độ thực hiện các nhiệm vụ phát sinh trong kỳ đến Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo để tổng hợp, báo cáo đến Trưởng ban, Phó Trưởng ban Chỉ đạo.
Điều 3. Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo
1. Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo là Sở Công Thương
Địa chỉ: số 163 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (84.8) 8.221.775 - 8.221.776 Fax: (84.8) 8.221776
Website: http://www.congthuong.hochiminhcity.gov.vn
Email: sct@tphcm.gov.vn
2. Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ sau
a) Là đầu mối tiếp nhận, hướng dẫn doanh nghiệp tham gia các hoạt động, chương trình hỗ trợ của Trung ương và Thành phố về phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố về hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn.
b) Tham mưu cho Trưởng/Phó Trưởng ban Chỉ đạo về dự toán kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo, Cơ quan Thường trực và Tổ Chuyên viên giúp việc; dự toán kinh phí thực hiện các hoạt động, chương trình, đề án khác có liên quan đến phát triển công nghiệp hỗ trợ trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, phê duyệt, cấp kinh phí thực hiện.
c) Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn (2015 - 2020), định hướng đến năm 2025.
d) Đề xuất phân công nhiệm vụ, công tác và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo cho Trưởng/Phó Trưởng ban Chỉ đạo theo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất khi có yêu cầu.
e) Tham mưu, đề xuất, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo trình Trưởng/Phó Trưởng ban Chỉ đạo để khen thưởng, động viên đối với các cá nhân, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đồng thời nhắc nhở, phê bình và có biện pháp xử lý phù hợp đối với cá nhân, đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
f) Được sử dụng con dấu, tài khoản, tư cách của Sở Công Thương trong điều hành hoạt động thường xuyên của Ban Chỉ đạo.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO
Điền 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban
1. Lãnh đạo, chỉ đạo chung hoạt động của Ban Chỉ đạo Phát triển công nghiệp hỗ trợ Thành phố.
2. Chủ trì các cuộc họp hàng năm của Ban Chỉ đạo về công tác phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ do Ủy ban nhân dân Thành phố triệu tập.
3. Ủy quyền giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của Trưởng ban cho các Phó Trưởng ban khi cần thiết.
4. Phê duyệt các vấn đề liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp.
5. Quyết định các vấn đề quan trọng khác trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo.
6. Được sử dụng con dấu, tài khoản, tư cách của Ủy ban nhân dân Thành phố trong điều hành, hoạt động.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Phó Trưởng ban
1. Phó Trưởng ban là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố
a) Chủ trì, thay mặt Trưởng Ban Chỉ đạo trong các cuộc họp hàng quý với Sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện và các đơn vị có liên quan trong việc triển khai các nhiệm vụ phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.
b) Phân công trách nhiệm cụ thể cho các sở - ngành, quận - huyện, các thành viên trong Ban Chỉ đạo để thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Thành phố.
c) Kiểm tra, đôn đốc các thành viên trong Ban Chỉ đạo thực hiện chức năng, nhiệm vụ đã được phân công.
d) Được sử dụng con dấu, tư cách của Ủy ban nhân dân Thành phố trong điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo.
2. Phó Trưởng ban Thường trực là Giám đốc Sở Công Thương
a) Thay mặt Trưởng ban Chỉ đạo tổ chức, điều hành công việc thường xuyên của Ban Chỉ đạo.
b) Chủ trì các cuộc họp Ban Chỉ đạo định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất để giám sát, chỉ đạo kịp thời các hoạt động phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của Thành phố.
c) Chủ trì xây dựng, triển khai có hiệu quả Đề án Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2015-2020, có tính đến năm 2025.
d) Được sử dụng con dấu, tư cách của Sở Công Thương trong điều hành, hoạt động.
3. Phó Trưởng ban là Phó Giám đốc Sở Công Thương
a) Là Tổ trưởng Tổ Chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo. Thay mặt Ban Chỉ đạo điều hành hoạt động của Tổ Chuyên viên giúp việc; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Tổ Chuyên viên giúp việc; theo dõi, đôn đốc, tổng hợp chung và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các thành viên Tổ Chuyên viên giúp việc.
b) Chủ trì tổ chức thực hiện, xem xét, thẩm định và thông qua các chương trình, đề án có liên quan đến phát triển công nghiệp hỗ trợ trước khi trình Ban Chỉ đạo, Ủy ban nhân dân Thành phố.
c) Được sử dụng con dấu, tư cách của Sở Công Thương trong điều hành hoạt động.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Ban Chỉ đạo
1. Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố
a) Phối hợp với cơ quan Thường trực xây dựng lịch công tác của Ban Chỉ đạo, sắp xếp, bố trí thời gian và địa điểm, tổ chức các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Trưởng/Phó Trưởng ban chỉ đạo.
b) Phối hợp cơ quan Thường trực tham mưu cho Trường/Phó Trưởng ban Chỉ đạo chấn chỉnh các hoạt động, công tác phối hợp chưa đồng bộ, chậm so nhiệm vụ được giao.
2. Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp Thành phố
a) Rà soát quy hoạch sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất; thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các dự án đã được giao đất mà chủ đầu tư chưa hoặc chậm triển khai theo quy định, dành quỹ đất cho phát triển công nghiệp hỗ trợ; đồng thời triển khai có hiệu quả mô hình “Nhà xưởng cao tầng” tại khu công nghiệp, khu chế xuất.
b) Chủ trì, phối hợp các sở - ngành liên quan tham mưu, đề xuất cho Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, các nhà đầu tư vào đầu tư, phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển công nghiệp hỗ trợ trong khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố; thực hiện công tác thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ vào khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố.
c) Đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng, giải pháp để thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ tại các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố.
3. Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố
a) Xem xét, bố trí đất để thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghệ cao. Chủ trì, phối hợp tham mưu, đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ thu hút dự án đầu tư công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghệ cao. Là đầu mối để tổ chức kết nối cung - cầu giữa các doanh nghiệp trong khu công nghệ cao với các doanh nghiệp bên ngoài khu.
b) Đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng, giải pháp để thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ tại khu công nghệ cao.
c) Nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố thành lập Viện công nghệ Thành phố trên cơ sở nâng cấp Trung tâm nghiên cứu công nghệ thuộc Khu Công nghệ cao.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp các sở - ngành liên quan tham mưu, đề xuất cho Ban Chỉ đạo, Ủy ban nhân dân Thành phố bổ sung, điều chỉnh các cơ chế, chính sách hiện hữu về phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố.
b) Hàng năm, chủ trì phối hợp với các sở - ngành xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư nhằm thu hút, chọn lọc các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào thành phố phát triển công nghiệp hỗ trợ.
c) Phối hợp với Sở Tài chính cân đối vốn, đảm bảo hỗ trợ kịp thời cho các đề án, chương trình liên quan đến phát triển công nghiệp hỗ trợ.
5. Sở Tài chính
a) Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành các thiết chế tài chính hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Đề xuất, nâng cao, phát huy vai trò của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
b) Phối hợp với các sở - ngành Thành phố hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tiếp cận và sử dụng các khoản hỗ trợ từ ngân sách thông qua các Quỹ và Chương trình hiện hữu về phát triển công nghệ, phát triển ý tưởng sáng tạo, đào tạo nhân lực, xúc tiến thương mại.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp các sở - ngành liên quan rà soát các dự án đã được giao đất mà chưa hoặc chậm triển khai để đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố thu hồi, dành quỹ đất cho phát triển công nghiệp hỗ trợ.
b) Phối hợp với Ban Quản lý các Khu Chế xuất và công nghiệp Thành phố tham mưu, đề xuất cơ chế hỗ trợ trong hoạt động bảo vệ môi trường.
c) Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường.
7. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Chủ trì, phối hợp các sở - ngành liên quan để nghiên cứu, đánh giá thực trạng công nghệ, trang thiết bị của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố.
b) Hỗ trợ xây dựng và phát triển tổ chức khoa học công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất thực tế và nghiên cứu, đào tạo.
c) Chủ trì, phối hợp các sở - ngành liên quan xây dựng chương trình phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp đổi mới công nghệ, trang thiết bị, đăng ký sở hữu trí tuệ, áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các hệ thống quản lý sản xuất, quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh.
8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Rà soát, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Xây dựng Đề án đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp hỗ trợ.
b) Phối hợp với Liên đoàn lao động Thành phố và các sở - ngành liên quan chủ trì, tổ chức các khóa đào tạo, lớp huấn luyện, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp phục vụ phát triển công nghiệp hỗ trợ.
9. Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố
a) Rà soát, tổng hợp, hệ thống lại các văn bản pháp lý, đề án, chương trình, các chuyên đề nghiên cứu, các cơ chế, chính sách của Trung ương và của Thành phố...có liên quan đến phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ.
b) Phối hợp nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng, giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố.
c) Nghiên cứu, đề xuất danh mục sản phẩm và tham mưu đề xuất các cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
10. Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố
a) Xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại - đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
b) Tiến hành rà soát, nắm bắt và thông tin về các lĩnh vực kêu gọi, thu hút đầu tư nước ngoài, các cơ hội giao thương và hợp tác đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên các ấn phẩm, các kênh thông tin về xúc tiến thương mại - đầu tư của Thành phố.
11. Ngân hàng nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
a) Tiếp nhận, tiến hành rà soát, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc về vốn, lãi suất và tỷ giá của các doanh nghiệp do các tổ chức như Hiệp hội doanh nghiệp Thành phố, Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp Thành phố... gửi đến; đồng thời tham mưu, đề xuất các cơ chế, chính sách để tháo gỡ, thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ.
b) Giới thiệu các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố tiếp cận nhu cầu vốn của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
12. Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố
a) Là cầu nối, làm đầu mối liên kết các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ; khuyến khích các doanh nghiệp tiêu thụ, sử dụng sản phẩm của nhau.
b) Thường xuyên, rà soát, nắm bắt khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ để kiến nghị, tham mưu đề xuất các giải pháp tháo gỡ kịp thời.
c) Thông tin, phổ biến kịp thời các cơ chế, chính sách mới, các chương trình hỗ trợ của Thành phố và của Chính phủ trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ để sớm đưa vào thực hiện.
13. Cục thuế Thành phố, Cục Hải quan Thành phố và Cục Thống kê Thành phố
a) Tổng hợp, cung cấp thông tin, dữ liệu có liên quan trong cơ sở dữ liệu thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ theo đề nghị của cơ quan thường trực, Trưởng/Phó Trưởng ban Chỉ đạo.
b) Phối hợp các sở - ngành tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo lĩnh vực phụ trách của đơn vị.
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BAN CHỈ ĐẠO
Ban Chỉ đạo có Trưởng Ban, các Phó Trưởng ban và các thành viên của Ban Chỉ đạo do Ủy ban nhân dân Thành phố quy định.
Điều 8. Tổ Chuyên viên giúp việc cho Ban Chỉ đạo
1. Tổ Chuyên viên giúp việc cho Ban Chỉ đạo là cán bộ, công chức của các sở - ngành do cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo ra Quyết định thành lập và giúp cho Ban Chỉ đạo hoàn thành các nhiệm vụ đề ra.
2. Nhiệm vụ của Tổ Chuyên viên giúp việc
a) Tham mưu cho Ban Chỉ đạo trong các công tác triển khai thực hiện, theo dõi, đôn đốc, tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện công tác phát triển công nghiệp hỗ trợ theo định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
b) Xây dựng lịch làm việc cho Ban Chỉ đạo; căn cứ vào chương trình làm việc của Ban Chỉ đạo, cơ quan được phân công trình bày trước Ban Chỉ đạo phải chuẩn bị tài liệu thông qua Tổ trưởng Tổ Chuyên viên giúp việc để có ý kiến phản biện, thẩm định trước khi trình ra Ban Chỉ đạo thảo luận và ra kết luận thông qua.
c) Phối hợp với cơ quan chức năng, các thành viên Ban Chỉ đạo, các đơn vị có liên quan để thúc đẩy công tác phát triển công nghiệp hỗ trợ và thực hiện các nhiệm vụ do Trưởng/Phó Trưởng ban Chỉ đạo giao.
Điều 9. Nguyên tắc, chế độ làm việc
1. Ban Chỉ đạo họp định kỳ mỗi quý một lần để kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ theo kết luận của kỳ họp trước và lập kế hoạch thực hiện trong quý, sáu tháng tiếp theo. Khi phát sinh nhiệm vụ, Trưởng/Phó Trưởng ban Chỉ đạo có quyền triệu tập cuộc họp bất thường.
2. Chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo là Trưởng/Phó Trưởng ban Chỉ đạo.
3. Các thành viên Ban Chỉ đạo được thảo luận, đóng góp ý kiến về nội dung, chương trình công tác cụ thể của Ban Chỉ đạo.
4. Ban Chỉ đạo hoạt động theo nguyên tắc thảo luận tập thể và thực hiện theo ý kiến kết luận của Trưởng/Phó Trưởng ban Chỉ đạo.
5. Các thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tự tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.
Trong trường hợp cần sự hỗ trợ của cơ quan Thường trực để tổ chức họp, các thành viên Ban Chỉ đạo phải thông báo cho cơ quan Thường trực bằng văn bản trước thời điểm diễn ra cuộc họp tối thiểu là 03 ngày làm việc.
6. Các thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm tham gia đầy đủ các cuộc họp do Ban Chỉ đạo triệu tập và chuẩn bị nội dung báo cáo về tình hình triển khai công tác phát triển công nghiệp hỗ trợ Thành phố trong phạm vi trách nhiệm được giao.
7. Các thành viên Ban Chỉ đạo vì lý do bận công tác không thể tham dự cuộc họp của Ban Chỉ đạo phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Trưởng/Phó Trưởng ban Chỉ đạo; đồng thời phải cử người đại diện tham dự họp thay. Ý kiến của người đại diện tham dự cuộc họp là ý kiến của thành viên đang bận công tác.
8. Các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm hàng tháng theo quy định; khi đi công tác theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo, được thanh toán chế độ công tác phí theo quy định hiện hành của nhà nước.
Điều 10. Chế độ thông tin, báo cáo
Các thành viên Ban Chỉ đạo gửi báo cáo định kỳ về Cơ quan Thường trực để tổng hợp báo cáo cho Trưởng/Phó Trưởng ban Chỉ đạo, Ủy ban nhân dân Thành phố.
1. Các loại báo cáo
a) Báo cáo nhanh
b) Báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý.
c) Báo cáo sơ kết, tổng kết chuyên đề.
2. Thời gian báo cáo
a) Báo cáo nhanh: thời gian gửi theo yêu cầu Trưởng/Phó Trưởng ban Chỉ đạo.
b) Báo cáo định kỳ hàng tháng: thời gian gửi vào ngày 15 hàng tháng.
c) Báo cáo định kỳ hàng quý: thời gian gửi vào ngày 15 của tháng cuối quý.
d) Báo cáo sơ kết, tổng kết chuyên đề: thời gian gửi theo thời gian đã được giao trong tiến độ thực hiện của chuyên đề.
1. Kinh phí hoạt động hàng năm của Ban Chỉ đạo được trích từ kinh phí sự nghiệp hàng năm của Thành phố theo dự toán do Cơ quan Thường trực lập, được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt và được sử dụng tài khoản của Sở Công Thương để thực hiện giao dịch.
2. Việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 12. Quy chế này áp dụng cho Ban Chỉ đạo, Tổ Chuyên viên giúp việc và Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Phát triển công nghiệp hỗ trợ Thành phố. Các thành viên, đơn vị nêu trên quán triệt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đã được xác định trong Quy chế này.
Điều 13. Thủ trưởng các sở - ngành, các Trường Đại học, các Viện Nghiên cứu, các Trung tâm, Liên hiệp, Hiệp hội, Hội, Công đoàn, đoàn thể, các cơ quan truyền thông trên địa bàn Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện tùy theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và địa phương phối hợp với Ban Chỉ đạo - Phát triển công nghiệp hỗ trợ Thành phố để thực hiện tốt Quy chế này./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.