UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1988/QĐ-UBND |
Bến Tre, ngày 06 tháng 10 năm 2015 |
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Phòng chống tác hại thuốc lá ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP; Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư số 17/2010/TT-BCT ngày 05 tháng 5 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thương mại;
Căn cứ Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá;
Căn cứ Quyết định số 2332/QĐ-BCT ngày 12 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới kinh doanh bán buôn sản phẩm thuốc lá trên phạm vi toàn quốc giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2025”; Quyết định số 9726/QĐ-BCT ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới mua bán sản phẩm thuốc lá giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2025”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1602/TTr-SCT ngày 07 tháng 9 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 (kèm theo) với một số nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu:
a) Mục tiêu chung: Từng bước xây dựng, sắp xếp lại mạng lưới bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá theo hướng xây dựng một hệ thống các thương nhân chuyên nghiệp, có năng lực; không để tồn tại việc kinh doanh tự phát, kinh doanh không có giấy phép; hạn chế tiến tới xoá bỏ việc kinh doanh thuốc lá nhập lậu, góp phần tích cực vào việc phòng, chống tác hại của thuốc lá và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2020: Phấn đấu 100% cơ sở bán lẻ sản phẩm thuốc lá trên địa bàn tỉnh được cấp giấy phép; số lượng giấy phép bán buôn tối đa là 25; số lượng giấy phép bán lẻ tối đa là 4.360.
- Giai đoạn 2021-2025: Tiếp tục sắp xếp lại mạng lưới bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá trong giai đoạn trước để điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội và yêu cầu quản lý đặt ra trong thời kỳ này. Duy trì việc cấp giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá chỉ cho các thương nhân đủ điều kiện.
2. Quan điểm quy hoạch:
- Quy hoạch được thiết lập trên nguyên tắc xác định thuốc lá thuộc nhóm hàng hóa hạn chế kinh doanh, không khuyến khích tiêu dùng. Nhà nước kiểm soát chặt chẽ sự phát triển và phân bố mạng lưới bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; phù hợp với tập quán tiêu dùng để giảm tác hại của thuốc lá trên địa bàn tỉnh; phù hợp với quy hoạch mạng lưới mua bán sản phẩm thuốc lá cả nước;
- Đảm bảo tính kế thừa và đảm bảo hoạt động bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá mang tính hệ thống, đồng bộ từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng; đảm bảo phát triển lực lượng thương nhân bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá thuộc mọi thành phần kinh tế, có năng lực, luôn tuân thủ các điều kiện, quy định của Nhà nước về kinh doanh sản phẩm thuốc lá.
3. Định hướng quy hoạch:
a) Định hướng phát triển các chủ thể tham gia kinh doanh:
- Tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia tạo lập mạng lưới bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá trên địa bàn tỉnh; các thương nhân tham gia bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Nhà nước;
- Khuyến khích các thương nhân bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá nâng cao hiểu biết pháp luật, hiểu biết về tác hại của thuốc lá, cùng tham gia tuyên truyền, vận động người tiêu thụ giảm thiểu tác hại thuốc lá với cộng đồng; tham gia tố giác hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh thuốc lá và đóng góp kinh phí để tiêu huỷ thuốc lá nhập lậu, hỗ trợ trang bị đầu tư phương tiện thông tin, giao thông, nhân lực... cho lực lượng chống buôn lậu, gian lận thương mại; xây dựng các khu vực, phòng dành riêng cho người hút thuốc lá…
b) Định hướng loại hình mạng lưới bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá:
- Khuyến khích các cơ sở bán buôn, bán lẻ chuyên doanh chuyên nghiệp hoá hoạt động kinh doanh sản phẩm thuốc lá; tạo điều kiện để các cơ sở bán lẻ sản phẩm thuốc lá phát triển theo mô hình chuỗi để nâng cao văn minh thương mại;
- Khuyến khích các cơ sở bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá kèm sản phẩm thay thế thuốc lá như: Kẹo nicotine, nước uống, miếng dán có nicotine, thuốc lá điện tử... và sản phẩm thuốc lá điếu được sản xuất ra không phải từ lá thuốc, không có nicotine để hỗ trợ cai nghiện thuốc lá, giảm thiểu tác hại của thuốc lá.
c) Định hướng tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh sản phẩm thuốc lá trên địa bàn tỉnh:
- Đảm bảo thực hiện các quan điểm, mục tiêu, định hướng quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá; phát triển mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước và các thương nhân bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá để kiểm soát chặt chẽ việc cấp giấy phép bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá;
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Nhà nước về kinh doanh sản phẩm thuốc lá và xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm quy định của Nhà nước.
4. Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá:
a) Số lượng thương nhân bán buôn và bán lẻ sản phẩm thuốc lá: Số lượng thương nhân bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá được cấp giấy phép (khi các thương nhân có nhu cầu kinh doanh, đáp ứng đủ điều kiện quy định của pháp luật về kinh doanh sản phẩm thuốc lá) được xác định trên địa bàn tỉnh theo nguyên tắc: Không quá một (01) thương nhân bán buôn trên năm mươi ngàn (50.000) dân và không quá một (01) thương nhân bán lẽ trên ba trăm (300) dân; như vậy, sẽ có tối đa 4.385 thương nhân được cấp giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá; trong đó, tối đa 25 thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá và tối đa 4.360 thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá trong thời kỳ quy hoạch.
b) Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá theo đơn vị hành chính:
- Số lượng Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá tối đa trên địa bàn tỉnh đến hết năm 2020 là 25 giấy phép, phân bổ tối đa như sau: thành phố Bến Tre: 05 giấy phép, huyện Châu Thành: 03 giấy phép, huyện Chợ Lách: 02 giấy phép, huyện Bình Đại: 02 giấy phép, huyện Giồng Trôm: 03 giấy phép, huyện Mỏ Cày Bắc: 02 giấy phép, huyện Mỏ Cày Nam: 03 giấy phép, huyện Ba Tri: 03 giấy phép và huyện Thạnh Phú: 02 giấy phép.
- Số lượng Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá tối đa trên địa bàn tỉnh đến hết năm 2020 là 4.360; phân bổ như sau: thành phố Bến Tre: 413 giấy phép, huyện Châu Thành: 537 giấy phép, huyện Chợ Lách: 382 giấy phép, huyện Bình Đại: 459 giấy phép, huyện Giồng Trôm: 584 giấy phép, huyện Mỏ Cày Bắc: 380 giấy phép, huyện Mỏ Cày Nam: 510 giấy phép, huyện Ba Tri: 652 giấy phép và huyện Thạnh Phú: 443 giấy phép.
5. Các biện pháp bảo vệ môi trường:
- Các cơ sở bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá phải có bản cam kết về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.
- Các cơ quan nhà nước thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về bảo vệ môi trường của các cơ sở bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá; xử phạt nghiêm khắc đối với các hành vi sai phạm của các cơ sở bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá, người sử dụng thuốc lá; những đơn vị tổ chức có nơi dành riêng cho người sử dụng thuốc lá… trong việc tuân thủ pháp luật môi trường.
6. Các chính sách, giải pháp chủ yếu:
a) Đối với các cơ quan quản lý nhà nước:
- Chính sách chủ yếu:
+ Hằng năm tiến hành rà soát việc kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm thuốc lá trên địa bàn để kiến nghị các cơ quan ban hành văn bản pháp luật chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với thực tế.
+ Xây dựng và ban hành các văn bản điều hành nhằm tăng cường hơn nữa việc thực thi pháp luật về kinh doanh và quản lý kinh doanh sản phẩm thuốc lá; khuyến khích doanh nghiệp và cá nhân tham gia phòng, chống tác hại của của thuốc lá; khuyến khích và tạo thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở tư vấn cai nghiện thuốc lá.
- Giải pháp chủ yếu:
- Tuân thủ quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá, nhất là việc cấp Giấy phép bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá trên địa bàn đúng số lượng, điều kiện quy định của pháp luật và quy hoạch; cụ thể như sau:
+ Số lượng giấy phép theo từng địa bàn.
+ Các điều kiện cụ thể về chủ thể kinh doanh, vốn, địa điểm kinh doanh.
+ Thứ tự ưu tiên cấp giấy phép như sau: Các thương nhân cấp lại, sửa đổi, bổ sung giấy phép bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá; các thương nhân có đơn xin cấp giấy phép mới trước.
+ Không cấp giấy phép cho các thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá tại các cơ sở y tế; cơ sở giáo dục (trừ các trường cao đẳng, đại học); cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao; phương tiện giao thông công cộng.
+ Tại các quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch các thương nhân chỉ được phục vụ sản phẩm thuốc lá cho khách nội bộ;
+ Đối với các cơ sở bán lẻ sản phẩm thuốc lá không đáp ứng địa điểm kinh doanh theo quy định của pháp luật và quy hoạch đã được cấp giấy phép thì cho phép được kinh doanh đến khi giấy phép hết thời hạn.
- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định hiện hành của pháp luật về kinh doanh sản phẩm thuốc lá dưới nhiều phương thức khác nhau tới các cơ sở bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá và tới các cơ quan chức năng có liên quan; tăng cường biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá.
- Uỷ ban nhân dân (UBND) các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các ngành: Công Thương, Công an, Ban chỉ đạo 389... rà soát lại số cơ sở bán lẻ sản phẩm thuốc lá trên địa bàn, yêu cầu chủ cơ sở cam kết phải xin cấp giấy phép, hoặc ngừng kinh doanh sản phẩm thuốc lá; tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các cơ sở bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về việc: Chấp hành Giấy phép kinh doanh; vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, chất lượng sản phẩm; trưng bày, tiếp thị, quảng cáo; bán thuốc lá không đúng đối tượng; không báo cáo hoặc báo cáo không đúng về tình hình, kết quả kinh doanh sản phẩm thuốc lá; nghĩa vụ nộp thuế; bảo vệ môi trường…
- Yêu cầu các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, các tổ chức kinh tế xã hội trong tỉnh đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ.
- Khuyến khích các khách sạn, khu du lịch, tụ điểm vui chơi, giải trí, chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, bến tàu, bến xe.v.v. không cho sử dụng thuốc lá trong khuôn viên hoặc xây dựng các phòng, khu vực dành riêng cho người hút thuốc lá.
- Khuyến khích các cơ sở bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá đầu tư nâng cấp trang thiết bị, nâng cao năng lực phục vụ theo hướng văn minh, hiện đại; khuyến khích các chủ thể có năng lực và kinh nghiệm tham gia thị trường.
b) Đối với các cơ sở sản xuất, bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá
- Các cơ sở bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá:
+ Chỉ mua sản phẩm thuốc lá có nguồn gốc hợp pháp; tổ chức lưu thông, tiêu thụ sản phẩm thuốc lá trên thị trường theo giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá được cấp; phải tuân thủ đúng pháp luật về bảo vệ môi trường và PCCC; phải niêm yết bản sao hợp lệ giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá đã được cơ quan có thẩm quyền cấp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của thương nhân;
+ Có nghĩa vụ tham gia phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong phòng, chống buôn lậu sản phẩm thuốc lá, kinh doanh thuốc lá giả; phòng, chống tác hại của thuốc lá; báo cáo định kỳ tình hình kinh doanh theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật; không được có các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh sản phẩm thuốc lá.
- Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá
+ Sản xuất sản lượng thuốc lá tiêu thụ trong nước hàng năm không vượt sản lượng được phép sản xuất; phải dán tem thuốc lá tiêu thụ trong nước; chỉ bán sản phẩm thuốc lá cho cơ sở phân phối, bán buôn theo hợp đồng;
+ Phải công bố tiêu chuẩn cơ sở về sản phẩm và bảo đảm sản phẩm thuốc lá của doanh nghiệp phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá; tham gia phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong việc phòng, chống tác hại của thuốc lá.
c) Đối với người tiêu dùng sản phẩm thuốc lá
- Phải có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật quy định về phương thức mua, tiêu thụ, độ tuổi, địa điểm, sản phẩm thuốc lá sử dụng…;
- Không sử dụng thuốc lá tại nơi làm việc, trong nhà, trong hội họp, tại khu vực cấm hút thuốc lá nơi công cộng; nên từng bước hạn chế sử dụng thuốc lá;
- Cần nâng cao nhận thức, ý thức về tác hại của thuốc lá đối với bản thân, cộng đồng trên các phương diện: Sức khoẻ, kinh tế, môi trường; tích cực tham gia tuyên truyền, phát động phong trào: Không sử dụng thuốc lá khi tuổi chưa đến 18; phụ nữ, nhất là phụ nữ đang mang thai, đang nuôi con nhỏ, người già, người thu nhập thấp; Không hút thuốc lá nhập lậu.
1. Sở Công Thương:
- Chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện “Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”; cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép bán buôn và hướng dẫn, quản lý việc phát triển mạng lưới bán lẻ sản phẩm thuốc lá trên địa bàn tỉnh;
- Tổ chức công bố nội dung quy hoạch đến các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thành phố và các cơ sở kinh doanh sản phẩm thuốc lá trên địa bàn. Định kỳ 06 tháng, Sở Công Thương có trách nhiệm báo cáo về Bộ Công Thương, UBND tỉnh tình hình cấp Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá, Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá và tình hình kinh doanh sản phẩm thuốc lá của thương nhân trên địa bàn chậm nhất là 20 ngày kể từ khi kết thúc kỳ báo cáo;
- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành tỉnh có liên quan và UBND các huyện, thành phố trong quá trình quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch. Hàng năm, Sở Công Thương tổ chức đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch; đề xuất với UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh quy hoạch nếu thực sự cần thiết.
- Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan thực hiện nhiệm vụ tổ chức kiểm tra, kiểm soát các tổ chức cá nhân có liên quan về việc tuân thủ pháp luật của Nhà nước về kinh doanh sản phẩm thuốc lá.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Hướng dẫn, thẩm định các thủ tục cấp giấy đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp mua bán sản phẩm thuốc lá phải tuân thủ quy định của pháp luật.
3. Sở Tài chính: Hướng dẫn các cơ sở mua bán sản phẩm thuốc lá thực hiện chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp khi có yêu cầu; phối hợp các cơ quan kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tài chính, kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật; đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ trong quy hoạch này.
4. Sở Thông tin và Truyền thông: Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong cộng đồng và việc tuân thủ các quy định của pháp luật đối với việc kinh doanh sản phẩm thuốc lá trên các phương tiện thông tin đại chúng.
5. Sở Y tế:
- Tăng cường năng lực cho mạng lưới chăm sóc sức khỏe ban đầu, đào tạo kiến thức kỹ năng cho cán bộ y tế và cán bộ công tác xã hội để kịp thời phát hiện, thực hiện có hiệu quả các biện pháp giảm thiểu tác hại của thuốc lá; khuyến khích thành lập các tổ chức tư vấn cai nghiện thuốc lá, nâng cao hiệu quả phòng, chống tác hại thuốc lá;
- Tăng cường kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế liên quan đến việc phòng, chống tác hại của thuốc lá;
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về quảng cáo liên quan đến lĩnh vực thuốc lá; phối hợp với các đơn vị chức năng trong kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy định về cấm bán thuốc lá trong rạp chiếu phim, nhà biểu diễn văn hoá nghệ thuật, nhà thi đấu thể thao và tại các nơi công cộng khác theo quy định của pháp luật;
- Quản lý chặt chẽ việc cấp phép hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, lễ hội và tăng cường kiểm tra bảo đảm các hoạt động này không có quảng cáo, tiếp thị và tài trợ của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá; hướng dẫn các địa phương, cộng đồng dân cư tham gia phong trào thực hiện pháp luật phòng, chống tác hại của thuốc lá.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo: Lồng ghép giáo dục về tác hại của thuốc lá phù hợp với các cấp học, bậc học, chú trọng tuyên truyền, thông tin cho học sinh về tuổi được phép mua, được phép sử dụng thuốc lá; kỹ năng từ chối sử dụng thuốc lá; tác hại của sử dụng thuốc lá đối với sức khỏe và cộng đồng; kiểm tra việc thực thi các quy định của pháp luật về cấm bán sản phẩm thuốc lá trong trường học;
8. Công an tỉnh: Phối hợp với các đơn vị chức năng trong thực thi các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá; tăng cường, kiểm tra vi phạm xử phạt hành chính trong hoạt sản xuất, thương mại liên quan đến việc phòng, chống tác hại của thuốc lá.
9. Uỷ ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, tổ chức xã hội: Huy động sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong phát động, đẩy mạnh thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá gắn liền với các giải pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá; nâng cao vai trò giám sát của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong cộng đồng;
10. UBND các huyện và thành phố:
- Tuyên truyền quy định của pháp luật về kinh doanh thuốc lá, phối hợp các ngành có liên quan tăng cường kiểm tra xử lý theo quy định.
- Triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá trên từng địa bàn quản lý; tổ chức cấp giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá tuân thủ theo quy định của pháp luật và quy hoạch; nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh và phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn đối với UBND các xã, phường, thị trấn.
- Chỉ đạo Phòng Kinh tế và Hạ tầng/Phòng Kinh tế tổ chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, thẩm định, cấp giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá; xây dựng kế hoạch kiểm tra và tổ chức hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cá nhân thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá; định kỳ 06 tháng, có trách nhiệm báo cáo về Sở Công Thương tình hình kinh doanh, cấp giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá của thương nhân trên địa bàn chậm nhất là 10 ngày kể từ khi kết thúc kỳ báo cáo.
- Theo dõi thống kê lượng khách du lịch, khách vãng lai trên địa bàn; kịp thời đề xuất bổ sung thêm số lượng thương nhân kinh doanh bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá gửi về Sở Công thương tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, quyết định hoặc kiến nghị Bộ Công Thương xem xét, quyết định.
11. Các thành phần kinh tế tham gia bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá:
- Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá và quy hoạch này;
- Chủ động cải tạo, nâng cấp mở rộng hoặc đầu tư phát triển cơ sở bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá phù hợp với quy hoạch, nâng cao tính chuyên nghiệp và văn minh thương mại; nâng cao kiến thức của thương nhân và trách nhiệm của các cơ sở bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá với sức khoẻ của cộng đồng, với môi trường…;
- Hợp tác với Đoàn kiểm tra, cơ quan kiểm tra trong quá trình kiểm tra hoạt động kinh doanh thuốc lá tại nơi kiểm tra; cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc lá; chấp hành các hoạt động kiểm tra của cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra và các quyết định xử lý vi phạm của cơ quan có thẩm quyền;
- Định kỳ 06 (sáu) tháng thương nhân bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá báo cáo tình hình kinh doanh về các cơ quan quản lý nhà nước về công thương của huyện, thành phố hoặc cơ quan cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá.
Điều 3. Các ngành, các địa phương phải căn cứ vào nội dung Quy hoạch này khi xây dựng phát triển ngành, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội địa phương trong từng kỳ 5 năm và hàng năm nếu có liên quan đến phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá để đảm bảo tính thống nhất chung trong toàn tỉnh.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Công an tỉnh; thủ trưởng các cơ quan liên quan; Chủ tịch UBND huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.